Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học tình huống làm thế nào để tiêu diệt, hạn chế chuột tại trường thcs tây sơn mà không ảnh hưởng đến môi trường

.DOC
13
703
112

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HAI BÀ TRƯNG TRƯỜNG THCS TÂY SƠN BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC Môn : Sinh học 1. Họ và tên: Phạm Hoàng Nam Ngày sinh: 15/03/2000 Lớp: 9A5 2. Họ và tên: Nguyễn Sỹ Đức Ngày sinh: 16/08/2000 Năm học: 2014-2015 Lớp: 9A5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HAI BÀ TRƯNG TRƯỜNG THCS TÂY SƠN Địa chỉ: 52A Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 0439440504 Email: [email protected] Thông tin về học sinh: 1. Họ và tên: Phạm Hoàng Nam Ngày sinh: 15 /3 /2000 Lớp: 9A5 2. Họ và tên: Nguyễn Sỹ Đức Ngày sinh: 16 /8 /2000 1. Tên tình huống: Năm học: 2014-2015 Lớp: 9A5 LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIÊU DIỆT, HẠN CHẾ CHUỘT TẠI TRƯỜNG THCS TÂY SƠN MÀ KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG? 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: Học tập là công việc suốt đời của mỗi con người. Lê- Nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Nhưng học như thế nào cho đúng? Dân gian ta đã từng nhắc nhở: “Học phải đi đôi với hành” chúng ta nên hiểu như thế nào về phương pháp học này? Trong chương trình văn học nghị luận lớp 8 chúng em đã được bàn luận về vấn đề này. Theo chúng em: “Học là học về lý thuyết. Hành là lao động, làm việc thực tế từ lý thuyết đó. Hai điều đó luôn luôn cần đi đôi với nhau, vì chỉ biết lý thuyết mà không áp dụng vào thực tế sẽ không đạt được hiệu quả cao. Ngược lại, nếu chỉ thực hành mà không học lý thuyết sẽ rất khó nắm vững mấu chốt vấn đề. Ví dụ như biết lý thuyết về trồng cây lúa mà không trồng lúa thì cũng không có gạo để ăn. Còn trồng cây lúa nhưng không hiểu biết về lý thuyết thì không đạt được hiệu quả gì. Vì vậy, học phải đi đôi với hành, muốn hành thì phải học và muốn học thì phải hành”. Từ những suy nghĩ đó chúng em quyết định chọn tình huống, vận dụng những kiến thức đã học từ các môn học để giải quyết tình huống nhằm khắc sâu những kiến thức đã được học. Xuất phát từ tình hình thực tiễn, những khu đất trống, bệnh viện, công viên, nhà hàng, nhà ở có nhiều đồ đạc, đây là điều kiện thuận lợi để chuột có nơi trú ngụ làm tổ mà Trường Trung học cơ cở Tây Sơn của chúng em là ngôi trường được xây dựng sát với nhà dân và công viên nên có rất nhiều chuột di chuyển sang trường học. Ở đây nó đã gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng đến giáo viên và học sinh trong trường. Chính vì thấy rõ những tác hại mà chuột đã gây ra nên chúng em đã quyết định vận dụng những kiến thức đã học để tìm giải pháp tiêu diệt, hạn chế chuột nhằm ngăn chặn tác hại của chúng nhưng lại không làm ảnh hưởng đến môi trường. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc tìm ra những giải pháp tiêu diệt, hạn chế chuột. Năm học: 2014-2015 Tiêu diệt, hạn chế chuột nhằm giảm bớt những tổn thất do chúng gây ra là một mục tiêu lớn đã được rất nhiều người, rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học thực hiện, áp dụng vào thực tế. Ví dụ: Bác Trần Quang Thiều trưởng thôn Bình Vọng, xã Văn Bình, huyện Thường Tín đã được mệnh danh là “vua diệt chuột”. Bằng những chiếc bẫy hết sức đơn giản nhưng nhờ phương pháp diệt chuột độc đáo, ông cùng với nhiều nông dân ở các tỉnh và thành phố khác đã diệt hàng triệu con chuột, bảo vệ mùa màng, giúp người dân giảm thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Cách diệt chuột của ông trở thành “Điển hình sáng tạo Việt Nam”, được chuyên gia nước ngoài ngưỡng mộ, mời hợp tác. Ông đã vinh dự được nhận nhiều bằng khen của các cấp, các ngành. Là học sinh thành phố, với những kiến thức được tiếp thu từ các môn học trong trường, từ cha mẹ, từ những người xung quanh, từ tìm hiểu trên mạng..., chúng em quyết định đưa ra giải pháp tiêu diệt chuột, hạn chế chuột bằng những cách sau: Đầu tiên chúng em sử dụng kiến thức về đặc điểm sinh học và tập tính của loài chuột, thông qua môn sinh học lớp 7: “ Bài 50- Sự đa dạng của lớp thú(tiếp theo). Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt” Chuột thuộc loài động vật có vú, bộ gặm nhấm. Chúng không chỉ đa chủng loại mà số lượng lại rất lớn, dễ thích nghi với mọi điều kiện tự nhiên nên sự phân bố “cư dân” rất rộng lớn, dường như không ở đâu không có chuột. Tuy tuổi thọ của chuột ngắn – nói chung chuột thường chỉ sống 1-2 năm, có con 2-3 năm nhưng mức sinh sản của chúng thì thật phi thường, tạo ra dòng giống đông “ngập tràn lãnh thổ”. Họ nhà chuột trên khắp hành tinh chúng ta hết sức đông đảo, đa dạng. Các nhà sinh học và nông học đã ước tính chúng có khoảng 450 loại, bao gồm trên 20 họ. Ở nước ta, chúng đã có hàng trăm loại, hàng chục họ khác nhau. Với số lượng cá thể lớn và có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm bào nhỏ thức ăn thường bằng cách gặm và khoét bằng răng cửa, nghiền nhỏ bằng răng hàm để mài đi bộ răng luôn mọc dài của nó, chính vì thế khi di chuyển đến đâu nó cũng gây ra tổn thất rất lớn về kinh tế cho con người. Ngoài ra chuột còn là loài động vật có tác hại lớn đối với sức khỏe của con người và vật nuôi. Những bệnh phổ biến mà chuột thường truyền nhiễm đó là bệnh nhiễm khuẩn Salmonela, bệnh thương hàn, nhiễm khuẩn E.coli và bệnh lao...Chuột cũng mang theo bọ chét, ve và con bét có thể gây các phản ứng di ứng cấp tính. Do tình hình thực tế, chúng em chỉ chú trọng tìm biện pháp tiêu diệt và hạn chế loài chuột cống và chuột đồng trong nhà, vì đây là loài chuột mà chúng em hay bắt gặp và đã gây nhiều tác hại tại trường học của chúng em. Năm học: 2014-2015 Tiếp đến chúng em sử dụng kiến thức sinh học lớp 9 ở bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật để xác định mối quan hệ cùng loài và khác loài. Trong cùng một loài khi có điều kiện sống thuận lợi chuột hỗ trợ lẫn nhau, nhưng khi gặp điều kiện sống bất lợi thì chúng lại tranh giành nhau về thức ăn, nơi ở, con đực, cái.... và mối quan hệ đối địch sinh vật ăn sinh vật khác. Nắm bắt được đặc điểm này chúng em đưa ra biện pháp nuôi mèo, nuôi chó trong trường để đuổi chuột và bắt chuột chuột. 0 Mèo bắt chuột Năm học: 2014-2015 Chó bắt chuột Tinh dầu bạc hà có tính chất về hương thơm đặc biệt nổi trội. Mùi hương tươi mát và hơi hăng này không chỉ có tác dụng tuyệt vời đối với tinh thần và làm sạch không khí, nó còn có hiệu quả trong khử mùi và đuổi chuột. Chúng em cũng đã vận kiến thức môn vật lý 6 Bài 15: Đòn bẩy để thiết kế chiếc bẫy chuột với mục đích bắt được chuột, hạn chế số lượng chuột trong trường học, đồng thời cũng có thể dùng chuột bắt được để tiến hành làm thí nghiệm, - Tiếp theo chúng em áp dụng bộ môn công nghệ 7 bài 31: Giống vật nuôi vào việc chọn giống chó, mèo để nuôi trong trường. - Môn Tin học cũng không kém phần quan trọng. Hầu hết các thông tin của chúng em một phần là có sự giúp đỡ của mạng tin học. Chưa kể đến việc đánh các văn bản và photo in hình,…Chính vì vậy tin học chính là bộ môn có ích nhất và quan trọng nhất. - Vận dụng kiến thức bài 14 “bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”trong sách giáo khoa giáo dục công dân 7 và bài 20 “Đề tài giữ gìn vệ sinhmôi trường” trong sách giáo khoa Âm Nhạc Và Mĩ Thuật 7 để vẽ cổ độngvà tuyên truyền cho học sinh không xả rác bừa bãi. Chúng em đã nghĩ ra một số khẩu hiệu để mọi người dễ dàng ghi nhớ. Năm học: 2014-2015 Chúng em đã in các poster và phát cho mọi người nhằm khiến cho mọi người chung tay vào bảo vệ môi trường, góp phần hạn chế chuột hoành hành. . - Chưa kể đến văn học cũng góp một phần quan trọng. Nó giúp ta hoàn thành các văn bản cũng như bài thi. Trình bày một cách rõ ràng và mạch lạc. Nó cũng góp phần trong việc thuyết trình và trình bày. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: Để giải quyết tình huống chúng em đã kết hợp những kiến thức đã học và những hiểu biết của bản thân. Chúng em cũng tìm hiểu các thông tin trên mạng xã hội và qua đó kết hợp, áp dụng vào việc đưa ra những biện pháp tiêu diệt, hạn chế chuột tại trường mà không ảnh hưởng đến môi trường Sau khi tiến hành lựa chọn giải pháp, chúng em tiến đến việc chọn giống mèo để nuôi trong trường. Đây là việc quan trọng, vì chỉ có chọn được giống chó, mèo đáp ứng được yêu cầu bắt và đuổi chuột thì mới có tác dụng. Đồng thời chúng em cũng tiến hành lựa chọn vật dụng để thiết kế bẫy bắt chuột. Trồng cây bạc hà xung quanh trường để xua đuổi chuột. Để góp phần đảm bảo cho việc nuôi chó, mèo tại trường mà không gây ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn học sinh khác cũng như công việc giảng dạy của các thầy cô giáo, chúng em chỉ thả chó, mèo vào buổi tối khi mà các thầy cô và Năm học: 2014-2015 các bạn đã hết giờ làm việc và học tập tại trường. Chúng em cũng đã thành lập câu lạc bộ những bạn yêu động vật( đặc biệt là chó, mèo), câu lạc bộ tôi yêu thích sinh học...trong trường để các bạn cùng nhau tham gia hoạt động. Chúng em phân công công việc cho từng thành viên và luân phiên công việc của các bạn trong nhóm thay nhau mang đồ ăn và dọn vệ sinh chuồng cho chó, mèo, phân công người đặt bẫy chuột vào buổi tối và tháo bỏ bẫy chuột vào buổi sáng trước giờ làm việc của giáo viên và học sinh, phân công người trồng và chăm sóc cây...Để các câu lạc bộ hoạt động đều đặn và liên tục, có hiệu quả chúng em cũng đưa ra nội quy hoạt động để các thành viên lấy đó là mục tiêu, là nhiệm vụ, là nghĩa vụ để thực hiện. Không chỉ vậy, chúng em còn nhờ các bạn sao đỏ tuyên truyền và kiểm soát về vấn đề mang thức ăn vào trường. Khi nào có bạn vứt rác bừa bãi, sao đỏ sẽ nhắc nhở và nếu tái phạm sẽ trừ điểm thi đua của lớp. Chúng em lo ngại chuột sẽ ngửi thấy mùi thức ăn và làm tổ tại trường. Chúng em cũng đã mời một số thầy cô giáo tham gia vào các câu lạc bộ của chúng em để thấy được việc làm của chúng em là rất cần thiết, có hiệu quả nhằm hướng tới tuyên truyền cho các bạn học sinh trong trường cùng tham gia góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào vào việc bảo vệ ngôi trường luôn được sạch đẹp. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: a. Địa điểm tiến hành - Tại các phòng học, phòng hội đồng, phòng chức năng, phòng tin học, phòng đồ dùng, văn phòng... của nhà trường b. Tiến trình giải quyết Xác định những dấu hiệu có chuột xuất hiện tại trường Chuột thường hoạt động về đêm và tránh con người, nên các dấu hiệu điển hình để nhận biết rằng trong trường có chuột là:  Có các tiếng kêu sột soạt trên tường hay dưới sàn nhà khi đàn chuột chạy qua.  Phân chuột – chuột cống thường để lại các hòn phân màu đậm, hình nón dài khoảng 10-14mm  Có mùi đặc trưng – chuột cống thường để lại mùi giống như mùi khí ammoniac và đặc biệt trở nên nặng hơn khi ở những nơi kín như dưới gầm tủ, gầm bàn...  Phá hoại – chuột đồng có răng phát triển liên tục và chúng gặm nhấm những đồ làm bằng gỗ và nhựa để mài răng. Chuột đồng còn có thể gây hỏa hoạn do chúng nhai đứt dây điện. Năm học: 2014-2015  Bao bì đựng đồ ăn bị rách – chuột thường xé để mở túi đựng đồ ăn và để lại các dấu rang cắn.  Tổ chuột – chuột cống thường làm tổ ở những nơi ấm áp, khuất sử dụng các chất liệu được nghiền nát như giấy báo và vải sợi. Trong tổ thường có những con chuột nhắt.  Những vết đào bới – trong vườn, chuột cống thường đào các lỗ. Chúng còn làm tổ dưới ván sàn trong vườn. Tiến hành bắt và phòng chống chuột Mục đích đầu tiên của việc chống chuột là để bảo vệ ngôi trường. Những con chuột nhắt có thể chui lọt qua các lỗ rộng dưới 1cm nên phải bít kín mọi lỗ và nhét vải sợi cứng xung quanh cửa ra vào. Không nên để thức ăn thu hút chuột, nếu có thể nên đựng đồ ăn trong các đồ chứa bằng nhựa hoặc kim loại. Chuột cống có thể chui từ cống qua các đường ống bị vỡ, do đó phải đảm bảo rằng tất cả các đường ống đều trong tình trạng tốt. Thường xuyên làm vệ sinh trường học, lớp học và phòng đồ dùng cũng làm cho chuột không có cơ hội để làm tổ. Chúng em tiến hành đã trồng cây bạc hà xen lẫn các loại cây gia vị khác xung quanh trường với mục đích vừa tạo không gian đẹp cho trường, vừa có rau sạch để ăn và vừa có tác dụng đuổi chuột. Chúng em đã thu gom các vỏ chai, lon nước giải khát đã qua sử dụng của các bạn học sinh và tái chế chúng thành các chậu để trồng cây và bố trí treo trên tường phía sau trường. Năm học: 2014-2015 Dùng vỏ chai để trồng các cây gia vị, trong đó có bạc hà ở trên tường ở đằng sau trường Chuột có thính giác tinh vi nên khi ngửi thấy mùi hăng của cây bạc hà sẽ cảm thấy khó chịu và tránh xa nơi có cây bạc hà. Chưa hết, chúng em cũng đã chiết xuất tinh chất từ bạc hà và nhúng vào bông gòn rồi để vào những khe cửa, tường để đuổi chuột.. Chúng em đã thiết kế bẫy chuột dựa trên nguyên lý đòn bẩy. Mỗi một bẫy chuột, chúng em chuẩn bị những nguyên liệu như sau: - 3 thanh nhựa hoặc gỗ dài khoảng 1m - 1m dây thép cứng - 1 lồng bàn nặng bằng hoặc lớn hơn 600g - 2m dây cước - Mồi ( Lạc, ngũ cốc, ...) Sử dụng các vật liệu trên để lắp đặt thành mô hình sau: Năm học: 2014-2015 Tiếp theo chúng em chọn nơi đặt bẫy Phòng đồ dùng Năm học: 2014-2015 Dưới sân trường Phòng thư viện Năm học: 2014-2015 Gầm cầu thang Sau khi bắt được chuột, chúng em thu gom chúng và tiến hành tiêu hủy. 6. Ý nghĩa của việc tiêu diệt chuột trong trường học: Việc tiêu diệt, hạn chế chuột trong trường học, giảm bớt được các tác hại mà chuột gây ra. Theo thống kê, mỗi năm chuột đã làm hỏng rất nhiều ngăn bàn của các thầy cô giáo, cắn sách, vở, giáo án và các loại giấy tờ quan trọng khác. Hơn nữa nước tiểu và phân của chúng thì có mùi thật khó chịu, làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc cũng như mất nhiều thời gian dọn dẹp của giáo viên. Đã có rất nhiều máy tính vì bị chuột cắn đứt dây nên ảnh hưởng đến việc học tin học của các bạn trên phòng máy. Hiện tượng chập dây điện cũng xảy ra gây ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của giáo viên và học sinh...Chính vì vậy, việc lựa chọn biện pháp tiêu diệt và hạn chế chuột trong trường học đã góp phần giảm thiệt hại về kinh tế cho trưòng. Trường em không cần phải nhờ các chuyên gia diệt chuột về. Cũng như các chi phí quét dọn. Đồng thời cũng góp phần bảo vệ môi trường ở trường học. Năm học: 2014-2015
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan