Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Trọng tâm kiến thức ngữ văn 12 bài hồn trương ba da hàng thịt (full)...

Tài liệu Trọng tâm kiến thức ngữ văn 12 bài hồn trương ba da hàng thịt (full)

.DOC
13
6773
144

Mô tả:

HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT LƯU QUANG VŨ KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Cuộc đời và sự nghiệp của Lưu Quang Vũ Lưu Quang Vũ (1948-1988), quê gốc ở Đà Nẵng. Năm 1965 – 1970, ông nhập ngũ, phục vụ quân chủng Phòng không – Không quân. Đây là thời kỳ tài thơ Lưu Quang Vũ nở rộ. Năm 1970 – 1978, ông xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để sinh sống. Từ tháng 8/1979, Lưu Quang Vũ làm phóng viên tạp chí Sân khấu. Năm 1988, giữa lúc tài năng đang vào độ chín, tên tuổi vang dội trên văn đàn, Lưu Quang Vũ đã qua đời trong một tai nạn giao cùng người bạn đời Xuân Quỳnh và con Lưu Quỳnh Thơ. Lưu Quang Vũ là một cây bút tài hoa đã để lại dấu ấn trong nhiều thể loại : thơ, văn xuôi, đặc biệt là kịch. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của LQV sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê Bắc Bộ đã in dấu nhiều trong sáng tác của ông sau này. Ở thể loại nào người đọc cũng bắt gặp một LQV với tâm hồn nổi gió, sức sống mãnh liệt và khả năng sáng tạo miệt mài. Năm 2000, Lưu Quang Vũ được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật sân khấu. Các tác phẩm chính : Thơ : Hương cây, Mây trắng, Bầy ong trong đêm sâu Kịch : Sống mãi tuổi 17, Mùa hạ cuối cùng, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tôi và chúng ta, Nàng Si-ta,… 2. Tóm tắt tác phẩm Trương Ba là mô tô người là vườn và giỏi đánh cờ đã bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốnsửa sai, nên Nam Tào và Đế Thích cho Hồn Trương Ba sống lại và nhâ ôp vào xác hàng thịt mới chết. Trú nhờ trong xác anh hàng thịt, Trương Ba gă ôp rất nhiều phiền toái : lý tưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cũng cảm thấy xa lạ,… mà bản thân Trương Ba thì đau khổ vì phải sống trái tự nhiên và giả tạo. Đă ôc biê tô thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm mô tô số thói xấu và những nhu cầu vốn không phải chính bản thân ông. Trước nguy cơ tha hóa về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân xác của kẻ khác, Trương Ba quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhâ nô cái chết. 3. Nhan đề Nhan đề Hồn Trương ba, da hàng thịt gợi cảm giác về đô ô vênh lê ôch của hai yếu tố quan trọng trong mô ôt con người. Hồn là phần trừu tượng, da thịt thân xác là cái cụ thể, là cái bình có thể chứa linh hồn, hồn nào xác ấy. Nhưng ở đây hồn người người này lại ở trong xác người kia. Hồn và xác lại không tương hợp ; tính cách, hành đô nô g, lối sống của Trương Ba và anh hàng thịt trái ngược nhau. Tên gọi của vở kịch đã thâu tóm được những mâu thuẫn, xung đô tô bên trong của mô tô con người. 4. Xuất xứ của vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vũ viết vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt năm 1981, đến năm 1984 thì ra mắt công chúng. Vở kịch dựa vào câu chuyện dân gian, nhưng đã có những thay đổi cơ bản. – Điểm khác biệt : + Trong truyện dân gian, nhân vật Trương Ba tiếp tục sống bình thường, hạnh phúc khi được nhập hồn vào thân xác anh hàng thịt. Ngắn gọn và đơn giản, truyện dân gian mang một tư tưởng triết học có phần cơ bản đúng, nhưng chỉ đề cao linh hồn, tuyệt đối hóa linh hồn, không để ý đến mối quan hệ giữa thể xác và linh hồn. + Vở kịch của Lưu Quang Vũ tại tập trung diễn tả tình cảnh trớ trêu, nỗi đau khổ, giày vò của Trương Ba từ khi “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”. Từ đó đưa đến những tư tưởng mới : sự tồn tại độc lập của thân xác đối với linh hồn và khẳng định một quan niệm đúng đắn về cách sống. .5 Thông điệp – Được sống làm người thật là quý giá ; nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình muốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. – Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi người ta được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa tâm hồn và thể xác. 6.. Chi tiết cuối cùng của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) – Những hành động của cái Gái : + Bẻ quả na cho cu Tị một nửa. + Đôi trẻ ăn ngon lành. + Cái gái lấy những hạt na vùi xuống đất. – Qua đó, tác giả muốn thể hiện : + Cuộc sống tiếp nối, sinh sôi tuần hoàn theo quy luật. + Sự bất tử của linh hồn trong sự sống và trong lòng mọi người. 7.. Cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích + Hai lời thoại của Hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng : – Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn… – Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết! + Những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời thoại này. – Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. – Thứ hai, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện. ĐỀ LUYỆN TẬP ĐỀ 1 : Phân tích nhân vâ ât Hồn Trương Ba, nhân vâ ât bi kịch trong đoạn trích “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. 1. Mở bài – Lưu Quang Vũ là mô ôt trong những cây bút tài hoa để lại những dấu ấn trong nhiều thể loại : thơ, văn xuôi và đă cô biê ôt là kịch. Ông là mô ôt trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghê ô thuâ tô Viê tô Nam hiê nô đại. – Hồn Trương Ba, da hàng thịt là mô ôt trong những tác phẩm xuất sắc nhất, đánh dấu sự vượt trô ôi trong sáng tác của Lưu Quang Vũ. – Nhân vật Trương Ba – một nhân vật bi kịch 2. Thân bài a. Giới thiê ôu chung – Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ – Đây là một vở kịch mà Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện dân gian, tuy nhiên chiều sâu của vở kịch chính là phần phát triển sau của tuyện dân gian. b. Phân tích – Hoàn cảnh éo le, bi đát của ông Trương Ba + Trương Ba là người làm vườn yêu cây cỏ, yêu thương mọi người, sống nhân hâ ôu, chân thực, chưa tới số chết, nhưng vì sự tắc trách của quan nhà trời mà Trương Ba phải chết. + Hồn Trương Ba phải trú nhơ vào xác anh hàng thịt, mô ôt người thô lỗ,… Tính cách Trương Ba ngày càng thay đổi. à Bi kịch của sự oan trái – Cuộc đối thoại giữa hồn và xác + Hồn là biểu tượng cho sự thanh nhã, cao khiết, trong sạch, đạo đức nhưng tất cả hoàn toàn trái ngược qua phần đối thoại với xác. Hồn Trương Ba để lại trong mắt xác hàng thịt là một kẻ phàm ăn, tục uống ; mê rượu và háo sắc ; cư xử thô bạo với mọi người,… + Những biểu hiện ngay trong đối thoại khi Hồn Trương Ba không còn là chính mình : cư chỉ, điệu bộ lúng túng, khổ sở ; giọng điệu có khi yếu ớt, lời thoại ngắn ; khi đuối lý lại dùng lời lẽ thô bạo để trấn áp “Ta… Ta… đã bảo mày im đi” à Bi kịch của sự tồn tại riêng rẽ : con người không thể chỉ sống bằng thân xác mà cũng không thể sống bằng tinh thần. – Nỗi đau khổ của Hồn Trương Ba khi tìm về những người thân trong gia đình + Người vợ vừa hờn ghen vừa dằn dỗi chồng, có cảm giác ông là người sống xa lạ với mọi người. + Đứa con trai cả quyết định bán khu vườn để đầu tư vào sạp thịt. + Cái Gái, đứa cháu nội mà ông yêu quý nhất, không thừa nhận ông là ông nội, thậm chí nó còn cự tuyệt đến quyết liệt “Nếu ông nội tôi hiện về được, hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông”. Trong mắt nó, Hồn Trương Ba chỉ là một tên đồ tể, tay chân vụng về, luôn phá hoại. + Con dâu tỏ ra thông cảm, hiểu và đau cho nỗi đau sống nhờ và sự thay đổi của Hồn Trương Ba. à Bi kịch bị người thân xa rời, khước từ cuộc sống. – Khát vọng giải thoát khỏi thân xác người khác. + Trương Ba tự ý thức bi kịch của mình : “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. à Bi kịch sống nhờ vào thân xác người khác – Trương Ba trước cái chết của cu Tị + Trước đề nghị đổi thân xác của Đế Thích, tính cách TB từ chỗ lưỡng lự, suy nghĩ rồi quyết định dứt khoát. + Trương Ba muốn chết thật là để cho mình được sống mãi hoài nhớ của mọi người. à Giải thoát bi kịch của một sự giả tạo trong con người Hồn Trương Ba. c. Đánh giá – Hồn Trương Ba là một nhân vật quá chú trọng đời sống tinh thần mà coi nhẹ thân xác. – Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba là bi kịch về nỗi đau của sự vênh lệch giữa thể xác và tâm hồn trong một con người. – Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống và diễn tiến kịch kích độc đáo. 3. Kết luận – Đánh giá chung về nhân vật. – Khẳng định tài năng viết kịch của Lưu Quang Vũ và sức sống của tác phẩm. ĐỀ 2 Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, có mô tâ lời thoại quan trọng “Không thể bên trong mô ât đằng, bên ngoài mô ât nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Anh/chị hãy phân tích tình huống éo le của nhân vâ ôt Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt để làm sáng tỏ lời thoại trên. Gợi ý cách làm bài 1. Mở bài – Giới thiệu tác giả (con người và phong cách) – Giới thiệu tác phẩm (giá trị của tác phẩm) – Tác phẩm có rất nhiều lời thoại mang tính triết lý, trong đó lời nói của Trương Ba “Không thể bên trong mô ôt đằng, bên ngoài mô tô nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn” đã gợi lên tình huống éo le của nhân vật. 2. Thân bài a. Giới thiê ôu chung – Hồn Trương Ba, da hàng thịt là mô ôt trong những truyê ôn hay trong kho tàng truyê nô cổ tích Viê ôt Nam. Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyê ôn này để viết thành vở kịch nói cùng tên vào năm 1981 và được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1984. – Vở kịch đă tô ra vấn đề, đó là bi kịch sống nhờ của Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt. – Lời thoại trên là lời của Hồn Trương Ba nói với Đế Thích, có ý nghĩa triết lý về sự thống nhất, hài hòa giữa hồn và xác trong mô ôt con người. b. Phân tích tình huống éo le của nhân vâ ôt Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt + Tình huống éo le, bi đát – Nguyên nhân dẫn đến tình huống éo le : viê ôc gạch tên chết người vô trách nhiê ôm của quan nhà trời và “thiê ôn ý sửa sai” của Đế Thích. – Nỗi khổ của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ vào xác anh hàng thịt : vợ con nghi ngờ, xa lánh ; do sự xui khiến của thân xác hàng thịt, Hồn Trương Ba có những hành vi, cử chỉ thô lỗ, vụng về. – Hồn Trương Ba cương quyết không sống trong xác anh hàng thịt. Khát vọng giải thoát khỏi thân xác người khác khiến Hồn Trương Ba gọi Đế Thích lên để nói rõ bi kịch sống nhờ, sống không đúng mình. + Ý nghĩa của lời thoại – Lời thoại này thể hiê ôn rõ quan niê ôm về hạnh phúc của nhà viết kịch. Hồn Trương Ba đã có mô ôt thân xác để tồn tại, để tiếp tục sống, ngỡ đó là hạnh phúc. Nhưng hóa ra hạnh phúc ở đời không phải là được sống mà sống như thế nào. – Bức thông điê pô mà Lưu Quang Vũ muốn nhắn gửi qua bi kịch của Trương Ba: con người phải được sống như chính mình, sống hòa hợp giữa hồn và xác – tâm hồn trong sạch như thân xác được khỏe mạnh. “Tôi muốn là tôi toàn vẹn”, đấy mới là hạnh phúc. c. Đánh giá – Tình huống éo le của vở kịch là nét đặc sắc tạo nên sự khác biệt giữa truyện dân gian và vở kịch. – Thông qua lời thoại của nhân vật, Lưu Quang Vũ đã thể hiện quan niệm sống giàu giá trị nhân văn. – Nhà văn đã dựng lên được những kịch tính thông qua cử chỉ, hành động, đặc biệt là lời thoại của nhân vật sinh động có tầm khái quát cao. 3. Kết luâ ôn – Lời thoại của Trương Ba “Không thể bên trong mô ôt đằng, bên ngoài mô ôt nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn” là một câu nói giàu tính triết lý, cũng lại là bi kịch cho số phận của một con người. – Khẳng định tài năng của Lưu Quang Vũ và sức sống của tác phẩm. ĐỀ 3 : Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn: Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được! Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu! Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu! Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết! (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 149) Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó, trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: con người cần được sống là chính mình. Mở bài : Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ và vở Kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” Giới thiệu đoạn trích trong đề bài Giới thiệu vấn đề nghị luận: con người cần được sống là chính mình. Thân bài Luận điểm 1 :Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba – Khát vọng được thoát ra khỏi nghịch cảnh phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt: + Ý thức được tình cảnh trớ trêu là phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. + Thấm thía nỗi đau khổ và không chấp nhận tình trạng vênh lệch giữa hồn và xác. Các từ ngữ không thể tiếp tục, không thể được, không thể trong lời thoại của Trương Ba cho thấy thái độ kiên quyết, dứt khoát của nhân vật. – Khát vọng được sống là chính mình: + Muốn là mình một cách toàn vẹn; thể xác và linh hồn hòa hợp; bên trong và bên ngoài, suy nghĩ và hành động thống nhất. + Mong muốn một cuộc sống có ý nghĩa, không chấp nhận sự dung tục, tầm thường:Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết! * Đánh giá – Khát vọng của Hồn Trương Ba đã cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo; bảo vệ quyền được sống là chính mình; hướng đến sự hoàn thiện nhân cách. – Khát vọng của Hồn Trương Ba được thể hiện sâu sắc nhờ ngôn ngữ kịch hấp dẫn, giàu sức khái quát và tính triết lí. Luận điểm 2 : Bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề: con người cần được sống là chính mình Thế nào là được sống là chính mình? nghĩa là khi con người sống đúng với những giá trị bản thân, với những cảm xúc, khát vọng của chính mình, với đam mê và nhiệt huyết của bản thân. Vì sao con người cần được sống là chính mình? -Bởi lẽ, cuộc đời con người là cả một hành trình dài. Và trên hành trình ấy, ta phải gặp biết bao hạng người, đối mặt với nhiều khó khăn, có lúc ta hạnh phúc, có lúc ta quỵ ngã. Nếu sống đúng, sống chân thật thì bản thân thì mọi người sẽ ở bên ta lúc mệt mỏi, chia sẻ với ta những niềm vui,nỗi buồn. Hơn nữa, cuộc đời thực khác với những thứ ảo ảnh, phù phiếm. không ai có thể diễn kịch cho bản thân trong vai diễn cuộc đời. Mỗi người có một tích cách khác nhau, nhu cầu khác nhau. Không thể áp đặt lối sống, phong cách của người này đối với người khác. Sống đích thực với bản thân khiến con người ta thoải mái hơn, tự nhiên và tự tin hơn. -Trái ngược với sống đích thực, sống đúng với bản thân là cách sống giả tạo, sống hình thức. nghĩa là mỗi người tự tạo cho mình một lớp vỏ bọc giả dối để đánh lừa người khác, nhằm thõa mãn thú vui nhất thời của bản thân và hậu quả cuối cùng là người đó tự đào thải chính mình ra khỏi xã hội. Làm thế nào để con người được sống là chính mình: đối với mỗi sinh viên, mỗi bạn trẻ trong hành trang vào đời của mình phải trang bị những tri thức, kĩ năng để luôn chủ động, linh hoạt trước những biến thiên của cuộc sống, luôn giữ vững cá tính và phong cách của bản thân. Sống hoà nhập nhưng không hoà tan, sống theo cá tính , phong cách riêng nhưng không lập dị, khác thường, con người sẽ có được hạnh phúc thực sự. Kết bài : Đánh giá chung về giá trị tác phẩm Khẳng định quan niệm sống đúng đắn Đề 4 : Nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao trước khi đâm chết Bá Kiến và tự kêt thúc cuộc đời mình đã nói: ”Ai cho tao lương thiện? ” Nhân vật Trương Ba trong tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, khi gặp Đế Thích đòi trả lại thân xác người hàng thịt đã nói: “Không thể bên trong một, đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Viêt bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về những câu nói đó Hướng dẫn chấm : Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu cụ thể:  Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm) Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết diễn đạt họp lí và nêu được vấn đề, phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. Điểm 0: Thiếu Mờ bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn. Xác định vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm): Vấn đề nghị luận: Bỉnh luận về ý nghĩa của hai câu nói Điểm 0,25: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.  Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vân đê khác. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp (3,0 điểm):  Các luận điểm được triển khai theo trình tự họp lí; có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó có các thao tác phân tích, so sánh chứng minh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dân chứng. Có thề trình bày theo định hướng sau: * Khải quát về nội dung 2 tác phẩm; vị irỉy ỷ nghĩa câu nói của 2 nhân vật: Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao + Nội dung: Tác phẩm kể về cuộc đời của nhân vật Chí Phèo, nhà văn đã tái hiện quá trình tha hóa của Chí Phèo. Từ một người nông dân lương thiện bị giai cấp thống trị chà đạp, đầy đọa trở thành lưu manh hóa. Từ đó Chí sống kiêp đời quỷ dữ …Gặp được thị Nở, tình yêu mộc mạc, chân thành của thị đã đánh thức phần lương thiện tốt đẹp trong con người Chí khiến Chí có khao khát được hoàn lương. Nhưng những định kiến nghiệt ngã của dân làng Vũ Đại về Chí đã khiến Chí bị Thị Nở cự tuyệt. Chí Phèo đau đớn nhận ra mình đã bị tước đoạt quyền làm người lương thiện. Chí uống rượu, xách dao đến nhà Bá Kiên, đòi lương thiện, tuyên án, trừng trị kẻ thù rồi tự sát.  + Câu nói của Chí Phèo: “Ai cho tao lương thiện ?” là một câu hỏi đau đớn, nhức nhôi. Câu nói chứa đựng bi kịch của nhân vật và tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ + Nội dung: Tác phẩm dựng lại bi kịch của nhân vật Trương Ba, một ông già làm vườn, có nhân cách, rất giỏi đánh cờ. Vì sự tắc trách của Nam Tào — Bắc Đẩu, Trương Ba bị chết nhâm. Để sửa sai, tiên cờ Đế Thích đã giúp cho hồn Trương Ba sống lại trong thân xác người hàng thịt mới chết. Sống trong những xung đột mâu thuẫn về sự vênh lệch giữa cái bên ngoài và bên trong, giữa tâm hồn và thể xác, giữa ham muốn tầm thường, và nhân cách trong sạch, cao khiết…khiến nhân vật Trương Ba rơi vào bi kịch…Để chấm dứt bi kịch Trương Ba quyết định gặp Đế Thích trả lại thân xác hàng thịt, chấp nhận chết hẳn, không còn tồn tại nhưng được là mình toàn vẹn.  + Câu nói của nhân vật Trương Ba: Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muôn được là tôi toàn vẹn thê hiện khát vọng được sống là mình, sự lựa chọn giải thoát của nhân vật Trương Ba để chiến thắng nghịch cảnh thể hiện rõ chủ đề tư tường của tác phẩm. Suy nghĩ về 2 câu nói của 2 nhân vât: Nét tương đồng: + Cùng xuât phát từ nỗi đau bị chối bỏ; cùng là những lời hết sức tỉnh táo. sáng suốt, có tính chất như lời trăng trối của nhân vật trước khi từ giã cuộc đời. không còn tồn tại.  + Thể hiện khát vọng sống, sự ý thức sâu sắc của con người cá nhân; —> Thông qua lời của mỗi nhân vật, cả 2 nhà vàn đều thể hiện triết lý nhân sinh sâu sắc. Sự sống của con người lúc nào cũng là đáng quý, đáng trân trọng nhưng nó chỉ thực sự đáng quý khi con người được sống trọn vẹn là mình với phần lương thiện, tốt đẹp chân chính, được mọi người tôn trọng, thương yêu. Nét khác biệt + Câu nói của nhân vật Chí Phèo:  Tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác, vô nhân tính đã cướp đi quyền sống của con người. Ở xã hội đó, con người muốn tôn tại thì phải bán linh hồn cho quỷ dữ; muốn giữ phần lương thiện trong sạch thì phải đánh đổi mạng sống;  Câu nói tạo nên một kết thúc bế tắc, đau đớn, để lại ám ảnh, day dứt trong người đọc về số phận con người trước năm 1945. + Câu nói của nhân vật Trương Ba:   Thể hiện một quyết định dứt khoát thanh thản; khẳng định lòng dũng cảm, nghị lực vượt qua nghịch cảnh, chiến thắng chính mình của nhân vật. (Trương Ba là một nhân vật kịch, câu nói của Trương Ba thể hiện sự đấu tranh giữa 2 tiếng nói, 2 phần trong một con người. Đó là lí trí và bản năng; tâm hồn và thể xác, nhu cầu tinh thần và nhu cầu vật chất… Hồn Trương Ba không chấp nhận bị tha hóa, bị lấn át bởi sự phàm tục nên đã lựa chọn giải thoát không tồn tại trong cuộc đời thực nhưng được là mình, được sống trong tâm trí người thân.). Câu nói tao nên một kết thúc đẩy chất thơ, thể hiện tính nhân văn của tác phẩm. Lý giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt  Do hoàn cảnh sáng tác và những chi phối của đời sống xã hội, văn hóa… + Nam Cao là nhà văn hiện thực của văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ XX, đây là thời kỳ văn học được hiện đại hóa, sự thức tinh về ý thức về cái Tôi cá nhân đã khiến cho Nam Cao nhìn thấy bi kịch lớn nhất, sâu sắc nhất của nhân sinh là không được sống đúng với bản ngã của mình. Sáng tác của Nam Cao tập trung khai thác con người ở bên trong con người, con người ý thức, con người trong mối quan hệ với hoàn cảnh, sản phẩm của hoàn cảnh.  + Trong văn học kháng chiến, vấn đề con người cá nhân không được đê cập, nhường chỗ cho con người tập thể. Lưu Quang Vũ viết kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt vào những năm đầu hòa bình, thống nhất đất nước (sau 1975). Kịch của Lưu Quang Vũ mang tính thời sự ở chỗ đặt ra vấn đề con người cá nhân cần được quan tâm, chăm lo cả về vật chất và tinh thần; con người cần được sống là mình, không giả tạo, chắp vá, vay mượn. Sự tha hóa của con người thời bình bắt đầu xuất hiện, Lưu Quang Vũ muôn gửi gắm thông điệp dự báo và cảnh báo nhắc nhở con người phải biết đấu tranh với hoàn cảnh, đấu tranh với chính bản thân để hoàn thiện. Do đặc trưng thể loại của mỗi tác phẩm + Chí Phèo là truyện ngắn thuộc khuynh hướng hiện thực. Nhân vật Chí Phèo là nhân vật trong tác phẩm tự sự, nhà văn xây dựng nhân vật thông qua nhiều cách: ngoại hình diện mạo, hành động, ngôn ngữ (đối thoại, độc thoại, nửa trực tiếp) và thông qua mối quan hệ với các nhân vật khác. Câu nói “Ai cho tao lương thiện ? “chính là một cái đinh trong tác phẩm để nhà văn ghim vào trí nhớ người đọc, tạo ấn tuợng sâu sắc về tư tưởng chủ đề của tác phẩm.  + Hồn Trương Ba da hàng thịt thuộc thể chính kịch, nhân vật Tnrơng Ba là nhân vật kịch, được khắc họa tâm lý, tính cách thông qua hành động, ngôn ngữ. Câu nói của Trương Ba : Không thể bên trong một, đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn thể hiện hành động lựa chọn dứt khoát sau những đấu tranh, dằn vặt, trăn trở của nội tâm và khát vọng được sống là mình với những giá trị tốt đẹp. Do quy luật của sáng tạo nghệ thuật Mỗi tác phẩm là sự độc đáo không lặp lại. Những tư tưởng lớn có thể gặp nhau, Lưu Quang Vũ có thể có sự kế thừa, ảnh hưởng từ Nam Cao nhưng cách thể hiện của mỗi tác giả là riêng biệt; chính phong cách riêng của mỗi nghệ sỹ làm nên sự phong phú của diện mạo văn học dân tộc.  Lưu ý: Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phảỉ hợp lí, có sức thuyêt phục. Để tiệm cận với yêu cầu phân loại của đề thi môn Ngữ Văn trong kỳ thi THPTQG – 2016, nên đáp án phần luận giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt trong 2 câu nói được yêu cầu rất cao. Giám khảo nghiên cứu kĩ biểu điểm trong phần này để cho điểm hợp lí  Điểm 3,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.  Điểm 2,0: Đáp ứng được các ý sau: + Bài làm khái quát về nội dung 2 tác phẩm;  + Nêu được vị trí, ý nghĩa câu nói của 2 nhân vật; + Trình bày suy nghĩ về 2 câu nói của 2 nhân vật. (ít nhất bài làm phải chỉ ra được điểm tương đồng) Điểm 1,0 : Bài làm chỉ khái quát nội dung 2 tác phẩm và giới thiệu được câu nói của hai nhân vật;  Điểm 0,5: Bài làm chiếu lệ (văn viết quá sơ sài).  Điểm 0: Không làm bài. Sáng tạo (0,25điểm)  Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viêt câu sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm…), văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.  Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.Chỉnh tả, dùng từ, đặt câu (0,25điểm)  Điểm 0,25: Mắc 1-2 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.  Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. Lưu ý: Giáo viên cần kết hợp linh hoạt các tiêu chí về nội dung và hình thức để đánh giá chính xác bài làm của học sinh, linh hoạt vận dụng đáp án, biểu điểm./. 
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan