Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn môn ngữ văn t...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn môn ngữ văn tình huống giải pháp để trẻ em được sống trong vui chơi, thanh bình, được chơi, được

.DOC
21
955
140

Mô tả:

I. TÊN TÌNH HUỐNG Giải pháp để trẻ em được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và được phát triển II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Giải quyết tình huống này nhằm hướng tới mục tiêu: - Có thêm nhận thức sâu sắc hơn về quyền trẻ em. - Thấu hiểu hoàn cảnh của một bộ phận trẻ em trên thế giới, những tác nhân dẫn đến hoàn cảnh này và những cơ hội cải thiện thực trạng của trẻ em. - Đưa ra những giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần hình thành nhân cách trẻ em và giúp cho trẻ em có thể được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và được phát triển. III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Các bộ môn được tích hợp để giải quyết tình huống Môn Giáo dục công dân Lớp 6: Bài 8. Sống chan hòa với mọi người, Bài 12. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Bài 15. Quyền và nghĩa vụ học tập. Lớp 7: Bài 5. Yêu thương con người, Bài 7. Đoàn kết tương trợ Lớp 9: Bài 10. Lí tưởng sống của thanh niên Môn Lịch sử: Lớp 9: Bài 6. Các nước châu Phi, Bài 11. Trật tự thế giới mới sau chiến tranh Môn Mĩ thuật Lớp 7: Bài 6. Vẽ tranh đề tài Cuộc sống quanh em Lớp 8: Bài 7. Vẽ tranh đề tài Gia đình, Bài 10. Vẽ tranh đề tài Ước mơ của em 1 Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh Lớp 6: Bài 1 Thanh lịch, văn minh – Nét đẹp của người Hà Nội. Lớp 7: Bài 2 Giao tiếp, ứng xử trong gia đình. Lớp 8: Bài 2 Giao tiếp, ứng xử trong ngoài xã hội. 2. Tổng quan nghiên cứu các bộ môn được tích hợp để giải quyết tình huống 2.1 Môn Giáo dục công dân Quá trình nghiên cứu bộ môn này thông qua tìm hiểu một số bài học có liên quan đến tình huống giúp cho người học có tri thức sâu rộng hơn về các quyền, nghĩa vụ cơ bản của trẻ em, như quyền được chăm sóc, bảo vệ, nuôi dạy, quyền được học tập, vui chơi, phát triển toàn diện nhân cách. Người học cũng ý thức được một lối sống có ích, thể hiện quan niệm sống, ý thức trách nhiệm của bản thân với những người xung quanh. Đó là lối sống có lí tưởng, chan hòa, yêu thương, thân ái, đoàn kết, giúp đỡ mọi người một cách tự nguyện, chân thành. 2.2. Môn Lịch sử Nghiên cứu về các nước châu Phi và trật tự thế giới mới sau chiến tranh, người học sẽ có được cái nhìn tổng quát về một khu vực được xem là nghèo đói, đau thương nhất của nhân loại. Cùng với đó là sự am hiểu về Liên hợp quốc một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc; về UNICEF – Cơ quan Cứu trợ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc với nhiệm vụ trọng yếu là bảo vệ, chăm sóc và giúp trẻ em phát triển toàn diện…. Đó là những tổ chức quốc tế có ảnh hưởng rất lớn đối với các chính sách dành cho trẻ em, giúp các em có cuộc sống mỗi ngày một trọn vẹn hơn. 2.3. Môn Mĩ thuật Tìm hiểu bộ môn Nghệ thuật này ở các khía cạnh thuộc đặc trưng bộ 2 môn: cách chọn, cách pha màu, sắp xếp bố cục, cách chọn và thể thiện đề tài sẽ giúp người học vẽ được những bức tranh đẹp, có ý nghĩa, thể hiện được suy nghĩ, góc nhìn của bản thân về trẻ em, những người xung quanh các em. 2.4. Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh Nghiên cứu, tìm tòi về cách ứng xử của người Hà Nội để hiểu được một nét đẹp truyền thống của người Hà Nội, hiểu được cách giao tiếp, ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội sao cho thuận hòa, êm ấm. Qua đó, người đọc sẽ biết điều chỉnh hành vi, tạo dựng kĩ năng trong giao tiếp, ứng xử thể hiện được nét đẹp thanh lịch, văn minh của bản thân trong các mối quan hệ xã hội. IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Phân tích thực trạng cuộc sống của trẻ em trên toàn thế giới và nguyên nhân dẫn đến thực trạng ấy và những cơ hội để có thể được đảm bảo ở mức độ tối đa quyền cơ bản cho trẻ em. 2. Tuyên truyền, giáo dục để trẻ em biết được quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân. 3. Tổ chức các buổi tọa đàm, thực hành về kĩ năng sống cho trẻ em, các bậc làm cha mẹ tham gia và cùng tham gia. V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Trong tiếng Việt, trẻ em là một khái niệm để gọi những đứa trẻ ở độ tuổi từ khi được sinh ra đến trước độ tuổi thành niên (Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tuổi thành niên được tính từ 18 tuổi trở lên). Như một điều tất yếu, trẻ em chính là tương lai, là chủ nhân của đất nước, của nhân loại. Trẻ em là một sinh linh bé bỏng mà kì diệu được tạo hóa và đất trời ban tặng cho cuộc sống con người. 3 Những thiên thần bé nhỏ Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành”, rất cần được nâng niu, che chở. Thế nhưng trên thực tế, chuyện gì đã và đang xảy ra với trẻ em. 1. Giải pháp 1. Phân tích thực trạng cuộc sống của trẻ em trên toàn thế giới và nguyên nhân dẫn đến thực trạng ấy và những cơ hội để có thể được đảm bảo ở mức độ tối đa quyền cơ bản cho trẻ em. 1.1. Vận dụng kiến thức văn học để giới thiệu nội dung cơ bản của văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”. Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” được trích từ Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại Liên hợp quốc ngày 30-9-1990, in trong cuốn "Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em", NXB Chính trị quốc gia - Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, 1997. Đây là một bài văn chính luận có cách trình bày khá mới mẻ, thể hiện trong kết cấu, cách lập luận và sử dụng ngôn từ. Về kết cấu văn bản, thay thế cho ba phần truyền thống của thể loại là đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề là một hệ thống những đề mục theo thứ tự 1, 2, 3, 4,... Một số đề mục có tên gọi chung: từ đề mục 3 đến đề mục 7 là "Sự thách thức", từ đề mục 8 đến 9 là "Cơ hội", từ đề mục 10 trở đi là "Nhiệm vụ"... Về cách lập luận, bản Tuyên bố không sử dụng lí lẽ mà thay vào đó là phép so sánh và cơ sở của sự so sánh lại là các con số, những giá trị tương đương. Về ngôn từ, bài "Tuyên bố" là tiếng 4 nói chung của nhiều nước, không phân biệt màu da, tiếng nói. Vì thế, ngôn từ chủ yếu hàm chứa khái niệm và lí tưởng, một thứ ngôn từ trung tính (ít sắc thái biểu cảm) là thích hợp không chỉ đối với người nói mà cả đối với người nghe. Ở phần Sự thách thức, bài tuyên bố đã phân tích được thực trạng cuộc sống của trẻ em trên toàn thế giới và chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng ấy. Trẻ em trở thành nạn nhân của hiểm họa chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Trẻ em là nạn nhân của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Tình trạng trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, ma tuý đã và đang xảy ra ở nhiều quốc gia, nhất là ở các nước kém và đang phát triển. Thực trạng này là một sự thách thức lớn đối với mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế. Ở phần Cơ hội, bài tuyên bố đã vạch ra những điều kiện thuận lợi cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Cụ thể là đã có mối liên kết về phương tiện, kiến thức giữa các quốc gia thông qua công ước về quyền trẻ em. Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế mở ra những khả năng giải quyết những vấn đề về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, ngăn chặn dịch bệnh, giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em. Những thách thức và cơ hội này đã dẫn đến từng nhiệm vụ cụ thể cho mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em thông qua những mục tiêu cụ thể, trong đó có mục tiêu “phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống trách có nhiệm trong một xã hội tự do.” Để nhiệm vụ được thực thi hướng tới đạt được mục tiêu đề ra, đòi hỏi sự quan tâm của từng gia đình, từng cá nhân trong mỗi cộng đồng. 1.2. Vận dụng kiến thức về Địa lý, Lịch sử , Sinh học và Hóa học và hiểu biết xã hội để giải thích rõ ràng nội dung đã nêu trong phần "Sự thách thức" của văn bản. Không phải ai cũng được sinh ra trong một môi trường tốt, được yêu thương trọn vẹn. Có những đứa trẻ phải chịu đựng những hoàn cảnh vô cùng 5 khắc nghiệt, chúng phải đấu tranh sinh tồn, gắng gượng "sống" trong muôn vàn thiếu thốn. Đặc biệt châu lục nghèo đói nhất hiện nay – châu Phi đã cho chúng ta thấy một bức tranh toàn cảnh hiện thực đau đớn về cuộc sống của những đữa trẻ nơi đây. Châu Phi (hay Phi Châu) là châu lục đứng thứ ba trên thế giới về dân số, sau châu Á và Châu Mỹ, và lớn thứ ba trên thế giới, theo diện tích sau châu Á và châu Mỹ. Với diện tích khoảng 30.221.532 km² (11.668.599 mi²) bao gồm cả các đảo cận kề thì nó chiếm 20,4% tổng diện tích đất đai của Trái Đất. Với 800 triệu dân sinh sống ở 54 quốc gia, nó chiếm khoảng 1/7 dân số thế giới. Vị trí châu Phi trên bản đồ thế giới Địa hình châu Phi khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài. Châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp. Châu Phi nói chung và đặc biệt khu vực Đông Phi nói riêng luôn phải hứng chịu những hậu quả to lớn từ điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và kinh tế chậm phát triển. Một trong những hậu quả trầm trọng nhất mà người dân nơi đây phải gánh chịu là nạn đói. Thiếu lương thực luôn là nỗi ám ảnh với bất kì người dân nào tại khu vực có mức sống khó khăn bậc nhất trên thế giới này. Hãy cùng nhìn lại những hình ảnh gây nhiều ám ảnh về nạn đói tại Đông Phi năm 2011, nạn đói tồi tệ nhất trong suốt 25 năm tại khu vực này, nguyên nhân gây nên cái chết cho hàng trăm nghìn người, chủ yếu là trẻ em. 6 Bé Zara Mahamat đang điều trị Mẹ Hadetta và bé Omar đang ở bên bệnh suy dinh dưỡng, tiêu chảy và ngoài trạm xá chờ đến lượt nhận sốt cao tại bệnh viện phần cứu trợ dinh dưỡng Ngoài ra, ở châu lục này đã từng tồn tại một chế độ phân biệt chủng tộc kinh hoàng mang tên "Apacthai". Apacthai (tiếng Hà Lan: Apartheid) là chính sách phân biệt chủng tộc trước đây đã được tiến hành ở Nam Phi. Từ apartheid trong tiếng Hà Lan dùng ở châu Phi có nghĩa là sự riêng biệt, nó miêu tả sự phân chia chủng tộc giữa thiểu số người da trắng và phần đông dân số người da đen. Đảng Quốc gia Nam Phi đã tiến hành chính sách Apacthai như một phần trong chiến dịch tranh cử của họ cho cuộc bầu cử năm1948. Với sự thắng cử của Đảng Quốc Gia Nam Phi, Apacthai đã trở thành chính sách chính trị tại Nam Phi cho tới đầu những năm 1990. Mặc dù, cơ sở pháp lý cho chủ nghĩa Apacthai không còn nhưng sự bất bình đẳng về chính trị, kinh tế và xã hội giữa những người da trắng và người da đen ở Nam Phi vẫn tiếp tục tồn tại. Người dân Nam Phi cùng Lãnh tụ Nelson Mandela – người được tăng ă giải Nobel Hòa bình vì tầm ảnh hưởng và công lao xóa bỏ chế độ Apacthai Chế độ Apacthai đã ảnh hưởng không hề nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của Nam Phi nói riêng và của toàn thế giới nói chung. Nó 7 kìm hãm con người – những người da đen, vốn dĩ đã là nạn nhân của chế độ phân biệt chủng tộc từ bao đời. Hơn nữa những trẻ em da đen đã phải gánh chịu biết bao đau đớn, tủi nhục khi sinh ra mà chẳng có "nhân quyền". Thật tội nghiệp! Đã là con người như nhau, sao lại có chuyện kì thị kẻ khác sắc tộc? Phải chăng đó là biểu hiện cho một trong những sai lầm ngu xuẩn nhất của loài người? Không chỉ ở châu Phi, mà hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới, trẻ em vẫn là nạn nhân của bao nhiêu nỗi bất hạnh, khổ đau. Nhất là ở những nước nghèo, những nơi có trình độ dân trí thấp, quyền lợi của trẻ em không hề được đảm bảo, thậm chí còn bị xâm hại. Chiến tranh! Phải tác nhân kinh khủng nhất mà chính loài người đã tạo ra để rồi bây giờ dù cho chiến tranh đã lùi xa nhưng những hậu quả của nó sẽ mãi khắc sâu trong lòng những đứa trẻ sinh ra phải hứng chịu nỗi đau chiến tranh. Chúng phải làm sao? Đối mặt với sự thật nghiệt ngã đó ư? Trách sao cuộc sống này quá đớn đau! Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Tùy theo số nguyên tử Cl và vị trí không gian của những nguyên tử này, dioxine có 75 đồng phân PCDD (poly-chloro-dibenzo-dioxines) và 135 đồng phân PCDF (poly-chloro-dibenzo-furanes) với độc tính khác nhau. Dioxine còn bao gồm nhóm các poly-chloro-biphényles, là các chất tương tự dioxine, bao gồm 419 chất hóa học trong đó có 29 chất đặc biệt nguy hiểm. Trong số các hợp chất dioxine, TCDD là nhóm độc nhất. 8 Từ năm 1961 đến năm 1971 quân đội Mỹ đã rải xuống miền Nam Việt Nam hơn 72 triệu lít chất độc hoá học ( trong đó có 44 triệu lít chất da cam )với mục đích phá hoại hoa màu, tàn phá rừng nhằm hạn chế hoặc tiêu diệt đối phương, gây nên nhiều tác hại đến môi trường sống và sức khoẻ của nhân dân ta. Ngoài các chất diệt cỏ, gây rụng lá, quân đội mỹ còn sử dụng nhiều loại chất độc khác như chất độc gây ngạt, chất độc kích thích, chất độc thần kinh...Mặc dù cuộc chiến tranh hoá học đã kết thúc hơn 30 năm nay nhưng hậu quả của nó vẫn còn rất lớn. Có tác giả ước tính có khoảng 1 triệu nạn nhân chất độc da cam, trong đó có gần 150.000 trẻ em khuyết tật . Người ta đã phát hiện những trẻ em ở thế hệ thứ hai ( thế hệ cháu ) bị dị tật bẩm sinh . Hậu quả của Dioxin không chỉ có người Việt Nam quan tâm, nó là vấn đề chung của nhiều nước. Trong đó, chính các cựu binh Hoa Kỳ cũng là nạn nhân. Đồng thời, trong Hội nghị Dioxin Quốc tế năm 2004, các nghiên cứu về ảnh hưởng của dioxin đối với các cựu chiến binh Úc trong chiến tranh Việt Nam đã bắt đầu. Những đôi mắt trong trẻo thơ ngây còn chưa kịp cảm nhận cuộc sống tươi đẹp đã bị một tấm màn đau thương che phủ khi phát hiện ra mình chẳng giống như các bạn. Những câu hói cứ quẩn quanh trong đầu chúng: "Mình là dị nhân sao?" hay "Mình là quá thai, không đáng có trên cõi đời này?". Những tiếng ai oán đén xé lòng cất lên, cứa vào từng khúc ruột những người đang sống. Chúng đâu có tôi tình gì? Nhưng chính những Giôn-xơn, những Nick-xơn, những Hítle đầy tham vọng và dã tâm đã gieo dắt nỗi đau xuống biết bao thế hệ. Những nỗi đau da cam … 9 ….Nhiều hậu quả đau lòng Trẻ em non nớt là thế, đáng được nâng niu trân trọng là thế nhưng chao ôi! Trên cõi đời này còn biết bao nguy hiểm đang rình dập, còn biết bao cạm bẫy đang bủa vây những đứa bé tội nghiệp ấy? Một trong số đó chính là HIVAIDS, thảm họa của loài người. HIV/AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, viết tắt từ Human immunodeficiency virus infection / acquired immunodeficiency syndrome của tiếng Anh) hay bệnh liệt kháng (tê liệt khả năng đề kháng) là một bệnh của hệ miễn dịch, gây ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV).Giai đoạn đầu khi vừa nhiễm virus, người bệnh thường có những triệu chứng giống bệnh cúm trong một thời gian ngắn. Sau đó, bệnh nhân không có dấu hiệu gì trong một thời gian dài. Khi bệnh tiến triển, nó gây ảnh hưởng ngày càng nhiều với hệ miễn dịch, làm cho bệnh nhân dễ mắc phải các nhiễm trùng, như các loại nhiễm trùng cơ hội hoặc các khối u, là những bệnh mà người có hệ miễn dịch hoạt động bình thường khó có thể mắc phải. HIV lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn (bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường hậu môn và thậm chí bằng miệng), qua việc truyền 10 máu từ nguồn đã bị nhiễm bệnh, qua dùng chung kim tiêm, và từ mẹ sang con: trong khi mang thai, khi sinh (lây truyền chu sinh), hoặc khi cho con bú. Một số chất dịch của cơ thể như nước bọt và nước mắt không lây truyền HIV. Phòng chống lây nhiễm HIV, chủ yếu thông qua các chương trình trao đổi kim tiêm và tình dục an toàn, là một chiến dịch quan trọng để kiểm soát sự lây lan của căn bệnh này. Tuy bệnh không thể chữa lành và không có thuốc chủng ngừa, nhưng điều trị bằng thuốc kháng virus có thể làm chậm tiến trình của bệnh và kéo dài tuổi thọ của người bệnh thêm 8-12 năm, thậm chí lâu hơn nếu uống đều đặn và đủ liều. Thuốc kháng HIV cần phải được uống mỗi ngày, nếu không thì virus có thể nhanh chóng vượt khỏi kiểm soát và trở nên kháng thuốc. Tuy điều trị bằng thuốc kháng virus có thể làm giảm nguy cơ tử vong và các biến chứng từ bệnh này, nhưng rất tốn kém và có thể gây ra các tác dụng phụ. Chính vì HIV lây nhiễm từ mẹ sang con: trong khi mang thai, khi sinh (lây truyền chu sinh), hoặc khi cho con bú nên trẻ em chính là nạn nhân trực tiếp của thảm họa này. Mặc cho lý do khách hay chủ quan nào đó khiến mẹ đứa bé nhiễm HIV nhưng đã nhiễm bệnh sao còn sinh ra em? Họ có biết, những đứa trẻ ấy sẽ đau khổ đến nhường nào không? Chúng sẽ sống sao khi những ánh mắt không mấy thiện cảm nếu không muốn nói là kì thị cứ thế đổ dồn về phía chúng? Như trong văn kiện đã nêu " Mỗi ngày có tới 40 000 trẻ chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, kể cả hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), hoặc do thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh và do tác động của vấn đề ma túy". Tại Việt Nam, công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ sức khỏe của trẻ em, học sinh, sinh viên (HSSV) từ nhiều năm nay luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Ðảng, Nhà nước. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện nay cả nước có khoảng hơn 457 nghìn trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong đó có 9.757 trẻ nhiễm HIV/AIDS. Hơn 50% số trẻ trong số đó thuộc các gia đình nghèo và rất nghèo. Chính vì vậy điều kiện để những trẻ em này hòa nhập với cộng đồng còn rất khó khăn. 11 Không chỉ bị đe dọa bởi những tác nhân trên, trẻ em còn bị bạo hành nhược đãi bởi những kẻ vô nhân tính. Chắc hẳn các thầy cô và các bạn còn nhớ vụ bạo hành trẻ em làm rúng động dư luận 4 năm về trước. Ngày 28/4/2010, người dân xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, Cà Mau đã phát hiệnNguyễn Hoàng Anh (tên gọi khác Hào Anh, sinh năm 1996) bị gia đình chủ trại tôm giống Minh Đức là Huỳnh Thanh Giang (30 tuổi) và Mã Ngọc Thơm (33 tuổi) bạo hành dã man. Quãng thời gian giúp việc tại trại tôm giống của vợ chồng Huỳnh Thanh Giang và Mã Ngọc Thơm, quãng đời Hào Anh đã trải qua những giờ phút kinh khủng nhất của cuộc đời bởi những hình thức tra tấn tàn ác: Dùng giẻ lau nhà nhét vào miệng, dùng búa đập vào tay, nước đang sôi hắt thẳng vào người, bỏ đói thường xuyên, treo ngược lên mái nhà, dùng đũa than đang nóng gí vào mặt, vào đầu... Có thể nỗi đau về thể xác sẽ được các thiết bị và công nghệ y tế xóa nhòa nhưng còn nỗi đau tinh thần thì sao? Có ai chữa lành được những ám ảnh kinh khủng về những tháng ngày địa ngục ấy? 12 Giọt nước mắt muộn màng của vợ chồng vợ chồng chủ trại tôm giống Minh Đức. Ngày 29/6/2010, TAND tỉnh Cà Mau đã mở phiên tòa xử vợ chồng chủ trại tôm Minh Đức hành hạ dã man cháu Hào Anh. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt hai bị cáo Giang và Thơm mỗi người 23 năm tù. 1.3. Vận dụng kiến thức Lịch sử, Giáo dục công dân để giải thích rõ ràng nội dung đã nêu trong phần "Cơ hội". Liên Hiệp Quốc hay Liên Hợp Quốc (thường được viết tắt là LHQ) là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 193 thành viên, bao gồm hầu hết các quốc gia có chủ quyền trên Trái Đất. Liên Hiệp Quốc sử dụng 6 ngôn ngữ chính thức: tiếng Ả Rập, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung. 13 Trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York Việt Nam gia nhập liên Hợp Quốc vào tháng 7/1977. Và vào ngày 20/2/1990, Việt Nam trở thành nước đầu tiên châu Á và thứ hai thế giới phê duyệt Công ước về quyền trẻ em. Từ đó đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh thần và nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và luật pháp quốc gia. Ví dụ: như Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục, Luật lao động, Luật dân sự, Luật tố tụng hình sự... được ban hành hay sửa đổi đều quan tâm thích đáng đến quyền lợi của trẻ em. Có thể nói, hành động này đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như của toàn thể cộng đồng tới vấn đề trẻ em. CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN TRẺ EM, 1989 (Trích) Điều 12. 1. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về mọi vấn đề tác động đến trẻ em, và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em. 2. Vỡ mục đích đó, trẻ em phải được đặc biệt trao cơ hội nói lên ý kiến của mình trong bất kỳ quỏ trình tố tông tư pháp hoặc hành chính nào có liên quan đến trẻ, trực tiếp hoặc thông qua một người đại diện hay một cơ quan thích hợp, theo cách thức phù hợp với những quy tắc thủ tục trong pháp luật quốc gia. 14 Điều 13. 1. Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến; quyền này bao gồm quyền tự do tỡm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng ở mọi lĩnh vực, bằng lời nói, văn bản viết tay hoặc bản in, hay dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác mà trẻ em lựa chọn. 2. Việc thực hiện quyền này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, nhưng những hạn chế này phải được quy định bằng pháp luật và là cần thiết: a) Để tôn trọng các quyền và danh dự của người khác; hoặc b) Để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức và sức khoẻ của cộng đồng. Mọi trẻ em Việt Nam đều có quyền được sống, bảo vệ và phát triển Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh: United Nations Children's Fund) là một quỹ cứu tế được thành lập bởi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 11 tháng 12 năm 1946. Năm 1953, Liên Hiệp Quốc thay tên của nó từ Quỹ Khẩn cấp Nhi đồng Quốc tế Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh: United Nations International Children's Emergency Fund) mà được biết dưới tên tiếng Việt là Cơ quan Cứu trợ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, nhưng nó vẫn được gọi tắt theo từ chữ đầu UNICEF bắt nguồn từ tên cũ. UNICEF đã giúp đỡ Việt nam rất nhiều trong việc khắc phục hậu quả của chiến tranh cũng như tạo điều kiện cho trẻ em Việt Nam hòa nhập với bạn bè thế giới. Những làng trẻ được thành lập nhằm giúp các em có điều kiện tốt nhất hòa nhập 15 với cộng đồng. Ở địa phương chúng ta có làng trẻ Hữu Nghị trên mặt đường 70, Xuân Phương, Hà Nội. Trẻ em được đi học ….. …. được chăm sóc sức khỏe ... … và được yêu thương, bao bọc trong vòng tay của cộng đồng … 2. Giải pháp 2. Vận dụng kiến thức bộ môn Giáo dục công dân, và ở các tiết học Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh tuyên truyền, giáo dục để trẻ em biết được quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, trẻ em, nhất là trẻ em ở thành phố có thể tự tìm hiểu để biết được quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân. Nhưng thực tế cho thấy không thể thiếu được vai trò của nhà trường, thầy cô và gia đình trong việc tuyên truyền, giáo dục giúp trẻ hiểu được những quy định của pháp luật. Những bài giảng sinh động của thầy cô, hay hoạt động tìm hiểu về pháp luật dưới các hình thức học mà chơi, chơi mà học dành cho trẻ chính là hình thức tuyên truyền hiệu quả, giúp các em có thể ý thức được rõ ràng hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân. 16 3. Giải pháp 3. Vận dụng kĩ năng giao tiếp ứng xử xã hội, kiến thức bộ môn Mĩ thuật, tổ chức các buổi tọa đàm, thực hành về kĩ năng sống cho trẻ em, các bậc làm cha mẹ tham gia và cùng tham gia. Trẻ em như một tờ giấy trắng, luôn hồn nhiên, trong sáng. Nhưng cũng chính bởi sự hồn nhiên mà trẻ em nhiều khi chưa ý thức được về lời nói, hành vi của bản thân. Nhiều khi những suy nghĩ, nói năng, việc làm đều rất tùy tiện, theo bản năng tự nhiên. Bởi thế giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là cần thiết. Mục đích của những buổi tổ chức này là tuyên truyền, giáo dục để trẻ em biết được quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân, những thành viên có trách nhiệm trong gia đình (cha mẹ, người thân) hiểu được con trẻ, có kĩ năng chia sẻ thông tin, cảm xúc, đồng hành cùng con trẻ trong quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành nói chung. Việc tổ chức này có thể do học sinh điều hành ở lớp trong các giờ sinh hoạt, ở trường trong các buổi sinh hoạt tập thể hoặc là phối hợp với các cơ quan, tổ chức có kinh nghiệm về giáo dục kĩ năng sống tổ chức cho học sinh và cha mẹ cùng tham gia. Nội dung của các buổi tọa đàm có thể chỉ cần là một vài mẩu chuyện được kể lại từ người dẫn chuyện, những đoạn clips, video lay động trái tim người xem được chiếu, những tình huống ứng xử được truyền tải; những chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận và cả những bài thực hành nho nhỏ về cách vượt lên chính mình, cách giao tiếp, ứng xử trong những tình huống khác nhau,…. dành cho các em và cha mẹ các em. Hoạt động này sẽ tạo nên những cơ hội để cha mẹ và các em hiểu biết hơn về cách ứng xử của bản thân, mọi người. Từ đó có những suy nghĩ, điều chỉnh hành vi phù hợp. Đó cũng là những môi trường tốt đẹp để trẻ em được hình thành nhân cách, được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và được phát triển. Giải pháp này có thể thực thi bằng nhiều hình thức vui học khác nhau: vẽ tranh, chơi trò chơi vận động, hóa trang, tiếp sức, đặt lời cho bài hát, tạo hình nghệ thuật, khiêu vũ,…. Để thực hiện được, khi tổ chức cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết, chuẩn bị đầy đủ nội dung, phương tiện hỗ trợ, dự đoán các phương án 17 có thể xảy ra, …. giúp trẻ tự tin thể hiện bản thân. Đồng thời với đó là sự ủng hộ, động viên của thầy cô, cha mẹ,… giúp trẻ đạt hiệu quả cao nhất sau quá trình tham dự. Một số hình ảnh học sinh trường THCS Nam Từ Liêm tham hoạt động giáo dục kĩ năng sống 18 Làm bạn cùng con Dấu ấn Nam Từ Liêm Vũ khúc Giáng sinh Lễ hội hóa trang Tiếp sức mùa thi Vượt lên chính mình Một số bức tranh học sinh trường THCS Nam Từ Liêm vẽ theo đề tài Quyền trẻ em 19 VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Đưa ra những giải pháp để trẻ em được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và được phát triển như trên là một cách chúng ta giúp trẻ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan