Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn tình huống mộ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn tình huống một người bố làm thợ mỏ viết thư cho con trai ở quê nhà để nói với con về thực trạng khai thác than đá ở việt nam và những vấn đề

.DOC
60
819
70

Mô tả:

Phòng GD & ĐT Quận Tây Hồ Trường THCS Quảng An SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN TÂY HỒ TRƯỜNG THCS QUẢNG AN Địa chỉ : Ngõ 11 đường Tô Ngọc Vân, Quận Tây Hồ - Hà Nội VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Phương Chi Học sinh : Phạm Ngọc Phương Ngày sinh: 21/3/2000 Lớp : 9B …...…………………………………………………………………………………………………1 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Phạm Ngọc Phương Phòng GD & ĐT Quận Tây Hồ Trường THCS Quảng An Hà Nội, tháng 12 năm 2013 Mục lục Phần Nội dung Trang I Tên tình huống 3 II Mục tiêu giải quyết tình huống 3 III Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống 3 IV Giải pháp giải quyết tình huống 3 V Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống 4 VI Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống 11 …...…………………………………………………………………………………………………2 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Phạm Ngọc Phương Phòng GD & ĐT Quận Tây Hồ Trường THCS Quảng An I- Tên tình huống Một người bố làm thợ mỏ viết thư cho con trai ở quê nhà để nói với con về thực trạng khai thác than đá ở Việt Nam và những vấn đề có liên quan. II-Mục tiêu Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về: + Nguồn gốc than đá + Ứng dụng của than đá trong đời sống và sản xuất + Trữ lượng, sự phân bố than đá ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung + Nhu cầu sử dụng than đá trên thế giới và Việt Nam nói riêng. + Thực trạng khai thác than đá ở Việt Nam + Các giải pháp khả thi để bảo vệ nguồn tài nguyên than đá ở Việt Nam. III- Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: - Nguồn gốc than đá - Ứng dụng của than đá trong đời sống và sản xuất - Trữ lượng, sự phân bố của than đá trên thế giới - Trữ lượng, sự phân bố than đá ở Việt Nam: + Các mỏ than ở Việt Nam: Quảng Ninh, Thái Bình… + Trữ lượng than ở các mỏ - Thực trạng khai thác than ở nước ta: + Sản lượng khai thác + Biện pháp khai thác + Tình trạng ô nhiễm môi trường do khai thác than đá gây ra - Các giải pháp khả thi để bảo vệ nguồn tài nguyên than đá ở Việt Nam IV- Giải pháp giải quyết tình huống: Vận dụng các kiến thức liên môn: …...…………………………………………………………………………………………………3 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Phạm Ngọc Phương Phòng GD & ĐT Quận Tây Hồ Trường THCS Quảng An - Lịch sử: Quá trình khai thác than đá gắn liền với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp; sự hình thành các mỏ khai thác than gắn liền với sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam… - Ngữ văn: sử dụng từ ngữ, những câu thơ, ca dao liên quan đến việc khai thác than đá - Địa lí: nguồn gốc than đá, sự phân bố tài nguyên than đá ở Việt Nam; trữ lượng, quá trình khai thác… - Âm nhạc : những bài hát nói về người thợ mỏ, về nguồn tài nguyên than đá - Hội họa : những bức tranh về ngành mỏ; các tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc từ than đá - Giáo dục công dân: vấn đề môi trường trong quá trình khai thác tài nguyên quý giá này - Hóa học: công thức hóa học của than đá V- Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: V.1 : Tư liệu sử dụng * Tư liệu sử dụng: * Ứng dụng công nghệ thông tin: - Mạng Internet - Các trang web viết về than đá, khai thác than đá V.2 : Tiến trình giải quyết tình huống - Sử dụng các tư liệu và kiến thức liên môn , em đóng vai một người thợ mỏ, viết thư cho con trai để nói về nguồn tài nguyên than đá và các biện pháp khả thi để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. - Nội dung bức thư …...…………………………………………………………………………………………………4 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Phạm Ngọc Phương Phòng GD & ĐT Quận Tây Hồ Trường THCS Quảng An …...…………………………………………………………………………………………………5 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Phạm Ngọc Phương Phòng GD & ĐT Quận Tây Hồ Trường THCS Quảng An Quảng Ninh, ngày 14 tháng 11 năm 2014 Con trai yêu quý! Hôm nay tranh thủ ngày không xuống hầm khai thác, bố viết thư cho con trai bố. Mẹ và các con vẫn khỏe chứ? Em Thư có nghe lời mẹ và con không? Con lợn nái nhà mình đẻ bao nhiêu con rồi Nam? Hai tuần rồi con chưa viết thư cho bố kể tình hình ở nhà cho bố nghe đấy nhé. Bố vẫn thích đọc thư con viết hơn là gọi điện thoại nghe con kể Nam à. Đọc thư con, bố biết con trai bố viết văn thế nào, chữ viết còn đẹp như năm học trước không. Con trai à, tuần trước có một nhóm các bạn học sinh trạc tuổi con đến nơi bố làm việc để tìm hiểu về than đá – vàng đen của Tổ quốc. Các bạn ấy hỏi bố rất nhiều câu hỏi về người bạn hàng ngày của bố - than đá. Các bạn ấy thắc mắc rằng tại sao lại có than đá, trữ lượng than đá ở mỏ than bố làm việc có nhiều không, làm sao để khai thác được than, nếu khai thác nhiều than có còn không…Bố trả lời các bạn ấy rất cặn kẽ. Và bố băn khoăn rằng liệu con trai của bố - con trai của một người thợ mỏ có hiểu về công việc của bố mình, về nguồn tài nguyên mà bố khai thác hàng ngày không? Ai cũng quá quen thuộc than đá, từng cục từng cục, đen nhánh và cứng như đá, trông hệt như đá màu đen. Các nhà địa chất cũng gọi than đá là đá, nhưng con biết không Nam, loại "nham thạch" này không phải do bùn và cát tạo nên, nó là do những cây đại thụ cổ đại tạo thành đó con. Con trai bố à, cách nay khoảng 300 triệu năm về trước, thời tiết oi ả, mưa nhiều, trên trái đất mọc vô số cây to. Thân cây đại thụ bị gió xô đổ, bị nước xói đổ, thân cây bị nước đùa tới những trũng đất thấp chất đống lại, dưới ao hồ, biển cạn và khu vực ven biển đều có số lượng rất lớn thân cây cổ thụ chồng chất. Khi những trũng đất thấp chất đống lại, dưới ao hồ, biển cạn và khu vực ven biển đều có số lượng rất lớn thân cây cổ thụ chồng chất. Khi những trũng đất thấp ấy bị sụp lún, lại có cát và đất phủ ấp lên trên, đè bẹp những thân cây …...…………………………………………………………………………………………………6 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Phạm Ngọc Phương Phòng GD & ĐT Quận Tây Hồ Trường THCS Quảng An cổ thụ ấy xuống dưới địa tầng, trải qua một thời gian dài, với quá trình biến đổi phức tạp, hình thành nên lớp nham thạch có thể đốt cháy này. Chắc khi học môn Hóa học, con trai bố đã biết thành phần chính của than đá là cacbon. Ngoài ra trong than đá còn có các nguyên tố khác như lưu huỳnh, hyđro, oxy, nitơ, mà phần lớn các nguyên tố này lại ở trạng thái hợp chất. Trong quá trình hình thành nên than đá, do khoảng thời gian thành than đá dài ngắn khác nhau, hình thành nên chất lượng than đá khác nhau đấy con. Than đá với thời gian thành than ngắn là than nâu; sau khi thời gian thành than đá được kéo dài, than nâu sẽ chuyển thành than andracid, màu sắc đen hơn than nâu, sử dụng thuận tiện; than andracid kéo dài thời gian thành than nữa, sẽ biến thành than cốc, chất lượng loại than này tốt nhất, khi đốt cháy cho nhiệt lượng rất lớn. Và giờ thì con đã hiểu tại sao mọi người lại gọi than đá là vàng đen của Tổ quốc rồi chứ con trai? Chỉ đơn giản bởi than đá là nguồn năng lượng hóa thạch, có thể …...…………………………………………………………………………………………………7 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Phạm Ngọc Phương Phòng GD & ĐT Quận Tây Hồ Trường THCS Quảng An phục hồi nhưng rất chậm, để hình thành nên một viên than đá phải mất hàng triệu năm như thế con trai à! Nam yêu quý của bố! Loài người chúng ta đã biết đến than đá từ rất sớm và cho đến nay, vẫn tiếp tục sử dụng than rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Rất lâu rồi, con người đã dùng than đá làm nhiên liệu. Rồi đến khi máy hơi nước ra đời, một lượng lớn than đá được dùng làm nhiên liệu cho máy hơi nước, đầu máy xe lửa. Sau đó, than làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, ngành luyện kim. …...…………………………………………………………………………………………………8 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Phạm Ngọc Phương Phòng GD & ĐT Quận Tây Hồ Trường THCS Quảng An Ít ai biết rằng, 60% lượng điện năng ở thành phố Denver, Colorado (Mỹ) và vùng ngoại ô đều được sản xuất ra từ than đá. Hình ảnh minh họa: Nồi hơi đốt than Hình ảnh minh họa: Than đá sử dụng trong luyện kim Gần đây than đá còn được dùng cho ngành hóa học tạo ra các sản phẩm như dược phẩm, chất dẻo, sợi nhân tạo đó con trai à. Than có tính chất hấp thụ các chất độc vì thế người ta gọi là than hấp thụ hoặc là than hoạt tính có khả năng giữ trên bề mặt các chất khí, chất hơi, chất tan trong dung dịch. Chính bởi vậy, than được dùng nhiều trong việc máy lọc nước, làm trắng đường, mặt nạ phòng độc...Tất cả các thiết bị lọc nước mà con nhìn thấy và sử dụng hàng ngày không thể thiếu than đá đó Nam. …...…………………………………………………………………………………………………9 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Phạm Ngọc Phương Phòng GD & ĐT Quận Tây Hồ Trường THCS Quảng An Lõi lọc than hoạt tính (lõi lọc AC) Và theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, than còn được sử dụng để tạo ra phân bón trong nông nghiệp con trai à. Mới đây, Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) vừa đạt được thỏa thuận chuyển giao công nghệ khí hóa than với Tập đoàn Sell - Hà Lan cho Nhà máy phân đạm Ninh Bình.Với công nghệ này, nguồn than đá trong nước sẽ được chuyển hóa từ dạng rắn sang dạng khí rồi tổng hợp thành phân đạm cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Đây là công nghệ tiên tiến trên thế giới và lần đầu tiên được ứng dụng tại Việt Nam, cho phép tận dụng nguồn than trong nước sản xuất ra phân bón và điện. Đặc biệt, với công nghệ này, từ than đá còn có thể cho ra các sản phẩm như khí hóa lỏng để làm chất đốt, nhiên liệu lỏng dùng cho giao thông. Mặc dù tại Dự án Nhà máy phân đạm Ninh Bình chỉ sản xuất ra phân đạm và một sản lượng điện nhỏ. Tuy nhiên, nếu thành công hoàn toàn có thể tính đến chuyện sản xuất ra khí đốt và …...…………………………………………………………………………………………………10 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Phạm Ngọc Phương Phòng GD & ĐT Quận Tây Hồ Trường THCS Quảng An nhiên liệu từ nguồn than đá rất dồi dào trong nước... đảm bảo hiệu quả và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, ở Việt Nam, than đá còn được sử dụng trong điêu khắc, làm đồ mỹ nghệ nữa Nam à. Nếu con được tận mắt ngắm nhìn những tác phẩm điêu khắc từ than đá, con sẽ thực sự ngạc nhiên về vẻ đẹp của than đá đó con. Từ những vỉa than đá cứng, óng ánh đen kia, những cô gái mặc áo dài mềm mại, những chiếc thuyền căng buồm sắp sửa ra khơi, những con sư tử oai hùng…và biết bao tác phẩm nghệ thuật khác đã ra đời dưới con mắt và bàn tay của người nghệ sĩ. Giờ thì con hãy ngắm một số tác phẩm từ than đá này: …...…………………………………………………………………………………………………11 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Phạm Ngọc Phương Phòng GD & ĐT Quận Tây Hồ Trường THCS Quảng An Tượng Van Gogh từ than đá …...…………………………………………………………………………………………………12 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Phạm Ngọc Phương Phòng GD & ĐT Quận Tây Hồ Trường THCS Quảng An Và bức hình trên là hình ảnh Nghệ sĩ điêu khắc Nguyễn Tâm Nhâm đang sáng tạo tác phẩm nghệ thuật từ than đá đó Nam à! Khi nào về phép, bố sẽ mang về tặng con một tác phẩm điêu khắc từ than đá nhé! Con thấy không con trai, than đá được sử dụng rộng rãi như vậy trong đời sống và sản xuất nên nó trở thành nguồn tài nguyên rất quan trọng đối với loài người chúng ta. Và nguồn tài nguyên quý báu ấy trên thế giới có trữ lượng khoảng 10.000 tỷ tấn, trong đó trữ lượng có thể khai thác là 3.000 tỷ tấn mà ¾ là than đá. Than tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu, trong đó đến 4/5 thuộc về Trung Quốc (tập trung ở phía Bắc và Đông Bắc), Hoa Kỳ (chủ yếu ở các bang miền Tây), LB Nga (vùng Ekibát và Xibêri), Ucraina (vùng Đônbat), CHLB Đức, Ấn Độ, Ôxtrâylia (ở hai bang Quinslan và Niu Xaoên), Ba Lan... nữa. Con trai biết không? Công nghiệp khai thác than xuất hiện tương đối sớm và được phát triển từ nửa sau thế kỉ XIX. Sản lượng than khai thác được rất khác nhau giữa các thời kì, giữa các khu vực và các quốc gia, song nhìn chung, có xu hướng tăng lên về số lượng tuyệt đối. Trong vòng 50 năm qua, tốc độ tăng trung bình là 5,4%/năm, còn cao nhất vào thời kì 1950 - 1980 đạt 7%/năm. Từ đầu thập kỉ 90 đến nay, mức tăng giảm xuống chỉ còn 1,5%/năm. Cùng với bước tiến của loài người, nhu cầu sử dụng than đá ngày càng cao con trai à. Tỷ trọng của than trong cơ cấu sử dụng năng lượng tăng nhanh vào những năm cuối thế kỉ XIX (44% năm 1880 lên 58% năm 1900), đạt cực đại vào đầu thế kỉ XX(68% năm 1920) gắn liền với những thay đổi về quy trình của công nghiệp luyện kim (thay thế than củi bằng than cốc), sự ra đời của máy hơi nước và việc sử dụng làm nguyên liệu trong công nghiệp hoá học. Các khu vực và quốc gia khai thác nhiều than đều thuộc về các khu vực và quốc gia có trữ lượng than lớn trên thế giới. Sản lượng than tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Nga và một số nước Đông Âu. …...…………………………………………………………………………………………………13 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Phạm Ngọc Phương Phòng GD & ĐT Quận Tây Hồ Trường THCS Quảng An Các nước sản xuất than hàng đầu là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Ôxtrâylia, Nga, chiếm tới 2/3 sản lượng than của thế giới. Nếu tính cả một số nước như Nam Phi, CHLB Đức, Ba Lan, CHDCND Triều Tiên... thì con số này lên đến 80% sản lượng than toàn cầu. Công trường khai thác than …...…………………………………………………………………………………………………14 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Phạm Ngọc Phương Phòng GD & ĐT Quận Tây Hồ Trường THCS Quảng An Nam à, công nghiệp khai thác than ra đời trước tiên ở Anh vào đầu thế kỉ XIX. Sau đó, người ta tìm thấy nhiều than ở Hoa Kỳ, Ấn Độ, Canađa. Vì thế các quốc gia này lần lượt dẫn đầu về sản lượng than khai thác được của thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hàng loạt bể than khổng lồ đã được phát hiện ở Êkibát, Nam Yacút, Đônbát (Liên Xô cũ), ở Ba Lan, Đông Đức. Trong nhiều năm, Liên Xô dẫn đầu về sản lượng than. Từ sau năm 1990 do những biến động về chính trị và kinh tế nên sản lượng than ở Đông Âu và Liên Xô cũ bị giảm sút. Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, việc tìm ra những mỏ than lớn ở Trung Quốc đã giúp nước này đứng đầu thế giới về khai thác than, vượt trên cả Hoa Kỳ. Thị trường than quốc tế mới chỉ chiếm trên 10% sản lượng than khai thác. Việc buôn bán than gần đây phát triển nhờ thuận lợi về giao thông đường biển, song sản lượng than xuất khẩu không tăng nhanh, chỉ dao động ở mức 550 đến 600 triệu tấn/năm. Từ nhiều năm nay, Ôxtrâylia luôn là nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới, chiếm trên 35% (210 triệu tấn năm 2001) lượng than xuất khẩu. Tiếp sau là các nước Trung …...…………………………………………………………………………………………………15 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Phạm Ngọc Phương Phòng GD & ĐT Quận Tây Hồ Trường THCS Quảng An Quốc, Nam Phi, Hoa Kỳ, Inđônêxia, Côlômbia, Canađa, Nga, Ba Lan... Các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Pháp, Italia, Anh... có nhu cầu rất lớn về than và cũng là các nước nhập khẩu than chủ yếu. Côn g trường khai thác than đá (Miller, 1988) Và thật may mắn biết bao khi ở nước ta, than đá có trữ lượng lớn. Than đá tập trung nhiều ở Quảng Ninh – phía Đông Bắc Việt Nam kéo dài từ Phả Lại qua Đông Triều đến Hòn Gai – Mông Dương – Cẩm Phả - Cái Bầu – Vạn Hoa. Bể than ở đây dài 130 Km, rộng từ 10 đến 30 Km, có tổng trữ lượng than khoảng 10,5 tỉ tấn đó con. Ở bể than Antraxit này, tính đến mức cao -300m là 3,5 tỉ tấn đã được tìm kiếm, thăm dò tương đối chi tiết, là đối tượng cho thiết kế và khai thác hiện nay. Còn nếu tính đến mức cao -1000m thì trữ lượng than báo khoảng 7 tỉ tấn đang được đầu tư tìm kiếm, thăm dò. Trong địa tầng chứa than của bể than Quảng Ninh gồm rất nhièu vỉa than : - Dải phía Bắc ( Uông Bí – Bảo Đài) có từ 1 đến 15 vỉa trong đó 6 – 8 vỉa có giá trị công nghiệp - Dải phía Nam ( Gòn Gai – Cẩm Phả ) có từ 2 đến 45 vỉa , trong đó 10 – 15 vỉa có giá trị công nghiệp. Phân loại theo chiều dày, của bể than Quảng Ninh: - Vỉa rất mỏng < 0,5, chiếm 3,57% tông trữ lượng …...…………………………………………………………………………………………………16 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Phạm Ngọc Phương Phòng GD & ĐT Quận Tây Hồ Trường THCS Quảng An - Vỉa mỏng : 0,5 – 1,3m chiếm 27% - Vỉa trung bình : 1,3 – 3,5m chiếm 51,78% - Vỉa dày > 3,5 – 15 m chiếm16,78% - Vỉa rất dày > 15 m chiếm 1,07 % Bể than Quảng Ninh được phát hiện từ rất sớm, đã bắt đầu cách đây gần 100 năm dưới thời thuộc Pháp. Hiện nay và có lẽ trong tương lai thì sản lượng than được khai thác từ các mỏ ở bể than Quảng Ninh chiếm khoảng 90% sản lượng toàn quốc . Đối với việc khai thác ở bể than Quang Ninh trước đây, có thời kì sản lượng lộ thiên đã chiếm đến 80%, tỷ lệ này dần dần đã thay đổi và hiện nay còn 60% . Trong tương lai sẽ còn xuống thấp hơn. Vì các mỏ lộ thiên lớn đã và sẽ giảm sản lượng , đến cuối giai đoạn 2015 – 2020 có mỏ không còn sản lượng, các mở mới lộ thiên mới cũng sẽ không có mà nếu có thì cũng chí là một số mỏ có sản lượng dưới 0,5 – 1 triêun T/năm. Điều đặc biệt nữa là than đá ở đây có trữ lượng tốt, phần lớn là than lộ thiên, phân bố gần các cảng biển, đầu mối giao thông rất thuận lợi cho khai thác và tiêu thụ sản phẩm . Và than Antraxit Việt Nam đã nổi tiếng trên thế giới với tên thương mại “Hòngay Antraxit” đó con. …...…………………………………………………………………………………………………17 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Phạm Ngọc Phương Phòng GD & ĐT Quận Tây Hồ Trường THCS Quảng An Mỏ than Quảng Ninh Ngoài ra, than đá còn nằm trọn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có đỉnh là Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển kéo dài từ Ninh Bình đến Hải Phòng và dự kiến còn kéo dài ra vùng thềm lục địa của biển Đông Việt Nam. Con trai biết không, với diện tích khoảng 3500km 2, trữ lượng than ở đây dự báo khoảng 210 tỷ tấn – một trữ lượng thật lớn con nhỉ? Khu vực Khoái Châu với diện tích 80 km 2 đã được tìm kiếm, thăm dò với trữ lượng khoảng 1,5 tỷ tấn, trong đó khu vực Bình Minh có diện tích 25km2 đã được thăm dò sơ bộ với trữ lượng 500 triệu tấn hiện đang được tập trung nghiên cứu công nghệ khai thác để mở mỏ đầu tiên. Các vỉa than thường được phân bố ở độ sâu -100 đến -3500m và có khả năng còn sâu hơn nữa. Than thuộc loại Abitum B (Subbitumious B), rất thích hợp với công nghệ nhiệt điện, xi măng, thép và hóa chất. …...…………………………………………………………………………………………………18 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Phạm Ngọc Phương Phòng GD & ĐT Quận Tây Hồ Trường THCS Quảng An Hình ảnh bể than nằm phân bố rộng khắp nhiều tỉnh của đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh đó, còn có nhiều các mỏ than vùng Nội địa với trữ lượng khoảng 400 triệu tấn, phân bố ở nhiều tỉnh, gồm nhiều chủng loại than: Than nâu – lửa dài (mỏ than Na Dương, mỏ than Đồng Giao), than bán Antraxit (mỏ than Núi Hồng, mỏ than Khánh Hòa, mỏ than Nông Sơn), than mỡ (mỏ than Làng Cẩm, mỏ than Phấn Mễ, mỏ than Khe Bố)…, có nhiều mỏ than hiện đang được khai thác. Không chỉ có các mỏ than đá đâu con. Việt Nam ta còn có các mỏ than bùn phân bố ở hầu khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam nhưng chủ yếu tập trung ở miền Nam Việt Nam. Tổng trữ lượng than bùn trong cả nước dự kiến có khoảng 7 tỉ mét khối đấy con trai. Như con biết đó, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu sử dụng than đá không ngừng tăng. Toàn thế giới hiện tiêu thụ khoảng 4 tỷ tấn than hàng năm. Một số ngành sử dụng than làm nguyên liệu đầu vào như: sản điện, thép và kim loại, xi măng và các loại chất đốt hóa lỏng. Than đóng vai trò chính trong sản xuất ra điện (than đá và than non), các sản phẩm thép và kim loại (than cốc). Con biết không? Thị trường than lớn nhất là châu Á, chiếm khoảng 54% lượng tiêu thụ toàn thế giới, trong đó nhu cầu chủ yếu đến từ Trung Quốc. Một số nước khác không có nguồn nhiên liệu tự nhiên phải nhập khẩu than cho các nhu cầu về năng lượng và công nghiệp như Nhật Bản, Đài Bắc và Hàn Quốc. Không chỉ những …...…………………………………………………………………………………………………19 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Phạm Ngọc Phương Phòng GD & ĐT Quận Tây Hồ Trường THCS Quảng An nước không thể khai thác than mới phải nhập khẩu mà ngay cả các quốc gia khai thác lớn nhất thế giới cũng phải nhập than. Nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho dự trữ hay những nguồn than có chất lượng. Than sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt tại các khu vực có tốc độ tăng trưởng cao. Tăng trưởng của thị trường than dành cho đốt lò hơi và than cốc sẽ mạnh nhất tại châu Á, nơi mà nhu cầu về điện, sản xuất thép, sản xuất xe hơi và nhu cầu dân sinh tăng cao theo mức sống ngày càng được cải thiện đó con. Còn nhu cầu sử dụng than đá trong nước thì sao? Giai đoạn 1997-2002, nhu cầu than trong nước ít biến động; giai đoạn 2003 - 2007, sản lượng tiêu thụ than của Việt Nam tăng 119.89%. Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ than của Việt Nam được dự đoán tăng trong những năm tiếp theo do trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện tại các địa phương Nam à. Con hãy quan sát biểu đồ bên dưới này nhé! Sản lượng (tấn) Năm Nhu cầu tiêu thụ than trong nước giai đoạn 1997-2007 (Nguồn: Tập đoàn Than -Khóang sản Việt Nam) Hiện tại than Việt Nam phục vụ cho các hộ sản xuất chính là điện, xi măng, giấy, phân bón... (các ngành công nghiệp sử dụng quá nhiều năng lượng) và phục vụ …...…………………………………………………………………………………………………20 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Phạm Ngọc Phương
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan