Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn lịch sử 12 có đáp án...

Tài liệu Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn lịch sử 12 có đáp án

.PDF
100
2195
101

Mô tả:

SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU Gồm có 3 trang KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2007 - 2008 CHÍNH THỨC Môn thi: LỊCH SỬ Ngày thi: 04/11/2007 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM I. Lịch sử thế giới (5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Mục Nội dung Ý nghĩa + Đập tan ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến tồn tại lịch sử… lâu đời ở nước Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. + Một chế độ xã hội mới được thiết lập: xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng một xã hội tự do, hạnh phúc, công bằng. + Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản, làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất trên toàn thế giới nữa. + Sự xuất hiện của nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới đã tạo ra một chế độ xã hội đối lập với hệ thống xã hội tư bản chủ nghĩa. + Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc của các thuộc địa trên thế giới. + Nhờ có Cách mạng tháng Mười phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản, đế quốc phương Tây đã có sự gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. + Cung cấp cho phong trào cách mạng thế giới những bài học kinh nghiệm cách mạng quí giá. Điểm 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 Câu 2 (3 điểm): Mục Nội dung a. Các giai - Từ 1945 đến 1954: đọan phát Phong trào bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi … lập nước cộng hòa Ai Cập (1953). triển … - Từ 1954 đến 1960: + Phong trào phát triển ở Bắc Phi, Tây Phi, hầu hết giành được độc lập dân tộc. + Điển hình: Angiêri, Tuynidi, Marốc, Xuđăng, Gana, Ghinê… -Từ 1960 đến 1975: + Năm 1960 có 17 nước ở Tây, Đông, Trung Phi giành được độc lập dân tộc (“năm châu Phi”). + Điển hình: Angiêri, Etiôpia, Môdămbic, Anggôla  chủ nghĩa thực dân cũ sụp đổ về cơ bản. - Từ 1975 đến nay: + Hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ. + Sau khi giành độc lập các nước châu Phi củng cố nền độc lập dân tộc và xây dựng đất nước. +Hiện nay hầu hết các nước gặp khó khăn: *Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân mới và sự vơ vét về kinh tế của các 1/3 Điểm 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 cường quốc đế quốc. * Nợ nước ngoài, đói rét, bệnh tật, mù chữ * Sự bùng nổ dân số * Xung đột giữa các bộ tộc và phe phái khác nhau 0.75 b. Manđêla Việc Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống (4/1994) có ý nghĩa lịch sử lớn: làm Tổng đánh dấu sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man, đầy bất công ngay tại thống … sào huyệt cuối cùng của nó sau ba thế kỉ tồn tại. II. Lịch sử Việt Nam (12 điểm) Câu 3 (5 điểm): Mục Nội dung a. Thân thế + Danh tướng, đại thần nhà Lý, sinh năm 1019, mất năm 1105 sự nghiệp + Vốn người họ Ngô, tên húy là Tuấn, tự Thường Kiệt sau được vua ban theo họ vua nên lấy tự làm tên và mang họ Lý: Lý Thường Kiệt. Quê ở phủ Thái Hòa, thành Thăng Long (nay thuộc HN) +Ông có tài văn võ, năm 23 tuổi được tuyển làm Hòang môn chi hậu rồi tăng dần b.Đóng góp lên Thái úy. + Nêu cao tấm gương sáng ngời về tinh thần đoàn kết vì nghĩa cả, nêu cao phẩm giá trung quân ái quốc tốt đẹp của bậc đại thần khi vận nước lâm nguy cũng như khi non sông được thái bình. + Góp phần đắc lực cùng vua và triều đình trong sự nghiệp xây dựng đất nước nhất là củng cố sức mạnh của guồng máy nhà nước đương thời. + Dày công phục vụ đất nước trong việc đánh Tống, bình Chiêm. Lừng danh nhất thế kỉ XI, đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm lăng của quân Tống, bảo vệ vững chắc c. Nét táo độc lập dân tộc. bạo trong - Trước nguy cơ nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã chủ cách đánh trương táo bạo, độc đáo “Tiến công trước để tự vệ”, với câu nói nổi tiếng “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế giặc”. + Tấn công vào những nơi tập trung quân lương của nhà Tống, gần biên giới nước ta (châu Ung, châu Khâm, châu Liêm). + Ý nghĩa: Đánh đòn phủ đầu làm hoang mang quân Tống, đẩy chúng vào thế bị động. - Không tiêu diệt tòan bộ quân thù khi chúng đã thế cùng lực kiệt mà kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Mục đích: Bảo đảm mối quan hệ bang giao hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, không làm tổn thương danh dự của nước lớn, đảm bảo một nền hòa bình lâu dài. Đó là tính nhân đạo của dân tộc ta. Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.25 0.25 0.5 0.5 Câu 4 (4 điểm): Mục a. Lập bảng Nội dung TT 1 2 Tên khởi nghĩa K/n Ba Đình Thời gian 18861887 K/n Bãi Sậy 18851892 Điểm Người lãnh đạo Địa bàn 0.5 Thượng Thọ, Mĩ Khê, Mậu Phạm Bành, Thịnh (huyện Nga Sơn, tỉnh Đinh Công Thanh Hóa) Tráng Khoái Châu, Văn Lâm, Yên Nguyễn Mĩ (Hưng Yên) Thuật 2/3 Thiện 0.5 3 K/n Hương Khê Căn cứ núi Vụ Quang, Phan Hương Sơn, Hương Khê (Hà Phùng Tĩnh). 18851896 Đình 0.5 b. Phong - Phong trào nông dân Yên Thế không nằm trong phong trào Cần vương. trào nông - Vì: dân Yên * Phong trào Cần vương có đặc điểm: Thế … + Do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo + Các sĩ phu muốn khôi phục một vương triều phong kiến có chủ quyền. * Phong trào nông dân Yên Thế có đặc điểm: + Do Hoàng Hoa Thám, một nông dân áo vải lãnh đạo. + Đây là cuộc đấu tranh vũ trang tự phát của nông dân 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 5 (3 điểm): Mục Nội dung Sự kiện Thời gian 1009 1010 1054 1077 1258 1282 Lý Công Uẩn lên ngôi, nhà Lý thành lập. Lý Thái Tổ dời đô về Đại La, đổi tên là Thăng Long Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi. Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất. Vua Trần triệu tập hội nghị Bình Than. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 1288 1418 11/1426 1/1428 Chiến thắng quân Nguyên lần thứ ba. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Chiến thắng Tốt Động- Chúc Động. Toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù. Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lập căn cứ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa, tiêu diệt 29 vạn quân Thanh. 0.25 0.25 0.25 0.25 1771 1789 Câu 6 (3 điểm): Đáp án đúng nhất (mỗi ý đúng 0.5 điểm) 1 b Điểm 2 b 3 c 4 c 5 d 6 a ---HẾT--3/3 0.25 0.25 SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2009 – 2010 Đề thi chính thức (Gồm 01 trang) Môn thi: Lịch Sử Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (4 điểm) a/ Sự phát triển giáo dục thời Lý – Trần : (2 điểm) Do nhu cầu xây dựng nhà nước và nâng cao dân trí nên các nhà nước rất quan tâm đến giáo dục. + Thời Lý: (1 điểm) - Chữ Hán trở thành chữ viết chính thức. - Năm 1070 vua Lý Thánh Tông lập Văn Miếu ở kinh đô thờ Khổng Tử và 72 người học trò, Hoàng thái tử đến học ở đây. - Năm 1075, nhà Lý tổ chức “ thi Minh kinh bác học và Nho học tam trường”. + Thời Trần: (1 điểm) - Các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn. - Năm 1247, Nhà Trần đặt lệ lấy “Tam khôi”, quy định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc Tử Giám cho quý tộc và quan chức đến học. - Năm 1396, các kì thi được hoàn chỉnh. Như vậy, sự phát triển của giáo dục đã tạo nên nhiều trí thức tài giỏi cho đất nước như: Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh ... b/ Trình bày sự hiểu biết về Quốc Tử Giám: (2 điểm) - Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng trường Quốc Tử Giám. - Được xem là trường đại học đầu tiên ở nước ta. - Sử dụng người tài đức để đào tạo nhân tài cho đất nước. - Cung cấp cho xã hội một lực lượng trí thức chuẩn mực và ngang tầm thời đại. - Hình thành truyền thống hiếu học cho dân tộc. - Là niềm tự hào của dân tộc và góp phần vào sự phát triển nền văn hóa thế giới. Câu 2: (4 điểm) Gồm 12 điều khoản với những nội dung chính: + Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. (0,5đ) + Triều nguyễn mở 03 cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp tự do thông thương. (0,5đ) + Bồi thường cho Pháp 20 vạn quan chiến phí (tương đương 280 vạn bạc). (0,5đ) + Giáo sĩ Pháp được tự do truyền đạo. (0,5đ) + Pháp sẽ trả lại Vĩnh Long khi triều Nguyễn buộc dân chúng thôi chống Pháp. (0,5đ) Hậu quả: + Đây là sách lược sai lầm, gây tiêu cực, đưa cuộc chiến tranh chống xâm lược của Việt Nam vào thế bị động. (0,5đ) + Gây phân hóa trong nội bộ triều đình: phe chủ chiến và chủ hòa (0,25đ) + Tạo sự bất mãn và xung đột giữa nhân dân với nhà nước, dẫn đến chia rẽ làm suy yếu tiềm lực dân tộc. (0,5đ) + Đánh dấu sự bất lực của triều Nguyễn. (0,25đ) Câu 3: (4 điểm) + Diễn ra trong lần xâm lược Đại Việt thứ ba của quân Nguyên (0.5 đ). + Quân Nguyên lâm vào tình thế khủng hoảng và thất bại (0.5 đ). - Đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hồ bị đắm ở vùng biển Vân Đồn (0.25 đ). - Quân Nguyên vào Thăng Long trong tình cảnh “vườn không nhà trống” (0.25 đ). - Thoát Hoan và Ô Mã Nhi đuổi bắt vua Trần nhưng thất bại (0.25 đ). - Lương thực cạn kiệt, quân sĩ ốm đau, nguy cơ bị phản công tiêu diệt nên buộc phải rút lui (0.25 đ). + Trần Hưng Đạo thực hiện phục kích quân Nguyên tại sông Bạch Đằng (0.5 đ). - Đóng cọc giữa lòng sông, phục kích hai bên bờ (0.25 đ). - Lợi dụng thủy triều đưa giặc vào trận địa để tiêu diệt. Ô Mã Nhi và Phàm Tiếp bị bắt sống (0.25 đ). + Là trận đánh quyết chiến chiến lược, kết thúc âm mưu quyết tâm thôn tính Đại Việt của đế quốc Mông – Nguyên. (0.5 đ). + Thể hiện thiên tài quân sự của vua quan nhà Trần, tiêu biểu là Trần Hưng Đạo. Là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. (0.5 đ). Câu 4: (4 điểm) * Vì sao cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được xem… - Đập tan ách áp bức, bóc lột của CNTB và chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở nước Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đưa công nhân, nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa. (0.5 đ) - Đánh đổ CNTB ở một khâu quan trọng của nó là đế quốc Nga, làm cho CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới nữa. (0.5 đ) - Nhờ có cách mạng tháng Mười mà phong trào GPDT ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây đã có sự gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là CNĐQ (0.5 đ) - Cung cấp cho phong trào cách mạng thế giới nhiều bài học kinh nghiệm qúy giá. Cách mạng tháng Mười đi vào lịch sử nhân loại như một sự kiện vĩ đại mở đầu cho một thời đại mới – thời hiện đại (0.5 đ) * Ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam… - Tháng 7/1920, sau khi đọc bản Luận cương “Về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đi theo Cách mạng tháng Mười Nga 1917… (0.5 đ) - Tổ chức tiền thân của Đảng ta là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925) được sự huấn luyện, giảng dạy trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc đã nâng cao ý thức chính trị cho thanh niên Việt Nam … (0.5 đ) - Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam thông qua con đường sách báo bí mật, qua các thanh niên tiến bộ dự lớp huấn luyện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên… (0.5 đ) - Từ kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga, tiền thân của Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng thắng lợi khác… (0.5 đ) Câu 5: (4 điểm) * Trình bày và nhận xét những chính sách Duy Tân của vua Minh Trị Sau khi lên ngôi vào 3-1-1968 mitsuhito lấy hiệu Minh Trị và tiến hành cải cách một số lĩnh vực Về chính trị: - Xóa bỏ tình trạng cát cứ,thống nhất bộ máy nhà nước từ Trung ương đén địa phương. Kinh đô được dời từ Ê-đô về Tô-ki-ô. Tổ chức bộ máy nhà nước theo kiểu phương Tây, trong đó tầng lớp quý tộc tư sản vùng Tây Nam đóng vai trò quan trọng. (0,25đ). - Năm 1889 ban hành hiến pháp mới nước Nhật theo thể chế quân chủ lập hiến. Xóa bỏ đặc quyền và tước hiệu quý tộc, quốc hội được chia làm 2 viện: Thượng viện, hạ viện. (0,25đ). Kinh tế: - Thống nhất tiền tệ, hệ thống đo lường, chế độ thuế quan, thị trường. Cho phép tự do mua bán ruộng đất, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá phục vụ giao thông, nhà nước nắm độc quyền khai mỏ… (0,25đ). - Nhà nước hỗ trợ công thương nghiệp xây dựng nhà máy xí nghiệp sau đó bán cho các nhà tư sản theo kiểu trả góp.. (0,25đ). Giáo dục: - Xem giáo dục là chìa khóa của công cuộc hiện đại hóa nước Nhật. Chế độ giáo dục bắt buộcđược thi hành,nội dung được cải tiến theo hướng chú trọng nội dung khoa học kỉ thuật (0,25đ). - Cử thanh niên ưu tú sang các nước phương Tây học tập các thành tựu khoa học kỉ thuật mới…(0,25đ). Quân sự: - Chú trọng phát triển công nghiệp đóng tàu để hiện đại hóa quân đội Nhậtđể đáp ứng cho nhu cầu chiến tranh giành giật thị trường của đế quốc Nhật ở châu Á với các nước Phương Tây (0,25đ). - Mời các chuyên gia quân sự nước ngoài như người Đức giúp về lục quân, Anh giúp về hải quân tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, chú trọng đóng tàu chiến,sản xuất vũ khí đạn dược…(0,25đ). * Nhận xét: - Chính sách cải cách của Nhật khá toàn diện và tiến bộ .Nó đã xóa bỏ chế độ phong kiến tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển đưa Nhật tiến lên con đường hiện đại hóa nước Nhật (0,5đ). - Nhật Phát triển nhanh về kinh tế chính trị quân sự nhờ đó Nhật đã lần lượt xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với các nước Phương Tây, thoát khỏi cảnh bị lệ thuộc trở thành một nước đế quốc và gia nhập vào hàng ngũ các nước đế quốc trở thành biểu tượng của tự cường ở châu Á (0,5đ). * Liên hệ với tình hình của Trung Quốc và Việt Nam tại thời điểm đó? - Trung Quốc Cuối thế kỉ XIX cũng bị các nước Phương Tây gõ cửa để nô dịch. Ở Trung Quốc có cuộc cải các của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu… được vua Quang Tự ủng hộ song bị sự cản trở của phải bảo thủ đứng đầu là Từ Hi Thái Hậu nên bị thất bại Trung quốc trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến (0,5đ). - Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX bị tư bản Pháp xâm lược. Nhà Nguyễn do vua Tự Đức đứng đầu đã thực hiện đường lối đối nội, ngoại bảo thủ, khước từ mọi đề nghị cải cách canh tân như của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch…Việt Nam trở thanh nước thuộc địa nửa phong kiến (0,5đ). ---HẾT--- CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 LỚP 12 THPT NĂM 2011 Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao ñề) (Đề thi có 01 trang, gồm 7 câu) Câu 1. (3,0 ñiểm) Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ thế kỷ XIII, các vua Trần ñã ba lần rút khỏi thành Thăng Long (1258, 1285, 1288). Hãy nêu chủ trương chiến lược của những lần rút quân ñó. Kết quả và ý nghĩa ? Câu 2. (2,5 ñiểm) Tại sao chủ nghĩa xã hội có thể ñược xây dựng ở các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? Câu 3. (3,0 ñiểm) Trong những năm 30 của thế kỷ XX, những người cộng sản Việt Nam, ñặc biệt là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ñã xác ñịnh hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ như thế nào? Đặt nhiệm vụ ñó trong cuộc cách mạng giải phóng giai cấp ở nước ta ra sao? Câu 4. (3,0 ñiểm) Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp do Đảng Cộng sản Đông Dương ñề ra trong những năm 1946 - 1954 ñược thể hiện trong các văn kiện nào? Phân tích tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của ñường lối kháng chiến ñó. Câu 5. (2,5 ñiểm) Hãy cho biết những ñiểm giống và khác nhau cơ bản giữa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. Câu 6. (3,0 ñiểm) Thông qua việc trình bày cơ sở hình thành, nội dung ñường lối ñối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới, hãy ñánh giá triển vọng của việc thực hiện ñường lối ñó ? Câu 7. (3,0 ñiểm) Chiến tranh lạnh có phải là nhân tố chủ yếu tác ñộng và chi phối các mối quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX hay không? Tại sao? --------------- HẾT --------------• • Thí sinh không ñược sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Tổng hợp : Châu Tiến Lộc http://suhoctre.hisforum.net CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2 LỚP 12 THPT NĂM 2011 Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao ñề) (Đề thi có 01 trang, gồm 7 câu) Câu 1. (3,0 ñiểm) Cuộc khởi nghĩa nào ñược ñánh giá là có quy mô lớn, trình ñộ tổ chức cao và chiến ñấu bền bỉ hơn cả trong phong trào Cần Vương (1885 - 1896) ? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa ñó. Câu 2. (3,0 ñiểm) Sau gần một thập kỷ ra ñi tìm ñường cứu nước, tại Đại hội ñại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp (12 - 1920), Nguyễn Ái Quốc ñã có những quyết ñịnh lựa chọn gì ? Tại sao Người lại có những quyết ñịnh ñó ? Câu 3. (3,0 ñiểm) Vì sao trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương ñã có thể phát ñộng ñược toàn dân nổi dậy ở cả nông thôn lẫn thành thị ? Câu 4. (2,5 ñiểm) Trình bày mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ với việc kí kết Hiệp ñịnh Giơnevơ về Đông Dương năm 1954. Ý nghĩa quốc tế của chiến thắng Điện Biên Phủ ? Câu 5. (3,0 ñiểm) Hãy ñánh giá về sự chỉ ñạo chủ ñộng, liên tục và kiên quyết tiến công của Đảng Lao ñộng Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Câu 6. (3,0 ñiểm) Bằng sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy làm sáng tỏ vai trò của Lênin ñối với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc ñấu tranh xây dựng, bảo vệ chính quyền Xô viết (1917 - 1920). Câu 7. (2,5 ñiểm) Theo anh/chị, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh” năm 1989 có phải là vì mọi xung ñột ñã ñược giải quyết thỏa ñáng bằng các hiệp ước tay ñôi giữa hai cường quốc hay không ? Tại sao ? --------------- HẾT --------------• • Thí sinh không ñược sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Tổng hợp : Châu Tiến Lộc http://suhoctre.hisforum.net CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 3 LỚP 12 THPT NĂM 2011 Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao ñề) (Đề thi có 01 trang, gồm 7 câu) Câu 1. (2,5 ñiểm) Tại sao phong trào yêu nước và cách mạng theo khuynh hướng dân chủ dân chủ tư sản ñầu thế kỷ XX lại do tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ lãnh ñạo? Câu 2. (3,0 ñiểm) Chứng tỏ rằng phong trào công nhân nước ta ñã phát triển lên một bước cao hơn từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son năm 1925 có những ñiểm gì mới so với các phong trào trước ñó? Câu 3. (3,0 ñiểm) Nêu những nét nổi bật về nghệ thuật chỉ ñạo quân sự của Đảng Cộng sản Đông Dương trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Câu 4. (3,0 ñiểm) Tại sao nói từ sau chiến thắng Biên giới thu - ñông 1950 cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ñã có những bước phát triển mới, giữ vững và phát huy quyền chủ ñộng trên chiến trường chính Bắc Bộ? Câu 5. (3,0 ñiểm) Phân tích vai trò hậu phương của miền Bắc từ sau Hiệp ñịnh Pari về Việt Nam (1973) chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Câu 6. (3,0 ñiểm) Hãy ñánh giá về cuộc tiến công của Hồng quân Liên Xô ở vùng Đông Bắc Trung Quốc và hành ñộng ném bom nguyên tử của Mĩ xuống hai thành phố của Nhật Bản ñối với sự ñầu hàng của phát xít Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Câu 7. (2,5 ñiểm) Có ý kiến cho rằng Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) ñã thiết lập một chính quyền ñược mọi người dân ủng hộ ở Nhật Bản. Anh/chị có ñồng ý với ý kiến ñó hay không? Tại sao? --------------- HẾT --------------• • Thí sinh không ñược sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Tổng hợp : Châu Tiến Lộc http://suhoctre.hisforum.net CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 4 LỚP 12 THPT NĂM 2011 Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao ñề) (Đề thi có 01 trang, gồm 7 câu) Câu 1. (2,5 ñiểm) Cải cách Minh trị ở Nhật Bản 1868, Cải cách Rama V ở Xiêm và cuộc Duy tân Mậu Tuất 1898 ở Trung Quốc có những ñiểm gì giống và khác nhau ? Từ ñó, có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì ? Câu 2. (2,5 ñiểm) Trình bày nguyên nhân dẫn ñến sự bùng nổ của phong trào Cần Vương (1885 - 1896). Theo anh/chị, chiếu Cần Vương ñã ảnh hưởng như thế nào ñến bộ phận văn thân, sỹ phu yêu nước và nhân dân ta ? Câu 3. (2,5 ñiểm) So với phong trào yêu nước trong những năm trước và trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1925 có những nét gì nổi bật ? Câu 4. (3,0 ñiểm) Tại sao trong 3 năm liên tiếp 1939, 1940, 1941, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ñều triệu tập hội nghị ? Từ việc trình bày nội dung chính của các Hội nghị, hãy cho biết vấn ñề quan trọng nhất ñược các hội nghị ñề cập ñến là gì ? Câu 5. (3,0 ñiểm) Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể từ ngày 2 - 9 - 1945 ñến ngày 19 - 12 - 1945, hãy làm sáng tỏ vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc ñấu tranh nhằm bảo vệ chính quyền, giữ vững ñộc lập dân tộc những năm ñầu tiên sau Cách mạng tháng Tám 1945. Câu 6. (3,0 ñiểm) Sự kết hợp tài tình giữa ñấu tranh quân sự với ñấu tranh chính trị ñã ñược Đảng ta vận dụng như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1945 - 1954) ? Câu 7. (3,0 ñiểm) Trên cơ sở trình bày những nét lớn về chính sách ñối ngoại của Mĩ, Liên bang Nga và Trung Quốc sau khi tình trạng Chiến tranh lạnh chấm dứt ñến nay, hãy nêu và nhận xét về những ñiểm giống nhau trong chính sách ñối ngoại của các nước nêu trên. --------------- HẾT --------------• Thí sinh không ñược sử dụng tài liệu. • Giám thị không giải thích gì thêm. Tổng hợp : Châu Tiến Lộc http://suhoctre.hisforum.net CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 5 LỚP 12 THPT NĂM 2011 Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao ñề) (Đề thi có 01 trang, gồm 7 câu) Câu 1. (2,5 ñiểm) Hãy nêu nhận xét của em về tính chất và kết cục của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và phong trào hội kín ở Nam Kì ñầu thế kỷ XX. Câu 2. (2,5 ñiểm) Những nhân tố nào ñã thúc ñẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và phát triển thắng lợi ? Câu 3. (3,0 ñiểm) Điểm khác nhau giữa tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là gì ? Nêu những ñiều kiện ñể Nguyễn Ái Quốc khắc phục hạn chế trong tư tưởng cứu nước của các nhà cách mạng tiền bối trước ñó. Câu 4. (3,0 ñiểm) Phân tích chủ trương phát ñộng Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh. Theo em, cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 có phải là một cuộc cách mạng triệt ñể hay không ? Tại sao ? Câu 5. (3,0 ñiểm) Vì sao Pháp cử Nava sang làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương ? Kế hoạch quân sự của Nava vào tháng 5 - 1953 có ñiểm gì khác với tháng 11 – 1953 ? Kế hoạch ñó lần lượt bị phá sản như thế nào ? Câu 6. (2,5 ñiểm) Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 2 - 3 - 1945 nêu rõ : “Thời cơ chiến lược ñã ñến, ta có ñiều kiện hoàn thành quyết tâm giải phóng miền Nam…”. Nghị quyết ñó ñã ñưa ñến thắng lợi nào trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 ? Câu 7. (3,0 ñiểm) Phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn ñến sự tan rã của chế ñộ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Theo em, chủ nghĩa xã hội có triển vọng ñược khôi phục và phát triển trong thế kỷ XXI hay không ? Tại sao ? --------------- HẾT --------------• Thí sinh không ñược sử dụng tài liệu. • Giám thị không giải thích gì thêm. Tổng hợp : Châu Tiến Lộc http://suhoctre.hisforum.net CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 6 LỚP 12 THPT NĂM 2011 Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao ñề) (Đề thi có 01 trang, gồm 7 câu) Câu 1. (3,0 ñiểm) Tại sao có nhận ñịnh cho rằng : “Hoà ước Vécxai - Oasinhtơn ñã ñặt cả châu Âu trên một thùng thuốc nổ” ? Bằng những sự kiện lịch sử chọn lọc, hãy làm rõ mối liên hệ nhân quả giữa Hoà ước Vécxai - Oasinhtơn và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Câu 2. (3,0 ñiểm) Nêu chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh và những ñóng góp của ông ñối với lịch sử dân tộc Việt Nam. Tại sao trong phong trào giải phóng dân tộc ñầu thế kỷ XX, ông chủ trương : “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” ? Câu 3. (3,0 ñiểm) Nêu khái quát các khuynh hướng chính trị và bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 - 1929. Câu 4. (3,0 ñiểm) Căn cứ vào diễn biến của cao trào cách mạng 1930 - 1931, hãy phân tích câu nhận ñịnh của Tổng bí thư Lê Duẩn “không có những trận chiến ñấu giai cấp rung trời chuyển ñất trong những năm 1930 - 1931... thì không thể có cao trào trong những năm 1936 - 1939”. Câu 5. (3,0 ñiểm) Thông qua việc trình bày hai sự kiện cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 ñến năm 1954, hãy cho biết âm mưu và hành ñộng cuối cùng của thực dân Pháp ñế quốc Mĩ ñã bị ñánh bại như thế nào ? Qua ñó, liên hệ với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ñể có thể rút ra bài học truyền thống nổi bật trong việc kết thúc chiến tranh. Câu 6. (3,0 ñiểm) Tại sao nói trong thời ñại ngày nay, khoa học ñã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp ? Nêu những hiểu biết của anh/chị về thành tựu chinh phục vũ trụ của ba cường quốc ñứng ñầu về lĩnh vực này hiện nay trên thế giới. Câu 7. (2,0 ñiểm) Giải thích hai khái niệm sau và cho ví dụ : - Đảo chính - Cách mạng xã hội --------------- HẾT --------------• Thí sinh không ñược sử dụng tài liệu. • Giám thị không giải thích gì thêm. Tổng hợp : Châu Tiến Lộc http://suhoctre.hisforum.net CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 7 LỚP 12 THPT NĂM 2011 Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao ñề) (Đề thi có 01 trang, gồm 7 câu) Câu 1. (2,5 ñiểm) Vào giữa thế kỷ XIX, trong lúc xã hội Việt Nam ñang lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện, sâu sắc và ñứng trước nguy cơ xâm lược của tư bản phương Tây, vua Tự Đức lại chủ trương “ñóng cửa” và “cấm ñạo”. Theo anh/chị, việc làm ñó có ảnh hưởng ñến sự phát triển của ñất nước hay không ? Tại sao ? Câu 2. (3,0 ñiểm) Bằng những sự kiện lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ñến ñầu năm 1930, hãy chứng minh ngọn cờ lãnh ñạo cách mạng Việt Nam ñã trao hẳn cho giai cấp công nhân và ñó là sự sàng lọc của lịch sử. Câu 3. (3,0 ñiểm) Hãy cho biết ý kiến của anh/chị về luận ñiểm : “Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc ñịa là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới, có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc”. (Hồ Chí Minh) Từ ñó, rút ra ý nghĩa ñối với cách mạng nước ta ? Câu 4. (3,0 ñiểm) Trình bày và nhận xét về quy mô, cách ñánh chiến dịch trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Câu 5. (2,5 ñiểm) Tính nhân dân ñược thể hiện như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam ? Câu 6. (3,0 ñiểm) Công xã Pari năm 1871 ở nước Pháp có phải là sự thử nghiệm ñầu tiên về một mô hình nhà nước tiến bộ hay không ? Tại sao ? Câu 7. (3,0 ñiểm) Trình bày vai trò quốc tế của Liên bang Xô viết từ năm 1941 ñến năm 1991. --------------- HẾT --------------• Thí sinh không ñược sử dụng tài liệu. • Giám thị không giải thích gì thêm. Tổng hợp : Châu Tiến Lộc http://suhoctre.hisforum.net CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 8 LỚP 12 THPT NĂM 2011 Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao ñề) (Đề thi có 01 trang, gồm 7 câu) Câu 1. (2,5 ñiểm) Vì sao các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX - ñầu thế kỉ XX ñều thất bại ? Từ sự thất bại của các phong trào ñó, có thể rút ra những bài học gì ? Câu 2. (2,5 ñiểm) Sự thành lập và chương trình hoạt ñộng của Mặt trận Việt Minh. Câu 3. (3,0 ñiểm) Trên cơ sở trình bày và phân tích bài học kinh nghiệm về bạo lực cách mạng và khởi nghĩa vũ trang của Cách mạng tháng Tám 1945, hãy cho biết bài học kinh nghiệm này ñã ñược Đảng ta vận dụng trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) như thế nào ? Câu 4. (3,0 ñiểm) Nêu những ñóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam. Câu 5. (3,0 ñiểm) Chứng minh : Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 là một ñiển hình của nghệ thuật tác chiến hiệp ñồng binh chủng và là ñỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam. Câu 6. (3,0 ñiểm) Sự phân giới tuyến ở Việt Nam và Triều Tiên có phải là biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây trong quan hệ quốc tế thời kì Chiến tranh lạnh hay không ? Tại sao ? Câu 7. (3,0 ñiểm) Từ sau khi tình trạng “Chiến tranh lạnh” kết thúc, nhiều xu thế mới và hiện tượng mới ñã xuất hiện trên thế giới như thế nào ? Liên hệ với công cuộc Đổi mới của Đảng ta. --------------- HẾT --------------• • Thí sinh không ñược sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Tổng hợp : Châu Tiến Lộc http://suhoctre.hisforum.net CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 9 LỚP 12 THPT NĂM 2011 Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao ñề) (Đề thi có 01 trang, gồm 7 câu) Câu 1. (2,5 ñiểm) Sự kiện lịch sử nào ñầu thế kỷ XX mở ñầu cuộc cách mạng chống ñế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc ? Vì sao ? Câu 2. (3,0 ñiểm) Liên bang Xô viết xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) trong hoàn cảnh ñặc biệt như thế nào ? Hoàn cảnh ñó ñã ảnh hưởng ñến ñường lối, biện pháp và nhịp ñộ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô ra sao ? Câu 3. (3,0 ñiểm) Trong những năm 1873 - 1883, phong trào kháng chiến của nhân dân Hà Nội chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp ñã diễn ra như thế nào ? Ý nghĩa của trận Cầu Giấy năm 1873 và trận Cầu Giấy năm 1883 ? Câu 4. (3,0 ñiểm) Sự lựa chọn hai con ñường cứu nước theo khuynh hướng vô sản và tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1920 ? Giải thích vì sao khuynh hướng vô sản lại thắng thế ? Câu 5. (3,0 ñiểm) Lập bảng so sánh những vấn ñề cơ bản của Cách mạng tháng Tám 1945 (mục ñích, nhiệm vụ, lãnh ñạo, lực lượng tham gia, kết quả) với nội dung của Chính cương vắt tắt, Sách lượt vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo năm 1930. Trên cơ sở ñó, hãy xác ñịnh tính chất của cuộc cách mạng này. Câu 6. (3,0 ñiểm) Trình bày những nét chính sự chỉ ñạo của Đảng ta trong việc kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược chống ñế quốc và chống phong kiến trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (từ ngày 19 - 12 - 1946 ñến ngày 21 - 7 - 1954). Câu 7. (2,5 ñiểm) Vì sao Mĩ thất bại trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975) ? Phân tích ảnh hưởng của cuộc chiến tranh này ñến tình hình nước Mĩ. --------------- HẾT --------------• • Thí sinh không ñược sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Biên soạn : Châu Tiến Lộc http://suhoctre.hisforum.net CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 10 LỚP 12 THPT NĂM 2011 Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao ñề) (Đề thi có 01 trang, gồm 7 câu) Câu 1. (3,0 ñiểm) - Vì sao cuối thế kỉ XIX ñầu thế kỉ XX, hệ tư tưởng tư sản ñã lỗi thời trên thế giới mà vẫn du nhập và ñược tiếp nhận ở châu Á trong ñó có Việt Nam ? - Dựa vào ñoạn thơ sau trong tác phẩm Hải ngoại huyết thư của Phan Bội Châu, hãy nhận xét về mối quan hệ giữa “nước” và “dân” : “Nghìn muôn ức triệu người chung góp Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà Người dân ta, của dân ta Dân là nước, nước là nước dân”. (Sách Giáo khoa Lịch sử 12, Nâng cao NXB Giáo dục, 2007, trang 266) Câu 2. (3,0 ñiểm) Vì sao Đảng Cộng Sản Việt Nam ra ñời ngoài hai yếu tố (chủ nghĩa Mác Lênin và phong trào công nhân) còn có tính ñặc thù là phong trào yêu nước ? Câu 3. (3,0 ñiểm) Có ý kiến cho rằng : ñến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 - 1941 thì những hạn chế, thiếu sót của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 mới ñược khắc phục hoàn toàn. Những sự kiện nào xác nhận ý kiến trên là ñúng ? Câu 4. (3,0 ñiểm) Bằng những sự kiện lịch sử trong thời kì tiền khởi nghĩa và trong thời gian tiến hành tổng khởi nghĩa tháng 8 - 1945, hãy chứng minh rằng Cách mạng tháng Tám ñi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Câu 5. (2,5 ñiểm) Trình bày những ñiểm khác nhau về mục tiêu, nhiệm vụ và tổ chức của khối ñại ñoàn kết dân tộc trong thời kì lịch sử 1945 - 1954 so với thời kì lịch sử 1939 - 1945. Câu 6. (3,0 ñiểm) Tại sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao ñộng Việt Nam quyết ñịnh chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công ñầu tiên trong năm 1975 ? Phân tích nghệ thuật quân sự của chiến dịch Tây Nguyên. Chiến dịch này thắng lợi có ý nghĩa như thế nào ñối với toàn bộ tiến trình phát triển của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ? Câu 7. (2,5 ñiểm) Những nhân tố nào giúp cho Hồng quân Liên Xô chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) ? --------------- HẾT --------------• • Thí sinh không ñược sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Tổng hợp : Châu Tiến Lộc http://suhoctre.hisforum.net CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 11 LỚP 12 THPT NĂM 2011 Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao ñề) (Đề thi có 01 trang, gồm 7 câu) Câu 1. (3,0 ñiểm) Tại sao trong những ñiều kiện, bối cảnh, không gian, thời gian và thách thức tương tự Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX - ñầu thế kỉ XX, vương quốc Xiêm ñã thực hiện thành công tư tưởng cải cách, trong khi những tư tưởng canh tân ở nước ta không ñược hiện thực hoá ? Câu 2. (2,0 ñiểm) Sự kiện lịch sử nào ñã diễn ra nằm ngoài mong muốn của các nước ñế quốc và tác ñộng của sự kiện ñó ñến tiến trình của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) ? Câu 3. (3,0 ñiểm) Tại sao nói : Đảng Cộng sản Việt Nam ra ñời là sản phẩm lịch sử của cuộc ñấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam trong ba thập niên ñầu thế kỉ XX ? Câu 4. (3,0 ñiểm) Nêu các hình thức chính quyền cách mạng do Đảng ta chủ trương thành lập từ năm 1930 ñến năm 1945. Phân tích sự giống và khác nhau giữa hình thức chính quyền công nông và hình thức dân chủ cộng hòa. Câu 5. (3,0 ñiểm) Chiến lược “Phản ứng linh hoạt” và “Ngăn ñe thực tế” của ñế quốc Mĩ ñã ñược ứng dụng như thế nào trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975) ? Sự thất bại của các chiến lược này ? Câu 6. (3,0 ñiểm) Bằng những sự kiện lịch sử, hãy chứng minh : trong 25 năm thực hiện công cuộc Đổi mới (1986 - 2010), Việt Nam ngày càng “tham gia tích cực vào các hoạt ñộng của cộng ñồng quốc tế và hội nhập ngày càng sâu rộng vào thế giới hiện ñại”. Câu 7. (3,0 ñiểm) Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, dư luận nước Mĩ ñã kinh ngạc kêu lên : “Trong lịch sử hiện ñại, châu Âu và Bắc Mĩ lần ñầu tiên nhìn châu Á bằng con mắt kinh ngạc”. Theo anh/chị, tại sao lại có hiện tượng như vậy ? --------------- HẾT --------------• • Thí sinh không ñược sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Tổng hợp : Châu Tiến Lộc http://suhoctre.hisforum.net UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN THI: LỊCH SỬ - LỚP 12 - THPT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi 29 tháng 3 năm 2013 ================ Câu 1 (4,0 điểm). Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Dưới tác động của Hội, phong trào công nhân trong những năm 1928 – 1929 phát triển như thế nào và có điểm gì mới? Câu 2 (5,0 điểm). Hội nghị BCH Trung ương tháng 5 – 1941 đã đề ra những chủ trương gì nhằm giải quyết mục tiêu độc lập dân tộc? Ý nghĩa của chủ trương đó đối với thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945. Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị. Câu 3 (5,0 điểm). Trong những năm 1949 – 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta có thuận lợi và khó khăn gì? Đảng và Chính phủ đã giải quyết khó khăn đó như thế nào? Kết quả và ý nghĩa. Câu 4 (3,0 điểm). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Bắc Á có chuyển biến như thế nào? Thập kỉ 80 – 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế ở nước Đông Bắc Á nào có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới? Vì sao. Câu 5 (3,0 điểm). Tại sao từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN mở rộng thành viên và đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế? --------------Hết -------------(Đề thi gồm 01 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung I Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. (4,0điểm) Dưới tác động của Hội, phong trào công nhân trong những năm 1928 – 1929 phát triển như thế nào và có điểm gì mới? * Sư ra đời: - Đến giữa những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào dân tộc dân chủ dâng cao trong cả nước…nhưng thiếu đường lối đúng đắn… - Sau khi học tập và hình thành đường lối cách mạng giải phóng dân tộc theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, cuối năm 1924 NAQ về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyên…..giáo dục…xây dựng… - Tháng 2 – 1925, Người lựa chọn, giác ngộ một số thanh niên trong ….lập ra Cộng sản đoàn… - Tháng 6 – 1925, NAQ thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm….trụ sở tại….cơ quan lãnh đạo cao nhất là…. * Hoat động: - Mở lớp đào tạo cán bộ….sau khi “học xong” bí mật về nước truyền bá….một số gửi sang học….hoặc vào trường…. - Ra báo….. tập hợp các bài giảng, xuất bản Đường Kách mệnh… đã trang bị lí luận….để tuyên truyền… - Hội xây dựng tổ chức cơ sở ở hầu khắp cả nước…. các kì bộ … ra đời….số lượng hội viên tăng… - Cuối năm 1928 thực hiện “vô sản hoá”…để nâng cao ý thức chính trị cho… phong trào công nhân càng phát triển…. - Năm 1929 Hội phân hoá thành hai tổ chức cộng sản….. * Phong trào công nhân 1928 – 1929… - Năm 1928, phong trào công nhân phát triển….trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc …đấu tranh nổ ra nhiều nơi: Mạo Khê, Lộc Ninh… - Năm 1929, phong trào công nhân lên cao trên cả nước với các cuộc bãi công của công nhân ở nhiều nơi như Hải Phòng, Hà Nội… Vinh, Đà Nẵng… Sài Gòn, Phú Riềng…. * Phong trào công nhân có những điểm mới: + Liên kết thành phong trào chung trong cả nước…có tổ chức, đường lối lãnh đạo… + Kết hợp mục tiêu kinh tế và chính trị…sử dụng hình thức đấu tranh chủ yếu là bãi công…. + Thu hút phong trào yêu nước của nông dân, tiểu tư sản… đi theo đường lối vô sản...  Chứng tỏ phong trào công nhân đã phát triển sang đấu tranh tự giác, chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập Đảng đầu năm 1930. Điểm 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Hội nghị BCH Trung ương tháng 5/1941 đã đề ra những chủ trương II (5,0điểm) gì nhằm giải quyết mục tiêu độc lập dân tộc? Ý nghĩa của chủ trương đó đối với thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945. Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị. a. Hoàn cảnh lịch sử: - Chiến tranh thế giới ngày càng ác liệt, Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô sẽ hình thành lực lượng đồng minh chống phát xít... - Việt Nam bị Pháp – Nhật thống trị, vơ vét.....mâu thuẫn dân tộc càng gay gắt.... - Tháng 1 – 1941, NAQ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng... từ ngày 10 đến ngày 19 – 5 – 1941 Hội nghị lần thứ 8 BCH TƯ Đảng họp tại....do Nguyễn Ái Quốc… b. Chủ trương: - Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc... tiếp tục gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất....nêu giảm tô… - Chỉ rõ sau khi đánh đuổi đế quốc....sẽ thành lập Chính phủ nhân dân nước VNDCCH. - Quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh với các hội Cứu quốc giúp đỡ việc thành lập mặt trận ở Lào, Cămpuchia. - Xác định hình thái khởi nghĩa: đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa... - Nhấn mạnh: chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của ... c. Ý nghĩa: - Hoàn chỉnh chủ trương....nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng....và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để… - Đưa cách mạng bước vào thời kì chuẩn bị trực tiếp ....tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền…. - Ra đời MTVM ....Chương trình cứu nước đã thu hút đông đảo ....tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc….  Nghị quyết của Hội nghị quyết định đến thắng lợi tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. d. Vai trò của NAQ. - Chủ trì Hội nghị….. - Giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương….. - Có sáng kiến thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh… với các Hội cứu quốc…. - Chỉ rõ hình thái khởi nghĩa giành chính quyền…..xúc tiến công việc chuẩn bị…. 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Trong những năm 1949 – 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân III (5,0điểm) Pháp của nhân dân ta có thuận lợi và khó khăn gì? Đảng và Chính phủ đã giải quyết khó khăn đó như thế nào? Kết quả và ý nghĩa. * Thuận lợi: - Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra đời.... nối liền cách mạng VN với cách mạng thế 0,25đ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan