Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học tình huống góp phần tăng chiều cao của học sinh trung học phổ thông

.DOC
9
754
62

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TP. HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO QUẬN THANH XU¢N TRƯỜNG THPT NH¢N CHÝNH §C: §êng Ngôy Nh Kon Tum - Thanh Xu©n - Hµ Néi §T: 043.558.3332 - Email: [email protected] -----o0o---- vËn dông kiÕn thøc liªn m«n gi¶i quyÕt t×nh huèng cho häc sinh trung häc -----š› ----- Tên tình huống: GÓP PHẦN TĂNG CHIỀU CAO CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC MÔN HỌC TÍCH HỢP: HÓA HỌC, SINH HỌC, GIÁO DỤC THỂ CHẤT Nhóm học sinhLê Minh Ngọc Sinh ngày: 13/09/1998 Trịnh Ngọc Anh Sinh ngày: 06/01/1998Lớp:11A2 Năm học 2014 - 2015 0 GÓP PHẦN TĂNG CHIỀU CAO CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1. Mục tiêu giải quyết tình huống: - Tìm hiểu về chiều cao của người Việt Nam so với các nước trong khu vực. - Làm thế nào để có thể tăng chiều cao cho học sinh THPT trong 3 năm học. 2. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến vấn đề giải quyết tình huống: - Sưu tầm tài liệu về chiều cao của người Việt Nam. - Nguyên nhân vì sao người Việt Nam có chiều cao thấp hơn so với các nước. - Các yếu tố tác động để tăng chiều cao 3. Các giải pháp giải quyết tình huống: - Nghiên cứu tài liệu đã sưu tầm - Trao đổi, thảo luận và triển khai thực hiện trong lớp 4. Thuyết minh tình huống: a. Chiều cao của người Việt Nam so với các nước trong khu vực. - Các chỉ số về chiều cao cho thấy người Việt Nam thấp nhất khu vực. So với các nước lân cận, chiều cao người Việt Nam có khoảng cách khá xa. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Nâng cao tầm vóc trẻ em Việt Nam” do Viện Dinh dưỡng Quốc gia vừa tổ chức tại Hà Nội.- Viện Dinh dưỡng Quốc gia vừa công bố, chiều cao người Việt thấp nhất khu vực châu Á. 10 năm, người Việt Nam chỉ cao thêm được 1 cm. Chiều cao của nam thanh niên Thái Lan (nghiên cứu từ năm 1991-1995) đã là 1,675m, tại Hàn Quốc (năm 2006) là 1,739m. Chiều cao trung bình của nam thanh niên từ 17-25 tuổi (nghiên cứu từ năm 2005) của Singapore đã là 1,706m. Tại Trung Quốc, chiều cao trung bình của nam thanh niên từ 17-20 tuổi (kết quả nghiên cứu năm 2004) đã là 1,702m - cao hơn nhiều so với mức 1,644m của Việt Nam (đó là chưa kể đến việc các nghiên cứu của Việt Nam tiến hành muộn hơn các nước này từ 5-6 năm). Đối với nữ, chiều cao trung bình của nữ thanh niên Việt Nam cũng thấp nhất khu vực với mức 1,548m. Trong khi đó, tại Thái Lan là 1,573m; Hàn Quốc là 1,611m; Trung Quốc là 1,586m 1 Bảng so sánh chiều cao thân thể bình quân của người trưởng thành trên thế giới (m): STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Quốc gia Úc Canada Trung Quốc Đan Mạch Ai len Hà Lan Pháp Phần Lan Đức Bỉ Hồng Kông (Trung Quốc) Ý Nhật Đài Loan (Trung Quốc) Hàn Quốc CHDCND Triều Tiên Nauy Tây Ban Nha Ba Lan Anh Mỹ Ấn Độ Brazil Việt Nam Thái Lan I Ran Singapore Nam 178,4 180 170,2 182,6 177,5 183,2 175,6 179,0 181,0 178,6 171,7 177,2 171,8 174,3 173,7 167,6 179,8 177 178,5 177,2 178,6 167,5 173,1 164,0 171,2 173,4 172,6 Nữ 163,9 164,9 161,6 168,7 164,5 169,9 162,5 165,0 168,0 168,1 161,7 167,8 161,8 161,7 161,1 154,9 167,6 166,3 165,1 165 165,2 155 161,1 153,0 160 162,8 161 b. Nguyên nhân tại sao cùng là người châu Á mà người Việt Nam lại thấp hơn các nước khác ? Những đối tượng thuộc diện được nghiên cứu nãm 2010 đến từ 22-26 tuổi, tức là họ được sinh ra trong quãng thời gian giữa đến cuối những năm 2 1980. Khi đó, điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, người dân không có điều kiện để cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng để thúc đẩy chiều cao của trẻ”, Tại Việt Nam, chế độ dinh dưỡng không tốt. Ngay cả người có tiền cũng không biết ăn uống thế nào cho hợp lý, đủ chất và đảm bảo sức khỏe. Yếu tố di truyền cải thiện chiều cao rất ít. Lười vận động, ít thể dục cũng là nguyên nhân khiến chiều cao của người Việt thấp. Đặc biệt trong giáo dục, nhà trường không chú ý cho các cháu hoạt động thể thao ngoại khóa cho nên đa số học sinh không có hoạt động tập thể lực như các nước. Vận động về thể lực là nó phải là thói quen từ nhỏ, ngay từ nhỏ, người Việt không có hoạt động thể dục thể thao nghiêm túc. Người Việt chỉ có thói quen lao động chân tay. Đấy là cái rất dở, các nước mất khoảng 30 – 40 năm để xây dựng thói quen đó còn Việt Nam vẫn làm theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Các nhà giáo dục phải xem xét lại. Trong khi các cháu thời gian vui chơi, giải trí không có, giờ các cháu thể dục thể thao không có. Trẻ em không được vui chơi, giải trí, không được giáo dục qua thể dục thể thao, nhân cách, kĩ năng sống cũng không có. c. Các yếu tố tác động để tăng chiều cao: Muốn đạt được chiều cao chuẩn, tránh tình trạng người Việt Nam lùn nhất châu Á cần có biện pháp gì? - Phải chú ý chăm sóc về dinh dưỡng đúng cách. Người dân chú ý đến thể dục thể thao, hoạt động vừa sức cái này rất quan trọng vì cái này liên quan, ảnh hưởng tới kích tố tăng trưởng chiều cao. - Thay đổi chế độ dinh dưỡng : bổ sung vào thực đơn những loại thực phẩm giàu đạm, canxi các loại vitamin A,D và các loại vi chất khác như: * Sữa: Uống sữa hàng ngày rất có ích cho việc phát triển chiều cao, tuy nhiên không nên uống quá nhiều sữa một ngày vì cơ thể chỉ có thể hấp thụ 200ml một lần uống. 3 *Các loại quả đậu đỗ: Các loại quả họ đậu là những thực phẩm giàu protein, cacbonhydrat, và là nguồn caanxi chất lượng cao. Một quả đậu nhỏ chứa khoảng 191mg canxi và 207calo. Đậu nành cũng là một loại thực phẩm cung cấp canxi cho cơ thể. * Tôm, cua, ốc: Đây là một loại dinh dưỡng dồi dào canxi. Nhiều bạn có thói quen bóc vỏ tôm nhưng đó là nơi cung cấp nhiều canxi cải thiện chiều cao. 4 * Trứng, thịt nạc: Cung cấp nhiều năng lượng và có ích cho sự phát triển của cơ thể. * Ngoài ra còn nên ăn các loại rau xanh, hoa quả vì chúng có nhiều vitamin giúp cơ thể lớn nhanh * Luyện tập thể dục thể thao: Các nghiên cứu đã chứng minh tập luyện thể dục thể thao bền bỉ và đúng phương pháp khoảng 60-90 phút mỗi ngày sẽ 5 làm tăng qúa trình trao đổi chất và tuần hoàn máu, tăng tiết hoocmon tăng trưởng GH, tăng rọng khối xương. Để cải thiện chiều cao, nên tập luyện những môn thể thao như nhảy cao, nhảy xà, lên xà, chơi bóng rổ, bóng chuyền, bơi… Chơi bóng rổ Chơi bóng chuyền 6 Đặc biệt khi bơi, nên chú ý đến kiểu bơi sải. Môn nhảy xà Việc luyện tập các môn này chủ yếu là những động tác nằm vươn dài người ra phía trước giúp kích thích sự phát triển của cơ thể. 7 Ngày nay, ta có thể dễ dàng nhận thấy ở các cuộc thi sắc đẹp hay thể thao, người ta đặc biệt quan tâm đến chiều cao hình thể của các thí sinh. Bởi lẽ chiều cao không chỉ phản ánh chế độ dinh dưỡng của mỗi cá nhân mà còn thể hiện chế độ luyện tập, và chất lượng giáo dục của nơi người ta tiếp nhận. Ở đa số các nước phát triển, họ đặc biệt quan tâm tới việc phát triển tầm vóc con người vì thể trạng con người có tốt thì họ mới có thể có đầy đủ sức khỏe để làm việc và học tập hiệu quả. Trên thực tế, có những Quốc gia, con người nguyên thủy của họ không hề cao lớn như: Nhật Bản, Hàn Quốc,... nhưng bằng việc ý thức được tầm quan trọng của phát con người mà họ tìm mọi phương pháp để cải thiện chiều cao của người dân. Nhưng có 1 thực trạng vô cùng đáng buồn là người VN so với thế giới có chiều cao trung bình thấp hơn 10cm. Hay có thể nói người VN là những người thấp nhất trên thế giới. Vì vậy cần nâng cao ý thức của mỗi người năng vận động tập thể dục hằng ngày ăn uống hợp lý. 5. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: - Qua việc nghiên cứu và thực hiên tình huống “ Góp phần tăng chiều cao của học sinh trung học phổ thông” chúng em đã có sự hiểu biết nhất định về cách thức để có thể tăng chiều cao của bản thân và có thê tư vấn phương pháp phát triển chiều cao vượt trội cho các em học sinh lứa tuổi trung học cơ sở . - Giúp các bậc cha mẹ nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, thể thao giúp phát triển chiều cao cho con em mình trong giai đoạn lứa tuổi học đường, giai đoạn có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển chiều cao. Sự phát triển về thể lực và tầm vóc con người là một vấn đề rất lớn cần đầu tư từ thời kỳ trong bào thai tới tuổi trưởng thành cần kết hợp nhiều biện pháp đồng bộ. Có nhiều yếu tố tác động tới sự phát triển chiều cao của con người, dinh dưỡng (31%), thể thao (20%), di truyền (23%), môi trường và tâm lý xã hội (16% và 10%). Đặc biệt giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì (nữ 9-16 tuổi, nam 1018 tuổi) là giai đoạn có sự phát triển chiều cao tăng vọt từ 8-12 cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Chúng em mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, cha mẹ và các bạn. Chúng em xin trân trọng cám ơn! 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan