Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn tình huống tr...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn tình huống trong một buổi tọa đàm về bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc nếu em được thuyết minh về chủ đề này em sẽ nói gì

.DOC
14
1232
131

Mô tả:

1.Tên tình huống: Trong một buổi tọa đàm về bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc nếu em được thuyết minh về chủ đề này em sẽ nói gì? 2.Mục tiêu giải quyết tình huống: Bằng cách vận dụng các môn học : Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD và kiến thức thông tin thực tế để thuyết trình cho mọi người thấy được chủ quyền của Việt Nam trên vùng lãnh hải ,biển đảo theo luật pháp quốc tế,qua đó tuyên truyền mọi người tinh thần yêu nước,yêu biển đảo quê hương,có những hành động thiết thực ,đúng đắn , phù hợp góp phần cùng Đảng ,Nhà nước bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. 3.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến giải quyết tình huống. -Sơ lược về vị trí địa lý của biển Đông, và một số vùng biển, đảo của Việt Nam -Chủ quyền của Việt Nam đối với vùng lãnh hải theo quy định của quốc tế. -Một số hành động gây hấn của Trung Quốc trong vùng lãnh hải thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. -Việt Nam giải quyết các tranh chấp biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tuân theo luật biển quốc tế DOC năm 1982 được Liên Hợp Quốc thông qua. -Mỗi người dân Việt Nam,trong đó có học sinh cần có những việc làm thiết thực để thể hiện lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: -Áp dụng môn Ngữ Văn: Phương pháp thuyết minh,và một số tư liệu Văn học. -Áp dụng môn Lịch Sử: Lịch sử quan hệ quốc tế và một số tư liệu Lịch sử. -Áp dụng môn Địa Lý: Vị trí địa lý và tài nguyên biển. -Áp dụng môn GDCD: Trách nhiệm của bản thân, của mỗi người dân Việt Nam trong việc bảo vệ tổ quốc, biển đảo quê hương. -Tìm hiểu trên báo, sách vở và ngoài thực tế những kiến thức để thuyết trình trong bài. 1 5.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống Các bạn đã bao giờ tự hỏi : Tại sao đất nước Việt Nam nhỏ bé đến vậy mà vẫn có thể chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược….Có rất nhiều lý do nhưng có lẽ lý do để cả dân tộc ta đứng dậy vùng lên bởi chúng ta đứng về chính nghĩa, bởi từng tấc đất mà bọn quân thù giày xéo ấy là của chúng ta, của cha ông chúng ta, của những người chiến sĩ đã phải mất bao máu xương nơi biên giới và đảo xa mới có được….Ngày nay chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải càng được coi trọng bởi sự trỗi dậy của những tư tưởng chiếm hữu độc tài. Đặc biệt đối với nước ta, việc bảo vệ chủ quyền biển đảo trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.Biển không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng quan hệ giao thương với quốc tế mà còn đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh quốc phòng đồng thời là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời , có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp ta phải biết giữ gìn lấy nó”.Khẳng định của Người không chỉ thôi thúc cả dân tộc ta quyết tâm đánh bại đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc mà còn đặt trách nhiệm cho các thế hệ người Việt Nam phải biết chăm lo, phát huy lợi thế và bảo vệ vững chắc vùng trời,biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Vùng biển đảo Việt Nam bao gồm cả vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km2, với khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Vùng biển của nước ta nằm một phần trong vùng Biển Đông. Biển đông là một biển rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương, trải rộng từ Sin gapo tới eo biển Đài Loan và bao phủ một diện tích rộng khoảng 3.500.000 km2.Đây là biển rộng thứ tư thế giới sau biển Phillippin,biển san hô, và biển Ả Rập. Về địa chất:Biển Đông được hình thành từ cách đây 32-17 triệu năm bằng cơ chế giãn đáy đại dương. 2 Về tài nguyên thiên nhiên: Đây là một vùng biển có ý nghĩa địa chính trị vô cùng quan trọng. Nó là đường hàng hải đông đúc thứ hai trên thế giới, trong khi nếu tính theo tổng lượng hàng hóa thương mại chuyển qua hàng năm , hơn 50% đi qua eo biển Mallaca và eo biển Sunda, eo biển Lombok. Hơn 1,6 triệu m3(10 triệu thùng ) dầu thô được chuyển qua eo biển Mallaca hang ngày. Vùng này đã được xác định có trữ lượng dầu mỏ khoảng 1,2 triệu km3(7,7 tỉ thùng)với ước tính tổng khối lượng là 4,5 triệu km3(28 tỉ thùng)trữ lượng khí tự nhiên được ước tính khoảng 7500km3. Vùng biển này còn chiếm một phần ba toàn bộ đa dạng sinh học biển thế giới, vì vậy nó là vùng rất quan trọng đối với hệ sinh thái. 3 Tại Việt Nam biển này thường được gọi là biển Đông (bể Đông-Đông Hải) ý là vùng biển nằm phía đông của Việt Nam. Vịnh bắc bộ là phần biển Đông, giữa miền bắc Việt Nam với đảo Hải Nam miềm nam Trung Quốc.Bờ phía tây là bờ biển Việt Nam từ Thanh Hóa đến Móng Cái.Phía bắc từ Móng Cái trở sang phía đông là hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông của Trung Quốc với bán đảo Lôi Châu. Bờ đông là đảo Hải Nam của Trung Quốc . Trong vịnh có hàng nghìn đảo nhỏ, nổi tiếng nhất là các đảo trong vịnh Hạ Long được UNESCO xếp loại là di sản thiên nhiên thế giới.Đảo Bạch Long Vĩ thuộc Việt Nam ở giữa vịnh có diện tích khoảng 2,5 km. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa biển Đông đã được nhiều chính quyền Việt Nam liên tục thực hiện chủ quyền từ nhiều thế kỉ qua. Bản đồ Bãi cát vàng –Lê Quý Đôn thế kỉ XVIII 4 Năm 1956 Trung Quốc đã dung vũ lực chiếm giữ một phần quần đảo Hoàng Sa và chiếm được 6 đảo năm 1974 và 18 binh sĩ Việt Nam đã thiệt mạng. Quần đảo Trường Sa đã là nơi xảy ra xung đột hải quân khiến hơn 70 lính thủy Việt Nam đã bị giết hại ở phía nam đảo Gạc Ma vào tháng 3 năm 1988. Theo luật biển quốc tế năm 1982 của Liên Hiệp Quốc cho phép các nước có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) mở rộng 200 hải lý (370,6 km)từ lãnh hải của họ. Tuy nhiên ,gần đây Trung Quốc đã tuyên bố sẽ không ngại dùng vũ lực để chiếm đoạt quần đảo Trường Sa.Trung Quốc tăng cường cải tạo các đảo và các bãi đa tự nhiên ,xây dựng các khu quân sự.Việc xây dựng các đường băng, càng tăng thêm mưu đồ chiếm trọn biển Đông, thực hiện yêu sách đường “10 đoạn”( vốn không được quốc gia hay tổ chức nào công nhận). Đặc biệt nghiêm trọng hơn, những ngày đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng, trắng trợn chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam theo công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. 5 Trước tình hình đó, trái tim của hơn 90 triệu người dân Việt Nam ở trong nước, hơn 4 triệu kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới luôn nóng bỏng hướng về Biển Đông, hướng về Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, dõi theo từng tin tức được truyền đi từ hiện trường vụ việc. Những ngày qua, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến tinh thần yêu nước trong mỗi một người dân Việt Nam. Để phản đối những hành động sai trái của Trung Quốc, người dân trên khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam đã có nhiều hành động thiết thực thể hiện tình thần yêu nước, thể hiện sự đoàn kết quyết tâm bảo vệ vừng biển, đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, lên án mạnh mẽ những hành động sai trái, phi lý của Trung Quốc. Đồng bào ta ở nước ngoài cũng hướng về Tổ quốc và bày tỏ lòng yêu nước sâu sắc, sự phản đối mạnh mẽ những hành động hung hăng của Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. 6 Thực tế lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đã chứng minh: "Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta...". Niềm tự hào luôn cháy trong trái tim của hơn 90 triệu đồng bào Việt Nam ở trong nước và hơn 4 triệu kiều bào ta ở nước ngoài. Trước tình hình hiện nay, chúng ta phải bình tĩnh, sáng suốt nhận định những sự kiện đang diễn ra tên Biển Đông, trong đó cần thấy rõ một số vấn đề nổi bật. Hành động hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc là xâm phạm trái phép chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vùng biển nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Những hành động dùng tàu cản phá, đâm trực diện và dùng vòi rồng phun nước, dùng máy bay uy hiếp các tàu Cảnh sát biển, tàu Kiểm ngư đang thực hiện nhiệm vụ chấp pháp trong chủ quyền Việt Nam là những hành động hung hăng, đi ngược lại Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) mà Trung Quốc tham gia ký kết. Hành động ngang ngược của Trung Quốc những ngày qua thể hiện chiến lược mới của Trung Quốc, chiến thuật mới của Trung Quốc, từng bước thực hiện tuyên bố về 7 đường chín đoạn, đúng như giới phân tích đã nhận định, là đặt mọi chuyện vào “chuyện đã rồi”, từ đó gây sức ép. Đây cũng là một phép thử với ASEAN, họ muốn thử thách quyết tâm và khả năng ứng phó của các quốc gia Đông Nam Á. Quan điểm của Đảng, Nhà Nước ta khẳng định vấn đề chủ quyền rất thiêng liêng đối với Việt Nam, chủ trương nhất quán của Việt Nam là thông qua các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp liên quan. Chúng ta kiên trì thực hiện theo đuổi các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp, tiếp tục khẳng định tính đúng đắn của nó, được cộng đồng thế giới đánh gia rất cao, tạo được dư luận ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Những biện pháp kiên trì kiềm chế, tuyên truyền của các lực lượng chấp pháp Việt Nam tại hiện trường và các hoạt động tuyên truyền đấu tranh thông qua ngoại giao, hoạt động xã hội được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng còn không ít những quan điểm, tư tưởng sai trái, thể hiện sự nhận thức chưa đúng. Sự việc hàng chục nghìn công nhân tại các khu công nghiệp phía Nam xuống đường biểu tình phản đối Trung quốc gây hấn ở Biển Đông, đã bị nhiều người quá khích kích động lợi dụng, xúi giục công nhân đốt nhà xưởng, phá hàng rào, hành hung bảo vệ và chuyên gia nhiều doanh nghiệp, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và bất ổn ở địa phương…..Hành động đó làm ảnh hưởng đến tình hình trật tự xã hội, phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, dễ mắc vào mưu đồ thủ đoạn của các thế lực thù địch phản động. Chúng ta cần thấy rằng, lợi dụng tình hình phức tạp hiện nay, các lực lượng phản động tăng cường tuyên truyền, kích động nhân đân gấy rối, gây thù oán, dùng vũ lực để giải quyết vấn đề trên Biển Đông, nhằm thực hiện các mưu đồ về chính trị đen tối, nhằm gây bất ổn tình hình trong nước. Đây là những luận điệu, quan điểm hoàn toàn sai trái, đi ngược lại với mong muốn của toàn thể nhân dân, dân tộc ta là hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước và phát triển đất nước. Mọi hành động quá khích đi ngược lại quan điểm của Đảng, Nhà Nước vi phạm luật pháp Việt Nam và quốc tế lúc này sẽ là có tội với lịch sử với dân tộc, vô tình tiếp tay cho bọn cơ hội phản động, thù địch. Mọi hành động thiết thực thể hiện lòng yêu nước, quan tâm đến vận mệnh của dân tộc đều được khuyết khích và ủng hộ, những mỗi người cần sáng suốt, thực hiện 8 đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà Nước để có hành động phù hợp, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc. Điểm qua các sự kiện chủ yếu xẩy ra có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa trong các giai đoạn khác nhau, với những diễn biến thăng trầm của lịch sử, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định được rằng Việt Nam có đủ các bằng chứng pháp lý và cứ liệu lịch sử có giá trị để chứng minh và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của mình đối với quần đảo Hoàng Sa hiện đang nằm dưới sự chiếm đóng bất hợp pháp của lực lượng vũ trang Trung Quốc. Đúng như lời tuyên bố lịch sử của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, trước các Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 13, ngày 25 tháng 11 năm 2011: ‘Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Viêt Nam. Chúng ta làm chủ thật sự, ít nhất là từ thế kỷ XVII, khi 2 quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục, hòa bình’. ‘Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này phù hợp với Hiến chương LHQ, phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982’./. Ngay từ khi mới thành lập , Đảng đã xác địnhxây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam . Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng không chỉ đối với lịch sử dân tộc, mà còn là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc và đất nước ta phát triển bền vững. Đó là ý chí quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển nổi của dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạocủa Đảng cộng sản Việt Nam 9 Cán bộ, chiến sĩ đảo An Bang kéo tàu vào đảo. Trước hết, cần phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc. Hai là, kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo. Ba là, phát triển kinh tế biển phải gắn với quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên biển. Làm tốt công tác tuyên truyền, nhằm tạo sự chuyển biến thực sự trong nhận thức của các cấp, ngành và trong nhân dân về vị trí vai trò chiến lược của biển; làm cho tư duy về biển được thể hiện đậm nét, trước hết là trong các chủ trương, chính sách phát triển của các ngành có liên quan và các địa phương có biển. Cần xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối kết hợp hoạt động bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất, nhất là trong xử lý các tình huống phức tạp trên vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam. Bốn là, giải quyết các bất đồng, tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, tôn trọng nhau, bình đẳng cùng có lợi. 10 Đây là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật biển năm 1982. Đó là thành quả đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, trong đó có dân tộc Việt Nam. Đối với các bất đồng, tranh chấp trên Biển Đông, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là: Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhằm sớm tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển. Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của quốc gia… Nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc là nhiệm vụ của mỗi người con dân đất Việt..Đối với mỗi người dân trên đất nước Việt Nam, chúng ta phải có lòng yêu nước ,yêu biển đảo nồng nàn và mãnh liệt. Yêu nước, yêu biển đảo không phải làm những việc quá cao sang, hay là phải làm những việc quan trọng, mà yêu những gì thân thuộc , gần gũi với chúng ta nhất. Yêu nước có khi chỉ là yêu những nhành cây, bụi cỏ, yêu những con phố những dòng sông, yêu gia đình ….Những điều thật nhỏ bé hệt như lời của I-li-a Ê-xen- bua đã nói:” Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vonga, con sông Vonga đi ra bể.Lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Vì thế đối với người dân chúng ta cần hun đúc tình yêu Tổ quốc bằng tình yêu những gì bình thường nhất , giản dị nhất. Đó là chúng ta phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên.Trong số những lợi ích mà biển mang lại, các yếu tố môi trường biển, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học đóng vai trò đặc biệt quan trọng,luôn đan xen giữa lợi ích lâu dài theođúng nghĩa của nó.Vì vậy có thể nói “Sự trường tồn của biển cả sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên biển”.Bên cạnh đó chúng ta phải giảm thiểu suy thoái và ô nhiễm môi trường biển và vùng ven biển; chú ý ngăn ngừa và ngăn chặn ô nhiễm kết hợp với sử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tranh thủ sự tham vấn của các bên liên quan và lôi cuốn khả năng tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên biển. Là người học sinh ,đang được học tập được rèn luyện và được các thầy cô giáo truyền đạt cho bao kiến thức, để bảo vệ chủ quyền biển đảo chúng ta cần phải có sự hiểu biết về lịch sử dân tộc.Hiểu biết về chủ quyền lãnh thổ của nước ta cả biển 11 đảo và đất liền. Khi bạn đã hiểu rõ về lịch sử dân tộc , bạn có thể tuyên truyền cho mọi người hiểu biết về lịch sử dân tộc và có những hành động đúng đắn để vừa góp phần minh vào bảo vệ chủ quyền dân tộc vừa tuân thủ đúng pháp luật và thể hiện lòng yêu nước đúng mực. Rất nhiều người trong chúng ta đã biết lòng yêu nước của chúng ta được thể hiện ở những đâu, chúng ta đã làm được những gì để thể hiện lòng yêu nước nhưng vẫn còn rất nhiều người còn thắc mắc: “Tại sao chúng ta lại phải có lòng yêu nước?”.Đất nước ta còn nghèo, khoa học kĩ thuậtmới đang trên đà tiếp cận, lại luôn xảy ra chiến tranh liên miên, sau gần ba mươi năm cố gắng xây dưng,lại đất nước,chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kề nhưng cuộc sông chưa phải đã đầy đủ,dư . Vì vậy mà mỗi người dân cần đóng góp sức mình để xây dựng đất nước.Dân có giàu thì nước mới mạnh.Những doanh nghiệp giỏi, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi, những thanh niên giúp nhau lập nghiệp,đó chính là những công dân bày tỏ rõ nét lòng yêu Tổ quốc của mình,Những anh bộ đội ngày đêm canh giữ lãnh thổ,đó chẳng phải là bảo vệ Tổ quốc này sao?Thử hỏi nếu không có lòng yêu nước ,muốn bảo vệ những cái bình thường dản dị đến những thứ thiêng liêng cao cả thì mọi người lấy ý chí, nghị lực từ đâu để có thể xây dựng bảo vệ lãnh thổ,biển đảo của Tổ quốc.Nối tiếp những truyền thống đó,những công dân Việt Nam ta càng tự hào, tin tưởng và quyết tâm xây dựng đất nước ngaỳ càng văn minh và giàu mạnh hơn nữa. Ở lứa tuổi học sinh chúng ta phải làm gì để phát huy lòng yêu nước ,bảo vệ biển đảo Tổ quốc.Chúng ta cần phải chăm chỉ học tập thật giỏi ,chăm làm.Ngày ngày đến trường chúng ta càng phải tích cực rèn luyện sức khỏe,đạo đức để sau này vừa có tài vừa có đức giúp nước nhà.Và chúng ta cũng nên đi tình nguyện , đi giúp những bạn gia đình có hoàn cảnh khó khăn,từ đó khơi dậy cho chúng ta lòng yêu nước nồng nàn .Chúng ta đừng vội nghĩ đến những điều quá lớn lao mà quyên đi rằng hàng ngày chúng ta vẫn thể hiện lòng yêu quê hương đất nước mình từ những hình ảnh nhỏ nhất, hành động nhỏ nhất như vứt một hộp sữa vào thùng rác, nói về một danh lam thắng cảnh của đất nước,hay ngâm một câu thơ ca ngợi về non sông gấm vóc…..Đó là quyên góp ủng hộ những người lính ngoài đảo xa hay những người dân chài bám biển vì chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.Chắc các bạn cũng không quên việc các bạn trẻ quyên góp tiền cho những bạn học sinh có hòan cảnh khó khăn miền biển hay các bạn học sinh mặc áo cờ đỏ sao vàng xếp hình Tổ quốc với hai huyện đảo của dân tộc là Hoàng Sa và Trường Sa. Có rất nhiều những tấm gương, những việc làm thiết thực thể hiện lòng yêu nước ,yêu và bảo vệ biển đảo Tổ quốc như :những người lính đang ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc,những chú công an đã quên mình để thực hiện những chuyên án,góp sức bảo vệ an ninh đất nước, những chị lao công quét rác hàng ngày để làm sạch đẹp quê hương ….và 12 có rất nhiều những tấm gương khác mà trong khuôn khổ buổi tọa đàm này em chưa kể được ra .Họ là những người đã và đang cống hiến, góp phần mình tô đậm thêm tình yêu đất nước-truyền thống sáng ngời của dân tộc Việt Nam.Và trong sâu thẳm tâm hồn mình em xin được cảm ơn buổi tọa đàm đã cho phép em được nói lên suy nghĩ của mình về chủ quyền biển đảo Tổ quốc,cuối cùng em xin gửi tới các bạn một thông điệp được nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết trong bài “Đất nước”: “…Đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất nước mãi muôn đời..” 13 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan