Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn môn ngữ văn t...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn môn ngữ văn tình huống tại sao không nên dùng bao bì nylon

.DOC
18
968
82

Mô tả:

I. TÌNH HUỐNG: TẠI SAO KHÔNG NÊN DÙNG BAO BÌ NYLON ? Hè đến, Lan lên nhà bác ở thành phố để phụ bác bán hàng. Khác hẳn ở quê (mọi người thường mang làn, mang rổ - rá… đi chợ), Lan thấy khách hàng ở đây thường xuyên “người không đi chợ”, khi mua đồ thì dùng nhiều túi nylon để đựng… …. từ cốc cháo các bà mẹ mang về cho đứa con thân yêu…. … hay vài nghìn dưa, cà hoặc mớ rau, ít hành... Ai ai đi chợ xong cũng “tay xách nách mang” vài túi nylon nặng trĩu: 1 Lan thắc mắc: - Bác ơi, tại sao ở đây mọi người thích dùng túi nylon thế ạ? Thứ túi đựng này không tốt và không nên dùng đâu. - Túi nylon với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng nên nó được sử dụng phổ biến và có mặt ở khắp mọi nơi, từ cửa hàng rau, dưa cà muối đến các siêu thị, trung tâm thương mại lớn…! Vậy tại sao không nên dùng bao bì nylon hở con? II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Để giải quyết được vấn đề: “Tại sao không nên dùng bao bì nylon” thì chúng ta cần phải: 1. Nắm được tác nhân, tính chất, cấu tạo của bao bì nylon. 2. Ảnh hưởng, tác hại của bao bì nylon tới nhiều mặt của đời sống (đất, nước, không khí, sức khỏe, môi trường, kinh tế…) 3. Thu thập được một số thông tin hữu tích trong văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 2 Từ góc độ khoa học, hóa học, ta biết rằng: túi nylon được sản xuất từ nhựa polyme tổng hợp, cấu tạo nên PE và PP. Đây là một phân tử lớn gồm một sợi xích các đơn vị nhỏ hơn liên kết với nhau về mặt H2. Nhựa PE khiến túi nylon không phân hủy được. Khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân huỷ hoàn toàn. Túi nylon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất túi nylon phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, do đó quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu Theo phân tích của ông Nguyễn Khoa, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ hóa học thì bao bì nylon được làm từ nhựa PVC (pholy vinyl clorua) không độc nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm cho túi nylon mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hóa dẻo, kim loại nặng, phẩm màu… là những chất cực kỳ nguy hiểm. Chất phụ gia hóa dẻo TOCP (triorthocresylphosphat) có thể làm tổn thương và làm thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây ra một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. Những loại túi nylon tái chế hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực độc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam. Trẻ em bị nhiễm chất này lâu dài có thể thay đổi giới tính (các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn bé gái có nguy cơ dậy thì rất sớm). Các loại nylon màu nếu sử dụng để đựng thực phẩm tươi sống, đồ ăn chín có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại 3 như chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Đặc biệt, nếu sử dụng để đựng các thực phẩm chua có tính axit như dưa muối, cà muối hoặc thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nylon sẽ tách khỏi thành phần nhựa lớn gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, axit axetic hoặc axit lactic ở trong dưa cà… sẽ hòa tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ngộ độc và ung thư. Theo phân tích của các chuyên gia Viện Công nghệ hóa học thì túi nylon được làm từ nhựa PTE không độc hại nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm túi mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Nếu dùng đồ nóng ở nhiệt độ 70-80 độ C thì những chất phụ gia sẽ có phản ứng phụ, gây tác hại khôn lường. Nếu xử lí túi nylon bằng phương pháp đốt thì cũng không ổn vì túi nylon chứa 2 chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonic, mê tan và khí dioxin cực độc. Bao bì nylon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp chúng dưới đất sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước còn khi đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và Fura gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ,…và đặc biệt trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành axít Sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có hại cho phổi. Nylon bị chôn dưới đất gây ra hiện tượng xói mòn, lở đất bởi nó đã cản trở quá trình phát triển của rễ cây, khiến đất không có được bao bọc rắn chắc, làm các tầng địa chất không liên kết, gây xê trượt giữa các tầng. Nếu đi dọc bờ sông Nhuệ, một nhánh của sông Hồng, chốc chốc bạn sẽ thấy những bao bì nylon trôi lềnh bềnh trên dòng nước vẩn đục. Các khối trôi nổi ấy có khi tích tụ thành từng mảng, gây tắc nghẽn lưu thông của dòng chảy và hệ thống thoát nước. Đó chính là điều kiện hoàn hảo cho các dịch bệnh và ấu trùng có hại sinh sôi. Hàng năm, có đến 100.000 sinh vật biển chết, cũng chỉ vì nuốt phải những cái túi nylon kia, bởi chúng tưởng đó là thức ăn. 4 Theo một số thông tin từ các nghiên cứu, kiểm dịch, phát hiện ra rằng, để tăng thêm đặc tính dẻo, dai, bền, một số cơ sở đã trộn lẫn chì, ca-dimi, gây hại cho não và là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Bao nylon còn làm từ chất hắc-ín, thành phần cặn bã và độc hại nhớt của quá trình lọc dầu. Khi đốt chúng lên sẽ sinh ra đi-ô-xin cực độc gây ngạt thở, nôn ra máu ung thư đường hô hấp, giảm miễn dịch, rối loạn chức năng, gây dị tật bẩm sinh cho trẻ, gây ra mưa axit, AH, ảnh hưởng tới hoa màu… Theo ước tính số nylon con người thải ra trong một năm sẽ phủ kín bề mặt trái đất. Tấm nylon khổng lồ này dày tới 0.8mm. Chỉ tính riêng nước ta, với con số ước lượng như trên thì trong một năm số lượng túi trải ra trên bề mặt cả nước là 9,1 chiếc/1m2. Theo khảo sát sơ bộ, hiện nay trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 2.500 tấn rác nhựa ra môi trường. Tuy nhiên chỉ một phần nhỏ trong số này được thu gom, tái chế, còn phần lớn bị vứt bỏ khắp nơi. Việc này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn là hiểm họa khôn lường cho con người và môi trường. Nếu tính số bao nylon được sử dụng và thải ra hàng ngày, các nhà khoa học đã ước tính chúng có thể bọc kín Trái đất đến hai lớp. Chỉ nghe đến đấy thôi, ta đã thấy số lượng của chúng khủng khiếp đến nhường nào. Ở ngoại ô Hà Nội, tình trạng đốt rác thải trái phép vẫn diễn ra, gây ảnh hưởng tới dòng nước sinh hoạt và bầu không khí của khu dân cư gần đó. Tôi thiết nghĩ, nếu không có những nơi chôn nylon kia thì sẽ có thêm bao nhiêu diện tích canh tác và sản xuất, phục vụ con người. 5 IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Vận dụng các kiến thức liên môn: - Hóa học: Thành phần cấu tạo của bao bì nylon - Ngữ văn: Văn bản “Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000” - Địa lí: Môi trường sống (Đất, nước, không khí, khí hậu…) - Sinh học: Sự phát triển của thực vật, sự trao đổi chất của thực vật. - Y học: Sức khỏe con người V. THUYẾT MINH VỀ TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Tác hại của túi nylon Gây xói mòn đất: Bao bì nylon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Như vậy sẽ làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai. 6 Tàn phá hệ sinh thái: Túi nylon nằm trong đất khiến đất không giữ được nước, dinh dưỡng. Cây trồng trên đất đó không phát triển được vì không thể chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái. Gây ngập úng: bao bì nylon bị vứt xuống cống, hồ, ao, đập thoát nước; kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa. Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. 7 Làm chết sinh vật: Bao bì nylon trôi xuống hồ, ao, biển… làm chết các vi sinh vật nuốt phải. Nhiều động vật chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi. Túi nylon và sản phẩm nhựa hủy hoại môi trường Dưới đại dương, giết chết 1.000.000 sinh vật biển mỗi năm. 8 Gây tổn hại sức khỏe con người Bao bì nylon mầu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, cadimi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi bao bì nylon bị đốt, các khí thải ra đặc biệt là khí đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. 9 Ngoài ra, theo nghiên cứu như trên đã nói, bao bì nylon màu dùng để đựng thực phẩm nóng, dưa chua… có thể gây ung thư cho con người. Gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan Các túi nylon chủ yếu được sử dụng một lần rồi bị thải ra môi trường. Sự vứt bừa bãi, sự vô ý thức của con người khiến cho bao bì nylon trở thành thứ rác làm mất mỹ quan đường phố mà còn là tác nhân chứa vi khuẩn gây bệnh, gây ứ đọng nước thải, hôi thối, ô nhiễm môi trường. 10 2. Giải pháp 2.1. Tiết giảm: hạn chế sử dụng túi nylon và các sản phẩm nhựa: thay thế bằng giấy báo, lá chuối, giỏ nhựa khi đi chợ: 2.2. Tái sử dụng: Chai nhựa, bình dầu ăn… đổ đất vào trồng hoa, làm bể nuôi cá, lon đựng đồ dùng học tập, đồ chơi… 11 2.3. Tái chế: phân loại rác thành từng loại riêng biệt để tái chế thành những sản phẩm hữu ích thân thiện với môi trường. Ưu tiên cho công nghệ TDPA (Totally Degradable Plastic Additives) sản phẩm nhựa có thể phân hủy hoàn toàn. 12 Sơ đồ công nghệ tái chế rác thải nylon thành dầu đốt 2.4. Giặt phơi để có thể dùng lại chúng. 13 2.5. Không dùng khi không thật cần thiết. Hãy nói không với bao bì nylon và sản phẩm nhựa 2.6. Tập thói quen bỏ rác vào thùng 2.7. Tuyên truyền cho mọi người xung quanh về tác hại của bao bì nylon. 14 Trước sự hoành hành của “ô nhiễm trắng”, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu bộ tài nguyên và môi trường ban hành quy định cấm sản xuất các loại túi nylon khó phân hủy có bề dày 1 lớp màng nhỏ hơn 30 mi-cro-met. Theo đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nylon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2010 mà Thủ tướng chính phủ vừa phê duyệt, khối lượng túi nylon sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ dân sinh sẽ giảm tới 65%. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ tài nguyên và môi trường phải thu gom và tái chế 20% khối lượng chất thải túi không phân hủy phát sinh trong sinh hoạt. 15 Để có thể thực hiện được đề án mang tính đột phá này, các ban, bộ, ngành liên quan cùng các tổ chức phải tiến hành phân loại chất thải tại nguồn thu gom, tái chế chất thải túi nylon khó phân hủy, khuyến khích sử dụng sản phẩm tái chế từ chất thải túi nylon khó phân hủy, đặc biệt trong đầu tư xây dựng các công trình công cộng. Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu khoa học, những sản phẩm bao, gói, túi thân thiện với môi trường sẽ được tăng cường sản xuất và sử dụng, phát triển hạ tầng, dịch vụ thu gom, tái chế chất thải túi nylon khó phân hủy, đồng thời tăng cường sử dụng công nghệ cải tiến hữu ích. Đề án sẽ đưa vào nội dung giảng dạy trong nhà trường. Đây là một bước tiến dài trong cuộc chiến chống lại bao nylon bởi các hoạt động nhằm hạn chế chúng vẫn chỉ là tuyên truyền và mang tính tự phát từ một số tổ chức phi chính phủ. Vậy nên, ta cần học tập các thành phố xanh như Đà Nẵng, Hội An hay Ru-an-da (sử dụng bao bì nylon là phạm pháp) để giảm tác động của bao nylon tới môi trường. VI. Ý NGHĨA Để hành tinh xanh mãi xanh Hãy hạn chế sử dụng túi nylon và trồng nhiều cây xanh. 16 Giáo dục thời buổi này đã phát triển vượt bậc, không gò bó vào các sách thánh hiền như xưa nữa, không khuyến khích học tủ, học vẹt. Xã hội cần những con người mà nôm na gọi là “văn võ song toàn” để đáp ứng những nhu cầu bức thiết hay để giải quyết những vấn đề nhức nhối nảy sinh. Dùng kiến thức liên môn để bóc tách “tảng băng” vấn đề sẽ giúp ta hiểu rằng ta mới chỉ thấy “phần nổi” của nó, từ đó đi sâu vào gốc rễ vấn đề để tìm ra hướng giải quyết và khắc chế. Đơn cử như ở trường hợp ta giải quyết, nếu không chắc kiến thức về hóa, thì làm sao mà biết được nó gây hại gì cho con người. Nếu thiếu kiến thức về sinh thì việc xói mòn do chôn nylon là chưa xác đáng. Ngoài ra, trong đời sống và học tập không thiếu trường hợp buộc ta phải vận dụng kiến thức liên môn, từ nhỏ đến lớn, từ giản đơn đến phức tạp. Các bạn đừng nghĩ rằng môn Hóa học chỉ học về các nguyên tử, phân tử, cách hóa hợp… mà còn phải vận dụng kiến thức toán để quy đổi, tính khối lượng và trọng lượng của các phân tử. Nếu một bài văn chứng minh mà thiếu đi các số liệu thì lập luận sẽ thiếu căn cứ xác đáng. Và ngày nay, kinh tế, xã hội đang phát triển, hội nhập khiến các nước xích lại gần nhau để trao đổi và trau dồi kinh nghiệm. Nếu thiếu một ngôn ngữ trung gian thì quá trình đó sẽ vô cùng khó khăn. Tựu chung lại ta có thể thấy, việc vận dụng kiến thức liên môn sẽ giúp con người ta lý giải nhiều vấn đề hóc búa về thực tiễn tự nhiên, xã hội hay gặp. Nhóm tác giả: Nguyễn Phú Nhật Quang Đỗ Trung Hiếu 17 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan