Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN Khẳng định ...

Tài liệu VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN Khẳng định và bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa , Trường Sa trên khu vực biển Đông của Việt Nam trước những hành động xâm phạm của Trung Quốc

.DOC
12
1022
124

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS TRUNG CHÂU BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN Tên tình huống “Khẳng định và bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa , Trường Sa trên khu vực biển Đông của Việt Nam trước những hành động xâm phạm của Trung Quốc” NHÓM THỰC HIỆN: 1. Nguyễn Thị Thu Hằng: lớp 8C 2. Trần Việt Anh: lớp 8C Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đan Phượng. Trường THCS Trung Châu. Địa chỉ: Trung Châu- Đan Phượng- Hà Nội. Điện thoại: 0904680133 Email: [email protected] Thông tin về học sinh: 1. Họ và tên: Trần Việt Anh 2. Nguyễn Thị Thu Hằng Ngày sinh: 01/08/2001 Ngày sinh: 15/1/2001 2 Lớp: 8C Lớp: 8C BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN 1. Tình huống cần giải quyết : Ngày 2/5/2015 Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương 918 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Từ sau khi rút giàn khoan 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam, Trung Quốc liên tục tiến hành một loạt các hành động sai trái nhằm thôn tính quần đảo Trường Sa của VN và cả một vùng rộng lớn trên khu vực biển Đông như vẽ lại bản đồ địa lí Trung Quốc, tiến hành các hoạt động đào đắp, xây dựng đảo nhân tạo trên đảo Gạc Ma ( thuộc Trường Sa của Việt Nam). Là một học sinh, một công dân yêu nước em có trách nhiệm làm cho mọi người hiểu được Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam và hành động của Trung Quốc là vô cùng sai trái, vi phạm luật pháp quốc tế. 2.Mục tiêu giải quyết tình huống: - Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn - Khẳng định và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Việt Nam - Nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi học sinh đối với đất nước và chủ quyền đất nước. - Rèn luyện kĩ năng thực hành vận dụng kiến thức vào giải quyết một tình huống thức tiễn, kĩ năng thuyết trình, trình bày vấn đề..... 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: - Tìm hiểu đặc điểm, vị trí địa lí của Trường Sa - Vị trí chiến lược của Trường Sa trên khu vực biển Đông - Chủ quền trên biển Đông và quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Những hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo của Trung Quốc trên vùng biển đảo của Việt Nam - Những hành động bảo vệ chủ quyền biển đảo của các tầng lớp nhân dân Việt Nam 4. Giải pháp giải quyết tình huống: - Vận dụng các kiến thức liên môn để tìm hiểu về: + Môn địa lí: vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên quần đảo Trường Sa và khu vực biển Đông. + Môn sinh học: hệ sinh vật dưới biển khu vực biển Đông và quần đảo Trường Sa + Môn Lich sử: lịch sử chủ quyền của Việt nam về Trường Sa. - Vận dụng những hiểu biết về luật biển và luật pháp quốc tế để giải quyết tình huống - Vận dụng kiến thức môn công dân để tuyên truyền về trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc. 3 - Dùng các môn Ngữ văn, Âm nhạc, Mĩ thuật và các phương tiện truyền thông khác để tuyên truyền về biển đảo quê hương. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài . * Tư liệu sử dụng: Các bài viết về biển Đông và Trường Sa * Ứng dụng công nghệ thông tin: máy tìm kiếm google * Công cụ hỗ trợ: máy tính nối mạng in-ter-nét Bài thuyết minh: Từ các hành động của Trung Quốc trên biển Đông và quần dảo Trường Sa trong thời gian gần đây, ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo VN, vi phạm công ước về luật biển năm 1982 và vi phạm vào luật biển VN.Ta có nhiều căn cứ để khẳng định điều đó. Thứ nhất: Dựa vào kiến thức môn địa lí về vị trí đặc điểm Quần đảo Trường Sa, và kiến thức môn công dân về Luật biển Việt Nam và công ước quốc tế về Luật biển 1982, ta khẳng định Trường Sa là của Việt Nam: Khu vực biển thuộc chủ quyền Việt Nam Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km², gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông. Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước. Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để 4 bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển. Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cách Cam Ranh (Khánh Hòa - Việt Nam) 243 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 585 hải lý và đến đảo Đài Loan khoảng 810 hải lý. Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 đảo lớn nhỏ và bãi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 410.000 km², từ vĩ độ 6º Bắc - 12º Bắc và kinh độ 111º Đông - 117º Đông. Diện tích phần nổi của đảo khoảng 3km², chia làm 8 cụm (Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên). Về thành phần cấu tạo, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mang đặc tính Việt Nam rõ rệt. Các đảo đều là những ám tiêu san hô tiêu biểu cho vùng biển nhiệt đới của Việt Nam. Khí hậu ôn đới của Trung Quốc không cho phép sự cấu tạo các quần đảo san hô rộng lớn như vậy.Về mặt địa chất, các nghiên cứu khoa học đều cho thấy quần đảo Hoàng Sa là một thành phần của Việt Nam. Về địa hình, đáy biển vùng quần đảo Hoàng Sa là một cao nguyên chìm dưới đáy biển nối tiếp liên tục lục địa Việt Nam Cho nên Trường Sa là của VN. Thứ hai: kiến thức môn sinh học về sinh vật biển ở quần đảo Trường Sa cũng giúp ta khẳng định Trường Sa là của VN: các sinh vật trên các đảo và dưới biển thuộc hai quần đảo Trường Sa như rùa biển, đồi mồi, vít, ốc tai voi, ốc hương đều tương tự như các đảo ven biển Việt Nam như Cù lao Ré. Các khảo sát từ thập niên 40 của thế kỷ XX cũng cho thấy các thú vật sống trên 5 hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là các loài đã gặp ở Việt Nam không có nhiều liên hệ với sinh vật ở Trung Quốc. Các loài sinh vật biển ở quần đảo Trường Sa Thứ ba: kiến thức môn Lịch sử một lần nữa lại khẳng định Trường Sa là của VN: ta được biết: Năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836) Bộ Công dâng sớ tâu lên vua: Xứ Hoàng Sa thuộc cương vực biển nước ta, hết sức hiểm yếu. Sách Đại Nam nhất thống chí viết : "Phía Đông có bãi cát nằm ngang (đảo Hoàng Sa) liền với biển xanh làm hào bao che". Trong sách "Hải Lục" của Trung Quốc viết năm 1842 cũng nhận xét: "Vạn lý Trường Sa gồm những bãi cát nổi trên biển dài mấy ngàn dặm, làm phên dậu bên ngoài của nước An Nam". Trong bản đồ Biển Đông (Sinensis Oceanus) của anh em Van Langren người Hà Lan in năm 1595 cũng như trong bản đồ "Indiae Orientalis" của nhà hàng hải Meccato in năm 1633, đã vẽ hải quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thành một dải liền nhau, hình lá cờ đuôi nheo nằm trải dài ngoài khơi dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam, trong đó có rất nhiều chấm nhỏ biểu thị các hòn đảo, bãi cát với hàng chữ Isle de Pracel (quần đảo Pracel). Trong bản đồ này 6 trên bờ biển ở khu vực Đà Nẵng hiện nay có ghi dòng chữ Costa de Pracel (bờ biển Pracel). Bản đồ biển Đông do người Hà Lan vẽ vào năm 1754 đã ghi nhận quần đảo Hoàng Sa dưới tên gọi De Paracelles.[ Việt Nam đã củng cố sự chiếm hữu và xác lập chủ quyền của mình thông qua các hoạt động quản lý và khai thác thực tế: Việc tổ chức các đội Hoàng Sa để tiến hành khai thác với tư cách Nhà nước, đội Hoàng Sa sau này được tăng cường thêm đội Bắc Hải để khai thác quần đảo Trường Sa, được duy trì và hoạt động liên tục từ thời các chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và Nhà Nguyễn sau đó. Ngày 9 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí quyết định số 193/HĐBT thành lập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai (cũ). Ngày 28 tháng 12 năm 1982, Quốc hội khóa VII ra nghị quyết sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh. 7 Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Phú Khánh được tách ra thành hai tỉnh là Phú Yên và Khánh Hòa. Huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. xã Song Tử- huyện Trường Sa, Khánh Hòa Các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý đều cho thấy rằng các Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm qua. Nói chính xác là các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và cho tới nay đã thực thi chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục và hòa bình phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế đương thời và hiện đại. Chiến sĩ hải quân bảo vệ Trường Sa 8 Lá cờ Tổ quốc bằng gốm được dựng trên đảo Trường Sa Hải quân Việt Nam trên đảo Trường Sa Vậy nhưng Nhà nước Trung Quốc thường xuyên có những hành động từ ngang nhiên đến ngang ngược,bất chấp luật pháp quốc tế để tiến hành một loạt các hoạt động phi pháp trên biển đông và quần đảo trường Sa của Việt Nam. Đó là vào ngày 2/5/2014 Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan dầu Hải Dương 981 trong thềm lục địa của việt Nam đồng thời còn cho tàu chiến và các loại tàu khác ra biển đông để khiêu khích lực lượng kiểm ngư Việt Nam. Thâm hiểm hơn trung quốc còn cho vẽ lại bản đồ địa lí trung quốc với đường lưỡi bò nuốt gần trọn biển Đông và hai quần đảo Trường Sa, 9 Hoàng Sa của Việt Nam và một số khu vực biển của các nước lân cận khác như Phi-líp pin, Nhật Bản...dưới sự đấu tranh của nhân dân Việt Nam và sự phản đối của thế giới, Trung quốc đã rút dàn khoan ra khỏi vùng biển VN nhưng lại đang tiến hành đào đắp xây dựng đảo nhân tạo trên đảo Gạc –ma thuộc Quần đảo trường Sa của Việt Nam Đây là hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc bởi trong các bản đồ cổ của Trung Quốc từ xưa đều không có hai quần đảo trường Sa và Hoàng Sa mà điểm cực nam của TQ là đảo Hải Nam Bản đồ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống (1136) cho thấy đảo Hải Nam là cực nam của lãnh thổ Trung Quốc. (Lãnh thổ Trung Quốc (1136) không bao gồm các quần đảo trên biển Đông: Hoàng Sa, Trường Sa. 10 Bản đồ xác định vị trí giàn khoan Hải Dương 981của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc nằm bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (ảnh do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cung cấp). Tiến độ xây dựng của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma từ tháng 3/2012 đến tháng 3 năm nay. Ảnh: Janes Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã mở rộng Gạ Ma ra rất nhiều so với trước đây. Vậy chúng ta cần phải là gì trước những hành động của Trung quốc? - Thứ nhất: ta cần nắm rõ để sử dụng Công ước Luật biển 1982 của liên hợp quốc . Đây là cơ sở pháp lý chung cho việc giải quyết các tranh chấp biển, trong đó có phân định vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các nước xung quanh Biển Đông. 11 Căn cứ vào luật biển quốc tế năm 1982 thì Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển dảo của Việt Nam. Cụ thể vi phạm Điều 56 và Điều 76 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đã vi phạm hai nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế được qui định tại Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc là nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp và nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực và sử dụng vũ lực. Không chỉ như vậy Trung Quốc còn vi phạm quyền tự do hàng hải, đe dọa hòa bình, an toàn hàng hải, hàng không trong khu vực biển của Việt Nam nói riêng và trong khu vực của Biển Đông nói chung. - Thứ hai: cần nắm vững luật pháp Việt Nam để trừng phạt và xử lí bất cứ kẻ nào xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam theo luật pháp Việt Nam: việc Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Gạc-ma của Việt Nam là vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam nên Việt Nam cần phải kiện Trung Quốc lên tòa án Quốc tế. - Thứ ba:Môn Giáo dục công dân đã giúp cho học sinh hiểu biết về pháp luật và trách nhiệm của mỗi học sinh đối với đất nước. Vậy mỗi học sinh chúng ta cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần yêu nước và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng cách tuyên truyền cho mọi người Việt Nam và bạn bè quốc tế hiểu hiểu biển đảo Trường Sa là của Việt Nam - Thứ tư: cần tăng cường đưa luật biển và các kiến thức về chủ quyền biển đảo cũng như các tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa và chủ quyền trên biển vào các môn học như môn Ngữ văn, Âm nhạc, Địa lí và các phương tiện truyền thông khác để học sinh được biết và học tập 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống. - Qua việc giải quyết tình huống thực tiễn mang tính thời sự có liên quan đến chủ quyền, quyền lợi quốc gia, học sinh được nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm đối với đất nước để chia sẻ với những khó khăn của đất nước trong tình hình hiện nay; - Học sinh thấy được những hành động ngang ngược và âm mưu thâm hiểm của Trung Quốc để từ đó cần phải xác định mục tiêu học tập thật tốt để đem lài năng, tri thức của mình phục vụ cho đất nước. - Qua việc giải quyết tình huống học sinh đã biết vận dụng kiến thực liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn. Từ đó năng lực nhận biết, đánh giá, quan sát của học sinh được nâng cao. Học sinh được rèn kĩ năng để tự giải quyết một vấn đề thực tiễn. Việc kết hợp các kiến thức liên môn như địa lý, sinh học , công dân làm cho khả năng thuyết minh, trình bày của học sinh có tính thiết phục cao đối với người nghe. Việc vận dụng các kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về biển , đảo Hoàng Sa, trường Sa; giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan