Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Trắc Nghiệm Lịch Sử Việt Nam Thời Nguyên Thủy Đến 1858 (Word)...

Tài liệu Trắc Nghiệm Lịch Sử Việt Nam Thời Nguyên Thủy Đến 1858 (Word)

.DOC
114
3800
97

Mô tả:

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ VIỆT NAM TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ VIỆT NAM Thời nguyên thủy đến năm 1858 Tác giả: TRẦN ĐÌNH BA LỜI NÓI ĐẦU Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là cả một kho tàng vô giá cho thế hệ con cháu mai sau noi theo, tiếp bước. Nhưng hiện trạng học lịch sử hiện nay của thế hệ trẻ còn thụ động. Việc hổng kiến thức lịch sử là một thực tế đáng báo động trong các cấp trường học dẫn tới yêu cầu phải đổi mới, sáng tạo trong dạy và học, tìm hiểu lịch sử dân tộc. Bắt nguồn từ điều đó chúng tôi dựa trên một số giáo trình cơ bản về lịch sử Việt Nam để viết nên cuốn "Trắc nghiệm lịch sử Việt Nam" góp thêm nguồn tư liệu cho việc dạy và học lịch sử. Cuốn sách trắc nghiệm nhỏ này trình bày những vấn đề cơ bản về lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy cho đến năm 1858 - khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Rất mong nhận được những phản hồi, góp ý tích cực từ những độc giả yêu sử Việt! Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! TRẦN ĐÌNH BA Phần 1. THỜI ĐẠI NGUYÊN THỦY PHẦN HỎI 1. Việt Nam gồm bao nhiêu dân tộc anh em? a. 46 b. 54 c 60 d. 64 2. Người tối cổ còn được gọi là? a. Người vượn b. Người tinh khôn c. Người hiện đại d. Người cùng khổ 3. Đặc điểm nào để nhận biết người tối cổ a. Có niên đại cách ngày nay 4 triệu đến 40 - 50 vạn b. Biết chế tạo công cụ lao động, kiếm thức ăn, đã hình thành trung tâm tiếng nói trong não c. Đi đứng bằng hai chân, thể tích hộp sọ 900cm3 d. Tất cả các đáp án trên đều đúng 4. Địa điểm nào ở Việt Nam tìm thấy dấu vết người vượn? a. Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai thuộc Lạng Sơn. b. Sơn Vi thuộc Phú Thọ c Đồi Thông thuộc Hà Giang d. Hang Kéo Lèng thuộc Lạng Sơn 5. Tên khoa học của người tinh khôn là: a. Homo Erectus b. Homo Sapiens c Neanderthan d. Le Paria 6. Đặc điểm nào để nhận biết người tinh khôn? a. Hai bàn tay nhỏ, khéo léo, linh hoạt, trán cao, xương hàm nhỏ không nhô ra trước b. Loại bỏ hết dấu tích vượn, sống thời hậu kỳ đá cũ. Não đặc biệt phát triển (1.300 - 1.500cm3) c. Não có thể tích 900cm3, xương hàm nhô ra phía trước d. Đáp án a, b là đúng 7. Những di chỉ nào dưới dây tìm thấy dấu vết của người tinh khôn? a. Hang Kéo Lẻng - Lạng Sơn; Hang Hùm - Yên Bái b. Mái đá Ngườm - Bắc Kạn c. Hang Thẩm Ồm - Nghệ An d. Cả ba đáp án trên đều đúng 8. Tại di chỉ khảo cổ học núi Đọ, Thanh Hóa đã tìm thấy gì? a. Đồ gốm b. Mảnh tước, hạch đá, rìu tay c. Xương người vượn d. Xương vượn người 9. Sự khác nhau của thời đại đồ đá cũ (ĐĐC) so với thời đại đồ đá mới (ĐĐM)? a. ĐĐC: Công cụ đồ đá ghè đẽo qua loa - ĐĐM: Đồ đá được ghè đẽo hai mặt b. ĐĐC: Chưa biết đến kỹ thuật mài, dũa - ĐĐM: Đã biết khoan, cưa, mài công cụ c ĐĐC: Chưa biết chế tạo đồ gốm - ĐĐM: đã biết chế tạo đồ gốm d. Cả ba đáp án trên đều đúng 10. Văn hóa Sơn Vi (thuộc huyện Phong Châu, Phú Thọ) thuộc? a. Sơ kỳ thời đại đồ đá cũ b. Trung kỳ thời đại đồ đá cũ c. Hậu kỳ thời đại đồ đá cũ d. Sơ kỳ thời đại đồ đá mới 11. Loại công cụ nào là đặc trưng của văn hóa Sơn Vi? a. Công cụ từ đá marma b. Công cụ từ đá cuội c. Công cụ từ đá vôi d. Công cụ từ đá quý 12. Hoạt động kinh tế chủ yếu của chủ nhân văn hóa Sơn Vi là? a. Hái lượm b. Săn bắt c Hái lượm, săn bắt d. Hái lượm, săn bắt 13. Theo quan điểm của các nhà khoa học, ở văn hóa Sơn Vi đã có thị tộc. Thị tộc là? a. Là một tổ chức xã hội của loài người, là một nhóm người gồm vài chục gia đình với ba thế hệ có cùng huyết tộc với nhau b. Là một bào tộc có quan hệ dòng máu, có tổ tiên xa c. Là một cộng đồng người xuất hiện sau bộ lạc, có cùng lãnh thổ, ngôn ngữ, văn hóa d. Là một đơn vị xã hội trong thời kỳ công xã nguyên thủy, đứng đầu là tù trưởng 14. Văn hóa Hòa Bình thuộc? a. Hậu kỳ thời đại đồ đá cũ b. Sơ kỳ thời đại đồ đá mới c. Trung kỳ thời đại đồ đá mới d. Hậu kỳ thời đại đồ đá mới 15. Địa bàn cư trú chủ yếu của chủ nhân văn hóa Hòa Bình? a. Bờ sông, bờ suối b. Gò, đồi trung du c. Hang động, mái đá d. Bờ biển 16. Chủ nhân văn hóa Hòa Bình đã có một phát minh quan trọng, đó là? a. Lửa b. Kỹ thuật làm đồ gốm c. Nền nông nghiệp sơ khai d. Đan lưới 17. Văn hóa Bắc Sơn mang tên địa điểm đầu tiên phát hiện ra nó, đó là? a. Huyện Bắc Sơn - Lạng Sơn b. Xóm Bắc Sơn - Cao Bằng c. Xã Bắc Sơn - Lạng Sơn d. Huyện Bắc Sơn - Lào Cai 18. Đóng góp tiêu biểu của văn hóa Bắc Sơn vào văn hóa đá mới là? a. Phát minh kỹ thuật cưa, khoan, tiện b. Phát minh kỹ thuật làm đồ gốm c. Tìm ra giống lúa nếp d. Biết làm chì lưới 19. Công cụ đá tiêu biểu của chủ nhân văn hóa Bắc Sơn là? a. Rìu mài lưỡi b. Cuốc đá c. Bôn có vai d. Mảnh tước 20. Chủ nhân văn hóa đá mới (văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn...) sống theo chế độ? a. Chế độ quần hôn b. Chế độ tồn song mẫu hệ - phụ hệ c. Chế độ thị tộc mẫu hệ d. Chế độ thị tộc phụ hệ 21. Cách chôn người chết phổ biến thời văn hóa đá mới? a. Theo tư thế nằm ngửa b. Theo tư thế nằm co c. Tư thế ngồi xổm d. Cả ba đáp án trên đều đúng 22. Nền văn hóa nào sau đây thuộc sơ kỳ thời đại đồng thau? a. Văn hóa Hạ Long b. Văn hóa Bàu Tró c. Văn hóa Phùng Nguyên d. Văn hóa Quỳnh Văn PHẦN ĐÁP ÁN 1. Đáp án: b. 54 2. Đáp án: a. Người vượn 3. Đáp án: d. Tất cả các đáp án trên đều đúng 4. Đáp án: a. Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai thuộc Lạng Sơn 5. Đáp án: b. Homo Sapiens 6. Đáp án: d. Đáp án a, b là đúng 7. Đáp án: d. Cả ba đáp án trên đều đúng 8. Đáp án: b. Mảnh tước, hạch đá, rìu tay 9. Đáp án: d. Cả ba đáp án trên đều đúng 10. Đáp án: c. Hậu kỳ thời đại đồ đá cũ 11. Đáp án b. Công cụ từ đá cuội 12. Đáp án: d. Hái lượm, săn bắt 13. Đáp án: a. Là một tổ chức xã hội của loài người, là một nhóm người gồm vài chục gia đình với ba thế hệ có cùng huyết tộc với nhau 14. Đáp án: b. Sơ kỳ thời đại đồ đá mới 15. Đáp án: c. Hang động, mái đá 16. Đáp án: c. Nền nông nghiệp sơ khai 17. Đáp án: a. Huyện Bắc Sơn - Lạng Sơn 18. Đáp án: b. Phát minh kỹ thuật làm đồ gốm 19. Đáp án: a. Rìu mài rưỡi 20. Đáp án: c. Chế độ thị tộc mẫu hệ 21. Đáp án: d. Cả ba đáp án trên đều đúng 22. Đáp án: c. Văn hóa Phùng Nguyên Phần 2. THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC PHẦN HỎI 1. Tên gọi đầu tiên được biết đến của nước ta là? a. Xích Quỷ b. Văn Lang c. Âu Lạc d. Đại Cồ Việt 2. Thời đại dựng nước Văn Lang, Âu Lạc tương ứng với nền văn hóa nào? a. Văn hóa Phùng Nguyên b. Văn hóa Gò Mun c. Văn hóa Đồng Đậu d. Văn hóa Đông Sơn 3. Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam ra đời từ những nhân tố nào? a. Yêu cầu trị thủy làm nông nghiệp b. Đoàn kết chống ngoại xâm c. Yêu cầu trao đổi, mua bán d. Đáp án a, b là đúng 4. Nhà nước Văn Lang ra đời từ sự hợp nhất của bao nhiêu bộ lạc? a. 7 bộ lạc b. 10 bộ lạc c. 15 bộ lạc d. 20 bộ lạc 5. Nhà nước Văn Lang trải qua bao nhiêu đời vua Hùng? a. 8 đời b. 14 đời c. 18 đời d. 22 đời 6. Kinh đô của nước Văn Lang ở đâu? a. Cổ Loa b. Phong Châu c. Mê Linh d. Long Biên 7. Loại hình nghệ thuật nào ra đời thời nước Văn Lang? a. Tuồng b. Chèo c. Ả đào d. Hát xoan 8. Di vật tiêu biểu cho văn hóa Đông Sơn là? a. Trống đồng b. Thạp đồng c. Lưỡi cày đồng d. Dao đồng 9. Người đứng đầu công xã nông thôn thời nước Văn Lang là? a. Lạc hầu b. Lạc tướng c. Bồ chính d. Quan lang 10. Nền nông nghiệp của nước Văn Lang là? a. Nông nghiệp trồng rau, củ b. Nông nghiệp lúa nước c. Nông nghiệp lúa khô d. Chăn nuôi trâu bò 11. Nền nông nghiệp thời nước Văn Lang dùng công cụ chủ yếu là? a. Cày đồng, cày sắt b. Cuốc đồng, cuốc sắt c. Rìu sắt d. Cày gỗ, cuốc gỗ 12. Hôn nhân thời các vua Hùng là chế độ hôn nhân? a. Quần hôn b. Một vợ, một chồng c. Một vợ, nhiều chồng d. Nhiều vợ, một chồng 13. Trong xã hội thời Hùng Vương có những giai cấp, tầng lớp nào? a. Quý tộc b. Nô tỳ c. Dân tự do của công xã d. Cả ba đáp án trên đều đúng 14. Hình tượng phổ biến luôn xuất hiện trên trống đồng Đông Sơn là? a. Mặt Trăng b. Mặt Trời c. Thuyền đuôi én d. Con cóc 15. Tục lệ phổ biến của cư dân Văn lang là? a. Nhuộm răng, ăn trầu b. Hóa trang c. Cưỡi voi d. Cả ba đáp án trên đều đúng 16. Tục xăm mình của cư dân Văn Lang có ý nghĩa cơ bản là? a. Làm đẹp b. Chống bị thủy tộc làm hại c. Thể hiện sự tôn sùng cá sấu d. Cho thấy khả năng chịu đau giỏi 17. Vua của nước Âu Lạc là? a. An Dương Vương b. Mai An Tiêm c. Cao Lỗ d. Trọng Thủy 18. Người lấy công chúa Mỵ Châu con vua An Dương Vương là? a. Trọng Thủy b. Cao Lỗ c. Thần Kim Quy d. Chử Đồng Tử 19. Kinh đô của nước Âu Lạc là? a. Cổ Loa b. Mê Linh c. Phong Châu d. Luy Lâu 20. Thành Cổ Loa có tất cả bao nhiêu vòng thành? a. Một vòng thành b. Hai vòng thành c. Ba vòng thành d. Bốn vòng thành 21. Quốc gia Âu Lạc là sự hợp nhất hai tộc người? a. Mường, Việt b. Việt Thường, Mường c. Tây Âu, Lạc Việt d. Mân Việt, Âu Việt 22. Kỹ thuật quân sự thời Âu Lạc có những tiến bộ vượt bậc, thể hiện ở? a. Nỏ liên châu b. Số lượng lạc hầu đông đảo c. Thành Cổ Loa d. Đáp án a, c là đúng 23. Quốc gia nào đã xâm lược nước Âu Lạc? a. Bách Việt b. Mân Việt c. Nam Việt d. Bắc Việt 24. Kinh đô của nước Nam Việt là? a. Bạch Hạc b. Phiên Ngung c. Quảng Đông d. Mê Linh PHẦN ĐÁP ÁN 1. Đáp án: a. Xích Quỷ 2. Đáp án: d. Văn hóa Đông Sơn 3. Đáp án: d. Đáp án a, b là đúng 4. Đáp án: c. 15 bộ lạc 5. Đáp án: c. 18 đời 6. Đáp án: b. Phong Châu 7. Đáp án: d. Hát xoan 8. Đáp án: a. Trống đồng 9. ĐáP án: c. Bồ chính 10. Đáp án: b. Nông nghiệp lúa nước 11. Đáp án: a. Cày đồng, cày sắt 12. Đáp án: b. Một vợ, một chồng 13. Đáp án: d. Cả ba đáp án trên đều đúng 14. Đáp án: b. Mặt Trời 15. Đáp án: a. Nhuộm răng, ăn trầu 16. Đáp án: b. Chống bị thủy tộc làm hại 17. Đáp án: a. An Dương Vương 18. Đáp án: a. Trọng Thủy 19. Đáp án: a. Cổ Loa 20. Đáp án: c. Ba vòng thành 21. Đáp án: c. Tây Âu, Lạc Việt 22. Đáp án: d. Đáp án a, c là đúng 23. Đáp án: c. Nam Việt 24. Đáp án: b. Phiên Ngung Phần 3. THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC PHẦN HỎI 1. Quốc gia phong kiến phương Bắc nào đã đổi tên nước ta thành Giao Chỉ? a. Nam Việt b. Tần c. Đông Ngô d. Tây Thục 2. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đánh đuổi tên Thái thú nào? a. Tích Quang b. Nhâm Diên c. Cao Chính Bình d. Tô Định 3. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra năm nào? a. Năm 40 b. Năm 43 c. Năm 45 d. Năm 48 4. Chồng của bà Trưng Trắc là? a. Thi Sách b. Tích Quang c. Nhâm Diên d. Mai Thúc Loan 5. Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì? a. Trả thù cho chồng b. Giành độc lập cho đất nước c. Nối lại nghiệp vương của tổ tiên d. Cả ba đáp án trên đều đúng 6. Hai Bà Trưng hy sinh tại đâu? a. Hát Môn b. Mê Linh c. Lãng Bạc d. Long Biên 7. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng có điểm gì đặc biệt? a. Tướng lĩnh đa số là nam giới b. Tướng lĩnh đa số là nữ giới c. Quân lính đều rất trẻ d. Nghĩa quân đều để tóc dài 8. Tên tướng nào của nhà Đông Hán đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng? a. Mã Viện b. Cao Chính Bình c. Lục Dân d. Tiêu Tư 9. Mô hình cai trị “lưỡng đầu chế” ở nước ta bắt đầu từ thời? a. An Dương Vương b. Hai Bà Trưng c. Bà Triệu d. Mai Thúc Loan 10. Nữ tướng nào của Hai Bà Trưng là người có công lập nên đất Hải Phòng? a. Thiều Hoa b. Lê Chân c. Xuân Nương d. Bát Nàn 11. Nữ tướng nào của Hai Bà Trưng đã sáng tạo nên trò chơi đánh phết? a. Thiều Hoa b. Lê Chân c. Xuân Nương d. Bát Nàn 12. Quốc gia Chămpa ra đời từ sự hợp nhất hai bộ lạc nào? a. Cau và Trầu b. Cau và Dừa c. Dừa và Sứ d. Sứ và Đại 13. Tên Chămpa ra đời từ tên của? a. Người sáng lập nước b. Một loài hoa c. Một nàng công chúa d. Thủ đô 14. Ai là vị vua đầu tiên của nước Chăm pa? a. Khu Liên b. Chế Mân c. Chế Bồng Nga d. Chế củ 15. Khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra thời gian nào? a. Năm 228 b. Năm 248 c. Năm 268 d. Năm 288 16. Căn cứ của khởi nghĩa Bà Triệu đóng ở núi nào? a. Núi Tùng b. Núi Nghĩa Lĩnh c. Núi Nưa d. Núi Đọ 17. Câu: "Hoành qua đương hổ dị, Đối mặt bà vương nan" dành cho nhân vật nào? a. Bà Triệu b. Trưng Trắc c. Trưng Nhị d. Lê Chân 18. Ai là tác giả câu nói: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ... "? a. Trưng Trắc b. Trưng Nhị c. Bà Triệu d. Lê Chân 19. Anh trai của Bà Triệu là? a. Triệu Quốc Sách b. Triệu Quốc Đạt c. Triệu Quốc Công d. Triệu Quốc Tính 20. Khi đánh giặc, Bà Triệu cưỡi con vật gì? a. Ngựa b. Lừa c. Voi d. La 21. Bà Triệu hy sinh tại đâu? a. Núi Nưa b. Núi Tùng c. Núi Nghĩa Lĩnh d. Núi Nhồi 22. Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống nhà Lương đô hộ năm 542 543? a. Triệu Túc b. Phạm Tu c. Lý Bí d. Tinh Thiều 23. Quốc hiệu nước ta thời Lý Bí là? a. Âu Lạc b. Nam Việt c. Đại Cồ Việt d. Vạn Xuân 24. Ai là vị vua đầu tiên ở Việt Nam xưng đế hiệu? a. An Dương Vương b. Lý Bí c. Triệu Quang Phục d. Mai Thúc Loan 25. Niên hiệu nước ta thời Lý Nam Đế là? a. Thiên Đức b. Cửu Đức c. Cao Đức d. Mỹ Đức 26. Lý Bí còn được biết đến với tên gọi khác là? a. Lý Đạo Tái b. Lý Bôn c. Lý Long d. Lý Lượng 27. Ngôi chùa nào sau đây được xây dựng thời Lý Bí? a. Diên Hựu b. Trấn Quốc c. Chùa Dâu d. Chùa Đậu 28. Ai là người được phong là Dạ Trạch Vương khi kháng chiến chống nhà Lương? a. Triệu Túc b. Tinh Thiều c. Phạm Tu d. Triệu Quang Phục 29. Theo sử cũ, thời Hậu Lý Nam Đế là thời trị vì của? a. Lý Bí b. Triệu Quang Phục c. Lý Phật Tử d. Mai Thúc Loan 30. Nhân vật nào dùng kế "giả thác hòa thân" để lật đổ Triệu Quang Phục? a. Nhã Lang b. Tinh Thiều c. Lý Phật Tử d. Phạm Tu 31. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan chống quân đô hộ nào? a. Tuỳ b. Lương c. Đường d. Nam Hán 32. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan diễn ra năm bao nhiêu? a. Năm 522 b. Năm 622 c Năm 722 d. Năm 822 33. Khi đi cống loại quả nào Mai Thúc Loan đã kêu gọi mọi người nổi dậy khởi nghĩa? a. Vải b. Nho c. Cam d. Hồng 34. Mai Thúc Loan đã xưng đế hiệu là? a. Mai Diệu Đế b. Mai Bạch Đế c. Mai Hắc Đế d. Mai Hoàng Đế 35. Viên quan đô hộ nào lo sợ ốm mà chết khi bị Phùng Hưng tấn công thành Tống Bình? a. Tiêu Tư b. Cao Biền c. Cao Chính Bình d. Mã Viện
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan