Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học tình huống chứng minh lịch sử chủ quyền biển, đảo việt nam

.DOC
13
861
86

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỰ KHÊ ----------------------------------- Tên tình huống: CHỨNG MINH LỊCH SỬ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM Trường THCS Cự Khê Địa chỉ: Cự Khê – Thanh Oai – Hà Nội Điện thoại: 0433.976.074 Email: [email protected] Môn học chính sử dụng trong việc giải quyết tình huống: Lịch sử Các môn học tích hợp: Ngữ văn, dịa lý, sinh học, GDCD Nhóm học sinh tham gia: 1. Lê Hồng Hưởng Ngày sinh: 03/7/2001 Lớp 8A 2. Đặng Thị Tường Vy Ngày sinh: 30/7/1997 Lớp 8A 1 1. Tên tình huống : “CHỨNG MINH LỊCH SỬ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM”. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: Bằng những kiến thức đã học trong nhà trường qua các môn học: Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý, Sinh học và GDCD cùng những kiến thức trong thực tế, đời sống hàng ngày để thuyết trình, hùng biện cho toàn thế giới, toàn dân tộc Việt Nam, quan trọng hơn hết là các bạn học sinh thấy rõ, hiểu rõ lịch sử chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Qua đó, thấy được trách nhiệm của mỗi công dân trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Quốc gia. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Để chứng minh lịch sử chủ quyền biển, đảo Việt Nam cần phải dựa vào kiến thức của nhiều môn học khác nhau, như Lịch sử, Ngữ Văn, Địa lý, Sinh học và GDCD. Trong đó, đặc biệt phải kể tới vai trò của hai môn học Lịch sử và Địa lý. Những kiến thức từ môn Lịch sử chính là bằng chứng trực tiếp, xác thực nhất để khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam đã trải qua một quá trình lịch sử hình thành và phát triển; môn Địa lý giúp chúng ta xác định vị trí địa lý vùng biển chủ quyền của nước ta trên biển Đông… Tuy nhiên, chỉ dựa vào những kiến thức học ở nhà trường là chưa đủ. Cần phải hiểu tình hình đất nước và khu vực hiện nay để thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tìm hiểu lịch sử chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Do đó, để chứng minh lịch sử chủ quyền biển, đảo Việt Nam, cũng cần tham khảo trên sách báo, tạp chí, các nguồn thông tin đại chúng, các báo cáo về số liệu, các chứng cứ xác minh chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Các tài liệu về lịch sử chủ quyền biển, đảo của Quốc gia và một số tài liệu, báo cáo khác. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam, các cuộc xâm phạm chủ quyền biển đảo nước ta trái phép trong lịch sử cũng như hiện tại từ phía Trung Quốc. Những chứng cớ pháp lí khẳng định chủ quyền của nước ta trên các hòn đảo và đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dưới hình thức thuyết trình và hùng biện để người nghe hiểu rõ được những hành vi sai trái của nước đi xâm phạm chủ quyền nước khác; đồng thời hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển, đảo của nước ta. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Ai cũng biết Việt Nam là một Quốc gia ven biển, nằm trong khu vực trung tâm của Đông Nam Á, Việt Nam có vùng biển nối liền tuyến giao thông vận tải đường biển quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Việt 2 Nam giáp với biển ở hai phía đông và nam, giữ vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế mà không phải Quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài hơn 3260 km trải dài từ bắc xuống nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển trên thế giới. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển quốc tế năm 1982, Việt Nam có diện tích biển khoảng trên một triệu km2, gấp ba lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích biển Đông. Vùng biển nước ta có khoảng 3000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ Hoàng Sa và Trường Sa, được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển đất nước. Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc Quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven biển, bờ lục địa Việt Nam. Từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền Quốc gia trên các vùng biển. Đặc biệt, biển Đông là khu vực biển rất giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên sinh vật, dầu khí. Nó có vị trí và tầm quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay. Trong thời gian vừa qua việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đã làm cho bối cảnh khu vực nóng lên. Đặc biệt với sự công bố bản đồ đường mười đoạn của Trung Quốc thể hiện âm mưu độc chiếm biển Đông của họ càng làm tình hình thêm căng thẳng. Không chỉ dừng lại ở đó, phía Trung Quốc còn có những sự tấn công mạnh đối với các tàu cảnh sát biển và ngư dân Việt Nam… Việt Nam đã nỗ lực và thiện chí giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay trên biển Đông thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình nhưng Trung Quốc phản ứng thiếu tính xây dựng. Trung Quốc không những không đáp lại thiện chí của Việt Nam mà còn đưa ra các lời cáo buộc vô căn cứ, bóp méo sự thật, vu cáo Việt Nam đâm các tàu của Chính phủ Trung Quốc hơn 1500 lần. Trung Quốc hoàn toàn không đưa ra bằng chứng thực sự nào về các cáo buộc thiếu căn cứ này. Trong khi đó, Việt Nam đã công bố nhiều bằng chứng dưới dạng băng hình, hình ảnh về hành động hung hăng và bạo lực của Trung Quốc như đâm va, bắn vòi rồng vào các tàu của Việt Nam, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam và làm hàng chục người Việt Nam bị thương. Việt Nam đã mời các nhà báo quốc tế ra hiện trường và các nhà báo đã đưa tin khách quan về diễn biến của vụ việc. Nguyên nhân trực tiếp của tình hình căng thẳng hiện nay là do Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhưng Trung Quốc lại tuyên bố rằng đó là vùng biển của Trung Quốc. Việt Nam đã thể hiện thiện chí, nhiều lần đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan để hai 3 bên giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn khăng khăng không rút giàn khoan và không đàm phán. Như vậy, việc Trung Quốc nói là cánh cửa đàm phán vẫn rộng mở là không đúng với thực tế. Trong thực tế lịch sử, Trung Quốc đã hai lần xâm chiếm trái phép Hoàng Sa. Năm 1956, lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc đã xâm chiếm nhóm đảo phía Đông của Hoàng Sa. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc thực sự chiếm đóng Hoàng Sa. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã phản đối mạnh mẽ sự chiếm đóng này. Năm 1959, âm mưu đổ bộ lên nhóm đảo phía Tây của một nhóm binh lính Trung Quốc giả dạng ngư dân đã bị lực lượng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đập tan. Tám mươi hai (82) “ngư dân” Trung Quốc đã bị bắt. Cả hai hành động xâm chiếm này diễn ra sau khi Việt Nam đã khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa tại Hội nghị San Francisco năm 1951 mà không gặp phải bất kỳ sự phản đối nào. Năm 1974, lợi dụng tình hình chiến tranh ở Việt Nam, Trung Quốc đã tấn công và chiếm quyền kiểm soát Hoàng Sa từ chính quyền miền Nam Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc nắm quyền kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Hành động sử dụng vũ lực thôn tính lãnh thổ của một quốc gia khác là vi phạm các nguyên tắc cơ bản luật pháp quốc tế, không thể tạo nên chủ quyền cho Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Vậy, dư luận quốc tế phản ứng như thế nào trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam? Nhiều nước trên thế giới đã lên án gay gắt về hành động sai trái của Trung Quốc. Thể hiện rõ nhất ở cuộc Đối thoại Shang-ri-la tại Xin-ga-po. Đặc biệt là từ phía Ngoại tưởng Mỹ và Nhật Bản. Nhưng cũng chính tại cuộc Đối thoại này, các nhà ngoại giao Trung Quốc cũng thể hiện sự “ngoan cố” của mình, vẫn kiên quyết cho rằng đây là vùng biển thuộc chủ quyền của họ. Và lịch sử cũng đã chứng minh, các Hội nghị quốc tế không giao Hoàng Sa cho Trung Quốc. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản phải từ bỏ tất cả các lãnh thổ đã chiếm đóng bằng vũ lực trong Chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó có quần đảo Hoàng Sa. Các Tuyên bố Cairo năm 1943, Potsdam năm 1945 và Hiệp định San Francisco năm 1951 đã liệt kê tất cả các vùng lãnh thổ Nhật Bản phải hoàn trả cho Trung Quốc nhưng không bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa. Đáng chú ý, chính quyền Tưởng Giới Thạch đã tham gia quá trình thảo luận ra Tuyên bố Cairo và Potsdam mà không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa. Tại Hội nghị San Francisco, đề nghị về việc điều chỉnh dự thảo Hiệp định để ghi nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc đã bị bác bỏ bởi đa số 46 phiếu chống (trên tổng số 51). Trong khi đó, phát biểu của ông Trần Văn 4 Hữu, Thủ tướng, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam tham dự Hội nghị, đã tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp phải bất cứ sự phản đối nào tại Hội nghị. Nguyên văn của lời khẳng định đó như sau: “ Việt Nam rất là hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này. Và cũng vì vậy cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mần mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”. Hội nghị Hiệp ước hòa bình San Francisco năm 1951 5 Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại ký kết tại Hội nghị San Francisco năm 1951 Khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 đã không những cản trở việc đánh bắt của ngư dân Việt Nam mà còn ngang nhiên tự nhận vùng biển này thuộc chủ quyền của Trung Quốc, tình hình này đặt nước ta đứng trước nhiệm vụ thiêng liêng – bảo vệ chủ quyền biển, đảo của dân tộc. Đặc biệt, khi Trung Quốc thể hiện rõ âm mưu độc chiếm biển Đông bằng bản đồ đường lưỡi bò thì vấn đề càng trở nên nghiêm trọng. Trước bối cảnh hiện nay, chúng ta – những người con Đất Việt, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên càng phải tìm hiểu để tường tận lịch sử chủ quyền biển đảo của dân tộc, lịch sử chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đúng như vậy, chủ quyền biển, đảo Việt Nam, chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta là không thể chối cãi được. Vì chủ quyền ấy được khẳng định dựa trên nền tảng lịch sử hình thành và phát triển biển, đảo của dân tộc. Trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ đã cho thấy quá trình gắn bó với biển cả của dân tộc từ những ngày đầu dựng nước. Hình ảnh Lạc Long Quân dẫn 50 người con trai xuống biển đã cho thấy tổ tiên ta không gắn bó với đất liền mà còn gắn bó với biển khơi. Đây được coi là tư duy sơ khai về quá trình chinh phục biển của người Việt cổ. Hình thuyền khắc trên trống đồng Đông Sơn khẳng định từ lâu dân tộc ta gắn bó với sông nước, lấy thuyền làm phương tiện sinh sống. Trải qua quá trình chống chọi với thiên nhiên, những đợt biến tiến rồi biến thoái, một tầng lớp cư dân đã hình thành trên cơ sở của một vùng đồng bằng trù phú, phì nhiêu. Đây là một trong những nét độc đáo thể hiện tính chất bản địa của những nhóm cư dân thời dựng nước, trong đó có cư dân của nước Văn Lang. Sau khi nước ta vào rơi ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc, những cư dân ven biển phía Bắc cũng bị áp bức, bóc lột nặng nề. Sau khi đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (938), Ngô Quyền xưng vương khôi phục nền độc lập của dân tộc, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ - kỷ nguyên Đại Việt. Dưới thời kỳ nhà Trần, quân dân ta đã ba lần đánh quân Nguyên – Mông xâm lược, trong đó nhà Trần khởi dựng được sự nghiệp từ những người đánh cá ven biển Nam Định – Ninh Bình ngày nay. Dưới thời kỳ phong kiến, vấn đề chủ quyền lãnh hải luôn được các triều đại chăm lo quản lý. Thời Lý đã thiết lập những trang, thời Trần đã thiết lập những trấn, thời Hậu Lê đặt tuần kiếm ở các xứ cửa biển, các đồn, các đảo….để quản lý 6 biển, thu thuế của các tàu thuyền nước ngoài qua lại vùng biển nước ta. Thời Nam – Bắc triều rồi Trịnh – Nguyễn phân tranh, với việc các chúa Nguyễn cho thành lập và biến các đội Hoàng Sa và Bắc Hải thành một tổ chức của nhà nước, quyền làm chủ lãnh hải của nước ta được xác định chính thức. Các thành viên trong đội Hoàng Sa, Bắc Hải là những người thông thạo nghề đi biển và có nhiều kinh nghiệm quý báu hoạt động ở những vùng biển nhiều đảo san hô. Sang thời Tây Sơn, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải vẫn được chính quyền sở tại duy trì hoạt động. Trong lịch sử, thủy quân nước ta đã từng đứng vào bậc nhất, nhì ở Đông Nam Á. Trong suốt thời kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, trên sông biển đã hình thành nên những trận thủy chiến oanh liệt được ghi vào sử sách như: chống giặc Quỳnh Châu từ phía Bắc, diệt Hồ Tôn từ phía Nam (thời Hùng Vương); quân thủy Lê Chân làm khiếp đảm quân địch ở vùng biển Hải Phòng ngày nay (Thời Hai Bà Trưng), chặn đánh Trần Bá Tiên ở sông Tô Lịch, hồ Điển Triệt, đầm Dạ Trạch (thời Lý Nam Đế), đánh quân Đường, vây thành Đại La (thời Mai Thúc Loan); trận Bạch Đằng lần thứ nhất đánh bại quân Nam Hán của Ngô Quyền (938); trận Bạch Đằng lần thứ hai đánh bại quân Tống xâm lược lần thứ nhất của Lê Hoàn (981), đánh tan Châu Khâm, châu Liêm (1705); chặn đứng quân Tống xâm lược lần thứ hai thời Lý (1077). Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ ba (1288), dưới sự chỉ huy của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, quân và dân đã lập nên chiến công vang dội trên sông Bạch Đằng lịch sử, tiêu diệt toàn bộ đạo quân thủy của địch, bắc sống các tướng Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ, buộc thoát Hoan phải rút chạy về nước, sau đó chấm dứt hoàn toàn cuộc xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên. Những nhân vật tài giỏi về hoạt động trên sông biển như Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Trần Quảng Khải, Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái…đã lập nên những chiến công xuất sắc, làm rạng rỡ nghệ thuật thủy chiến của dân tộc ta. Vào các thế kỷ XVI, XVII và những năm đầu thế kỷ XVIII, thủy quân Việt Nam cũng làm nên những chiến thắng vang dội trước những đội thủy quân xâm lược của phương Tây như trận đánh thắng hạm đội của Tây Ban Nha năm 1595, hai lần đánh thắng hạm đội của Hà Nam các năm 1642, 1643, đánh thắng hạm đội của Anh năm 1702. Dưới thời Tây Sơn, Nguyễn Huệ đã tổ chức phát triển mạnh kinh tế biển, xây dựng được một đội thủy quân hùng mạnh vào bậc nhất Đông Nam Á. Quân thủy Tây Sơn đã nhiều lần vào Nam ra Bắc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến chúa Trịnh (ở Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn (ở Đàng Trong). Năm 1785, Nguyễn Huệ đã trực tiếp chỉ huy quân thủy tấn công và giành thắng 7 lợi vang dội trước quân Xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút trong trận quyết chiến chiến lược lịch sử. Đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo này từ khi quần đảo là lãnh thổ vô chủ. Ít nhất từ thế kỷ XVII, các triều đại nhà Nguyễn đã tổ chức các hoạt động khai thác sản vật trên các quần đảo, tổ chức đo đạc hải trình và bảo đảm an toàn cho các tàu thuyền của quốc gia khác qua lại tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Các hoạt động này đều đã được ghi nhận trong các văn bản chính thức do các triều đình phong kiến Việt Nam ban hành là các châu bản hiện đang được lưu giữ tại Việt Nam. Dưới thời Nguyễn, những ghi chép về Hoàng Sa, Trường Sa phong phú, đa dạng với nhiều thông tin cụ thể trên cả hai khu vực tài liệu chính thức của vương triều và tài liệu của các học giả. Bộ sách đồ sộ và có nhiều thông tin hơn cả về Hoàng Sa, Trường Sa là bộ Đại Nam thực lục chính biên. Trong hai thập kỷ đầu thế kỉ XIX, vua Gia Long đã nhiều lần quan tâm đến việc kiểm tra, kiểm soát Hoàng Sa được sách ghi lại như: “sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa” năm 1803; “sai đội Hoàng Sa là bọn Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng SA thăm dò đường biển” năm 1815 và 1816; nhận địa đồ đảo Hoàng Sa từ thuyền Mã Cao năm 1817…”. Tượng đài hải đội Hoàng Sa ở Lý Sơn sừng sững nhìn ra quần đảo Hoàng Sa Nhưng hoạt động thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đã phát triển lên trình độ cao hơn dưới thời trị vì của vua Minh Mạng. Năm 1833, ông lập kế hoạch phái người ra Hoàng Sa dựng miếu, lập bia và trồng cây. 8 Các năm 1834, 1835, ông cho người ra dựng miếu, đền thời thần, lập bia đá và xây bình phong ở khu vực tòa miếu cổ. Năm 1836, ông quyết định hàng năm phái người ra Hoàng Sa xem xét, đo vẽ tỉ mỉ và lập thành bản đồ các đảo, hòn, bãi cát. Khi ra đo đạc ngoài Hoàng Sa, thủy quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật đã mang theo 10 bài gỗ, trên mặt khắc dòng chữ “Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân, thủy quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ”. Và cũng trong lịch sử thời nhà Nguyễn, có rất nhiều bộ sử và quốc sử thời Nguyễn ghi lại các hoạt động khẳng định và thực thi chủ quyền của các vua nhà Nguyễn đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điển hình như: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam thực lục chính biên, Lịch triều hiến chương loại chí, Phủ biên tạp lục, Việt sử cương giám khảo lược, Đại Nam nhất thống chí… Ngoài ra, cũng thuộc nguồn tài liệu tịch thư và có giá trị cao để khẳng định qua trình các vua thời Nguyễn thực thi chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa là các châu bản, mộc bản triều Nguyễn. Châu bản triều Nguyễn ngày 27-6-1830, có ghi lại sự kiện tàu Pháp gặp nạn ở Hoàng Sa được thủy quân triều Nguyễn cứu giúp. Ngày 22-11-1833, vua Minh Mạng đã ban dụ thưởng phạt cho đoàn đi khảo sát Hoàng Sa… 9 Châu bản triều Nguyễn ngày 22-11-1833, khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của người Việt Nam. Mộc bản triều Nguyễn phản ánh đội Hoàng Sa của Trương Phúc Sĩ đem sản vật về dâng triều đình. Tuy nhiên, vua Lê Thánh Tông (trị vì 38 năm từ 1460-1497) mới chính là vị vua đầu tiên đã đưa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào bản đồ Đại Việt. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thời xưa thường được cha ông ta coi là một dải đảo dài nên gọi chung bằng các tên khác nhau như Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Vạn Lý Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa… Tư liệu từ triều 10 nhà Hồ trở về trước đã bị mất mát, phá hoại rất nhiều vào thời giặc Minh xâm lược nước ta. Nhưng việc Lê Thánh Tông cho lập bản đồ toàn quốc gọi chung là “Hồng Đức bản đồ” vào năm Canh Tuất (1490), trong đó có cả Hoàng Sa và Trường Sa, cho thấy trước đó hai quần đảo này đã thuộc chủ quyền Đại Việt. Trên cơ sở “Hồng Đức bản đồ”, một nho sinh họ Đỗ Bá, hiệu Công Đạo đã soạn bộ sách “Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” vào khoảng năm 1630-1653 gồm 4 quyển, trong quyển 1 có ghi: “Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, dựng đứng giữa biển” và có một bản đồ vẽ nhóm đảo thuộc Quảng Ngãi, phủ Thăng Hoa với chú thích chữ Nôm là “Bãi Cát Vàng”. Chân dung vua Lê Thánh Tông Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư có nhắc đến Hoàng Sa 11 Sau khi Pháp ký hiệp định bảo hộ năm 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất) và 1884 (Hiệp ước Patơnốt) với triều đình phong kiến Việt Nam, Pháp đã thay mặt Việt Nam tiếp tục thực thi chủ quyền với Hoàng Sa và tuyên bố phản đối các hành động xâm phạm của Trung Quốc. Pháp đã tiến hành nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa như xây dựng và vận hành đèn biển, trạm khí tượng, thiết lập đơn vị hành chính và sáp nhập vào Trung Kỳ, cấp phép giấy khai sinh cho công dân Việt Nam sinh ra tại Hoàng Sa. Năm 1909, Đô đốc Quảng Đông Lý Chuẩn tiến hành hành động thám hiểm và thăm dò Hoàng Sa là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa đã được các triều đình phong kiến Việt Nam thiết lập vững chắc và được Pháp thay mặt Việt Nam tiếp tục thực thi hữu hiệu. Pháp đã thay mặt Việt Nam phản đối các hành động xâm phạm của Trung Quốc và nêu rõ chủ quyền của Hoàng Sa đã được nhà nước An Nam xác lập từ năm 1816. Năm 1946, chính quyền Tưởng Giới Thạch lợi dụng bối cảnh chiến tranh thế giới thứ II kết thúc đã xâm nhập trái phép đảo Phú Lâm. Năm 1947, Pháp đã ra tuyên bố phản đối sự xâm nhập này, yêu cầu hai bên tiến hành đàm phán và giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế nhưng chính quyền Trung Hoa Dân quốc đã từ chối. Chính quyền Tưởng Giới Thạch sau đó đã rút khỏi Phú Lâm. Thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, đặc biệt từ sau khi Cách mạng tháng Tám thành công 1945, để bảo vệ chủ quyền nước ta, các tổ chức dân quân ở các xóm làng, thôn xã ven biển được khẩn trương xây dựng. Quân và dân ta vừa bám sông, bám biển đánh chìm nhiều tàu thuyền của địch, vừa lợi dụng sông biển để tổ chức vận tải phục vụ kháng chiến. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã liên tiếp giành được nhiều thắng lợi to lớn trên cả đất liền và trên sông biển, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong đó, hải quân nhân dân Việt Nam thực sự là lực lượng nòng cốt của chiến tranh nhân dân trên chiến trường biển, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang và nhân dân ven biển hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đường Hồ Chí Minh trên biển Đông được xem là một sáng tạo độc đáo của quân và dân ta, đã góp phần chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, và đã trở thành huyền thoại. Có thể nói, biển đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc ta. Lấn biển để dựng nước và thông qua biển để giữ nước là một nét độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam trong lịch sử. Đó cũng là 12 những nét độc đáo của bản sắc văn hóa Việt Nam, cần được giữ vững và phát huy trong thời đại mới và bối cảnh hiện nay. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Khi tuyên truyền cho toàn thể công dân Việt Nam, đặc biệt là các thế hệ học sinh trong nước có cái nhìn khái quát và hiểu sâu sắc về lịch sử chủ quyền biển, đảo Việt Nam thì mọi người sẽ hiểu rõ được tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo dân tộc. Qua đó, cũng là lời nhắn nhủ tới các nước khác về chủ quyền biển đảo của nước ta, là lời khẳng định đanh thép tới các nước có ý định xâm chiếm trái phép vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam cần phải dừng ngay lại những hành động phi pháp đó. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan