Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức các môn học Ngữ văn, Giáo dục công dân, sinh học, Âm nhạc, Mỹ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức các môn học Ngữ văn, Giáo dục công dân, sinh học, Âm nhạc, Mỹ thuật để làm thay đổi thái độ vô cảm của một số học sinh đối với cán bộ giáo viên, nhân viên và bạn bè trong nhà trường Trung học cơ sở

.DOC
17
1063
124

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HAI BÀ TRƯNG TRƯỜNG THCS LÊ NGỌC HÂN Địa chỉ: 41 Lò Đúc, Phường Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 043. 9724944 Email: www.thcslengochan.com TÊN TÌNH HUỐNG: Vận dụng kiến thức các môn học Ngữ văn, Giáo dục công dân, sinh học, Âm nhạc, Mỹ thuật để làm thay đổi thái độ vô cảm của một số học sinh đối với cán bộ giáo viên nhân viên và bạn bè trong nhà trường Trung học cơ sở. - Môn học chính được vận dụng trong giải quyết tình huống: Ngữ văn - Các môn học tích hợp: Giáo dục công dân, Sinh học, Âm nhạc, Mỹ thuật. - Thông tin về học sinh: 1. Phạm Nguyễn Mỹ Linh: Sinh ngày 11/ 5/ 2000 - Lớp 9C 2. Trương Xuân Như: Sinh ngày 05/ 12/ 2000 - Lớp 9C 1 BÀI THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC I) TÊN TÌNH HUỐNG: Vận dụng kiến thức các môn học Ngữ văn, Giáo dục công dân, sinh học, Âm nhạc, Mỹ thuật để làm thay đổi thái độ vô cảm của một số học sinh đối với cán bộ giáo viên, nhân viên và bạn bè trong nhà trường Trung học cơ sở. II) MỤC ĐÍCH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Giúp các bạn hiểu: Vô cảm là gì? Tác hại của thái độ vô cảm như thế nào? Thông qua kiến thức đã học ở các môn học, giúp một số các bạn học sinh vận dụng vào tình huống thực tiễn để làm thay đổi thái độ vô cảm của mình ở cấp THCS. 1. Về kiến thức: - Giúp các bạn học sinh nắm được tác hại của “căn bệnh” vô cảm mà các bạn mắc phải và giúp các bạn hiểu việc loại bỏ nó là vô cùng cần thiết và quan trọng. - Giúp các bạn hiểu rằng căn bệnh vô cảm không chỉ có trong học sinh cấp THCS mà nó còn có ở mọi người xung quanh, đặc biệt là ở giới trẻ ngày nay. - Giúp các bạn tìm ra hạn chế của bản thân và tìm cách khắc phục nó qua: cử chỉ, hành động, lời ăn, tiếng nói,… - Giúp các bạn vận dụng kiến thức các môn học: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Sinh học, Âm nhạc, Mỹ thuật vào ứng xử trong đời sống hàng ngày với cán bộ giáo viên, nhân viên và bạn bè trong nhà trường. 2) Về kĩ năng: - Biết cho đi và nhận lại, biết hoàn thiện nhân cách bản thân. - Biết cách mở cửa tâm hồn mình với thế giới, cuộc sống xung quanh (ngay trong thực tế hàng ngày). - Rèn luyện để trở thành những học sinh thanh lịch, văn minh, sống có trách nhiệm với bản thân, mọi người. - Góp phần xây dựng mái trường chan hòa tình thầy trò, bè bạn. 3) Về thái độ: 2 - Kính trọng, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh và yêu quý chính bản thân mình. - Yêu cuộc sống; yêu thích các môn học, hứng thú học tập để đạt kết quả cao. - Trân trọng và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta qua giao tiếp, ứng xử. III) TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Vô cảm là không có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở trong đó, con người không có một chút cảm xúc hay tình cảm nào mang tính nhân bản đối với sự vật, sự việc diễn ra xung quanh. Người vô cảm chỉ nghĩ đến lợi ích của chính họ mà không quan tâm đến lợi ích của người khác. - Cuộc sống hiện đại ngày nay, bên cạnh mặt tích cực còn có mặt tiêu cực đó là càng xuất hiện nhiều học sinh mắc “chứng bệnh” vô cảm. - Với bài viết này chúng em áp dụng các kiến thức môn học (cấp THCS) để: + Giải quyết tình huống này và giúp một số bạn học sinh trong nhà trường THCS thay đổi thái độ vô cảm của mình theo hướng tích cực nhằm hoàn thiện mình hơn. + Bên cạnh đó còn giúp cho các bạn yêu thích học các môn, ham muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh , thoát ra khỏi vỏ bọc an toàn của mình để hòa nhập vào cuộc sống. + Giúp các bạn thấy việc vận dụng các môn học đơn giản lại có thể làm thay đổi lối sống theo hướng tích cực. IV) PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: 1. Hiểu, nắm vững, vận dụng kiến thức các môn học: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Sinh học, Âm nhạc, Mỹ thuật. Từ đó, bản thân tự rút ra bài học về giao tiếp, ứng xử; tự thay đổi thái độ vô cảm với mọi người xung quanh mình. 2. Thông qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp… các bạn sẽ được “cọ sát” với các tình huống thực tế để từ đó thấy được trong giao tiếp, ứng xử thái độ vô cảm có hại như thế nào với bản thân, với thầy cô và với mọi người xung quanh. 3  V) THUYẾT MINH VỀ TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Dự kiến sẽ có nhiều vấn đề được giải quyết bằng việc vận dụng kiến thức liên môn. Vì vậy, năm học này nhiều buổi sinh hoạt của lớp em sẽ được thực hiện theo chủ đề lớn là “Từ bài học đến cuộc sống quanh em”. Bài dự thi này cũng nằm trong chủ đề đó, với đề tài: “Thay đổi thái độ vô cảm của một số bạn học sinh đối với cán bộ giáo viên, nhân viên và bạn bè trong nhà trường THCS”. Nhận thức được “vô cảm” là một biểu hiện không đẹp trong tâm hồn con người, nhất là đối với tuổi học trò vốn hồn nhiên, vô tư, trong sáng, chúng em mạnh dạn trình bày một giải pháp nhằm làm thay đổi thái độ vô cảm ở một vài trường hợp. Mong muốn các bạn học sinh sẽ lưu tâm để thay đổi, hoàn thiện tâm hồn, nhân cách bản thân. Góp phần làm môi trường sư phạmđẹp hơn, thân thiện hơn, để các bạn học sinh đến trường “được học và học được”. Đề tài được thực hiện trong ba tiết sinh hoạt của ngày thứ bảy. Dưới đây chúng em xin được thuyết trình tóm tắt tiến trình giải quyết tình huống. TIẾT 1: Thảo luận để tìm hiểu về thực trạng vô cảm trong học sinh * Lớp trưởng (chi đội trưởng hoặc một bạn của lớp) điều khiển tiết sinh hoạt-MC. * Chia lớp thành 8 nhóm nhỏ, cử thư ký, đại diện trình bày kết quả. * Phát bảng hỏi dưới đây cho mỗi nhóm: Câu 1. Vô cảm là gì? Câu 2. Trong mái trường mà bạn đang học tập, những ai gặp khó khăn thì bạn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ? Và những ai cũng gặp khó khăn nhưng bạn lại thấy không nhất thiết phải có sự chia sẻ, giúp đỡ? Câu 3. Nêu một số biểu hiện về thái độ vô cảm của một số bạn học sinh trong và ngoài trường học? Câu 4. Vì sao các bạn ấy lại có thái độ đó? * Thảo luận: Các nhóm trình bày phần chuẩn bị, nhận xét. 4 Dưới đây là nội dung thảo luận: Câu 1: Vô cảm là gì? - Là không có cảm xúc. - Là lạnh lùng, không xúc động trước sự việc đáng ra có thể khóc hay cười, hay biểu lộ một trạng thái cảm xúc nào khác… - Là người không có tâm hồn. => Các bạn có cách hiểu hoàn toàn đúng. Câu 2: Trong mái trường mà bạn đang học tập, những ai gặp khó khăn thì bạn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ? Và những ai cũng gặp khó khăn nhưng bạn lại thấy không nhất thiết phải có sự chia sẻ, giúp đỡ? - Sằn sàng giúp đỡ, chia sẻ: + Thầy cô giáo trực tiếp dạy và một số ít giáo viên không dạy mình. + Bạn thân, bạn trong lớp, trong cùng nhóm hoạt động. + Bạn khác giới (có khi vì nể, có cảm tình mà giúp….) => Nên phát huy lối sống này. - Không giúp đỡ, chia sẻ: + Nhiều thầy cô không trực tiếp dạy, các cô bác là lao công, bảo vệ, nhân viên trong trường. + Bạn không thân, khác nhóm hoạt động, khác lớp. => Nhiều khi sự vô tình, vô tâm của các bạn dẫn đến vô cảm lúc nào không hay. Nên điều chỉnh. - Một số ít bạn: với quan điểm “việc ai nấy làm”, “Tự lực cánh sinh”. Tức là không nhất thiết phải chia sẻ, giúp đỡ mọi người. Cứ tự hoàn thành tốt công việc của mình là được. 5 => Biểu hiện rõ thái độ, lối sống vô cảm với bản thân và với mọi người xung quanh. Câu 3. Nêu một số biểu hiện về thái độ vô cảm của một số bạn học sinh trong và ngoài trường học? Biểu hiện của thái độ vô cảm của một học sinh: - Trong trường: + Gây mất đoàn kết, đánh- cãi nhau. + Không hòa đồng với tập thể, ngại tham gia các hoạt động chung. - Ngoài trường: + Đánh cãi nhau gâyhậu quả khôn lường: mất đoàn kết, xảy ra án mạng. + Mặc các cuộc ẩu đả, thay vì can ngăn, gọi người lớn, cơ quan chức năng can thiệp là sự cổ vũ nhiệt tình, quay video, đăng tải trên mạng… => Hậu quả khôn lường sẽ xảy ra khi thái độ vô cảm ngày càng xuất hiện nhiều trong giới học sinh. Câu 4: Vì sao các bạn ấy lại có thái độ đó? - Nguyên nhân của lối sống, thái độ vô cảm ở học sinh: + Do môi trường xã hội. + Do gia đình (truyền thống, sự chăm sóc, dạy dỗ). + Do cá nhân (bản thân học sinh về nhận thức, tâm- sinh lý). => Nguyên nhân đáng chú ý nhất là do CÁ NHÂN. Vì sao vậy? Thứ nhất, xét ở góc độ tâm sinh lí, ta thấy học sinh ở độ tuổi 11-14 tuổi đang ở độ tuổi phát triển, có sự thay đổi lớn về hình thể cũng như về tính cách. Học sinh ở lứa tuổi này có vẻ như đã lớn, song chưa thực sự là người lớn, nhưng cũng không còn là trẻ con. Do vậy, nhiều bạn học sinh rất muốn thể hiện mình, muốn chứng tỏ mình là người lớn. 6 Thứ hai, xét ở góc độ nhận thức, ta thấy thái độ vô cảm thường có ở những bạn học sinh không biết vận dụng những nội dung kiến thức ở các bài học, môn học vào tình huống thực tiễn. Các bạn chưa thấy lợi ích của việc học thực chất, chưa xác định mục đích của học tập. Vì vậy, hiện tượng học đối phó, học để lấy điểm, học không đi đôi với hành, lười học là rất phổ biến. Thực tế cho thấy, các môn học như: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Sinh học, Âm nhạc, Mỹ thuật sẽ cung cấp cho HS những hiểu biết nhất định, để từ đó học sinh dễ dàng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống trong ứng xử giao tiếp, tránh được thái độ vô cảm, vô tâm đối với thầy cô, bè bạn… * Giao nhiệm vụ: MC dành 5 phút giao câu hỏi thảo luận ở tiết 2 cho 5 nhóm chuẩn bị trước ở nhà: Tìm kiến thức cần vận dụng trong mỗi bài học ở các môn: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Sinh học, Âm nhạc, Mỹ thuật để giúp cho học sinh thay đổi thái độ vô cảm đối với cán bộ nhân viên, giáo viên, bạn bè trong nhà trường THCS. (mỗi nhóm một môn) * MC kết luận: Như vậy, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ bằng vật chất, tinh thần sẽ giúp bản thân mỗi học sinh tránh được thái độ vô cảm. Cần có sự quan tâm, giúp đỡ tới bạn bè, thầy cô; thậm chí chỉ cần một ánh mắt, một lời chào một cử chỉ thân thiện với các bác lao công, bảo vệ trong trường cũng đủ giúp các bạn học sinh trở nên đẹp hơn, thanh lịch hơn rất nhiều. Hoàn thiện nhân cách bắt đầu từ việc kìm chế bản thân, không bồng bột nhất thời, không hành động thiếu suy nghĩ. Tất yếu sẽ mất dần đi lối sống vô cảm trong mỗi học sinh hiện nay. TIẾT 2. - Lớp trưởng (chi đội trưởng hoặc một MC của lớp) điều khiển tiết sinh hoạt. - Chia lớp thành 5 nhóm nhỏ (tương ứng 5 môn học), cử thư ký, đại diện trình bày nội dung mà các nhóm đã chuẩn bị ở nhà: Tìm kiến thức cần vận dụng trong mỗi bài 7 học ở các môn Ngữ văn, Giáo dục công dân,Sinh học, Âm nhạc, Mỹ thuật để giúp cho học sinh thay đổi thái độ vô cảm đối với cán bộ nhân viên, giáo viên, bạn bè trong nhà trường THCS. - Các nhóm lần lượt trình bày theo từng môn và nhận xét. Dưới đây chúng em xin tổng hợp lại các kiến thức được chọn để vận dụng vào việc giúp cho một số bạn học sinh thay đổi thái độ vô cảm đối với cán bộ nhân viên, giáo viên, bạn bè trong nhà trường THCS. a) Môn Ngữ Văn: * Lớp 6: Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Tô Hoài) + Kiến thức cần vận dụng: . Bởi tính kiêu căng xốc nổi cùng với trò đùa của Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. + Bài học rút ra: . Cần phải biết cảm thông, đồng cảm, chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh. . Không kiêu căng, tự phụ. Phải biết mình, biết người, biết đồng cảm, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn. * Lớp 7: Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài). + Kiến thức cần vận dụng: - Cuộc chia tay thật cảm động giữa Thủy với cô giáo và các bạn. + Bài học rút ra: - Trân trọng tình cảm của thầy cô, bè bạn. Cần lắm sự quan tâm, động viên của nhà trường, bè bạn khi ai đó gặp hoàn cảnh gia đình éo le… * Lớp 8: - Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” (Ô Hen-ri): + Kiến thức cần vận dụng: - Giôn-xi đã hồi sinh nhờ có sự chăm sóc tận tình, chu đáo của Xiu, đặc biệt là nhờ vào sự hy sinh cao cả, thầm lặng của cụ Bơ-men. 8 + Bài học rút ra: Tình bạn, tình người sẽ luôn có sức sống mãnh liệt, là thần dược giúp con người trở nên mạnh mẽ hơn, nghị lực hơn vượt qua khó khăn trong cuộc sống, vượt qua cái chết được hồi sinh. - Trong văn bản “Lão Hạc”, Nam Cao đã viết: + Kiến thức cần vận dụng: Do hoàn cảnh cuộc sống khó khăn, phải lo nghĩ quá nhiều thứ mà nhiều khi con người ta không thể tốt mãi được, không thể quan tâm đến người khác được. Đó là nguyên nhân sinh ra lòng ích kỷ. Nhân vật ông giáo trong câu chuyện là người có lòng vị tha: hiểu vợ, không trách vợ mình khi người phụ nữ ấy đã không chia sẻ với lão Hạc; nhưng đồng thời ông cũng vẫn rất thương cảm muốn chia sẻ với khó khăn mà lão Hạc phải đối mặt. “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ đáng thương; không bao giờ ta thương… Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?” + Bài học rút ra: Học tập nhân vật ông giáo, để đôi khi chúng ta cần quên nỗi đau của riêng mình để nghĩ đến những nỗi đau, những khó khăn của bạn bè, của người thân quanh ta. Đó là một cô giáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng vẫn dạy tốt, ân cần với học sinh; đó là bác lao công vất vả để suốt buổi học trường lớp được sạch đẹp, các bạn học sinh có nước uống hàng giờ; đó còn có thể là một người bạn cùng bàn có hoàn cảnh khó khăn nhưng lại rất chăm ngoan, học giỏi… * Lớp 9: Văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều- Nguyễn Du) + Kiến thức cần vận dụng: - Nỗi nhớ của Kiều về cha mẹ, về Kim Trọng thể hiện tấm lòng hiếu thảo, vị tha của nàng. + Bài học rút ra: - Trường học, lớp học cũng là mái nhà yêu thương của mỗi học sinh. Vì vậy, học tập Thúy Kiều đức tính tốt đẹp ấy là thể hiện lòng biết ơn với thầy cô, vị tha với bè bạn… b) Môn Giáo dục công dân: 9 * Lớp 6: Bài “Mục đích học tập của học sinh” + Kiến thức cần vận dụng: . Cách xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý, biết hợp tác trong học tập. . Tỏ ý chí, nghị lực tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, hoàn thành kế hoạch học tập. Khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác với bạn bè trong hoạt động học tập. + Bài học rút ra: Biết xác định nhiệm vụ chính là học tập; Thấy được vai trò của thầy và bạn trong quá trình học tập: “Học thầy không tày học bạn”; “Không thầy đố mày làm nên”; biết phát huy hiệu quả của “Đôi bạn cùng tiến”… * Lớp 7: Bài “Tôn sư trọng đạo” + Kiến thức cần vận dụng: . Học sinh có thái độ biết ơn, kính trọng với thầy cô giáo. . Phê phán những ai có thái độ và hành vi vô ơn với thầy cô giáo. . Giúp cho Hs biết tự rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo. + Bài học rút ra: Giúp các bạn học hiểu được đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, biết yêu thương và kính trọng thầy cô giáo mình thêm nữa * Lớp 8: - Bài “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình” + Kiến thức cần vận dụng: Quyền là được hưởng, nghĩa vụ là phải làm; Hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình; ý nghĩa của các quy định đó. + Bài học rút ra: Ai cũng có quyền và nghĩa vụ. Học sinh được cha mẹ nuôi dưỡng, thầy cô dạy dỗ, bởi vậy phải trọn đạo làm con đồng thời phải trọn đạo làm trò: coi thầy cô như cha mẹ mình… - Bài “Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh” 10 + Kiến thức cần vận dụng: . Tình bạn trong sáng và lành mạnh rất quan trọng đối với con người trong cuộc sống. . Có thái độ quý trọng tình bạn; mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng và lành mạnh. + Bài học rút ra: “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” => Yêu quý, chia sẻ, giúp đỡ bạn. Cùng thi đua vượt khó, học tốt. Phát huy “Đôi bạn cùng tiến”… * Lớp 9: Bài “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” + Kiến thức cần vận dụng: . HS có thái độ tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. . Biết phê phán đối với thái độ và việc làm thiếu tôn trọng, phủ định xa rời truyền thống dân tộc. . Tích cực học tập và tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ truyền thống dân tộc. + Bài học rút ra: Tiếp nối, phát huy truyền thống nhà trường: “Tôn sư trọng đạo”; “Kính thầy yêu bạn”; “Kính trên, nhường dưới”; “Tương thân, tương ái”; Đoàn kết, giúp đỡ… c) Môn Sinh học: * Lớp 9: Bài “Quần thể người” + Kiến thức cần vận dụng: Phân biệt sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật: Quần thể người có những đặc điểm sinh học như những quần thể sinh vật khác. Tuy nhiên, quần thể người còn có những đặc trưng kinh tế- xã hội mà quần thể sinh vật khác không có. Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh … + Bài học rút ra: Con người có lao động và tư duy, đây là điểm khác biệt cơ bản để phân biệt con người với các sinh vật khác. Vì học sinh được hình thành nhân cách ở 11 cả ba môi trường: gia đình- nhà trường- xã hội. Trong khi học được bài học này khi còn là học sinh lớp 9. Vì vậy, hơn hết học sinh chúng ta cần thể hiện nét đẹp văn minh, thanh lịch ở ngay chính trong lớp học, trường học của mình. Đó là phải biết ứng xử có văn hóa, biết yêu thương, chia sẻ với thầy cô, với các cô bác nhân viên và với các bạn bè. d) Môn Âm nhạc: - Lớp 6, học hát bài “Tia nắng hạt mưa”: + Kiến thức cần vận dụng: nét nhạc vui tươi, trong sáng, bài hát thể hiện tình bạn vô tư trong sáng của tuổi học trò; + Bài học rút ra: thấy được người bạn cùng bàn, cùng lớp thật đáng yêu, đáng mến. Cùng với nhiều bài hát, bản nhạc được học, chúng em thấy được âm nhạc đã góp phần giúp con người có nhiều xúc cảm hơn trong cuộc sống. Âm nhạc giúp cho mỗi con người chúng ta bộc lộ được những cảm xúc không nói được thành lời, biết yêu thương nhiều hơn trong cuộc sống. d) Môn Mỹ thuật: - Lớp 6: bài “Màu sắc”, bài “Màu sắc trong trang trí”: + Kiến thức cần vận dụng: . Cách chọn màu sắc, phối màu, pha màu. Đây là một trong những kiến thức cơ bản của hội họa sẽ giúp học sinh có khả năng vẽ thành công các đề tài khác nhau. + Bài học rút ra: ứng dụng vào các cuộc thi vẽ báo tường (20/11), vẽ bưu thiếp tặng thầy cô, bạn bè nhân ngày lễ, tết... Điều quan trọng hơn là qua bức vẽ trên trang giấy, chúng ta có thể thấy tâm hồn mình trong mỗi bức vẽ, thấy được tình cảm của mình với mọi người xung quanh... Vẽ được bức tranh đẹp đòi hỏi ở người vẽ nó phải có niềm say mê, tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người xung quanh. Hội họa giúp cho con người ta biết yêu thương cuộc sống xung quanh, hòa nhập với thế giới và quan trọng nhất là biết nhìn vạn vật bằng con mắt tươi mới, tin yêu. 12 * Giao nhiệm vụ: MC dành 5 phút giao các nhóm thực hiện theo từng nội dung sau để chuẩn bị cho tiết 3: - Vẽ tranh/ chụp ảnh với chủ đề “Vô cảm lấy đi tình thầy trò, bè bạn” - Chuẩn bị quà, nam châm, bút dạ, giấy A4… - Chuẩn bị 2 đến 3 tiết mục văn nghệ, trò chơi với chủ đề thầy cô, bạn bè và mái trường… (theo phân công cụ thể) * MC kết luận: Thay đổi thái độ vô cảm không thể một sớm, một chiều. Càng không thể được bắt đầu từ một bài học luân lý khô khan, một lời dạy giáo điều… Mà với tinh thần “mưa dầm thấm lâu”, chắt chiu từ mỗi bài học ở các môn học để tích lũy cho bản thân kinh nghiệm ứng xử, để thay đổi thái độ vô tâm- vô cảm là việc làm hằng ngày của mỗi học sinh chúng ta. Đó chính là mong muốn của nhà trường, của gia đình và của toàn xã hội. TIẾT 3: * Chuẩn bị ở nhà: - Vẽ tranh/ chụp ảnh với chủ đề “Vô cảm lấy đi tình thầy trò, bè bạn” - Chuẩn bị quà, nam châm, bút dạ, giấy A4… 13 - Chuẩn bị 2 đến 3 tiết mục văn nghệ, trò chơi với chủ đề thầy cô, bạn bè và mái trường… (theo phân công cụ thể) * Ở lớp: MC điều khiển chương trình: + Mời đại diện các tổ dán các bài viết, vẽ / ảnh chụp đã chuẩn bị lên bảng. Lần lượt đại diện các tổ trình bày. + Mời các bạn HS có lời bình đặc sắc cho tranh/ảnh của tổ 2,4. Mục đích để các bạn thấy được ý nghĩa của các bức tranh có liên quan đến chủ đề. Dưới đây, chúng em xin minh họa một số bức tranh, ảnh và lời bình. Tranh của Trương Xuân Như- Cô giáo chủ nhiệm và học sinh lớp 9C. Lời bình: “Tấm lòng cô là tương lai của con. Con biết ơn cô nhiều lắm!” MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA NÊN… 14 Lời bình: “ Đừng nghĩ không phải việc của bạn, mà đó chính là việc bạn nên làm! Đừng nghĩ mình cần được nghỉ ngơi, nếu có thể hãy mở lòng để trở nên nhân ái! Đừng nghĩ mình có quyền được hưởng thụ, còn khó khăn chẳng chia sẻ cùng ai! Hãy sống tốt, vị tha! Tương lai tươi sáng sẽ chào đón bạn!” KHÔNGNÊN… Lời bình: “Trầm và sâu, không bồng bột, xốc nổi. Không hành động thiếu suy nghĩ!” Lời bình: “Hạnh phúc được chăng… Khi bạn cười vui trên nỗi đau người khác?” Lời bình: “Một ngày không xa, “vô cảm” sẽ lấy đi tình bạn vô tư, trong sáng”. NÉT ĐẸP TUỔI HOA 15 Lời bình: Mái trường, bè bạn cùng em Đi theo năm tháng, thiêng liêng tình người Chia sẻ, niềm vui nhân đôi Nỗi buồn vơi nửa, em đời nào quên! * MC kết luận: 16 Nội dung sinh hoạt của 3 tiết trên là sự gợi mở, với mong muốn các bạn hãy cố gắng vận dụng các kiến thức từ các môn học như: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Sinh học, Âm nhạc, Mỹ thuật để trang bị thêm cho mình kỹ năng ứng xử đẹp trong nhà trường nói riêng cũng như trong cuộc sống nói chung. Thông điệp rút ra từ các tiết sinh hoạt là: “Nếp sống đẹp, tuổi thơ em ở đó Nhớ lời thầy nhắc nhở mỗi sớm mai Miệt mài trang vở luyện tài Kính thầy, yêu bạn, một hai ghi lòng.” VI) Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Với những hiểu biết còn hạn chế, chúng em mạnh dạn nêu cách vận dụng kiến thức các môn học Ngữ văn, Sinh học, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mỹ thuật đã được học trong chương trình THCS nhằm làm thay đổi thái độ, lối sống vô cảm của một số học sinh trong nhà trường THCS. Hy vọng nhận được sự đồng tình hưởng ứng của các bạn học sinh trong, ngoài trường học. Cùng chung tay xây dựng để mái trường THCS- ngôi nhà thứ hai của chúng taluôn ấm áp tình yêu thương, luôn rạng rỡ nụ cười cho mỗi sớm chiều cắp sách. Từ bài dự thi này, chúng em mong muốn giúp các bạn học sinh cùng trang lứa hiểu được tầm quan trọng của “học đi đôi với hành”, biết áp dụng linh hoạt các kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Để: - Góp phần giữ gìn và phát huy đạo lý truyền thống tốt đẹp của cha ông. - Giúp cho các bạn học sinh hoàn thiện nhân cách, có được lối sống đẹp, văn minh- thanh lịch- hiện đại để trở thành con người có ích cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội. - Xây dựng một thế giới tươi đẹp hơn, ngập tràn tình yêu thương giữa con người với con người. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan