Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn môn hóa học...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn môn hóa học

.DOCX
10
908
131

Mô tả:

  Sở Giáo dục và đào tạo TP Hà Nội Trường THPT Nguyễn Gia Thiều Địa chỉ: Số 27, Ngõ 298 Ngọc Lâm - Long Biên, Hà Nội Số điện thoại: 04 3827 1444 Email: [email protected] Họ và tên học sinh: 1. Ngô Quang Hùng 2. Đoàn Đình Hiệp  BÀI DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC  Năm học 2014 - 2015 1. Tình huống: Vừa qua, trên đoạn đường đê Ngọc Thụy đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe tải chở hóa chất với chiếc xe Innova 7 chỗ đang chở một gia đình đang trên đường trở về nhà sau khi dự đám cưới ở quê. Vụ tai nạn diễn ra ngay tại chỗ ngoặt rất hiểm (đối diện Chợ Ngọc Thụy) khiến cho nhiều thùng chứa axit bị rơi, đổ ra lòng đường, xuống cả dưới triền đê; cả hai phương tiện đều bị hư hỏng nặng nề: xe tải bị sập rào chắn phía sau, xe Innova 7 chỗ bị lõm đầu, vỡ đèn pha, gương chiếu hậu và kính chắn gió phía trước. Rất may người điều khiển xe tải cũng như những người có mặt trong chiếc xe gia đình chỉ bị xây xát nhẹ. Tuy nhiên ngay sau khi vụ va chạm xảy ra, người cha trong gia đình đồng thời là người cầm lái chiếc xe Innova đang bị say rượu đã lao vào chửi bới người tài xế điều khiển xe tải. Vụ cãi vã với lời qua tiếng lại đã khiến hai bên đánh nhau, lấy gạch đá văng, ném. Thấy cảnh tượng như vậy, những người đi đường còn xúm lại xem, nhưng chỉ có vài người dám vào can ngăn. Đám đông ngày một lớn, gây ùn tắc giao thông trên đoạn đường. Phải một lúc sau cán bộ công an cũng như các cơ quan chức năng mới có mặt để giải quyết vụ việc. 1. Mục tiêu: Giải quyết tình huống: Giải quyết, hòa giải vụ va chạm, xô xát giữa 2 người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Tìm ra nguyên nhân và trách nhiệm của các bên trong vụ tai nạn. Giải quyết hậu quả của vụ va chạm, tác hại của axit với mặt đường, môi trường con người với các phương tiện tham gia giao thông. Nâng cao ý thức, giảm thiểu tình trạng thờ ơ, vô cảm trong xã hội hiện nay. 2. Cơ sở khoa học: * Hội chứng theo số đông: Có lẽ xảy ra từ khi loài người chung sống cộng đồng với nhau. Xưa kia, hội chứng này thường diễn ra một cách tự nhiên nhưng thời đại ngày nay, nó có thể do chính con người dựng nên. Trong kinh doanh, người ta hay lợi dụng hội chứng này để lôi kéo những người thiếu hiểu biết tham gia vào những hoạt động thương mại của họ bằng cách tạo ra hay tổ chức những sự kiện, những trào lưu có quy mô lớn, trong đó lồng ghép vào những thông tin, quan điểm khiến người ta cảm nhận đó là mang tính xã hội. Với các chính trị gia ,thành công của họ chính là biết tận dụng tối đa sức mạnh của đám đông, bởi vậy họ tìm mọi biện pháp từ tình cảm đến vật chất và cả hình phạt để tác động vàotâm lí đám đông, dẫn dắt họ vào việc thực hiện mục đích của mình. Trong cuộc sống hàng ngày, hành vi của số đông thường vẫn làm điểm tựa cho những hành động của các cá nhân liên quan. Chẳng hạn, vài người lái xe máy vượt đèn đỏ được thì những người kế tiếp cũng sẽ ào theo dù biết đó là phạm luật. Còn ai đứng chờ đèn xanh sẽ bị cho là nhát gan, cản đường và cuối cùng cũng phải cuốn theo. Ở khu vực nông thôn, đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, người ta thường tập trung để vui vẻ sau vụ mùa nhưng cũng chính ở nơinày tạo nên các hiềm khích để rồi dẫn đến việc dè bỉu, thù hằn thậm chí giữa các gia đình, dòng họ hay làng, xã với nhau. Theo nhà tâm lí học xã hội nổi tiếng người Pháp Le Bon, những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ thiếu khả năng suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng; họ không kiên định,thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình thái quá đến sự ngây ngô tầm thường. Lí thuyết của Le Bon không phù hợp với hoàn cảnh ngày nay bởi ông dường như đã quá phóng đại về nguy cơ bạo lực và sự vô lí của đám đông mà bỏ qua ý chí của cá nhân. Ở một mức độ nào đó, người ta tin rằng hành vi của đám đông thường xuất phát từ những lí do xác đáng và mang ý nghĩa đại diện. Hành động theo đám đônghoặc dấn mình lẫn vào hành vi chung của đám đông, dưới một lớp vỏ ý thức rằng trong đám đông luôn có cái lý nào đó, nếu không thu được lợi thì ít nhất sẽ có tác dụng giảm nhẹ sự rủi do về tâm lí. Theo nhà tâm lí học Raph Waldo Emerson, tất cả mọi người đều có khát khao bẩm sinh là được thuộc về một nhóm xã hội nào đó. Chính xác là người ta đề cao cảm giác thuộc về một nhóm người đến mức càng nhiều người tin rằng một ý kiến, một xu hướng hay một quan điểm nào đó là đúng đắn thì mình cũng tin rằng điều đó là đúng. Quy tắc Công nhận Xã hội thừa nhận rằng mọi người có xu hướng thay đổi nhận định, quan điểm và hành vi của mình để phù hợp với những tiêu chuẩn của nhóm mà họ là thành viên. Càng có nhiều người thực hiện thì hành vi đó càng trở nên đúng đắn. Giáo sư Kirk Han Sen của Đại học Stanford đã chứng minh điều này khi tăng số lần tải các tập tin được ưa chuộng trên trang Web bằng cách liên tục tải xuống những tập tin này, qua đó làm số lượt tải xuống tăng cao một cách giả tạo. Sau đó, qua quan sát, ông thấy những tập tin này thậm chí còn được tải xuống nhiều hơn nữa. Số lượt tải xuống cao là biểu hiện cho thấy những tập tin rất được ưa chuộng và phổ biến, điều mà trước đó không có được. Tất cả mọi người cảm thấy hòa hợp khi thấy những người khác làm những điều mà mình muốn làm. Ngay từ bé, ai cũng đều cảm nhận rằng khi làm theo những quy phạm xã hội, thì người đó sẽ ít khi mắc sai lầm. Nếu bạn không biết được quy chuẩn nào đó, bạn sẽ nhìn ra xung quanh để tìm kiếm nó. Chúng ta coi những hành vi, ứng xử của người khác là chỉ dẫn cho hành động của bản thân, và hợp thức hóa những gì mà chúng ta nên hoặc không nên làm.. * Tác hại của rượu bia + Tác động tức thì Rượu, bia làm chậm quá trình chuyển tải thông tin từ não đến toàn bộ cơ thể. Điều này khiến cho người sử dụng: Cảm thấy thư thái, sảng khoái. - Có những lời nói và hành động khác thường - Quay cuồng, khó giữ thăng bằng - Khó khăn trong việc kiểm soát và phối hợp các cử động của cơ thể - Phản ứng chậm - Dễ nổi cáu - Nôn ói - Nhìn không rõ - Líu lưỡi (nói không rõ) Uống rất nhiều rượu, bia trong một thời gian ngắn gây ra: - Trạng thái lơ mơ - Đau đầu - Buồn nôn hoặc nôn - Run rẩy - Bất tỉnh (ngất xỉu) - Ngừng thở (hiếm) Rượu, bia gây ảnh hưởng đến thị lực và chức năng kết hợp động tác của cơ thể, do đó trong tình trạng say rượu, bia, người sử dụng dễ gây tai nạn giao thông, hoặc chết đuối. + Hậu quả lâu dài Uống nhiều rượu bia trong một thời gian dài gây ra các vấn đề về sức khoẻ, tinh thần và gây ra các vấn đề xã hội khác. Uống nhiều rượu trong thời gian dài còn gây tổn thương vĩnh viễn đối với một số bộ phận của cơ thể. Các vấn đề này bao gồm: - Kém ăn - Đau dạ dàyViêm nhiễm thường xuyên - Bệnh lý về da - Tổn thương gan và não - Tổn thương cơ quan sinh sản - Mất trí nhớ lẫn lộn - Rối loạn tim mạch - Trầm cảm - Ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ - Gặp các vấn đề khó khăn tại nơi làm việc - Các vấn đề về tiền bạc và luật pháp * Xử lý hóa học: Axit sunfuric đặc, khi bị tràn, chúng xâm lấn xung quanh mặt đường chậm hơn do có độ nhớt cao tương tự dầu vừng, dầu oliu nhưng mức độ phá hủy còn mạnh hơn nhiều. Nguyên tắc xử lý khi axit bị tràn ra môi trường: + Lập tức cách li người, vật nuôi và phương tiện. + Sử dụng cát (SiO2) hạn chế dòng chảy lan. + Dùng vôi bột (CaO, CaCO 3), natrihiđrocacbonat (NaHCO3),…các hóa chất có kiềm tính phun đều - chuyển axit về dạng muối. + Phun nước rửa ít nhất với tỉ lệ thể tích 1:5. 3. Giải pháp: Hòa giải giữa 2 người điều khiển phương tiện xô xát với nhau, chỉ ra chỗ đúng, chỗ sai của mỗi bên. Nhanh chóng đưa người bị thương vào trạm xá, nhắc nhở những người điều khiển phương tiện giao thông khac trên đường tập trung lái xe, đi tiếp, không dừng lại gây ùn tắc giao thông trầm trọng. Sử dụng dung dịch Axit Absorbent được dùng để thấm và trung hòa cục bộ lượng hóa chất bị đổ ra đường Thông báo cho các cơ quan chức năng dọn dẹp hiện trường vụ tai nạn, đề nghị các cấp có thêm những biển báo nguy hiểm, cảnh báo trước đoạn rẽ trên đê này. Được biết đã có rất nhiều vụ tai nạn giao thông tương tự đã xảy ra trước đó, cũng trên đoạn đường này. 4. Tiến trình giải quyết tình huống: Nếu em là 1 người tham gia giao thông trên đường, em sẽ dừng lại, quan sát tổng quan hiện trường. Sau đó em sẽ dừng lại, cùng với những người xung quanh, khuyên giải vụ xô xát. Cùng lúc đó cũng thông báo không có việc gì quá nghiêm trọng, đề nghị người tham gia giao thông, các phương tiện tiếp tục đi để tránh tình trạng ùn tắc rồi sẽ bắt đầu can ngăn vụ xô xát, khéo léo đưa 2 người cách xa nhau, cùng với gia đình họ chăm sóc nạn nhân. Nếu có người bị thương, lập tức đưa họ đến trạm y tế. Em sẽ tiếp tục lại gần khuyên bảo người điều khiển chiếc xe Innova cố gắng làm giảm sự tức giận, bực tức. Nếu người đó vẫn đang say, có thể dùng chút giấm đun với đường đỏ, gừng tươi để uống, cũng có thể uống nước cháo loãng, ăn đậu phụ. Sau đó đưa 2 bên đến nơi có các cơ quan chức năng (cảnh sát giao thông hay công an phường) để giải quyết. Còn về phần axit, cách xử lý như sau: Cắt miệng bao, rắc Axit Absorbent bao quanh vùng axit tràn vãi tạo thành một vành đai ngăn chặn nguy cơ lan rộng. Khi vùng axit tràn đã được quây lại, rắc Axit Absorbent trực tiếp lên trên. Sản phẩm bắt đầu trung hòa từng phần axit đồng thời ngăn chặn quá trình bay hơi mà không gây một phản ứng mạnh nào như thường thấy khi chỉ dùng chất trung hòa đơn thuần để xử lý. Khi vệt axit tràn đã được quây phủ an toàn, bổ sung thêm lượng chất trung hòa. Sau khi xong xuôi, nhắc nhở mọi người xung quanh về hiệu ứng đám đông, khuyên họ không nên như vậy, nó chỉ thể hiện sự yếu kém về văn hóa, mong người dân ứng xử ngày càng văn minh, tránh sự thờ ơ, vô cảm. Cuối cùng, đề nghị cần có biển báo cảnh báo nguy hiểm ở đoạn đường, tránh co các phương tiên va chạm về sau 5. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: - Việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt, khôn khéo kiến thức các môn học ở trường phổ thông giúp chúng ta giải quyết nhiều tình huống trong thực tế mà đặc biết ở đây là bộ môn Hóa học và Giáo dục Công dân: + Môn Hóa giúp giải quyết những tình huống liên quan đến hợp chất vô cơ như bazơ, axit, hữu cơ như dầu, chất béo,…. Từ đó có biện pháp để giảm thiểu, ngăn chặn ảnh hưởng của chúng đến môi trường. + Môn Giáo dục Công dân giúp chúng ta nhanh chóng đưa ra cách giải quyết hợp lý những tình huống xã hội mà ở đây là vụ cãi vã, đánh nhau; qua việc lựa chọn phuương hướng giải quyết từ hào giải đến báo cáo các cơ quan chính quyền. Sự hiểu biết về luật pháp và những kiến thức được dạy ở trường trong môn học này chính là cơ sở chắc chắn nhất cho việc xử lý những tình huống xã hội thực tế phức tạp, khó khăn. + Ngoài ra, chính lòng yêu thương con người, những cách ứng xử, hành động đẹp được học trong các môn học khác như Ngữ Văn và nhiều hoạt động ngoại khóa ở trường cũng được coi là yếu tố quyết định dẫn tới việc xử lý trong những tình huống trên. Như vậy, kiến thức của các môn học trong trường phổ thông có ý nghĩa rất lớn, không chỉ trong thành tích học tập mà còn là cả thực tế. Trên dây chỉ là một ví dụ nhỏ trong số đó. Chính kiến thức học ở trường lớp giúp ta giải quyết sự việc thực tế và những tình huống trong xã hội lại là sự kiểm nghiệm hiệu quả thực sự của quá trình học tập của bản thân. Mong sao, luôn có thật nhiều kiến thức được áp dụng hiệu quả trong chính đời sống hằng ngày của chúng ta.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan