Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống (hóa học 11) nuôi ba ba...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống (hóa học 11) nuôi ba ba hoa diệt ốc bươu vàng”

.PDF
8
1269
62

Mô tả:

Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC - Sở giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội - Phòng giáo dục và đào tạo Hà Nội - Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ - Địa chỉ: 560B – Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội - Thông tin về học sinh: Nguyễn Thị Vân Anh - Lớp: 11 - Hóa 1 Nguyễn Thị Vân Anh- Lớp 11 Hóa 1- Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ 1 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn 1. TÊN TÌNH HUỐNG: “NUÔI BA BA HOA DIỆT ỐC BƯƠU VÀNG” 2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Vận dụng kiến thức liên môn để áp dụng vào nuôi ba ba hoa đạt hiệu quả ,vừa giúp nhà nông diệt ốc bươu vàng ,làm tăng năng xuất lúa,có thêm nguồn thu nhập ,vừa bảo vệ môi trường (do ốc bị vứt bừa bãi ,chất thành đống). 3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã áp dụng kiến thức của những môn học sau để giải quyết việc “Nuôi ba ba hoa diệt ốc bươu vàng”: -Về Toán học: + Đo diện tích ao bể + Đo độ sâu của nước + Ước lượng số ba ba có thể thả: Cỡ giống từ 50g-100g thả từ 10-15 con/1m2; cỡ giống 200g thả từ 4-7 con/1m2 + Ước lượng lượng thức ăn cần thiết hàng ngày cho ba ba. - Về sinh học: + Tập tính sống: Ba ba sống dưới nước là chính, có thể sống trên cạn. Ba ba thở bằng phổi là chủ yếu nên thỉnh thoảng phải nhô lên mặt nước để hít thở không khí. Ba ba lên khỏi mặt nước khi có nhu cầu di chuyển đẻ trứng, phơi lưng. Ba ba thích sống nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn, kín đáo. + Tập tính ăn: Ba ba ăn chủ yếu là động vật. Có thể dùng kiến thức về tập tính động vật sống dưới nước nuôi xen ( các loại động vật không xương sống như Nguyễn Thị Vân Anh- Lớp 11 Hóa 1- Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ 2 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn trùng chỉ, giun, các loại cá như cá tép nhỏ, cá mè, trôi trắm để dọn sạch ao và làm thức ăn cho ba ba). + Sinh trưởng: Ba ba lúc mới nở: Từ 3-6 gam/1con. Từ cỡ giống 100200g/1con, sau 6-8 tháng đạt cỡ 0,5->0,8kg/con. + Sinh sản: Ba ba hoa cỡ 0,5kg thì mới bắt đầu đẻ trứng. Thường đẻ vào mùa mưa: Ban đêm bò lên bờ tìm chỗ kín đáo, có đất cát ẩm, tơi xốp bới tổ đẻ trứng. - Về vật lý: Nuôi ba ba hoa ở nơi có ánh nắng, xung quanh ao bể nên trồng cây tạo bóng mát (Bầu, bí, mướp, …). - Về công nghệ: Vỏ ốc phân hủy làm phân bón cho cây. 4+5. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG VÀ THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: * Chỗ ở của ba ba: - Nuôi trong ao: + Diện tích: 100-600m2 + Độ sâu: Từ 1 – 1,5m + Độ trong của nước: 30cm; đáy ao có lớp bùn dày từ 10-20 cm + Nước sạch, cấp thoát nước chủ động, yên tĩnh, gần nhà để dễ bảo vệ. + Quanh ao, vườn xây tường cao 0,7-0,8m, đỉnh tường có gờ gang rộng 10cm để ba ba khỏi đi mất. Khoảng cách giữa ao và tường bảo vệ tốt nhất để rộng 1m và trồng cây bóng mát. Bờ ao dốc thoải, hay bắc cầu, tạo 1-2 lối cho ba ba dễ lên xuống phơi mình tắm nắng. Nguyễn Thị Vân Anh- Lớp 11 Hóa 1- Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ 3 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn - Nuôi trong bể xi măng: Diện tích 10m2. Nước sâu 0,6-1m. Có cống tràn (Miệng cống ngăn bằng lưới sắt) để giữ mức nước cố định ở mức cao nhất, có cống tháo ở đáy để bớt công bơm, tát nước. Quanh bể cũng nên để một khoảng đất trồng cây bóng mát, bắc cầu cho ba ba len xuống, thềm để ngập nước và thả kín bèo tây (giúp ba ba có chỗ ẩn). * Về chọn giống: - Ba ba phân bố chủ yếu ở vùng nước ngọt thuộc đồng bằng sông Hồng Ba ba hoa - Cỡ giống: Tốt nhất là lớn hơn 100 gam/con. - Khi chọn giống: Cần chọn những con khỏe (Khi lật ngửa có thể tự lật sấp lại ngay), có ngoại hình hoàn chỉnh, không bị xây sát, chảy máu, không chọn ba ba bị câu hay bị đánh điện vì loại này dễ bị thương hay bị liệt dễ chết. - Giống được chọn nên đồng cỡ. Nguyễn Thị Vân Anh- Lớp 11 Hóa 1- Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ 4 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn * Thả giống: - Trước khi thả giống phải tẩy dọn ao bể. - Thả giống tốt nhất là vào khoảng tháng 2-3 dương lịch. * Thức ăn: - Bệ, máng đựng thức ăn cho ba ba đặt ổn định: Bệ được xây bằng gạch lát xi măng, máng được đóng bằng gỗ có thành cao 5-10cm. Trong ao nên có từ 2-4 bệ máng thức ăn, bể thì cần 1-2 máng. Bệ, máng chìm ngập sâu 20cm. Có thể dùng mẹt, nia treo ngập nước 20cm. - Thức ăn cho ba ba có 3 loại chủ yếu: Thức ăn động vật tươi sống, thức ăn động vật khô, thức ăn công nghiệp. Nhưng phổ biến nhất là thức ăn động vật tươi sống. Thức ăn tươi sống gồm động vật còn nguyên con, còn sống hoặc đã chết nhưng thịt còn tươi như cá (cá mè trắng, cá tép, …); động vật giáp xác (tôm, cua); côn trùng (giun đất, nhộng tằm). Thay vì việc cho ba ba ăn những loài động vật không hẳn rẻ tiền đó, tại sao chúng ta không tận dụng ốc bươu vàng- loài động vật ngoại lai hại lúa nhưng lại giàu đạm, khoáng và sinh tố, đặc biệt lại có sẵn trong thiên nhiên làm nguồn thức ăn chủ yếu cho ba ba? Ốc bươu vàng Nguyễn Thị Vân Anh- Lớp 11 Hóa 1- Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ 5 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn Thức ăn phải vừa miệng ba ba: + Ba ba mới nở: Ăn động vật phù du (Thủy trần); giun nước (trùng chỉ); giun quế + Ba ba giống mới bắt về: Ta có thể giã nhuyễn ốc bươu vàng cho ăn hoặc cũng có thể tỉ mỉ hơn: Đem ốc bươu vàng đi luộc nhể lấy thịt, băm nhuyễn ra rồi thả xuống cho ba ba ăn. Thỉnh thoảng có thể thay đổi thức ăn cho ba ba để tránh nhàm chán: Cá hoặc giun đất, … + Ba ba đã lớn: 0,5 – 2kg; ta có thể bắt ốc bươu vàng con cho chúng ăn trực tiếp. Đối với phần cứng ba ba không ăn được: Vỏ ốc bươu vàng, ta có thể sử dụng để chăn nuôi động vật trên bờ như gà vịt, .., hoặc cũng có thể tán nhỏ đem đi đốt thành tro rồi dùng để làm phân bón rất tốt cho cây trồng. - Ba ba mới nở ngày cho ăn từ 3-4 lần, ba ba giống từ 2- 3 lần, ba ba thịt và ba ba bố mẹ từ 1-2 lần/ngày, lượng cho ăn buổi tối nhiều hơn buổi sáng. - Lượng thức ăn cho ăn trong 01 ngày đêm là: Ba ba mới nở 15-16%, ba ba giống 10-12%, ba ba thịt và ba ba bố mẹ: 3-6% so với trọng lượng ba ba nuôi trong ao. - Đối với các ao rộng, bể nuôi ba ba với mật độ thưa có thể kết hợp nuôi cá tép nhỏ, cá mè, trôi, trắm, chép…cho ba ba tự bắt ăn dần, không nhất thiết phải cho ba ba ăn hàng ngày. Dùng phân xanh, phân vô cơ để gây nuôi động , thực vật làm thức ăn cho tép nhỏ, cá mè… hoặc có thể dùng các loại cám cho tép nhỏ, cá mè… ăn trực tiếp. - Trước khi cho ăn phải dọn sạch sàn bệ, máng cho ăn. - Ở miền bắc, trước khi vào mùa đông cho ăn thức ăn giàu dinh dưỡng và có độ béo cao như mỡ trâu, bò, …để ba ba tích lũy mỡ dùng trong mùa đông. Nguyễn Thị Vân Anh- Lớp 11 Hóa 1- Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ 6 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn * Quản lý và chăm sóc: Sức đề kháng của ba ba khá mạnh trong quá trình nuôi ít sinh bệnh, nhưng nếu quản lý không tốt thì sẽ vẫn bị bệnh. - Nơi ở cho ba ba phải đảm bảo yên tĩnh, hạn chế tháo nước, đánh bắt gây hoảng sợ. - Không để nước ao, bể bị bẩn, bị thối bản, có thể thả cá chép, diếc, trôi để làm sạch ao. - Vào mùa đông (tháng 12- tháng 3 năm sau) ngoài biện pháp cho ăn tích cực, cần có biện pháp chống rét: Dâng cao mực nước hay thả bèo tây 1/2 diện tích ao bể. * Thu hoạch: - Có thể xuống ao, bể mò bắt, kéo lưới, cất vó khi muốn thu tỉa. - Thu toàn bộ: Tháo cạn tát ao để bắt. - Mùa thu hoạch chủ yếu vào tháng 11 -12 và tháng 1 dương lịch, mùa này nhiệt độ thấp, tỉ lệ ba ba sống cao. 6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Các biện pháp trên đều được lấy từ những kinh nghiệm đời sống và những kiến thức đã học. Ví dụ như: Vỏ ốc đem đốt tạo thành tro dùng để làm phân bón rất tốt cho cây trồng. Phương pháp này dựa trên cơ sở môn công nghệ: Khi xác động thực vật phân hủy sé góp phần làm tăng nguồn dinh dưỡng cho đất, giúp tăng năng suất cây trồng. Đây là có thể làm một cách rất dễ làm phân bón cho cây nhưng không phải ai cũng biết áp dụng. Trong thực tế, hầu như chúng ta chỉ biết vứt xác ốc bươu vàng thành đống hoặc vứt dải dác, gây ô nhiễm môi trường mà không biết dùng tro của chúng làm phân bón cho cây thay thế các loại phân bón có sẵn. Sức đề kháng của ba ba khá mạnh, trong quá trình nuôi ít sinh bệnh. Nuôi ba ba vừa giúp nhà nông diệt ốc bươu vàng, bảo vệ môi trường, làm tăng năng suất lúa, vừa có thêm nguồn thu nhập ổn định đời sống. Nguyễn Thị Vân Anh- Lớp 11 Hóa 1- Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ 7 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn Trên đây là một số học hỏi của bản thân tôi về tự nhiên và những hiểu biết dựa trên những gì đã được học. Mong rằng các biện pháp này sẽ được áp dụng trong thực tế giúp người nông dân có thêm một số kinh nghiệm làm giàu tăng kinh tế gia đình. Hà Nội, ngày 29/10/2014 Người viết đề tài Nguyễn Thị Vân Anh Nguyễn Thị Vân Anh- Lớp 11 Hóa 1- Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan