Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh thcs

.DOC
9
756
106

Mô tả:

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH THCS - Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố: Hà Nội. - Phòng Giáo dục và Đào tạo: Mỹ Đức. - Trường: Trung học cơ sở Hương Sơn. - Địa chỉ: Hương Sơn - Mỹ Đức – Hà Nội. - Điện thoại: 01672743368 - Email: [email protected] - Tên tình huống : “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.” - Môn học chính được học sinh vận dụng trong giải quyết tình huống: Ngữ Văn. - Các môn học tích hợp: Toán, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Công dân… - Học sinh : NGUYỄN THỊ MINH ANH Ngày sinh: 2/3/2000 Lớp: 9A2 I.Tên tình huống : “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” II. Mục tiêu giải quyết tình huống: Hiện nay cuộc sống của chúng ta ngày càng phát triển, các phương tiện máy móc, phương tiện giao thông, các nhà máy, xí nghiệp mọc lên như nấm,…kéo theo đó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề gây nhức nhối đối với toàn xã hội. Như ô nhiễm nguồn nước, không khí,… làm cho con người sinh bệnh, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan môi trường . Vậy cụ thể tác hại của nó và cách khắc phục là gì? III, Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: a.Trước tiên, ta cần phải liệt kê những thành phần nếu không biết cách sử dụng sẽ gây hại tới môi trường: Rác là những đồ vật, đồ ăn, thức uống đã qua sử dụng hoặc không còn sử dụng được nữa. Xét về khía cạnh của hóa học, rác sau khi bị phân hủy sẽ gây nên mùi khó chịu và thu hút rất nhiều sinh vật ký trùng. Rác có thể trở thành các chất độc hại cũng như các chất có lợi. Các hợp chất hữu cơ sẽ là một loại phân bón thần kỳ cho cây cối, và tạo ra sự màu mỡ cho đất đai. Bên cạnh đó, các chất độc hại thì không thể kể đến khi chúng được vứt xuống môi trường nước vô hình chúng sẽ gây khó chịu gây chết các sinh vật dưới nước, làm ô nhiễm nguồn nước vốn trong xanh của chúng ta. Rác thải làm ao hồ tắc nghẽn và là điều kiện cho thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ “ hợp tác “cùng. Lúc này nguồn nước sẽ chứa một hàm lượng chì, các chất oxy hóa như NH 4 ,NO 2 , NO 3 vượt quá mức quy định không chỉ có nguồn nước mà không khí cũng đang ở trạng thái “cấp cứu “ do khí thải ra từ các nhà máy công nghiệp như lò gạch, xi măng …gây ra các hiện tượng như mưa a xít khói bụi và nguy hiểm hơn là hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Những điều trên gây ra những bệnh sinh lý ở người như ung thư, viêm phổi , tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn Feca, ecolyrm phát triển. Vậy nguyên nhân là do đâu ? Đó chính là lý do ý thức của người dân quá kém vẫn đổ rác thải không đúng nơi quy định. Hay, các công ty tư nhân ,xí nghiệp còn chưa tự giác, không nghĩ đến hậu quả mai sau, chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt của họ. Và chúng ta từng được nghe đến người dân du canh du cư của một số dân tộc ít người thường xuyên chặt cây đốt rừng như một công việc bình thường hằng ngày phải làm để biến thành nương rẫy trồng ngô, trồng khoai. Và sau khi mảnh đất đó không được chăm sóc tốt, không phân bón thì chúng dần bị bàc màu, làm năng suất không cao cho rau, củ nhỏ, bắp bé…Những người du canh đó sẵn sàng bỏ chúng đi tìm một mảnh đất mới để trồng trọt. Tự hỏi rằng đó không phải ý thức của người dân chưa được “ khai hóa” hay sao ?. Không chỉ có những người dân thật thà, chất phác mới làm vậy mà cả những công chức lãnh đạo các công ty, những người có bằng cấp cao hay sao? Đương nhiên không phải họ đốt nương làm rẫy mà là họ đang khai thác tài nguyên không khoa học. Tài nguyên nước ta được coi là phong phú, đa dạng và “ giàu”. Thế nhưng chúng ta bị khai thác quá nhiều và không được cải tạo thì chúng ta có còn “giàu” hay không? Hơn thế nữa một số hầm mỏ của chúng ta khi được khai thác thì chúng cũng thải ra môi trường khá nhiều chất độc hại mà các nhà chức trách chưa có biện pháp “ thu “ lại. Khai thác khoáng sản có thể làm giàu thêm đất nước nhưng cũng có thể phá hủy nó. Nên khi khai thác, xin các nhà chức trách hãy cận trọng hơn nữa và suy xét cho sâu xa. b.Hậu quả của môi trường bị ô nhiễm: Theo thống kê ở thành phố Hà Nội - thủ đô của cả nước thì có khoảng 300.000 m 3 đến 400.000 m 3 / ngày là nước thải bị đổ trực tiếp ra môi trường như đổ ra sông , hồ. Lượng rác thải cứng chưa được thu gom khoảng 1.200 tấn/ ngày. Còn ở thành phố Hồ Chí Minh thì lớn hơn có khoảng 4.000 tấn rác/ ngày. Ngày càng phát hiện các loại tảo độc, vi khuẩn Feca colyorm trung bình từ 1.500MNP đến 3.500 MNP/100 ml. Độ oxy hóa hòa tan vượt từ 5 đến 10 lần thậm chí 20 lần TCCP dẫn đến tỷ lệ người mắc bệnh ung thư của cả nước tăng nhanh. Cả nước có gần 200.000 người bị bệnh ung thư.Và diện tích rừng còn bị thu hẹp đáng kể gây nên bão lũ lụt không thể ngăn chặn được vì rừng đầu nguồn bị chặt phá quá nhiều. Số lượng những cơn bão, lũ lụt đổ bộ vào nước ta gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của cải của người dân. Không chỉ có thiệt hại về kinh tế mà còn ô nhiễm môi trường gây ra thiệt hại nặng về ngành du lịch vốn là tiềm năng phát triển lớn của nước nhà. Từ xa xưa, ông cha ta luôn tự hào về “rừng vàng biển bạc” vì được thiên nhiên ưu ái nhiều . Vẻ đẹp bí ẩn của những hang động, sự tươi mát thích thú của những bãi biển đẹp đã thu hút rất nhiều du khách về đây thăm quan trầm trồ ngưỡng mộ, phải nuốt tiếc khi rời xa. Du lịch đã đem đến cho chúng ta nhiều tiền bạc, góp phần xây dựng đất nước . Vậy mà nhiều nơi những bãi biển đầy là rác. Những con suối trong xanh không còn nhìn thấy đáy nữa. Những khu rừng không còn cổ kính ,oai hùng ,muôn thú không còn đa dạng, nhiều loài đã bị tuyệt chủng vì điều kiện sinh thái không còn phù hợp nữa. Lượng du khách đổ về không còn nhiều nữa, vậy chúng ta sẽ mất một khoản lợi nhuận lớn về du lịch. IV. Giải pháp giải quyết tình huống Môi trường đang ở trong trạng thái khẩn cấp cần sự bảo vệ chung tay của mọi người. Và cái mà chúng ta cần là phải có những cách khắc phục hiệu quả, sát thực vì nếu nó quá vĩ mô thì chúng ta cũng khó khăn khi thực hiện. Các nhà chức trách hãy vào cuộc, chú tâm tới việc bảo vệ môi trường . Hãy mạnh tay với những nhà máy thải khí ra môi trường và nước thải ra sông , ngòi khi chưa qua xử lý. Hãy cùng hợp tác khuyến khích và giúp đỡ các doanh nghiệp để chế tạo ra những máy móc lọc thải khí độc, những ngành công nghiệp sử dụng ít hóa chất , phân bố lại những khu công nghiệp, vừa góp phần giảm bớt số lượng khí độc hại tập trung ở một nơi, vừa có thể đem lại công việc ổn định cho người dân ở những vùng nông thôn. Mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân hãy cùng hợp tác, thực hiện nghiêm túc và sáng tạo những điều luật được ban hành. Hãy nâng cao ý thức, tinh thần cộng đồng. V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống. Chúng ta thường nghĩ “ nói thì dễ làm thì khó”. Có lẽ làm khó thật nhưng nếu chúng ta cố gắng bù đắp dần, nỗ lực hơn thì không lí do gì mà lại không thành công. Đất nước chúng ta nhỏ bé, con người chúng ta nhỏ bé nhưng vẫn chiến thắng được những cường quốc lớn hơn phải không các bạn? Chúng ta hãy giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường bằng cách đào tạo những nhân tài về ngành quản lý . Hãy đãi ngộ họ - Những nguyên khí của quốc gia, hãy đầu tư để họ học những tấm bằng chuyên sâu hơn. Và những nhân tài của đất nước, khi đã giỏi giang hơn, xin đừng quên đất nước vẫn cần vẫn đang chờ đợi . Nhà nước hãy tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hãy hợp tác vào các dự án bảo vệ môi trường của các tổ chức lớn trên thế giới. Ta có thể biết nhiều hơn về cách thức bảo vệ môi trường và có thể nỗ lực để giành về những khoản đầu tư và sự chú ý của họ. *Giải pháp cụ thể: Nằm trên địa bàn xã Hương Sơn, nơi có lễ hội Chùa Hương kéo dài tới ba tháng trong năm (từ tháng Giêng cho đến tháng Ba), mang theo rất nhiều tiềm năng về kinh tế song cũng ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề ô nhiễm môi trường: rác thải, muỗi, ruồi, bụi bặm, dịch bệnh phát sinh…. Để giải quyết vấn đề trên em thay mặt cho các bạn học sinh lớp 9A2 nói riêng, các bạn học sinh trường THCS Hương Sơn nói chung muốn nói lên tiếng nói của mình về vấn đề bảo vệ môi trường: Môi trường sinh thái là môi trường chung của tất cả chúng ta chứ không của riêng ai.Tất cả các cơ quan, tổ chức các cấp chính quyền hãy chung tay cùng nhau bảo vệ môi trường. - Nhà trường tuyên truyền cho học sinh được hiểu rõ hơn về hậu quả của ô nhiễm môi trường nếu chúng ta không biết bảo vệ. - Hãy tổ chức cho các bạn học sinh có những sân chơi bổ ích, những cuộc thi tìm hiểu về môi trường quanh ta. * Mỗi chúng ta hãy: - Chung tay bảo vệ diện tích rừng đặc dụng Hương Sơn. - Không săn bắn các loại chim, thú rừng. - Luôn giữ gìn, làm sạch trường lớp. - Hưởng ứng phong trào trồng cây xanh theo đúng lời dạy của Bác Hồ: “Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. - Mỗi học sinh hãy là một tuyên truyền viên nhỏ tuổi về vấn đề bảo vệ môi trường quanh ta… VI. Ý nghĩa về việc giải quyết tình huống: Hãy tưởng tượng vào những buổi sớm mai thức dậy, ông bà ta tập bài thể dục dưỡng sinh dưới tán lá xanh mát rì rào. Bố mẹ ta đi bộ tận hưởng những làn gió sớm hơi se lạnh , hơi thở trong lành và tiếng gõ cửa của mùa xuân vừa đến. Còn bạn thì chạy quanh hồ với những chú cá đang quẫy đuôi khỏe mạnh và làn nước thì vô cùng trong xanh. Các bạn thấy, khung cảnh đó thật sự rất tươi đẹp phải không ? Còn nữa chúng ta ra đường mà không lo khói bụi, không lo nắng rát và chúng ta có thể là một hướng dẫn viên chuyên nghiệp cho một đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan vãn cảnh Chùa Hương . Thật tuyệt vời! Và đó chính là những mà tôi muốn cho các về một trái đất không ô nhiễm môi trường , không khói bụi và cũng không còn hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Vậy mỗi chúng ta hãy cùng nhập cuộc và chung tay bảo vệ môi trường ngay từ hôm nay các bạn nhé ! Dòng suối Yến mát mẻ trong lành kia, cây cầu Hội dịu dàng vắt ngang dòng suối đây vẫn mãi thơ mộng hữu tình để đón du khách về với xứ Phật và chào nhau một câu hết sức thân tình : “Nam Mô A Di Đà Phật” nếu mỗi người dân Hương Sơn chúng ta, nếu mỗi du khách về đây trẩy hội luôn biết giữ gìn và bảo về tốt môi trường phải không các bạn? Hương sơn, ngày 20 tháng 12 năm 2014 Người viết Nguyễn Thị Minh Anh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan