Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Đề thi lớp 7 Tuyển tập 20 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn 7 có đáp án và thang điểm...

Tài liệu Tuyển tập 20 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn 7 có đáp án và thang điểm

.PDF
67
79371
109

Mô tả:

Tuyển tập 20 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn 7 có đáp án và thang điểm UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------------------ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN : NGỮ VĂN 7 Thời gian : 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4,0 điểm): Có ý kiến nhận xét rằng: “Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta.” Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, hãy nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 2 (6,0 điểm): Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên . ------------------------------- Hết -------------------------------- Tuyển tập 20 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn 7 có đáp án và thang điểm UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------------------ HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN : NGỮ VĂN 7 Câu 1 (4 điểm): 1. Điểm số Yêu cầu về kĩ năng và hình thức .- Xác định đúng kiểu bài chúng minh nhận định về văn học dân gian (tục ngữ, ca dao) - Bài viết có bố cục rõ ràng - Tình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và trôi chảy Nội dung Dẫn dắt vào vấn đề hợp lí Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái Mở bài 0,5 quát vấn đề. Thân bài Kết bài Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim người lao động Thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ ,ca dao, dân ca…thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau,đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân. Thơ ca dân gian “thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta” - Tình yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên (dẫn chứng) (0,5đ) - Tính cảm cộng đồng ( dẫn chứng: Dù ai đi…mùng mười tháng ba,Bầu ơi thương lấy…một giàn…) (0,5đ) - Tình cảm gia đình (1đ) + Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (Con người có tổ…có nguồn, Ngó lên nuột lạt… báy nhiêu….) + Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (Công cha như núi… là đạo con, Ơn cha nặng …cưu mang, chiều chiều… chín chiều) + Tình cảm anh em huynh đệ (anh em như chân… đỡ đần, Chị ngã em nâng….) + Tình cảm vợ chồng (Râu tôm… khen ngon, Thuận vợ thuận chồng…cũng cạn…) + Tình thầy trò( Muốn sang…thầy ) + Tình yêu đôi lứa (Qua đình….bấy nhiêu…) - Đánh giá khái quát lại vấn đề - Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ Câu 2 (6điểm) Yêu cầu chung 1 2 0.5 Tuyển tập 20 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn 7 có đáp án và thang điểm Mở bài Thân bài Văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận văn học). - Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó có kết hợp với phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng một số bài văn, bài thơ khác để làm phong phú thêm cho bài làm. - Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn… Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm...0,25 điểm 0.5 - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp trong sáng về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước...0,25 điểm Làm sáng tỏ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện qua bài thơ. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước a) Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ. - Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh hiện ra trong nỗi nhớ: "Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ …" 0,5 điểm - Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng: " - Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt…" 0,5 điểm 2.5 - Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu: " Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu " 0,5 điểm - Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà - ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ…1 điểm b) Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước: - Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu (0,5 điểm) - Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của mình: " Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Bà ơi, cũng vì bà…" 0,5 điểm 2.5 Tuyển tập 20 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn 7 có đáp án và thang điểm Kết bài - Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu. (0,5điểm) - Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc . Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến thắng…1 điểm * HS có thể mở rộng và nâng cao bằng việc giới thiệu một số bài thơ khác có cùng chủ đề viết về bà, về mẹ … + Khẳng định lại nội dung bài thơ: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. 0,25 điểm + Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình cảm gia 0.5 đình - nguồn sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay, có thể mở rộng và nâng cao qua một số tác phẩm văn học khác nói về tình cảm gia đình ... 0,25 điểm ------------------------------------- UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI ---------------- MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (5 điểm). Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “… Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào …” (Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1). a. Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên. (1điểm) b. Tìm các từ láy trong đoạn văn . Phân tích tác dụng của các từ láy trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong đoạn văn. (2.5 điểm) c. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và kiểu câu trong câu văn: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. (0.5 điểm) d. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản. (1.0 điểm) Câu 2. (5 điểm) Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường. -----------Hết------------ UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN: NGỮ VĂN 7 ---------------- Câu Đáp án a/ Chủ đề của đoạn văn trên là tâm trạng nôn nao, hồi hộp và ấn tượng sâu đậm về ngày đầu tiên đi học của người mẹ. b/ - Các từ láy trong đoạn văn: mãi mãi, nhẹ nhàng, cẩn thận, rạo Điểm 1,0 1,5 rực, bâng khuâng, xao xuyến, hoàn toàn, nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng. - Tác dụng của các từ láy: diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn tâm trạng và cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, hồi hộp của người mẹ vào đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con. 1 c/ - Chủ ngữ: "Mẹ" - Vị ngữ: " muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng 1,0 0,25 con cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy" - Kiểu câu đơn mở rộng thành phần vị ngữ 2 d/ Người mẹ trong văn bản "Công trường mở ra" có tâm hồn nhạy cảm, hết lòng thương yêu con, muốn dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho đứa con thân yêu của mình. Người mẹ ấy không chỉ rất thương yêu con mà còn hiểu rẩt rõ vai trò của giáo dục có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cuộc đời mỗi con người. 1- Yêu cầu chung: - HS biết sử dụng phép lập luận chứng minh để chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường. - Biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh, bố cục hợp lí, dẫn chứng có sức thuyết phục, có sự liên kết, trình bày mạch lạc, rõ ràng. 2- Yêu cầu cụ thể: a. Mở bài: - Trong những năm gần đây, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. - Vấn đề bảo vệ môi trường được cả nhân loại quan tâm. b- Thân bài: * Giải thích: Môi trường tác động đến đời sống của con người bao gồm: môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí. * Chứng minh: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường. - Nạn phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt nở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét, lũ lụt... tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con người và phá vỡ cân bằng sinh thái. - Nạn đánh bắt trên sông, trên biển bằng những phương tiện nguy hiểm (thuốc nổ, điện, lưới quét...) làm cho thủy hải sản ngày càng cạn 0,25 1,0 0.25 0.25 0.25 0.75 0.75 kiệt. - Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhà máy, xí nghiệp thải ra các khí độc hại làm ô nhiễm bầu khí quyển, thậm chí làm thủng tầng ôzôn bảo vệ trái đất, gây ra những xáo trộn ghê gớm trong quy luật của thời tiết, thiên nhiên... (khí hậu ngày càng nóng lên, giông tố, bão lụt, hạn hán, nước biển dâng, nước mặn thâm nhập vào đất liền... liên tiếp xảy ra). - Ở thành thị và các khu công nghiệp: khí thải, nước thải, chất thải... không được xử lý kịp thời, trở thành nguy cơ bùng phát bệnh dịch. Ý thức bảo vệ môi trường của chúng ta còn kém, thể hiện ở các hành vi thiếu văn hóa (xả rác ra đường, xuống kênh mương, xuống sông, phóng uế bừa bãi nơi công cộng...) làm cho môi trường dần bị ô nhiễm, cảnh quan đô thị nhếch nhác, kém văn minh. - Ở nông thôn: sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật cũng gây ra những tác hại không nhỏ trong đời sống hàng ngày. Môi trường mất vệ sinh dẫn đến đau ốm, bệnh tật, giảm sức lao động... * Giải pháp: - Tuyên truyền, vận động mọi người hãy tích cực góp phần vào việc giữ gìn bảo vệ môi trường sống, ngôi nhà chung của thế giới. - Có hành động cụ thể: Trồng thêm cây xanh, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn trường lớp, thành phố, làng quê xanh - sạch - đẹp. - Xử lý nghiêm những cá nhân, doanh nghiệp vi phạm Luật môi trường; xử lý lâm tặc... theo Luật định. c- Kết bài: Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người. Nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường, đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn. Vì vậy mỗi người phải có ý thức bảo vệ môi trường. Bản thân em sẽ thực hiện thật tốt việc giữ gìn và bảo vệ môi trường ở ngay nơi mình ở, học tập và sinh hoạt... (Nếu phần giải pháp HS viết chung trong phần kết bài thì có thể cho tăng điểm phần kết bài, nhưng không quá 1.5 điểm). --------------- HẾT --------------- 1.0 0.5 0.5 0.25 0.5 UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --------------------- ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1.(4 điểm) Phần kết văn bản Ca Huế trên sông Hương (Ngữ văn 7, tập hai), tác giả Hà Ánh Minh viết: Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc. Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại… Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp kì diệu của ca Huế trên sông Hương qua đoạn văn trên ? Câu 2.(6 điểm) Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận. ...................HẾT.................... 1 UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ---------------- Câu 1 4 điểm HƯỚNG DẪN CHÂM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 7 Đáp án Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp kì diệu của ca Huế trên sông Hương qua đoạn văn (…) Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được 4 ý cơ bản như sau (mỗi ý 1 điểm): - Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch, tao nhã. - Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, chỉ còn cảm thấy tình người. - Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng con người đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế: trầm tư, sâu lắng, đôn hậu… - Ca Huế mãi mãi quyến rũ, làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó Điểm 1điểm 1điểm 1điểm 1điểm Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã 2 làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. 6 điểm Hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận. Mở bài - Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc 0,5 điểm sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm... - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp trong sáng về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm ấy đã làm 0,5 điểm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước... Thân bài Làm sáng tỏ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện qua bài thơ. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. 2 + Ý thứ nhất: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu: Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ: - Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh hiện ra trong nỗi nhớ: " Ổ rơm hồng những trứng này lang Này con gà mái mơ …" Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng: " - Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau mặt…" - Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu: " Tay bà khum soi trứng dành từng quả chắt chiu " - Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà - ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ… + Ý thứ hai: Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước: 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm - Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân 0,5 điểm thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu … - Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân 0,5 điểm yêu của mình: " Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Bà ơi, cũng vì bà…" - Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn 0,5 điểm trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu. - Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, 0,5 điểm đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc . Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến thắng… 3 + Khẳng định lại nội dung bài thơ: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp 0,5 điểm đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. Kết bài + Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình - nguồn sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay, có thể mở rộng và nâng cao qua một số tác phẩm văn học 0,5 điểm khác nói về tình cảm gia đình ... …………HẾT………… 4 UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --------------------- ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nêú cho là cường điệu, xin thưa: “Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”. (Sài Gòn tôi yêu, Minh Hương) Câu 2. (7 điểm) Đôi bàn tay mẹ. ----------------------- Hết -------------------- UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------------------- Câu HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN: NGỮ VĂN Đáp án Điểm - Đây là đoạn văn biểu cảm tình yêu Sài Gòn của nhân vật trữ tình 0,5 đ trong tuỳ bút Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương. - Câu mở đầu đoạn văn bộc lộ tình cảm một cách khái quát, những câu sau bộc lộ tình yêu Sài Gòn một cách cụ thể của tôi. Với những hình ảnh đối lập, sự liệt kê cho thấy tôi yêu sài Gòn da diết, yêu rất nhiều thứ, nhiều lúc, nhiều nơi: Yêu thiên nhiên yêu nắng, yêu mưa, yêu sớm, yêu chiều, yêu đêm, yêu ngày, yêu nhịp sống của phố phường lúc 1,5 đ tĩnh lặng, yêu cả những lúc phố phường náo động, dập dìu, yêu những lúc thời tiết đẹp trời, rồi yêu cả những lúc thời tiết trái chứng trở trời. Và cuối cùng tác giả lí giải cho cái tình cảm của mình bằng một câu ca dao càng làm nổi bật tình yêu sâu sắc đối với quê hương. Thông qua tình yêu của tác giả ta cảm nhận được nét đẹp riêng, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu và phố phường Sài Gòn. 1 - Điệp ngữ tôi yêu nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng với hình ảnh gợi cảm nắng ngọt ngào, gió nhớ thương, cây mưa nhiệt đới bất ngờ, trời ui ui buồn bã,… ta như cảm thấy nhân vật trữ tình huy động tất cả các 1 đ giác quan để cảm nhận một cách tinh tế thiên nhiên, phố phường Sài Gòn để bộc lộ tình yêu Sài Gòn sâu nặng, thiết tha. - Đoạn văn gợi nhắc mọi người về tình yêu đối với quê hương, đất nước. 2 1. Mở bài - HS dẫn dắt từ một lời thơ, lời hát, hoặc từ một hình ảnh cụ thể để rồi giới thiệu về bàn tay của mẹ thân yêu. 2. Thân bài - Giới thiệu về mẹ: tuổi tác, công việc - Miêu tả về đôi bàn tay mẹ. Đó có thể là đôi bàn tay đẹp, trắng trẻo, nuột nà ; có thể là đôi bàn tay chai sần, thô ráp tùy thuộc vào công việc mẹ làm nhưng với mình nó đều rất đỗi thân thương, yêu dấu. - Hồi tưởng về đôi bàn tay mẹ chăm chút mình từ khi còn nhỏ: bàn tay ấy ôm ấp, vỗ về ,yêu thương, quạt mát, tắm gội, vuốt ve... - Rồi bàn tay ấy làm lụng biết bao công việc để chăm lo, vun vén, tưới nước yêu thương, đoàn kết cho mọi thành viên trong gia đình.(Đôi tay mẹ dịu dàng, hiếu thảo chăm sóc ông bà; chăm lo cho bố; thu dọn việc nhà, vun vén chi tiêu; chăm chút cho các con...) - Bàn tay mẹ đã viết lên sự sống, ước mơ và tương lai cuộc đời con. 0,5 đ 0,5 đ 1,5 đ 1,0 đ 1,5 đ 1,0 đ - Suy ngẫm về quy luật cuộc đời: con càng lớn, mẹ càng già đi, đôi bàn tay mẹ tần tảo năm tháng cũng trở nên gầy guộc, xanh xao. Song cũng 1,0 đ chính nhờ đôi bàn tay ấy mà con đã trưởng thành, lớn khôn. 3. Kết bài - Con đã lớn khôn, đã cảm nhận được hết tình yêu thương từ bàn tay của mẹ. Và con luôn khao khát được nằm trong vòng tay mẹ, được bàn 0,5đ tay mẹ vỗ về, yêu thương... -------------------- Hết--------------------- UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ---------------- ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp điệp từ ở đầu câu và điệp cấu trúc câu trong đoạn văn sau: Tôi yêu Sài gòn da diết (...). Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào một buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở... (Minh Hương, Sài Gòn tôi yêu) Câu 2. (2,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. a. Đoạn văn có độ dài khoảng mươi dòng. b. Đoạn văn có sử dụng một trong các phép tu từ: điệp ngữ, liệt kê. Câu 3. (6,0 điểm) Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”. Đóng vai En-ri-cô, nhân vật trong văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ Ami-xi, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc được những dòng thư đó. ------------HẾT----------- 1 UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ---------------- HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN: NGỮ VĂN 7 - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. ĐÁP ÁN Phân tích tác dụng của biện pháp điệp từ ở đầu câu và điệp cấu trúc câu trong đoạn văn sau: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng biện pháp điệp ngữ đầu câu và điệp cấu trúc câu để tạo hiệu quả: + Nhấn mạnh tình cảm của mình: đó là lòng yêu mến Sài Gòn tha thiết được thể hiện qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống nơi ấy. + Thể hiện sự phong phú, nhiều vẻ của thiên nhiên, khí hậu và nhịp điệu cuộc sống đa dạng của Sài Gòn: hiện tượng thời tiết với những nét riêng; sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột của thời tiết; không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. + Về mặt hình thức: đáp ứng hai yêu cầu của đề (có độ dài khoảng mươi dòng; có sử dụng một trong các phép tu từ: điệp ngữ, liệt kê); Văn viết trong sáng, biểu cảm, diễn đạt trôi chảy. + Về mặt nội dung: Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của Hồ Chí Minh thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya. Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”. Đóng vai En-ri-cô, nhân vật trong văn bản Mẹ tôi của Étmôn-đô đơ A-mi-xi, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc được những dòng thư đó. a. Yêu cầu về kĩ năng: - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh. - Biết vận dụng kĩ năng biểu cảm kết hợp với một số yếu tố khác như: tự sự, nghị luận - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng ĐIỂM 2,00 1.00 1.00 2,00 1.00 1.00 6,00 từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn biểu cảm kết hợp với các yếu tố tự sự, nghị luận, học sinh trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung những dòng thư của bố gửi cho En-ri-cô. Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Đóng vai En-ri-cô giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với bức thư và tâm trạng khi đọc được những dòng thư đó . - Nhập vai En-ri-cô để trình bày những cảm xúc, suy nghĩ nảy sinh từ những dòng thư đó: + “Xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố. + Nhận thức được tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. + Hiểu được tấm lòng của người bố. + Thấy được lỗi lầm của mình khi “nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”. + Suy nghĩ về việc khắc phục lỗi lầm. - Nêu ấn tượng và điều cảm nhận được từ những dòng thư của bố. * Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng. ----------------------------------------- 1.50 3.00 1,50 UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------------------------------ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian : 120 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1 : ( 3 đ ) Trong văn bản mùa xuân của tôi của tác giả Vũ Bằng , nhà văn chủ yếu sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào trong việc miêu tả mùa xuân ? nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó . Câu 2: (7 điểm) Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng: “Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao”. Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ------------------- Hết --------------------- UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN : NGỮ VĂN LỚP 7 Đáp án Điểm Câu 1 2 Nhà văn Vũ Bằng sử dụng kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật trong khi miêu tả cảnh mùa xuân . Đầu tiên là phép lặp từ ngữ : đừng thương , ai cấm . Nhiều dấu phẩy và dấu chấm phẩy tạo các câu văn ngắn đầy cảm xúc , lời văn tha thiết , mềm mại để nhẫn mạnh tình cảm của con người dàn cho mùa xuân ; khẳng định tình cảm mùa xuân là qui luật không thể khác . -Tác giả dùng phép liệt kê để tả : đó là mùa xuân rất riêng , mùa xuân ở trong tôi , do tôi cảm nhận : có mưa riêu riêu , gió lành lạnh : Có tiếng nhận kêu ; Có trống chèo …có câu hát huê tình … Biện pháp liệt kê nhấn mạnh các đấ hiệu điển hình của mùa xuân đất Bắc . - Cuối cùng nhà văn sử dụng hình thức so sánh : So sánh giai điệu sôi nổi , êm ái thiết tha của mùa xuân để diễn tả sinh động hấp dẫn sức sống mùa xuân . Qua đó nhà văn thể hiện sự hân hoan , biết ơn thương nhớ mùa xuân đất Bắc . 1) Yêu cầu: a/ Về hình thức: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, trôi chảy, có cảm xúc. b/ Về nội dung: Học sinh trình bày trên cơ sở hiểu biết về ý nghĩa của ca dao, làm nổi bật được: “Tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước” trong ca dao. A. Mở bài : Dẫn dắt vấn đề - Trích dẫn ý kiến B. Thân bài : (6đ ) * Giải thích: Nước ta có một nền văn hóa nước lâu đời. Cuộc sống của nhân dân luôn gắn liền với làng quê, cây đa, bến nước, con đò và đồng quê thẳng cánh cò bay. Từ khi cất tiếng khóc chào đời người nông dân xưa đã gắn bó với làng quê và với họ ca dao là những câu hát dân gian phản ánh tâm tư, tình cảm trong đời sống , trong lao động, là “ bài ca sinh ra từ trái tim.” Qua ca dao, họ gửi trọn tình yêu cho những người thân ruột thịt của mình, cho ruộng đồng, lũy tre, cho quê hương, đất nước. 1đ 1đ 1đ 0, 5 đ 1đ * Chứng minh tình cảm trong ca dao được thể hiện: - Tình cảm gia đình đằm thắm được ca dao thể hiện qua: + Lòng kính yêu với ông bà, cha mẹ. (dẫn chứng – phân tích) + Tình cảm anh em, tình nghĩa vợ chồng. (dẫn chứng – phân tích) - Tình yêu quê hương đất nước được ca dao thể hiện qua: + Lòng tự hào yêu mến, gắn bó với xóm làng thân thuộc, với cảnh vật tươi đẹp của quê hương, đất nước. (dẫn chứng – phân tích) + Niềm tự hào, yêu mến, gắn bó với nếp sống, phong tục, tập quán tốt đẹp và những địa danh nổi tiếng của đất nước. (dẫn chứng – phân tích) 1đ 1đ 1đ 1đ  Đánh giá: Tình cảm gia đình đằm thắm và tình yêu quê hương đất nước được nhân dân ta thể hiện trong ca dao rất phong phú và đa dạng. Nó được thể hiện ở nhiều phương diên, nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Đọc ca dao ta không chỉ hiểu, yêu mến, tự hào về phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình, về cảnh đẹp làng quê, non sông đất nước mình mà còn cảm phục, trân trọng tình nghĩa sâu nặng, cao đẹp của người dân lao động. C. Kết bài : - Khẳng định ý nghĩa của ca dao . - Liên hệ cảm nghĩ bản thân . (Lưu ý: Học sinh phải biết lựa chọn và phân tích dẫn chứng phù hợp với luận điểm. Việc phân tích mỗi dẫn chứng phải thể hiện được các ý nhỏ trong luận điểm và thể hiện được khả năng cảm nhận văn học) 2) Thang điểm - Điểm 7: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc, dẫn chứng phong phú, phân tích và bình giá tốt, làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt trong sáng. Có thể còn một vài lỗi nhỏ. - Điểm 6: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, phân tích và bình giá chưa thật sâu sắc. - Điểm 4: Bài làm có bố cục, có luận điểm nhưng dẫn chứng chưa phong phú, văn viết chưa hay, còn một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu. - Điểm 2: Bài làm thể hiện được luận điểm nhưng dẫn chứng quá sơ sài hoặc chưa lấy được dẫn chứng, chỉ bàn luận chung chung, dẫn chứng mang tính liệt kê. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và 1đ 0,5 đ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan