Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học tình huống ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới hệ sinh thái và sức khỏe của con người

.DOC
13
760
137

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN HOÀN KIẾM -----˜ ™ ----- BÀI DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRƯNG VƯƠNG ĐỊA CHỈ: 26 HÀNG BÀI – HOÀN KIẾM – HÀ NỘI SĐT: 043.825 4182 – 043.826 2837 EMAIL: [email protected] Tên tình huống: ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU TỚI HỆ SINH THÁI VÀ SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI Môn học chính được vận dụng: Sinh học Các môn tích hợp : Công nghệ, Địa lí, GDCD, Hóa học, Tin học Thông tin học sinh Họ và tên : Vũ Tuấn Hưng Ngày sinh : 5/12/2000 Lớp : 9E Số điện thoại : 0919551586 Hà Nội, tháng 12/2014 BÀI DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC - Sở Giáo dục & Đào tạo Thành phố Hà Nội - Phòng Giáo dục & Đào tạo Quận Hoàn Kiếm - Trường THCS Trưng Vương - Địa chỉ: 26 Hàng Bài - Hoàn Kiếm - Hà Nội - Điện thoại: 043.825 4182 – 043.826 2837 - Thông tin học sinh: + Họ và tên : Vũ Tuấn Hưng + Ngày sinh : 5/12/2000 + Số điện thoại : 0919551586 Lớp : 9E CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC I. Tên tình huống ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU ĐẾN HỆ SINH THÁI VÀ SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI Vấn đề thực tiễn: Tuần qua, mẹ em đi công tác nên gia đình chỉ còn ba bố con em ở nhà. Nhiệm vụ bố giao cho em là chuẩn bị bữa ăn cho gia đình với mức chi tiêu cho một bữa là 100.000 VNĐ/1 người/1 ngày. Vì là con trai, lại chưa đi chợ lần nào, em rất lúng túng trong việc chuẩn bị một bữa cơm. Vì vậy, em lên mạng tìm hiểu cách đi chợ và chuẩn bị bữa cơm cho gia đình trong suốt ba ngày mẹ đi công tác. Qua những thông tin trên báo chí, em nhận thấy hiện tượng ngộ độc thực phẩm do chứa quá nhiều vi lượng thuốc bảo vệ thực vật nên càng khiến em bối rối khi phải hoàn thành nhiệm vụ bố giao. Từ thực tiễn này, qua quá trình tìm hiểu kết hợp với việc tham khảo ý kiến từ bạn bè, thầy cô giáo, em đã biết cách chuẩn bị một bữa ăn vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và biết thêm những ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới sức khỏe con người và hệ sinh thái. II. Mục tiêu giải quyết tình huống Sử dụng những kiến thức đã học và tài liệu tham khảo để: - Xây dựng thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới sức khỏe con người và hệ sinh thái, từ đó tìm ra biện pháp giảm thiểu tác hại của thuốc trừ sâu tới môi trường và con người. III. Tổng quan về các nghiên cứu 1. Các kiến thức môn học sử dụng:  Môn Sinh học: - Chuỗi thức ăn, vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người (Bài 48 – Sinh học 6) - Trao đổi chất và năng lượng trong cơ thể người (Chương VI – Sinh học 8)  Môn Địa lí: - Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa (Bài 17 – Địa lí 7) - Con người và môi trường địa lí (Bài 21 – Địa lí 8) - Chất lượng cuộc sống (Bài 4 – Địa lí 9)  Môn Hóa học: - Ảnh hưởng của hóa học tới môi trường  Môn Công nghệ: - Nấu ăn trong gia đình (Chương III – Công nghệ 6) - Thu, chi trong gia đình (Chương IV – Công nghệ 6) - Nấu ăn (Công nghệ 9)  Môn Tin học: - Tìm kiểm thông tin - Viết báo cáo  Môn Giáo dục công dân: - Sống có trách nhiệm và tuân thủ pháp luật - Công dân và vấn đề bảo vệ môi trường 2. Thế nào là bữa ăn phù hợp và đạt yêu cầu? Để có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối, đủ sức khỏe làm việc và chống đỡ với bệnh tật, mỗi người phải ăn đủ no và đủ chất. Mỗi ngày, trong khẩu phần ăn nên chọn đủ thức ăn của bốn nhóm: Chất béo, chất đạm, đường bột, vitamin và các chất khoáng. Mỗi loại chất dinh dưỡng được cung cấp từ các nguồn thực phẩm khác nhau (ví dụ: Chất đạm có trong thịt, trứng, cá, lạc, vừng; Tinh bột và đường có trong gạo, mía, khoai lang, kẹo; Chất béo có trong bơ, mỡ, vừng, lạc; Vitamin và cấc chất khoáng có trong hoa quả và động thực vật,...) Phân nhóm thức ăn ( Hình 3.9 SGK Công nghệ 6 trang 71) Các chất dinh dưỡng này lại có các chức năng khác nhau. Chất đạm (Protein) giúp cơ thể phát triển về thể chất và trí tuệ, tái tạo lại các tế bào chết. Chất đường bột (Gluxit) giúp cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động và chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác. Chất béo (Lipit) cung cấp năng lượng, tích trữ dưới da ở dạng một lớp mỡ và bảo vệ cơ thể, chuyển hóa một số vitamin cần thiết. Sinh tố (Vitamin) giúp hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, xương,... hoạt động bình thường, tăng cường sức đề kháng, luôn vui vẻ và khỏe mạnh. Chất khoáng (Photpho, I-ot, Canxi, Sắt,...) giúp cho sự phát triển xương, hoạt động cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu. Hình 3.7 SGK Công nghệ 6 trang 69 Ngoài ra, nước và chất xơ là thành phần chủ yếu trong bữa ăn mặc dù không phải là chất dinh dưỡng. Nước chiếm 75% khối lượng cơ thể là môi trường của mọi sự chuyển hóa và trao đổi chất, điều hòa thân nhiệt. Chất xơ giúp ngăn ngừa bệnh táo bón và đào thải một số chất ra khỏi cơ thể. Vì vậy, muốn có đủ chất dinh dưỡng, cần phải kết hợp nhiều loại thức ăn trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, khi xây dựng khẩu phần ăn, tùy theo tập quán dinh dưỡng, cần thay đổi món ăn cho ngon miệng, hợp khẩu vị mà vẫn đảm bảo về thành phần và giá trị dinh dưỡng. 2. Một số ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới hệ sinh thái và sức khỏe con người. 2.1. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nông nghiệp nước ta có cơ cấu cây trồn vật nuôi đa dạng bao gồm các loại miền nhiệt đới, cận nhiệt,... điều kiện nhiệt độ trung bình năm trên 20oC, lượng mưa trên 1500 mm/ năm, độ ẩm từ 7080% đem lại nhiều thuận lợi cũng như không ít khó khăn tới việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sự phát triển của sâu bệnh hại. Để phòng trừ sâu bệnh hại, người dân đã sử dụng một số biện pháp sau: - Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại. - Biện pháp thủ công: Bắt sâu, ngắt bỏ cành lá bị bệnh, vợt, bẫy đèn, bả độc. - Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc hóa học. - Biện pháp sinh học: Sử dụng một số vi sinh vật và chế phẩm sinh học. - Biện pháp kiểm dịch thực phẩm: Sử dụng hệ thống, các biện pháp kiểm tra xư lý các sản phẩm nông nghiệp khi xuất nhập khẩu hoặc vận chuyển từ vùng này sang vùng khác. Hiện nay, để cải thiện mẫu mã, rút ngắn thời gian thu hoạch, diệt nhanh các loại sâu bệnh, một số thương lái và những người nông dân đã sử dụng các loại chất kích thích, tăng trọng cho cây trồng và vật nuôi; sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật không nằm trong danh mục cho phép hoặc sử dụng quá nồng độ và liều lượng nên dẫn đến hậu quả là số người bị ngộ độc thuốc trừ sâu, bênh hại ở nước ta hàng năm lên tới hàng ngàn trường hợp. Nguồn: www.nutrition.org.vn/news/vi/385/142/0/a/tinh-hinh-ngo-doc-thucpham-nam-2006---2010.aspx Nguồn: www.nutrition.org.vn/news/vi/386/142/0/a/nguyen-nhan-gay-ngodoc-thuc-pham-nam-2007---2010.aspx Qua hai bảng thống kê trên, hàng năm có khoảng 189 ca ngộ độc với trên 6000 người mắc bệnh, trên 50 người tử vong, trong đó ngộ độc do hóa chất vào năm 2010 là 5 vụ với 14 người tử vong. Qua đó, ta thấy việc sử dụng các loại thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh có tác dụng diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công, song lại dễ gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi. 2.2. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới hệ sinh thái Trong thiên nhiên, các sinh vật nói chung có quan hệ mật thiết với nhau về thức ăn và nơi sống. Thực vật và cả động vật là những nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho con người. Giả sử, nếu thực – động vật trong chuỗi liên tục dưới đây mà bị nhiễm độc do các thuốc bảo vệ thực vật thì những thực phẩm con người ăn phải có bị nhiễm độc hay không? Là thức ăn Thực vật Là thức ăn Động vật ăn cỏ Động vật ăn thịt Hoặc Là thức ăn Thực vật Là thức ăn Động vật Con người Ngoài ra, thuốc bảo vệ thực vật còn làm ô nhiễm các môi trường như: Đất, nước và giết chết các loài sinh vật khác. - Môi trường đất: Đất là một hệ sinh thái, bình thường hệ sinh thái đất ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá giới hạn thì hệ sinh thái đất bị mất cân bằng và bị ô nhiễm. Các tác nhân hóa học như phân bón hóa học, chất bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng... Người ta ước tính chỉ khoảng 50% nitơ bón vào đất được cây trồng hấp thụ, lượng còn lại gây ô nhiễm môi trường đất. Chúng lầm thay đổi thành phần, tính chất đất, làm đất trai cứng, làm chua đất. Các chất trừ sâu diệt cỏ phân hủy trong nước rất chậm tạo ra lượng dư đáng kể trong đất và lôi cuốn vào chu trình đất – cây – động vật – người gây ra những tác hai khó lường. - Môi trường nước: Trong sản xuất nông nghiệp, một lượng lớn phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật sẽ bị ngấm vào nước ruộng, ao, hồ, sông ngòi, lan truyền và tích lũy làm ô nhiễm môi trường nước. Nồng độ các nguyên tố hóa học có trong nước bị thay đổi. Một số nguyên tố như Hg, As,... rất độc đối với sinh vật kể cả ở nồng độ rất thấp. Một số gốc axit như NO 3-, PO43-, SO42- ở nồng độ cao có thể gây biến đổi sinh hóa trong cơ thể sinh vật và người. Ở môi trường đới ôn hòa, một trong những tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước gây hiện thủy triều đỏ là do rác thải sinh hoạt, lượng chất hóa học, thuốc trừ sâu,... làm chết ngạt các sinh vật trong nước. Ở vùng biển thuộc tỉnh Bình Thuận nước ta, cách đây mấy năm đã chứng kiến thảm họa “Thủy triều đỏ”, hầu hết các sinh vật biển đều bị tiêu diệt. Nguồn: khoahoc.tv/doisong/moi-truong/tham-hoa/4559_hien-tuong-thuy-trieudo.aspx - Môi trường không khí: Trong quá trình phun thuốc, dưới tác động của gió, mưa, có thể đưa một lượng thuốc trừ sâu phát tán trong không khí, làm thay đổi thành phần các chất có trong không khí. Vì vậy, khi tiếp xúc với thuốc hóa học trừ sâu bệnh, phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động (đeo khẩu trang, đi găng tay, giày, ủng, đeo kính, mặc áo dài tay, quần dài.. đội mũ,...) IV. Giải pháp giải quyết tình huống - Khi lựa chọn thực phẩm cho gia đình, phải lựa chọn những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo các thực phẩm còn tươi, không bị nhiễm độc. - Khi chế biến và bảo quản phải chú ý thực hiện biện pháp “ Ăn chín, uống sôi” , không dùng các thức ăn đã bị biến chất hoặc nhiễm độc, quá hạn sử dụng - Khi ăn phải thức ăn bị nhiễm độc, cần tới ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời. - Trong nông nghiệp để nâng cao hiệu quả việc phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp hóa học, cần đảm bảo các yêu cầu: + Sử dụng đúng thuốc, nồng độ và liều lượng; + Phun đúng kỹ thuật ( đảm bảo thời gian cách ly đúng quy định, phun đều, không phun ngược chiều gió, lúc mưa,...) - Thông thường, môi trường bị ô nhiễm thường có thể nhận biết qua: Quan sát (mùi, màu sắc...), Thuốc thử để xác định độ pH, Các dụng cụ đo. Một số phương pháp hóa học có thể áp dụng khi ô nhiễm môi trường: Phương pháp hấp thụ; Phương pháp hấp thụ trong than bùn, đất xốp, than hoạt tính,... (sau đó phân hủy bằng phương pháp sinh hóa); Phương pháp oxi hóa – khử. V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống - Bước 1: Nghiên cứu tài liệu về: + Cơ sở của ăn uống hợp lý + Chi tiêu trong gia đình  Chi tiêu trong gia đình bao gồm:  Chi tiêu cho các nhu cầu vật chất: Ăn, mặc, ở, đi lại.  Chi tiêu cho các nhu cầu văn hóa, tinh thần: Học tập, giải trí, vui chơi.  Chi tiêu trong gia đình phụ thuộc vào hoàn cảnh, môi trường: Ở thành phố chi tiêu thường lớn hơn ở nông thôn.  Để cân đối chi tiêu:  Cân nhắc các khoản cần chi tiêu trước khi ra quyết định (có kế hoạch, hợp lí)  Chi tiêu phù hợp với khả năng thu nhập + Vệ sinh an toàn thực phẩm - Bước 2: Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho gia đình và dự toán chi tiêu Dựa theo tháp dinh dưỡng cân đối và lượng dinh dưỡng cần thiết cho một học sinh mỗi ngày, em đã xây dựng cho gia đình khẩu phần ăn cho một người (>15 tuổi) trong 3 ngày, cụ thể như bảng dưới đây: Bữa sáng Ngày thứ nhất Ngày thứ hai Ngày thứ ba 2 chiếc bánh mỳ 1 bát Xôi 1gói mì tôm 200g sữa tươi 1hộp sữa (180 ml) 1 quả trứng ( 60 g) 120g trứng(2 quả) Bữa trưa 2 bát cơm 1 tô bún 1 bát cơm 100g thịt bò 100g cá 100g thịt lợn 200g rau muống 1 miếng đu đủ 2 miếng đậu phụ 100g khoai tây nhỏ 200g bắp cải 2 múi bưởi 1 miếng dưa hấu 1 bát cơm 1 bát cơm 1 bát cơm 100g súp lơ xanh 100g thịt gà 100g rau ngót 100g thịt kho dừa 100g giá đỗ 100g tôm 2 miếng đậu phụ 100g bí đỏ 100g thịt nạc 1 khẩu mía 1 quả chuối 1 hộp sữa chua 90.000VNĐ 85.000VNĐ 95.000VNĐ Muối vừng Bữa tối Tổng chi (1 người/ngày) - Bước 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới hệ sinh thái và sức khỏe của con người - Bước 4: Tìm hiểu các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới hệ sinh thái và sức khỏe con người - Bước 5: Viết báo cáo VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Việc giải quyết tình huống có ý nghĩa đối với em: - Đối với học tập: Em có thể được nghiên cứu lại những kiến thức đã học và sử dụng những kiến thức đó áp dụng vào cuộc sống, đồng thời tự trau dồi cho mình những kiến thức mới chưa biết. Hơn nữa, nó còn giúp em tăng khả năng ham học hỏi, ham tìm tòi và tăng độ kiên trì để có thể tìm ra cách giải quyết thỏa đáng nhất. - Đối với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội: Em có thể rèn luyện cho mình ý thức hơn về việc sử dụng tiết kiệm (chi tiêu hợp lý), bảo vệ sức khỏe (tự xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, phòng tránh ngộ độc thực phẩm, một số lưu ý khi lựa chọn và bảo quản thực phẩm). Mong rằng, bài viết của em giúp mọi người phần nào hiểu được tác hại của thuốc trừ sâu tới hệ sinh thái và sức khỏe của con người. Pháp luật cần có những xử phạt thích đáng đối với những cá nhân tổ chức vì lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tiền bạc của những công dân khác. Trên đây là toàn bộ tình huống thực tiễn mà em đã gặp và giải quyết. Trong quá trình trình bày và giải quyết chắc hẳn sẽ có những sai sót và những hạn chế nhất định, mong thầy cô và các bạn giúp đỡ. Em xin chân thành cảm ơn! Người viết bài Vũ Tuấn Hưng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan