Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học tình huống phân tích vấn đề rác thải và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rác thải ở thôn (2)

.DOC
12
851
66

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN HOÀN KIẾM BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN NHẰM GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN Trường THCS Ngô Sĩ Liên Địa chỉ: 27 – 29 Hàm Long, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Số điện thoại: 043 943 7164 Email: [email protected] Tên tình huống TÁI SỬ DỤNG RÁC CÓ THỂ TÁI CHẾ TRONG GIA ĐÌNH VÀ TRƯỜNG HỌC TẠO VẬT DỤNG CÓ ÍCH * Môn học được vận dụng trong giải quyết tình huống: Hóa học; sinh học * Thông tin về học sinh: 1. Họ và tên: Phạm Huy Hoàng Ngày sinh:8/10/2001 Lớp:8A4 2. Họ và tên: Nguyễn Vũ Hoàng Ngày sinh:10/11/2001 Lớp: 8A4 I. Tên tình huống - Rác trong gia đình và trường học chia thành 2 loại chính: rác vô cơ và rác hữu cơ. Một số loại rác có thể tái chế nếu như để thải vào môi trường thì sẽ gây lãng phí. Từ thực tế này, chúng em đã nghĩ đến việc tái chế lại chúng, tạo thành một số vật phẩm có ích II. Mục tiêu giải quyết tình huống  Chống ô nhiễm môi trường, tạo một số vật phẩm sử dụng trong đời sống III. Tổng quan về các nghiên cứu 1. Phân loại rác Dựa vào tính chất, có thể phân rác thải thải thành 2 loại là rác dễ phân hủy (thường là rác hữu cơ) và rác thải khó phân hủy (có thể là rác hữu cơ hoặc vô cơ). Rác hữu cơ dễ phân hủy là các loại rác thải có khả năng tự phân hủy trong môi trường tự nhiên sau một thời gian ngắn, như: lá cây, rau quả, vỏ trái cây, xác động vật, phân động vật,... * Các thứ rác hữu cơ rất dễ phân huỷ như thức ăn thừa, rau, củ, quả hư hỏng, rác nhà bếp, cành cây, lá cỏ, xác súc vật, phân chuồng... được tái sinh như sau: + Tập hợp rác hữu cơ ủ thành phân bón cho cây trồng, hoa màu, lúa... thêm tươi tốt và làm cho đất đai màu mỡ, thêm tơi xốp, canh tác hiệu quả lâu dài. + Các loại phân chuồng, thức ăn thừa của người và gia súc cho vào hầm ủ Biogas để tạo thành chất đốt phục vụ việc đun nấu, thắp sáng. Hình 1.1 – Rác thải hữu cơ dễ phân hủy Rác thải khó phân hủy là các loại rác thải có khả năng tồn lưu trong môi trường tự nhiên rất lâu, như: vải vụn, bao nhựa, chai nhựa, bóng đèn, tóc, lốp xe, giấy kẹo, giầy da, xốp,... Rác thải khó phân hủy có thể chia làm 2 loại: * Rác có khả năng tái chế: là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp như kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng,...), các loại nhựa...Loại rác này có thể tái sử dụng lại ngay hoặc qua một số quy trình tái chế để sử dụng lại. * Rác khó tái chế: là chất thải không có khả năng sử dụng hoặc chế biến lại như: xỉ than, xương động vật, vỏ trứng,.... Hình 1.2 – Rác thải khó phân hủy Trong phạm vi đề tài này, nhóm chúng em tập trung vào chế tạo một số vật dụng hữu ích từ rác có khả năng tái chế. 2. Một số lợi ích khi tái chế rác thải 2.1. Lợi ích của rác thải Đối với những loại rác không độc hại thì mọi người có thể sử dụng nhiều cách để làm cho rác mang lại lợi ích qua những việc làm như: a. Tận dụng rác: Những thứ rác bị bỏ loại nhưng còn có thể dùng cho mục đích khác thì mọi người nên tận dụng chúng để tiết kiệm của cải vật chất, tài nguyên thiên nhiên, thời gian và công sức sản xuất ra chúng như: - Đồ dùng trong nhà, quần áo, đồ chơi cũ không dùng nữa thì cho người khác tiếp tục dùng. Các loại vải vụn nối ráp thành đồ dùng, vật trang trí, quần áo rách dùng làm giẻ lau... - Sách báo, tập vở cũ dùng làm bao bì, giấy gói. - Chai lọ, bình, hũ dùng đựng món đồ khác hay tạ thành vật trang trí trong nhà - Các vật liệu xây dựng như: cát, đá, sỏi, sành sứ vụn dùng trải đường, lót nền b. Tái chế rác: Những thứ phế thải không dùng được cho việc gì nữa nhưng còn có thể sử dụng để sản xuất ra sản phẩm khác thì cần phải được thu gom bán phế liệu để tái chế như: - Kim loại: gồm đồng, kẽm, chì, sắt, thép, thau... được luyện lại và chế tạo ra đồ dùng vật liệu. - Chai lọ, ống thuốc thuỷ tinh được thu gom về lò nấu lại và thổi thành các dạng chai lọ mới. - Các đồ dùng vật liệu nhựa, bao nylon được tập hợp tái chế lại thành đồ dùng, bao bì, bục kê... Hoặc chuyển hóa thành nhiên liệu đốt. - Giấy vụn được tái chế thành giấy bao bì, thùng các tông... c. Tái sinh rác: Các thứ rác hữu cơ rất dễ phân huỷ như thức ăn thừa, rau, củ, quả hư hỏng, rác nhà bếp, cành cây, lá cỏ, xác súc vật, phân chuồng... được tái sinh như sau: - Tập hợp rác hữu cơ ủ thành phân bón cho cây trồng, hoa màu, lúa... thêm tươi tốt và làm cho đất đai màu mỡ, thêm tơi xốp, canh tác hiệu quả lâu dài. - Các loại phân chuồng, thức ăn thừa của người và gia súc cho vào hầm ủ Biogas để tạo thành chất đốt phục vụ việc đun nấu, thắp sáng. Nếu mọi người, gia đình đều được làm như vậy là đã góp phần giảm lượng chất thải đưa ra môi trường, giữ cho môi trường được sạch đẹp hơn. 2.2. Tác hại của rác thải Nếu không xem rác còn có thể là nguồn tài nguyên có lợi để khai thác sử dụng mà vứt rác bừa bãi thì rác sẽ gây tác hại rất lớn cho môi trường và sức khoẻ con người, chẳng hạn như: - Các vật dụng khó phân huỷ không dùng được nữa mà thải bừa bãi ra xung quanh thì môi trường ngày càng chứa nhiều loại vật gây chật chội, mất vệ sinh và mất mỹ quan, tạo cơ hội cho các loài nấm và vi khuẩn, côn trùng độc hại phát triển gây độc hại cho con người. - Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới đời sống mọi người. Ngoài ra, chỗ tập trung rác hữu cơ là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián và các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình và lây lan gây thiệt hại lớn.Nước thải từ bãi rác độc hại nếu thải ra nguồn nước gây ô nhiễm lây lan. IV. Giải pháp giải quyết tình huống -Tận dụng rác: * Những thứ rác bị bỏ loại nhưng còn có thể dùng cho mục đích khác thì mọi người nên tận dụng như: + Đồ dùng trong nhà, quần áo, đồ chơi cũ, các loại chai nhựa, các loại vải vụn nối ráp thành đồ dùng, vật trang trí + Sách báo, tập vở cũ dùng làm bao bì, giấy gói + Chai lọ, bình, hũ dùng đựng món đồ khác hay tạo thành vật trang trí trong nhà. V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống - Thu gom rác tái chế - Chế tạo ra một số vật dụng có ích 1.Ống heo đựng tiền làm bằng chai nhựa 2.Tái chế dép, túi sách, bát,chai nhựa…. Chúng ta có thể trồng rau ở trong những đồ vâ ât này 3.Tái chế vật dụng trang trí gia đình từ băng, đĩa cũ: Từ những băng, đĩa CD cũ, ta có thể “phù phép” thành những đồ dùng trang trí đẹp mắt cho gia đình mà không hề tốn kém Đĩa CD cũ cắt thành từng mảnh nhỏ, dán vào và làm quả trân châu lấp lánh… 4.Hoặc là dán các mảnh đĩa CD quanh chậu hoa để tăng thêm phần “độc-lạ” 5.Bàn cờ tướng từ thùng carton và nắp chai 6. Chậu hoa làm từ vỏ nhựa: Bước 1: Chuẩn bị một cái chai nhựa được khoét và đục một vài lỗ để thoát nước như hình ảnh Bước 2: Chọn một loại cây mà bạn muốn trồng. E đã chuẩn bị loài cây vạn niên thanh Bước 3 : Luồn cây vào trong chai và được kết quả như hình ảnh Bước 4: Cho đất vào trong chai và lắc nhẹ cho đất dàn đều trong chai. Chọn đất càng tơi xốp càng tốt Bước 5: Có thể buộc dây vào chai để treo lên nếu muốn.Và cuối cùng quan trọng nhất là nhớ tưới cây Các bạn có thể thấy chỉ với 5 bước đơn giản là các bạn đã có thể tái chế chiếc chai nhựa mà các bạn thường dùng xong là bỏ đi luôn. Vậy hãy cố gắng để tái chế nhiều rác thành các vật dụng hữu ích hơn nữa nhé!!! 7. Chiếc đồng hồ trang trí bàn được làm từ những CD cũ và giấy báo 8.Khung tranh làm từ nắp chai VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Việc giải quyết tình huống có ý nghĩa đối với chúng em: - Đối với học tập: Chúng em có thể được học lại những kiến thức đã học, đồng thời tự trau dồi cho mình những kiến thức mới chưa biết. Hơn nữa, nó còn giúp chúng em tăng khả năng ham học hỏi, ham tìm tòi và tăng độ kiên trì để có thể tìm ra cách giải quyết thỏa đáng nhất. - Đối với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội: Chúng em có thể rèn luyện cho mình ý thức hơn về việc sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí và tận dụng luôn lượng rác vô cơ khó phân hủy ra môi trường. Như vậy, chúng em cũng góp phần vào bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của tất cả mọi người. Trên đây là toàn bộ tình huống thực tiễn mà em đã gặp và giải quyết. Trong quá trình trình bày và giải quyết chắc hẳn sẽ có những sai sót và những hạn chế nhất định, mong thầy cô và các bạn giúp đỡ Em xin chân thành cảm ơn!
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan