Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh thcs tình huống biển đảo quê hương

.DOC
8
611
98

Mô tả:

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH THCS. - Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh/ Thành phố: Hà Nội - Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo huyện Mỹ Đức - Trường Trung học cơ sở Hương Sơn - Địa chỉ: Hương Sơn – Mỹ Đức – Hà Nội. - Email: [email protected] - Tên tình huống: “Biển đảo quê hương” - Môn chính: Ngữ Văn - Các môn tích hợp: Địa lý – Toán học – Lịch sử - Công dân - Thông tin học sinh + Họ và tên: Lê Thị Thu Thảo + Ngày sinh: 07/04/2000. + Lớp 9A2 1.Tên tình huống: BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: “Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình bằng tiếng sóng Hoàng Sa, Trường Sa dội vào ghềnh đá”. Có thể nói, tự bao đời nay biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt không thể tách rời trong tim mỗi người dân đất Việt. Mỗi người thể hiện tình yêu nước, yêu biển – đảo khác nhau nhưng với tất cả đều thể hiện tình cảm mãnh liệt ấy bằng nhiệt huyết của trái tim và lòng nhân ái. Đất nước Việt Nam với hình chữ S, có bờ biển dài khoảng 3260 km 2 từ Bắc xuống Nam chiếm tỉ lệ khoảng 100 km2 đất liền/1 km bờ biển và hơn 3000 hòn đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Từ xa xưa, biển đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã ghi nhận trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù đối với nước ta, thì có 10 cuộc bắt đầu từ hướng biển. Như vậy có tới 2/3 các cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng đường biển để tấn công xâm lược nước ta và đã bị vùi thây tại những tuyến phòng thủ này. Bước sang thế kỷ 21, “Thế kỷ của biển và đại dương”, các nguồn tài nguyên trên đất liền đang ngày càng cạn kiệt, vì thế các quốc gia ngày càng quan tâm tới nguồn tài nguyên từ biển cả, nơi bắt đầu các mưu đồ đe dọa hòa bình: Trường Sa – Hoàng Sa giờ đây là tâm điểm. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Biển và đại dương chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị thế giới và được coi là “Không gian sinh tồn” của nhân loại trong tương lai do vậy, tiến ra biển để khai thác và làm chủ biển là một xu thế tất yếu, đã trở thành chiến lược vươn lên của nhiều quốc gia. Biển Đông và các vùng biển, đảo của nước ta có vị trí chiến lược rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là nơi có nhiều nguy cơ gây mất ổn định uy hiếp chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển của ta. Đồng thời, biển còn là kho lưu giữ các bí mật của quá khứ, ghi nhận những trang sử hào hùng về các cuộc chiến tranh giữ nước và lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam. Biển thực sự là bộ phận, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, là di sản thiên nhiên của dân tộc, là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho người dân. Hơn nữa, biển luôn gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất, đời sống của dân tộc Việt Nam và ngày càng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vai trò đó của biển được thể hiện trên các mặt sau: Vai trò của biển trong phát triển thương mại quốc tế Biển Đông, trong đó có vùng biển Việt Nam có vị trí kinh tế, chính trị đặc biệt quan trọng và từ lâu đã là nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển không chỉ của các nước xung quanh Biển Đông mà còn của một số cường quốc hàng hải khác trên thế giới. Bước vào thế kỷ XXI, giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang hướng mạnh về biển để tăng cường tiềm lực kinh tế của mình. Đây là hướng đi đúng đắn, bởi lẽ biển Việt Nam chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển kinh tế to lớn. Trước tiên phải kể đến dầu khí, một nguồn tài nguyên mũi nhọn, có ưu thế nổi trội của vùng biển Việt Nam. Riêng trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền nam Việt Nam đã chiếm 25% trữ lượng dầu dưới đáy Biển Đông, có thể khai thác từ 30 – 40 nghìn thùng/ngày, khoảng 20 triệu tấn/năm. Mặc dù so với nhiều nước nguồn tài nguyên dầu khí chưa thật lớn, xong đối với nước ta nó có nhiều vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế đi vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh dầu Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khoảng 3000 tỉ m 3/năm. Ngoài dầu và khí, dưới đáy biển nước ta còn có nhiều khoáng sản quý như thiếc, titan, thạch anh, nhôm, sắt, đồng, kèn và các loại đất hiếm. Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn nhiều loại đặc sản quý giá khác có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển … Riêng cá biển đá phát hiện hơn 2000 loài khác nhau trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế cao với tổng trữ lượng hải sản khoảng 3 – 4 triệu tấn. Ở Việt Nam cứ trung bình 20km bờ biển có 1 cửa sông lớn. Các vũng, vịnh ven bờ chiếm khoảng 60% đường bờ biển, trong đó có 12 vũng vịnh lớn. Đó là những tiền đề quan trọng đối với phát triển cảng và hàng hải ở nước ta. Đến nay, Việt Nam có 8 cảng tổng hợp quan trọng thuộc các địa bàn: Quảng Ninh, Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu và Sài Gòn với tổng năng lực bốc xếp trên 10 triệu tấn/năm. Tài nguyên du lịch biển cũng là một ưu thế đặc biệt, mở ra triển vọng khai thác tổng hợp để phát triển mạnh. Các bãi biển của nước ta phân bố trải đều từ Bắc vào Nam. Từ Móng Cái đế Hà Tiên có hàng loạt các bãi tắm đẹp như Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu … Một số địa danh du lịch biển của Việt Nam đã được biết đến trên phạm vi toàn cầu như vịnh Hạ Long – 2 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, đang nằm trong danh sách đề cử kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Vịnh Nha Trang được coi là một trong những vịnh đẹp nhất hành tinh, bãi biển Đà Nẵng được tạp trí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Tiềm năng du lịch biển của nước ta không thua kém bất kỳ một quốc gia nào trong khu vực. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: Chính vì vậy, việc phát huy lợi thế của một quốc gia có biển, kết hợp phát triển kinh tế biển với an ninh, quốc phòng phải trở thành một chiến lược lâu dài của nước ta nhằm xây dựng quốc gia Việt Nam mạnh về biển và phát triển kinh tế biển thành một bộ phận mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những nhiệm vụ bức bách đang đặt ra cho dân tộc ta trước những thời cơ mới cũng như thách thức mới. Mỗi người dân cần đóng góp trí tuệ và sức lực cụ thể của mình, góp phần xây dựng các vùng biển, đảo thành vùng kinh tế giàu, mạnh, vùng quân sự vững chắc trong phòng tuyến an ninh giữ gìn và bảo vệ sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ các quyền lợi của quốc gia. Nơi hải đảo xa xôi những chàng trai lính đảo, những ngư dân Việt Nam cùng lực lượng kiểm ngư đang ngày đêm bám biển, với lòng nhiệt huyết và trái tim yêu nước nhiệt thành, đang kiên cường bảo vệ biển đạo quê hương trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan Hải dương 981 và có những hành động gây hấn trong vùng chủ quyền và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm công ước về Luật biển của Liên Hiệp quốc. Trước những cơn giông tố ấy, mỗi người con đất Việt dù trong nước hay ở nước ngoài đã thể hiện tình yêu nước bằng những việc làm cụ thể hướng về biển đảo. Tất cả đều có một mẫu chung đó là trái tim nồng nàn, mãnh liệt, thiết tha. Đó là vẻ đẹp muôn đời của dân tộc Việt Nam: “Đứng vững trãi 4000 năm sừng sững Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa Trong và thực sáng hai bờ suy tưởng Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa”. Nói đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 – một sự kiện khiến cả thế giới phải biết đến, một hành động không tôn trọng chủ quyền Việt Nam và đáng lên án. Giờ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua vài nét về sự kiện nóng toàn cầu này, đặc biệt bởi nó liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. Giàn khoan 981 của Trung quốc hạ đặt trái phép trên Trường Sa. Quần đảo Trường Sa nằm trong biển Đông, quần đảo Trường Sa được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và giàu có về tài nguyên dầu mỏ và khí đốt, hiện vùng mở rộng (diện tích) của nó vẫn còn chưa được biết và đang trong vòng tranh cãi. Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc, mỗi nước đều tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo; trong khi Brunei, Malayxia, và Philippines, mỗi nước tuyên bố chủ quyền nhiều phần. Những nước tham gia tranh chấp này có quân đội đóng trên từng phần của quần đảo Trường Sa và kiểm soát nhiều căn cứ trên các đảo nhỏ và đảo đá ngầm khác nhau. Quần đảo Hoàng Sa có nghĩa là “cát vàng”; là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông “xem Đảo Biển Đông”. Quần đảo nằm cách miền trung Việt Nam khoảng 1/3 khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách Cù lao Ré ( đảo Lý Sơn) của Việt Nam khoảng 200km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230km. Khoảng 05h22' ngày 01/5/2014: Cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện giàn khoan nước sâu - Giàn khoan Hải Dương - 981/HD-981 và 03 tàu dịch vụ dầu khí của phía Trung Quốc di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 02/5/2014, giàn khoan HD-981 được thả trôi tại tọa độ 15029'58'' vĩ Bắc - 111o12'06'', kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cùng 27 tàu bảo vệ cảng phía Trung Quốc… Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, những hiệp định phân định chủ quyền trên biển của Việt Nam, bao gồm hiệp định phân định chủ quyền trong Vịnh Thái Lan với Thái Lan năm 1997, hiệp định phân định chủ quyền trong Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc năm 2000 và hiệp định chủ quyền thềm lục địa với Indonesia, đều được đàm phán dựa trên UNCLOS. Trước chủ trương, chiến lược và hành động của Trung Quốc trên biển, Việt Nam đã nhiều lần dựa trên UNCLOS để khẳng định chủ quyền của mình. Hi vọng bản công ước UNCLOS này sẽ đóng góp thêm một phương tiện quý báu giúp tất cả chúng ta phát huy tinh thần yêu nước và trí tuệ mình, cụ thể là tất cả giúp chúng ta hiểu và đấu tranh cho sự công bằng cho chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. "Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa". Lời thơ của tác giả Nguyễn Viết Chiến ngân dài vang mãi hình ảnh thật kiêu hãnh dáng đứng của những người lính đảo xa giữa mênh mông đại dương đang canh giữ cho quê hương yên bình. Từ những trang sử bom đạn chiến tranh, những ngày đói khổ, bao nhiêu thế hệ cha anh đã ngã xuống trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Vậy chúng ta- những chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải làm gì? Phải có hành động và thái độ như thế nào về vấn đề bảo vệ và phát huy tiềm năng của biển đảo quê hương? - Chúng ta phải tiếp bước cha anh bảo vệ chủ quyền cho đất nước. Đặc biệt chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bảo vệ chủ quyền là nghĩa vụ của mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. - Chúng ta tiến hành việc này bằng sức mạnh tổng hợp. Hiện nay chúng ta bảo vệ chủ quyền trong thời kỳ hòa bình, cần phải giữ ổn định môi trường cho sự phát triển, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cái này là bản lĩnh của chúng ta và cũng là bản lĩnh của thế hệ trẻ. - Nhiệm vụ của chúng ta là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiềm lực, khả năng của chúng ta. Thanh niên bảo vệ Tổ quốc là tham gia phát triển kinh tế, khai thác khoáng sản, du lịch, dầu khí.... - Không chỉ có hải quân mới bảo vệ biển, mà còn là dân quân tự vệ biển, trí thức trẻ của các trường Đại học thuộc các ngành nghề phát triển nguồn lực biển, khí tượng thủy văn...Đó cũng là một cách để thực hiện tinh thần yêu nước của mình. - Hơn nữa, chúng ta phải ra sức học tập để đóng góp một phần vào xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh hơn. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Tuy còn những âu lo, còn những khó khăn, thách thức nhưng tình yêu, niềm tự hào và nỗi lo sẽ hóa sức mạnh khi mỗi người chúng ta sẵn sàng hành động với những việc làm thiết thực xuất phát từ tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước. Tôi, bạn và tất cả chúng ta hãy cùng bắt đầu hành trình vì biển đảo quê hương ngay từ hôm nay.Để mẹ biển luôn là nơi cho ta nhiều cá tôm, cho ta nhiều khoáng sản, cho ta những bải biển mê hồn người. Đặc biệt mẹ biển thân yêu luôn là lá phổi điều hòa bầu khí quyển chung cho tất cả chúng ta. “ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TA MÀ TỰ HỎI TA ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC HÔM NAY!” Vâng, bảo vệ biển đảo quê hương cũng chính là chung tay bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc đấy các bạn ! Hương sơn, ngày 20 tháng 12 năm 2014 Người viết Lê Thị Thu Thảo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan