Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn tình huống gi...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn tình huống giới thiệu về mảnh đất từ liêm yêu dấu

.DOC
22
759
132

Mô tả:

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC MÔN: LỊCH SỬ - Sở Giáo dục và Đào tạo Thành Phố Hà Nội - Phòng Giáo Dục và Đào tạo Quận Nam Từ Liêm - Trường: Trung học cơ sở Mễ Trì - Địa chỉ: Phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội - Điê ên thoại: 043.7851576 - Email: [email protected] - Tên tình huống: “Giới thiệu về mảnh đất Từ Liêm yêu dấu” - Môn học chính được HS vận dụng trong giải quyết tình huống: Lịch Sử - Các môn học tích hợp: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn - Thông tin về học sinh: 1. Họ và tên: Ngô Phương Anh Ngày sinh: 25/06/2002 Lớp: 7A4 2. Nguyễn Thị Thu Hường Ngày sinh: 11/11/2002 Lớp: 7A4 1 MỤC LỤC Thông tin chung:...................................................................................................1 1. Tên tình huống:..................................................................................................3 2. Mục tiêu giải quyết tình huống:........................................................................3 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống...........3 4. Giải quyết tình huống:.......................................................................................4 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:...................................................4 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:..........................................................17 2 1. TÊN TÌNH HUỐNG Năm 2013, đoàn cán bộ UBND huyện, cán bộ giáo viên và học sinh của huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn - huyện miền núi vùng sâu vùng xa của tỉnh Lạng Sơn - đơn vị mà giữa năm 2013 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Từ Liêm đã lên thăm và tặng quà cho các bạn học sinh nghèo, học sinh người dân tộc thiểu số về thăm, làm việc và giao lưu với giáo viên và học sinh trường THCS Mễ Trì và một số trường khác trên địa bàn Từ Liêm, Hà Nội. Các bác lãnh đạo, các thầy cô giáo và các bạn học sinh của tỉnh bạn rất muốn biết về Lịch sử văn hoá Từ Liêm. Thật vinh dự và tự hào biết bao khi em được thay mặt cho các bạn học sinh các trường, “Giới thiệu về mảnh đất Từ Liêm yêu dấu” với các thầy cô giáo và các bạn học sinh. 2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG - Giúp các thầy, cô giáo và các bạn học sinh huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn có thểm những hiểu biết sâu rô nê g về quê hương Từ Liêm của những học sinh như chúng em. - Nhằm nâng cao lòng tự hào và bồi đắp tình yêu với quê hương. - Khơi gợi ý thức trách nhiê êm trong viê êc xây dựng, giữ gìn và phát huy những thành quả của cha ông đối với mỗi vùng đất nói riêng. 3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Để các thầy cô giáo và các bạn học sinh huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn có được những hiểu biết về quê hương Từ Liêm, em đã vận dụng kiến thức các môn học sau: - Môn Địa lý: Bài 20. Vùng đồng bằng sông Hồng với phần “Đặc điểm tự nhiên và khí hậu đồng bằng sông Hồng”. - Môn Lịch sử: Lịch sử địa phương Hà Nội; Bài 12. Đời sống kinh tế văn hoá thời Lý; Bài 15. Sự phát triển kinh tế, văn hoá thời Trần (lớp 7) - Môn Ngữ văn: Thuyết minh về một di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh; Chương trình địa phương Phần văn, các bài văn thơ đã học… - Giáo dục Công dân: Bảo vệ di sản văn hoá, Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư 3 - Sưu tầm tài liê êu từ các trang web: http://hanoi.vietnamplus.vn/; http://thanglong.cinet.vn/; http://www.hanoi.gov.vn….. 4. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Để giải quyết tình huống, em đã vâ ên dụng kiến thức liên môn đã được học tập trong nhà trường kết hợp với những hiểu biết của bản thân về mảnh đất Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội và đặc biệt là Lịch sử hình thành, phát triển Từ Liêm để giới thiệu với các thầy, cô giáo và các bạn học sinh huyện Bình Gia, Lạng Sơn. Việc giới thiệu có thể tiến hành dưới ba hình thức: - Một là: Có thể giới thiệu đến các thầy cô giáo và các bạn học sinh thông qua việc thuyết trình trong hội trường, kết hợp với các hình ảnh để các quý vị đại biểu có thể nắm sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của mảnh đất Từ Liêm, một số danh làm thắng cảnh, di tích lịch sử tiêu biểu của Từ Liêm, giới thiệu một số đặc sản của Từ Liêm thông qua bài thuyết trình và kết hợp với các đoạn video. - Hai là: Giới thiệu Lịch sử Từ Liêm với những nét đặc sắc tiêu biểu nhất thông qua việc cùng với đoàn đến thăm một số địa điểm tiêu biểu của Từ Liêm - Ba là: Trước khi đoàn đến giao lưu, làm việc với trường THCS Mễ Trì, sẽ gửi trước nội dung các bài thuyết trình kèm tư liệu để đoàn tìm hiểu trước rồi để có thể bước đầu có niềm yêu thích và hiểu biết về Từ Liêm… 5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Kính thưa các thầy, cô giáo và các bạn học sinh! Từ Liêm đầu công nguyên thuộc huyện Luy Lâu, sau thuộc quận Giao Chỉ.Đến năm 621 SCN lập huyện Từ Liêm cùng hai huyện Ô Diên và Vũ Lập thuộc Từ Châu. Dưới thời Lý, Trần huyện Từ Liêm thuôc quận Vĩnh Khang. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) nằm 1 trong 3 huyện của phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Năm 1888, Thực dân Pháp thành lập thành phố Hà Nội, 1 số xã thuộc huyện Từ Liêm trước đây được cắt vào khu ngoại thành Hà NỘi, đến năm 1915 khu vực này đổi thành huyện Hoàn Long – Tỉnh Hà Đông. Sau đó vua Khải định ra đạo dụ (26-12 – 1918) quy định các phủ ngang các huyện thì huyện Từ Liêm bỏ đi chỉ còn phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Đông. 4 Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, chính quyền cách mạng chia ra nhiều hành đơn vị hành chính nhỏ sau nhiều lần đổi tên : Tháng 5-1946, ngoại thành chia thành 5 khu : Lãng Bạc, Đại La, Đống Đa, Đề Thám, Mê Linh. Đầu năm 1947, địch chiếm một số vùng ở ngoại thành nên năm khu được tổ chức thành ba quận: khu Lãng Bạc và Đại La xác nhập thành quận 4: Chia Khu Đống Đa, Đề Thám, Mê Linh thành hai quận 5 và 6. Thiếu nữ Hà Thành xưa Người dân Hà Nội sau giải phóng Từ tháng 12-1949 đến tháng 10-1953 thông nhất 3 quận IV ,V,VI thành quận ngoại thành. Dưới quận ngoại thành được chia thành 9 miền có kí hiệu A, B, C, D, E, G, H, I, K.Các miền A, B, C là địa bàn của huyện Từ Liêm. Từ xưa huyện Từ Liêm đã có đường giao thông đương thủy thuận tiện: +Phía bắc có sông Hông và hai nhánh sông Tô và sông Nhuệ chạy dọc theo chiều dài huyện. +Trên tuyến đê sông Hồng có các bến đò cổ: Chèm, Sù, Kẻ qua sông sang xứ Kinh Bắc. Từ năm 1010,Từ Liêm là cửa ngõ chính cua thủ đô. Do đặc điểm vị trí mà Từ Liêm trở thành địa bàn có ý nghĩa cơ động và chiến lược về mặt quân sự. Miền đất này vừa là vành đai, áo giáp bảo vệ thủ đô, vừa là cửa ngõ miền trung du, trung tâm quân sướn Tây, căn cứ địa Việt Bắc xuống đồng bằng Bắc bộ, tiến vào thành phố.Với vị trí như vậy Từ Liêm vừa xây dựng căn cứ, phòng thủ vừa tiến công kẻ thù. Từ Liêm nằm trong vùng đồng bằng phì nhiêu của các dòng sông Hồng, sông Nhuệ nên nơi đây là một trong những địa bàn sinh tụ của cư dân Văn Lang thời dựng nước. 5 Từ Liêm thuộc châu thổ Sông Hồng Từ Liêm lưu dấu nhiều di chỉ Qua khai quật các di chỉ khảo cổ học ở thôn Ngọc Long cho thấy những di chỉ này thuộc văn hóa Phùng Nguyên-đầu thời kì đồng thau cách ngày nay khoảng 4000-3500 năm trươc Công nguyên. Kết quả khai quật, nghiên cứu các di chỉ khảo cổ trên địa bàn huyện do Viện Khảo cổ học việt Nam tiến hành trong những năm 1968-1969 cho thấy: Tại di chỉ Vinh Quang trong tầng văn hóa lớp trên đã thấy nhiều dụng cụ như lưỡi dìu chiến, búa chiến, mũi tên... Những đồng tiền bán lạng Lữ Hậu (178 – 180 TCN. .) Công cụ sản xuất của người dân Một số mũi tên, dao cổ Kết quả khai quật, nghiên cứu các di chỉ khảo cổ trên địa bàn huyện do Viện Khảo cổ học việt Nam tiến hành trong những năm 1968-1969 cho thấy: Tại di chỉ Vinh Quang trong tầng văn hóa lớp trên đã thấy nhiều dụng cụ như lưỡi dìu chiến, búa chiến, mũi tên... Những đồng tiền bán lạng Lữ Hậu (178 – 180 TCN. .) đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và cũng trực tiếp chống Mỹ khi Mỹ thực hiện kế hoạch leo thang ra miền Bắc. 6 Sọ người khai quật được ở Từ Liêm Một số mảnh gốm còn sót lại Ở tầng văn hóa lớp dưới đã thấy nhiều công cụ sản xuất đồ trang sức, tiền ốc, các loại đồ gốm có màu sắc, hoa văn trang trí phong phú và 11 sọ người niên đại các - bon phóng xạ di chỉ là 1095 năm trước Công Nguyên. Kết quả khai quật, nghiên cứu các di chỉ khảo cổ trên địa bàn huyện do Viện Khảo cổ học việt Nam tiến hành trong những năm 1968-1969 cho thấy: Tại di chỉ Vinh Quang trong tầng văn hóa lớp trên đã thấy nhiều dụng cụ như lưỡi dìu chiến, búa chiến, mũi tên... Những đồng tiền bán lạng Lữ Hậu (178 – 180 TCN. . Ngôi mộ cổ khai quật ở khu vực Cầu Giếng có niên đại khoảng 200 năm TCN. Những viên gạch được tráng men nâu mỏng xác định từ thế kỷ thứ l đến thế kỷ thứ III, cách đây khoảng 2000 năm. Nhiều ngôi mộ cổ được phát hiện dưới lòng đất làng Chèn, Vẽ, đó là khu mộ Hán có niên đại từ thế kỷ I đến thế kỷ VI sau công nguyên, thời nước ta thuộc đông Hán. Di vật trong lăng mộ gồm: Kiếm sắt, kiếm đồng, nhẫn vàng bạc, bình đồng tiền vò, cốc chén và cả mồ hình nhà, giếng nước, bếp lò bằng gạch nung. Như vậy huyện Từ Liêm thời ấy đã có người sinh sống. Ngay từ buổi đầu lịch sử của dân tộc, cư dân nơi đây chung lưng đấu cật, cùng nhau khai phá đất đai, chống chọi với thiên nhiên, lập xóm làng sống sung túc. Nghề nghiệp chính của họ là sản xuất nông nghiệp, cấy lúa, trồng màu, nuôi tằm, chăn nuôi ... Các di vật cho thấy lúc đó đã có một bộ phận cư dân sinh sống, trở thành nước Văn Lang của các vua Hùng chủ nhân của nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Từ Liêm trước năm 1831 là một huyện thuộc phủ Quốc Oai của tỉnh Sơn Tây. Sau khi thành lập tỉnh Hà Nội thì Từ Liêm là một huyện của phủ Hoài Đức. 7 Huyện Từ Liêm được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai quận 5 và 6 của Hà Nội cũ (bao gồm các xã Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh, Đông Ngạc, Thụy Phương, Xuân La, Nhật Tân, Quảng An, Phú Thượng, Xuân La (thuộc quận 5 cũ), Dịch Vọng, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Mễ Trì, Mỹ Đình, Nhân Chính, Yên Lãng (thuộc quận 6 cũ)) cùng với một số xã như Trung Văn, Tây Tựu, Liên Mạc, Phú Diễn, Minh Khai, Thượng Cát, Xuân Phương, Hữu Hưng của hai huyện Hoài Đức và Đan Phượng, theo quyết định số 78/QĐ ngày 31 tháng 5 năm 1961 của Chính phủ Việt Nam, gồm 26 xã: Cổ Nhuế, Dịch Vọng, Đông Ngạc, Hữu Hưng, Liên Mạc, Mai Dịch, Mễ Trì, Minh Khai, Mỹ Đình, Nghĩa Đô, Nhân Chính, Nhật Tân, Phú Diễn, Phú Thượng, Quảng An, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Trung Hòa, Trung Văn, Tứ Liên, Xuân Đỉnh, Xuân La, Xuân Phương, Yên Hòa, Yên Lãng. Ngày 19 tháng 2 năm 1964, chia xã Hữu Hưng thành 2 xã: Tây Mỗ và Đại Mỗ. Ngày 9 tháng 8 năm 1973, chuyển xã Yên Lãng về quận Đống Đa quản lý (sau chia thành 2 phường: Láng Hạ và Láng Thượng). Ngày 20 tháng 4 năm 1978, 2 xã Phú Diễn và Minh Khai hợp nhất thành xã Phú Minh Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập 3 thị trấn: Cầu Giấy (trên cơ sở tách ra từ xã Dịch Vọng), Cầu Diễn (trên cơ sở tách ra từ các xã Mai Dịch, Mỹ Đình và Phú Minh), Nghĩa Đô (trên cơ sở giải thể xã Nghĩa Đô) Ngày 17 tháng 9 năm 1990, thành lập thị trấn Mai Dịch (trên cơ sở giải thể xã Mai Dịch và điều chỉnh một phần diện tích thị trấnCầu Diễn) và chia lại xã Phú Minh thành 2 xã cũ là Phú Diễn và Minh Khai. Ngày 17 tháng 4 năm 1992, chia thị trấn Nghĩa Đô thành 2 thị trấn: Nghĩa Đô và Nghĩa Tân. Đến cuối năm 1994, huyện Từ Liêm có 5 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Cầu Diễn và 24 xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Thụy Phương, Đông Ngạc, Phú Thượng, Nhật Tân, Tứ Liên, Tây Tựu, Minh Khai, Phú Diễn, Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh, Xuân La, Quảng An, Xuân Phương, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Mỹ Đình, Mễ Trì, Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa, Nhân Chính, Trung Văn. 8 Ngày 28 tháng 10 năm 1995, tách 5 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng với tổng diện tích đất tự nhiên 1.619,9 ha và 32.080 nhân khẩu để thành lập quận Tây Hồ Ngày 22 tháng 11 năm 1996, tách xã Nhân Chính với diện tích đất tự nhiên 160,9 ha và 9.229 nhân khẩu để thành lập quận Thanh Xuân; 4 thị trấn (Cầu Giấy, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân) và 3 xã (Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa) với tổng diện tích đất tự nhiên 1.210 ha và 82.914 nhân khẩu đã tách khỏi huyện để thành lập quận Cầu Giấy Ngày 27 tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký ban hành Nghị quyết 132/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập hai quận mới là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm Nói đến Từ Liêm là nói đến những giá trị văn hoá vô cùng đặc sắc của một vùng miền.Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, Từ Liêm xưa và nay luôn là vùng đất gắn bó chặt chẽ với Thăng Long – Hà Nội. Bên cạnh cư dân bản địa từ xa xưa, có cư dân từ các địa phương, qua nhiều thời đại đến sinh sống, bảo vệ lẫn nhau. Ở địa bàn tiếp giáp với kinh kì, trải qua hàng ngàn năm lao động với đôi bàn tay khéo léo và sáng tạo, người dân Từ Liêm đã sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng như: + Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì + Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn. + Nói đến rau, quả không thể không nhắc đến: su hào, bắp cải, cà chua,dưa hấu Tây Tựu; ngoài cam Canh đã được ghi nhận vào sử sách ngàn xưa, nay thêm bưởi Phú Diễn, Minh Khai, hồng Xiêm Xuân Đỉnh làm giàu cho cây trái Thủ đô. Cốm Vòng Cam Canh 9 Với truyền thống lao động cần cù, đôi tay khéo léo người dân Từ Liêm còn chế biến ra các món ăn ngon như giò Chèm, nem Vẽ, bánh đúc làng Kẻ, bánh tẻ làng Diễn, bánh trung thu….. Về tiểu thủ công nghiệp, nghề dệt thêu ren đạt kĩ nghệ tinh xảo ở Miêu Nha, Đại Mỗ; làng Vẽ, làng Dộc Cơ thạo nghề hàng nan với các sản phẩm: chè quang song, đan mũ nan, quạt lá đề, đĩa mây; liềm seo giấy, đan bồ ở Ngọc Trục, ép dầu ở Đống Ba, làm thừng, đậu phụ ở Đại Cát. Đậu phụ làng Đại Cát Bánh tẻ làng Diễn Cùng với đó từ xưa nghề rèn ở Hòe Thị đã kéo ra phố Lò Rèn và các cửa ô để sản xuất dao, kéo, lưỡi liềm …phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.về sau sản xuất bu lông làm cầu Long Biên và đường xe lửa Hà Nội - Lang Sơn. Lang Thị Cấm, ngọc Mạnh có nghề tráng gương, thơ kim hoàn làm vàng bạc và các đồ trang sức. Nghề may Cổ Nhuế tuy mới xuất hiện đầu thế kỉ XX nhưng phát triển nhanh, trở thành một làng chuyên may quần áo binh lính. Sự tác động của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Từ Liêm những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi cơ cấu xã hội, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, càng gắn liền Tư Liêm với Hà Nội của thực dân Pháp ở Đông Dương. 10 Cổ Nhuế nổi tiếng với nghề may Nghề rèn Hoè Thị Bên cạnh đó, Từ Liêm là vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc tạo hình, gắn liền với những doanh nhân quê hương. Nhiều di tích lịch sử văn hóa được nhà nước công nhận là những di tích cấp quốc gia và được coi là một trong những huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa. Những nhân vật lịch sử đã trở thành các vị thần thành hoàng làng và các sinh hoạt văn hóa lễ hội sinh động cũng thấy nổi nổi lên quá trình lịch sử phát triển của quê hương. Lịch sử văn hóa nhà đã được nhà nước công nhận là những di tích quốc gia và được coi là một trong những huyện có nhiều di tích lích sử văn hóa. Tiêu biểu là ngôi đình Chèm được xây dựng từ thế kỷ IX thờ Lý Ông Trọng, nét đặc sắc nhất là năm 1917 hiệp thợ Vương Văn Định. Các ngôi đình Thượng Cát, Đại Cát thờ các thủ lĩnh của Hai Bà Trưng. Đây là các di tích kiến trúc thời Lê đồ sộ. Đáng chú ý là cụm di tích xã Đại Mỗ với nhiều di tích đươc bảo quản chu đáo. Đền thờ Lý Ông Trọng - Chèm Đình Thượng Cát 11 Đền thờ Nguyễn Quý Đức - Đại Mỗ Đình Chèm hướng ra sông Hồng Cùng với những di tích nổi tiếng, nhân dân Từ Liêm có những hoạt động luôn gắn liền với những lễ hội. Tiêu biểu nhất là các làng quê ở phía tây đồng bằng Bắc Bộ với các lễ hội đã thành câu ca, câu: “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy Vui thì vui vậy, chẳng tày giã La” Theo truyền thống mọi sự chuẩn bị cho ngày hội bơi Đăm được tiến hành từ đầu năm. Ngày mồng 9-3 là ngày mở đầu cho lễ hội. Nghi thức quan trọng nhất của ngày hôm đó là đám rước Thánh từ miếu xuống đình. Sau khi tế lễ ở đình, làm lễ cáo yết ở miếu là rước ngai của Thánh về đình. Đám rước long trọng với đủ lệ bộ và nghi trượng cùng những vị có trọng trách trong ngày hội với đông đảo dân làng. Đám rước đi theo đường làng từ miếu Thượng về đình. Tới đình, kiệu của ngài đặt ở chính ngự ngoài. Sau đó, các tay đô cùng bô lão rước ngai của ngài vào đình và ngự tại đó. Ngày hội bắt đầu bằng cuộc tế lễ long trọng của hội đồng bô lão trong làng. Mọi nghi thức tế lễ được thực hiện từ chính ngự trong qua quãng sân trước cửa đình vào đến trong đình. Các bước tế lễ của mỗi tuần tế đều bắt đầu từ chính ngự trong vào đình. Trong lúc các bô lão tiến hành tế lễ, trong đình ở hai gian cạnh có trải sẵn chiếu để khách thập phương và bà con dân làng chuẩn bị dâng lễ lên bàn thờ Thánh. Người ra vào nườm nượp với đủ các loại lễ vật… Một hồi chiêng trống nổi lên, một số trai kiệu cùng các cụ rước ngai thánh từ trong đình ra chính ngự trong. Kiệu đi thẳng từ chính ngự trong qua chính ngự ngoài tới đường làng trước ao đình. Tới trước cửa Thủy đình, kiệu hạ xuống, các 12 trai kiệu cùng các cụ rước kiệu vào đặt tại bệ giữa nhà Thủy tạ, cờ quạt, chấp kích được đặt trước mặt kiệu thánh, hướng mặt ra sông. Một hồi chiêng trống nổi lên, pháo ở nhà Thủy tạ, hai bên bờ sông và trong đình được đốt nổ giòn giã báo hiệu ngài đã an vị. Hiệu lệnh chuẩn bị đua thuyền là khi tiếng chiêng, trống và tiếng pháo nổ giòn giã lúc kiệu thánh đã an vị ở Thủy tạ. Các thuyền đua ở các ngả từ từ tiến vào gần Thủy tạ trong tiếng reo hò vang dậy của người dân 3 thôn cổ vũ cho thuyền đua làng mình. Ba thôn Thượng, Trung Hạ, mỗi thôn có hai thuyền đua. Xưa có thêm một thuyền thứ 7 gọi là thuyền quan. Thuyền quan không đua mà chỉ làm nhiệm vụ bơi theo quan sát cuộc đua. Thuyền đua dài tới 15 m gồm 18 trai bơi và 6 người khác là ông lái (người lái thuyền), ông dô (người bắt nhịp, chỉ huy), ông phất cờ, ông phất cờ, ông cầm lạng (người cầm sào, một đầu có móc sắt hình chữ U để chống và đẩy thuyền khi thuyền sát vào thuyền khác), một người tát nước và một trọng tài có nhiệm vụ chỉ huy ngồi theo dõi các trai bơi và những người trong thuyền không được vi phạm các luật lệ quy định. Trai bơi được chọn trong độ tuổi từ 20-35 có kinh nghiệm và khỏe mạnh. Mỗi cuộc đua được tiến hành qua 6 vòng. Sáng ngày 10-3 bơi hai vòng, chiều một vòng. Ngày 11-3 bơi ba vòng và kết thúc hội bơi, trao giải. Thuyền được giải có vinh dự chở ngai của Thánh từ Thủy tạ về miếu Thượng. Khác với các lễ hội bơi chải khác, ở Lễ hội bơi Đăm công tác tuyển chọn khá khắt khe: các tay bơi phải có độ tuổi 29-35, mạnh khỏe, 13 tư cách đạo đức tốt. Trai bơi sẽ được nhân dân đóng góp trong xã nuôi ăn trong 20 ngày trước lễ hội. Hội bơi Đăm được tổ chức trên dòng sông Nhuệ đoạn chảy qua xã Tây Tựu. Trước đó, hai bên bờ sông được thực hiện tổng vệ sinh, giải phóng các hàng quán trái phép hai bên bờ, khai thông dòng chảy. Đồng thời, trong những ngày diễn ra đua thuyền, trên mặt đất diễn ra những trò thả chim, thi cờ người, chọi gà. Lễ hội bơi Đăm truyền thống nhằm phát huy những truyền thống tốt đẹp, lâu đời chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, bảo vệ đất nước, ghi nhớ công lao to lớn của các anh hùng dân tộc, các thế hệ cha ông, những người có công với nước với dân, kế thừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa lịch sử truyền thống, trong sáng và quý giá, giáo dục con người phát huy những bản chất tốt đẹp, uống nước nhớ nguồn, sống thủy chung, tình nghĩa. Lễ hội được tổ chức là nguồn cổ vũ động viên mạnh mẽ, thắt chặt tình đoàn kết tôn vinh màu sắc làng hoa Tây Tựu trên mảnh đất nghìn năm văn hiến. Những hoạt động văn hóa trong ngày hội đã thể hiện nét đẹp văn hóa, tình thần thương võ sự thông minh và bàn tay tài hoa của những thế hệ truớc. Đặc biết, Từ Liêm là vùng đất có nhiều người học giỏi đỗ cao và tiêu biểu nhất vùng Mỗ, La, Canh, Cót. Đồng sĩ tam giáp có hàng chục người trúng tam khôi. Một số người đỗ Thám Hoa. Sau tam khôi có 13 người đỗ hoàng giáp, 108 người đỗ tiến sĩ, 347 người đỗ cử nhân. Từ Liêm còn là vùng đất sinh ra nhiều nhân tài lỗi lạc nổi tiếng. Thám hoa Nguyễn Quý Đức Danh nhân văn hoá Phan Phu Tiên Nói về nhân tài, người xưa có câu “Nhất Mỗ. Nhì La thứ ba Canh Cót”. Ấy là câu tục ngữ ca ngợi các làng của huyện Từ Liêm có nhiều người tài giỏi thành 14 danh. Trong cái nhất Mỗ (tức Đại Mỗ) thì ba đời của Tể tướng Nguyễn Qúy Đức đứng đầu, đã góp phần làm rạng danh không những cho huyện Từ Liêm mà còn cho nước nhà. Nguyễn Quý Đức ((1648-1720), tên hiệu là Đường Hiên, người làng Thiên Mỗ huyện Từ Liêm (nay là làng Đại Mỗ, xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội). Thuở nhỏ, ông nổi tiếng hiếu học, năm lên 8 tuổi, ông đã theo đến học ông chú họ là Tri huyện Vọng Doanh (tự là Đạo Thông). Học cùng với quan Tri huyện chỉ mới năm sáu năm mà nghĩa lý, bút pháp của ông đều hết sức tinh thông. Ông thông minh, đĩnh ngộ khác thường, nên người đương thời khen là "kỳ đồng". Năm Bính Thìn đời Lê Hy Tông, niên hiệu Vĩnh Trị 1 (1676), ông thi đình đỗ Thám hoa (Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ tam danh). Năm ấy ông 29 tuổi, được bổ ngay làm Hàn lâm viện Đãi chế. Biết được tài năng và tư cách của ông, các vua Lê chúa Trịnh liên tục thăng chức cho ông. Năm Tân Dậu (1681) niên hiệu Chính Hoà thứ 2 đời Lê Hy Tông, ông được phong Thiêm sai Bồi tụng và thăng luôn Lễ khoa Cấp sự trung. Năm Canh Ngọ (1690) niên hiệu Chính Hoà thứ 11, ông được sung làm Chánh sứ làm việc đi tuế cống. Mùa thu năm ấy đi sang nhà Thanh, khi về ông được thăng Hình bộ tả thị lang, tước Liêm Đường nam và nhiều chức vị khác. Năm 1691 (niên hiệu Chính Hoà 12), ông được cử đi sứ Trung Quốc. Ông làm quan đến Lại bộ thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ, tước Liêm 15 quận công. Năm Đinh Sửu (1697) niên hiệu Chính Hoà thứ 18, ông vâng mệnh soạn tập Đại Việt sử kí tục biên và đem khắc ván in. Từ đó ông được tham dự vào nhiều việc cơ mật của triều đình. Năm Quý Mùi (1703) niên hiệu Chính Hoà thứ 24, chúa Trịnh Căn cùng triều đình bàn luận chọn người nối nghiệp, song chưa biết lập ai, ông chỉ nói một lời mà ngôi chúa liền được quyết định, bèn lập chắt đích tôn là Trịnh Cương lên làm chúa. Ông được kiêm chức Phụ tá, được tặng kim bài khắc 8 chữ Thuỷ chung toàn nghĩa, dữ quốc đồng hưu. Năm ông 61 tuổi, ông vẫn được thăng chức Binh bộ Thượng thư, đứng đầu bách quan kiêm tri Quốc tử giám, nắm giữ then chốt giúp nước. Vì thế mà dân có câu khen: "Tể tướng Quý Đức, thiên hạ hưu tức" (Nghĩa là: Quý Đức là Tể tướng, thiên hạ được yên nhàn). Sinh thời, ông lấy việc giáo dục anh tài làm trách nhiệm của mình, thường hay hội họp học trò trường Giám để bình văn suốt ngày không mỏi, cuối cùng làm cho văn thể của nho học trở lại thuần hậu tốt lành hơn. Ông có công tu tạo Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chủ trì việc biên soạn văn bia và dựng nhiều tấm bia tiến sĩ ở đây. Chúa Trịnh có lần nói với thị thần: "Tài văn học của người này hiện nay hiếm có, ngoài cái tính cố chấp ngang ngạnh thì có thể nói là một người toàn diện". Năm ông 70 tuổi, lấy cớ già yếu, ba lần dâng sớ xin hưu mới được triều đình phê chuẩn. Được gia tặng Thái tể Quốc lão tham dự triều chính, trí sĩ. Ngày vào bệ kiến từ tạ, nhà vua đã ngự bút ban cho hai bài thơ, một cỗ xe bồ luân, một đôi ngựa, lại sức cho dân các xã các tổng trong huyện (quê ông) phải đi nghênh đón, lại ban cho 30 mẫu ruộng để tỏ rõ ân nghĩa lâu dài. Khi về trí sĩ, ông đi tiêu dao thăm thú sơn thuỷ, có xây một toà đình đặt tên là Lạc Thọ đình (tại thôn Ba Lật, nay là Gò Thượng ở làng Phú Thứ). Ông cùng Quốc lão Đặng Đình Tướng và Thượng thư Nguyễn Đương Bao, xã Tây Mỗ thường xướng họa thơ văn ở đây. Sau ông lại cho mời người Tây Dương về vẽ truyền thần một bức chân dung. Ông có làm một số bài thơ Nôm đề Lạc Thọ đình (Đề thơ ở đình Thọ Lạc) rất giản dị mà thâm thúy, bày tỏ được tấm lòng trung hậu vẹn toàn của mình: Quê kệch hãy còn đeo cổ thể Khôn ngoan chửa chút hợp thời trang. Vốn hay hai chữ gìn hai chữ 16 Ngại học một đường làm một đường. Nay thẳng ơn trên đà xét biết Cho nên được dự bậu xênh xang. Ông tuy đã trí sĩ về nhà, nhưng hàng tháng vẫn được tuyên triệu vào triều để hỏi han công việc. Có thể nói, ông được triều đình trọng dụng cho đến tận lúc lìa xa cuộc đời. Ông mất tại chính tẩm, hưởng thọ 73 tuổi. Nghe tin ông mất, triều đình vô cùng thương tiếc, liền sai các quan đến điếu viếng và tuyên bá dụ tế rằng: "Công lịch sĩ tam triều, trung cần vị quốc, công lao đa tại, kim nhật cự nhĩ tức thế, thậm ai tích chi. (Ông trải thờ ba triều vua, trung cần vì nước, công lao còn lại nhiều, nay vội vàng lìa đời, rất là thương tiếc). Triều đình dành cho ông nhiều nghi thức đặc biệt, truy tặng nhiều tước hiệu và ban cho nhiều bổng lộc cho con cháu và cho dân làng. Âu cũng là sự báo đền xứng đáng cho một vị quan thanh liêm tài năng có công với dân với nước. Điều đặc biệt và cao quý hơn cả là Ông được dân làng Đại Mỗ phong làm Phúc thần, thờ phụng như thành hoàng làng, trải qua các triều đều có phong tặng sắc là Dực bảo trung hưng chi thần, xếp vào hàng Trung đẳng phúc thần. Ông là một vị quan thanh liêm mẫu mực cứng cỏi, đồng thời cũng là một vị Nho học tài giỏi có những vần thơ uyển chuyển tinh tế. Sinh thời, ngoài viết sử, đề tựa sách Việt sử thông khảo, ông còn sáng tác nhiều thơ văn. Hiện trong kho thư tịch cổ còn lưu giữ được một số tập thơ của ông, như Thi châu tập, Hoa trình thi tập và 72 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục cùng rất nhiều thơ Nôm chép trong Nguyễn Qúy thị văn phả. Hiện ở đình làng Đại Mỗ còn lưu giữ bản thần tích ghi về hành trạng của ba vị công thần triều Lê (dòng họ Tể tướng Nguyễn Quý Đức) có công với nước và nhất là với làng Đại Mỗ. Ông là một vị quan thanh liêm do tài năng và đức độ, có công lao lớn với nước với dân nên được phong làm Phúc thần ở làng, vì thế trong bản thần tích đã ghi chép một số yếu tố ly kỳ. Chẳng hạn, nói về việc sinh ra ông, bản thần tích viết rằng: "Bà phu nhân có lần đi gánh nước đêm, chợt thấy một ngôi sao sa vào thùng nước, từ đó phu nhân có thai, mang thai đủ 13 tháng thì sinh ra ngài." Khi mới sinh ra, hai tay đều có nốt ruồi, một nốt ở gan bàn tay trái và một nốt ở lưng bàn tay phải. Có lẽ yếu tố truyền kỳ này không ngoài dụ ý ca ngợi tư chất kỳ tài của ông 17 ngay từ lúc lọt lòng, để rồi khi ông mất đi và cho tới ngày nay, dân làng vẫn tôn kính thờ cúng để ghi nhớ công ơn. Hiện nay ở địa phương còn truyền tụng về dòng họ Nguyễn Qúy rằng: Đỉnh giáp nhất môn thiên hạ hữu Phúc thần tam diệp thế gian vô. Nghĩa là: Khoa giáp một cửa tập trung, chỉ có trong thiên hạ Phúc thần ba đời tiếp nối, chưa từng thấy ở thế gian. Con Nguyễn Quý Đức là Nguyễn Quý Ân và cháu là Nguyễn Quý Kính đều đố tiến sĩ và đều thành đạy trên quan trường. Ngoài ra đất mảnh đất Từ Liêm còn rất nhiều những nét đẹp văn hoá khác để cùng với những làng nghề truyền thống, những sản phẩm thủ công đầy tinh xảo như ở các địa phương khác như gốm Bát Tràng, lụa La Khê, đồ đồng Ngũ Xã, sơn mài Hà Thái... cùng những làng hoa, cây cảnh nổi tiếng như Nhật Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm tạo lên nét đẹp văn hiến cũng như sự phát triển đa dạng mọi mặt của Hà Nội. Đến với Từ Liêm, người ta không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ăn đặc trưng vùng miền, những di tích lịch sử, đình đền lễ hội truyền thống cũng như không thể không đến những địa danh nổi tiếng mới được xây dựng trong những năm gần đây như: Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Bảo tàng Hà Nội….Mong rằng sẽ có dịp để em giới thiệu nhiều hơn nữa đến các thầy cô giáo và các bạn học sinh trong các bài giới thiệu khác. Từ Liêm đang đổi mới từng ngày Sân vận động Mỹ Đình 18 Bảo tàng Hà Nội Đại lộ Thăng Long 6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Bài giới thiệu của em đã giúp các thầy cô giáo và các bạn học sinh huyện Bình Gia, Lạng Sơn thêm hiểu biết sâu sắc, yêu mến tự hào về Thủ đô Hà Nội yêu dấu cũng như có những trải nghiệm trên mảnh đất Từ Liêm xưa và Nam Từ Liêm nay, ý thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa và tiềm năng sẵn có của Thủ đô, của quê hương từ đó tạo sự gắn kết giữa 2 vùng đất giàu ân nghĩa, giàu truyền thống văn hóa: Nam Từ Liêm – Bình Gia. Bài giới thiệu cũng giúp em tự tin, vững vàng hơn với những kiến thức được học về các bộ môn Địa lí, Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục Công dân...nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa việc “Học đi đôi với hành”. Do sự hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài trình bày của em không tránh khỏi còn những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, bổ sung ý kiến từ các thầy giáo, cô giáo và các bạn học sinh! Em xin trân trọng cám ơn! Nam Từ Liêm, ngày 24 tháng 11 năm 2014 Nhóm tác giả Ngô Phương Anh Nguyễn Thị Thu Hường 19 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan