SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY
___________________
Trường Trung học cơ sở Trung Hòa
Địa chỉ: Số 3 Ngõ 22 phố Trung Kính, phường Trung Hòa,
quận Cầu Giấy, T.P Hà Nội.
Điện thoại: 043.784.1930
Email:
c2trunghoa-cg@hanoiedu.vn
Tên tình huống:
THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH
CỦA CON NGƯỜI TẠI CÁC VÙNG NÔNG THÔN VIỆT NAM
Môn học chính được vận dụng trong giải quyết tình huống: Địa lí
Các môn học tích hợp: Hoá học, ngữ văn, GDCD, công nghệ, toán học, sinh
học, vật lí, tin học, ngoại ngữ, âm nhạc, mĩ thuật.
Thông tin về thí sinh:
Họ và tên: ĐỖ TIẾN TRUNG
Ngày sinh: 5/6/2000
Lớp: 9A1
Thực trạng và nhu cầu sử dụng nước sạch của con người tại các vùng nông thôn Việt Nam
I.
Năm học: 2014 - 2015
TÊN TÌNH HUỐNG
Thực trạng và nhu cầu sử dụng nước sạch của con người
tại các vùng nông thôn Việt Nam.
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Vận dụng các kiến thức liên môn để tìm hiều sơ lược về tài nguyên nước và
nhu cầu sử dụng nước của con người hiện nay, giúp chúng ta nhận ra được vai
trò quan trọng của tài nguyên này, góp phần nâng cao nhận thức trong việc bảo
vệ tài nguyên nước cũng như bảo vệ môi trường sống của mình.
Địa Lý: Xác định điều kiện tự nhiên và khí hậu của các khu vực trong cả
nước nhằm nắm bắt được trữ lượng nước cho từng khu vực.
Môn Ngữ văn, Giáo dục Công dân: tuyên truyền, nâng cao ý thức trách
nhiệm về việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước.
Môn Tin học: biên soạn bài viết, thực hiện hỗ trợ tuyên truyền trên Power
point.
Môn Ngoại ngữ: phục vụ việc tìm kiếm tư liệu nước ngoài về tài nguyên
nước.
Môn Âm nhạc, Mỹ thuật: thể hiện các bài hát và vẽ tuyên truyền về tài
nguyên nước.
- Tìm hiểu hiện trạng khai thác và nhu cầu sử dụng nước sạch ở các vùng
nông thôn Việt Nam.
Học sinh: Đỗ Tiến Trung – 9A1
2
Thực trạng và nhu cầu sử dụng nước sạch của con người tại các vùng nông thôn Việt Nam
- Xây dựng hệ thống lọc nước phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước sạch ở các
vùng nông thôn trên cả nước: Kết hợp kiến thức của các môn Toán học, Sinh
học, Hóa học và Vật lý, Công nghệ,… nhằm tính toán, vẽ bản đồ, biểu đồ và xây
dựng bể lọc nước phục vụ nhu cầu nước sạch quy mô hộ gia đình.
II.
TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Về mặt hóa học, nước có tính chất vật lý như sau: là chất lỏng không màu,
lớp nước dày thì có màu xanh da trời, không mùi, không vị, sôi ở 100 oC (ở áp
suất khí quyển là 760 mm Hg), hóa rắn ở 0oC thành nước đá và tuyết. Khối
lượng riêng ở 4oC là 1 g/ml. Nước có thể hòa tan được nhiều chất rắn (đường,
muối ăn…), chất lỏng (cồn, axit…), chất khí (HCl, NH3…).
1. Xác định rõ tầm quan trọng và hiện trạng của tài nguyên nước
Nước hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống. Nước cũng
tham gia vào nhiều quá trình hóa học quan trọng trong cơ thể người và động vật.
Nước rất cần thiết cho đời sống hằng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,
xây dựng, giao thông vận tải… Lượng nước trên Trái đất là rất lớn vì ¾ diện tích
Trái đất là các đại dương, biển, hồ, sông ngòi. Có nhiều mỏ nước trong lòng đất
nhưng sự phân bố nước trên bề mặt Trái đất không đồng đều. Có nhiều vùng đất
rất hiếm nước, đất đai biến thành sa mạc.
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên trái
đất. Nếu không có nước thì không có sự sống xuất hiện trên trái đất, thiếu nước
thì cả nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại được. Ngoài ra nước còn được
coi là một khoáng sản đặc biệt vì nó tàng trữ một nguồn năng lượng lớn và lại
3
Học sinh: Đỗ Tiến Trung – 9A1
Thực trạng và nhu cầu sử dụng nước sạch của con người tại các vùng nông thôn Việt Nam
hòa tan nhiều vật chất có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con
người.
Nước bao phủ 71% diện tích của quả đất trong đó có 97% là nước mặn, còn
lại là nước ngọt. Trong 3% lượng nước ngọt có trên quả đất thì có khoảng hơn
3/4 lượng nước mà con người không sử dụng được vì nó nằm quá sâu trong lòng
đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong không khí... chỉ có 0, 5% lượng nước ngọt
hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà con người đã và đang sử dụng. Tuy nhiên,
nếu ta trừ phần nước bị ô nhiễm ra thì chỉ có khoảng 0,003% là lượng nước ngọt
sạch mà con người có thể sử dụng được.
Biểu đồ phân bố lượng nước trên Trái đất
2. Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam
Theo các nhà Địa lý, Việt Nam có tài nguyên nước dồi dào nếu so sánh với
một số quốc gia trên thế giới. Tổng lượng nước mặt khoảng 830 tỷ m3/năm,
nước dưới đất khoảng 63 tỷ m3/năm khá lớn. Theo sự ước tính dựa trên lưu
lượng nước mặt thì lượng nước mưa hằng năm trên toàn lãnh thổ khoảng 640
km3, tạo ra một lượng dòng chảy của các sông hồ khoảng 313 km 3. Nhưng do
địa hình hẹp, nhiều vùng dốc ra biển, hơn 60% lượng nước mặt có nguồn gốc từ
nước ngoài, nên tình trạng thiếu nước cục bộ theo vùng và theo mùa vẫn xảy ra,
có lúc, có nơi gay gắt.
Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa đòi hỏi nhu cầu nước cho sản xuất
Học sinh: Đỗ Tiến Trung – 9A1
4
Thực trạng và nhu cầu sử dụng nước sạch của con người tại các vùng nông thôn Việt Nam
và dân sinh ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, sự phát triển cũng ảnh
hưởng tiêu cực đến chất lượng, trữ lượng nguồn nước. Nhu cầu về nước ngày
càng tăng dẫn đến việc khai thác sử dụng tài nguyên nước ngày càng nhiều. Nhu
cầu dùng nước tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa… sẽ lên đến khoảng
130 - 150 tỷ m3/năm, chiếm tới gần 50% lượng nước sản sinh trên lãnh thổ nước
ta, gần 90% nguồn nước mùa khô (khoảng 170 tỷ m 3). Điều đó cho thấy, nguy
cơ thiếu nước là rõ ràng và ở mức nghiêm trọng. Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước
mặt, nước ngầm dẫn đến sự thiếu nước, khan hiếm nước trở nên phổ biến hơn.
3. Nước sạch và nhu cầu sử dụng nước sạch tại các vùng nông thôn Việt Nam
Mặc dù tài nguyên nước của Việt Nam có trữ lượng dồi dào, nhưng trên thực
tế nguồn nước có thể sử dụng ngay lại có hạn vì phân bố không đều đặc biệt là
nước sạch ở vùng sâu, vùng xa.
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, tính đến hết năm 2013, tỉ lệ hộ dân
sử dụng nước hợp vệ sinh ở các vùng nông thôn trên cả nước là 82,5%, tuy
nhiên tỉ lệ sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Y tế ban hành thì
mới đạt 38,7%. Tại Hà Nội, tỷ lệ hộ dân nông thôn thành phố Hà Nội được sử
dụng nước hợp vệ sinh là 91,56% trong đó có 35,26% dân số nông thôn được sử
dụng nước sạch. Còn tại Đồng bằng sông Cửu Long, tỉ lệ hộ dân tỉnh Hậu Giang
sử dụng nước sạch ở vùng nông thôn được biểu thị ở biểu đồ sau :
Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước HVS tỉnh Hậu Giang (2004 - 2010)
Học sinh: Đỗ Tiến Trung – 9A1
5
Thực trạng và nhu cầu sử dụng nước sạch của con người tại các vùng nông thôn Việt Nam
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nguồn nước sạch ở nông thôn bị cạn kiệt và ô
nhiễm như: ngập lụt, sạt lở, hóa chất độc hại, chất thải từ các nhà máy, khu công
nghiệp,…
Hạn hán
Ngập lụt
Tại nhiều vùng nông thôn, nguồn nước mà người dân sử dụng trong sinh hoạt
chủ yếu từ ao, hồ, bể chứa nước mưa và nước ngầm lấy từ giếng khơi và giếng
khoan. Hàng ngày, người dân vẫn tắm giặt, ăn uống bằng những nguồn nước
này, do không bảo đảm vệ sinh nên nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, bệnh
ngoài da là rất cao. Ngoài ra tại nhiều nơi người dân sử dụng nguồn nước mưa
để phục vụ cho nhu cầu ăn, uống, nguồn nước ngầm lấy lên từ các giếng khoan
và giếng khơi để tắm, giặt và phục vụ cho các sinh hoạt thường ngày khác.
Theo tôi được biết, ở trường THCS Thiệu Tiến, Thiệu Hóa của tỉnh Thanh
Hóa (quê nội bố tôi), các bạn học sinh vẫn chỉ đang sử dụng nước hợp vệ sinh để
sinh hoạt, thậm chí là để uống. Mặc dù đã có bể lọc nước bằng cát nhưng do
nhiều yếu tố như bể lọc chưa được áp dụng đúng kỹ thuật, vật liệu lọc không
sạch,…dẫn tới chất lượng nước sau khi lọc vẫn bị đục và có mùi.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Lượng nước ngọt là rất nhỏ so với lượng nước trên Trái đất. Nhiều nguồn
nước ngọt đang bị ô nhiễm nặng do các chất thải sinh hoạt và chất thải công,
nông nghiệp, do đó chúng ta phải có ý thức sử dụng tiết kiệm nước trong cuộc
sống sinh hoạt hàng ngày.
Học sinh: Đỗ Tiến Trung – 9A1
6
Thực trạng và nhu cầu sử dụng nước sạch của con người tại các vùng nông thôn Việt Nam
Mỗi người cần góp phần giữ cho các nguồn nước không bị ô nhiễm bằng
các hành động, việc làm cụ thể như:
- Không được vứt rác thải, vật thải, con vật chết… xuống ao, hồ, kênh rạch,
sông; phải xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi cho nước
thải chảy vào hồ, sông, biển.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ
nguồn nước của mỗi người dân.
- Nhà nước cần đầu tư thêm các công trình cấp nước sạch cho người dân vùng
nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa.
- Quyên góp, ủng hộ người dân vùng sâu, vùng xa để xây dựng các bể lọc nước
sạch cho các bạn học sinh và người nghèo.
- Hướng dẫn người dân xây dựng bể lọc nước sạch đúng quy trình kỹ thuật với
chi phí hợp lý, giá rẻ.
Cá nhân tôi sẽ nói những hiểu biết của mình về tầm quan trọng của nước
sạch ở các vùng nông thôn với gia đình, bạn bè và tất cả mọi người để cùng
nhau tiết kiệm nước và chung tay quyên góp, ủng hộ để các bạn ở vùng sâu,
vùng xa có nước sạch để sử dụng.
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Được sử dụng nước sạch là niềm khát khao của người dân sống ở nhiều khu
vực nông thôn, nhưng không phải ở khu vực nào cũng có nhà máy sản xuất nước
sạch, vì thế việc xây dựng các bể lọc nước phục vụ cho nhu cầu nước sạch của
hộ gia đình là rất quan trọng.
Theo tôi tìm hiểu, hiện nay có dạng bể lọc đơn giản mà mỗi gia đình đều có
thể tự làm được với chi phí bỏ ra chỉ từ vài trăm ngàn đồng từ các nguồn vật liệu
có sẵn, dễ kiếm ở địa phương. Cấu trúc bể lọc nước được thể hiện chi tiết tại
hình dưới :
Học sinh: Đỗ Tiến Trung – 9A1
7
Thực trạng và nhu cầu sử dụng nước sạch của con người tại các vùng nông thôn Việt Nam
Kích thước bể lọc: 0,8x0,8x1m (Dài / Rộng / Cao)
Thiết kế bể lọc rất đơn giản
Về mặt hóa học, ta đã biết than hoạt tính có khả năng hấp phụ màu và hấp
phụ mùi, do đó có thể sử dụng than hoạt tính trong bể lọc nước….
Như vậy chúng ta đã hoàn thành xong một bể lọc nước giếng khoan tiêu
chuẩn phù hợp với gia đình khoảng 4 -8 người sử dụng.
Riêng trên địa bàn Hà Nội, theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
(NN&PTNT), thực hiện theo chương trình Nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa
trên kết quả vốn vay Ngân hàng Thế giới tính hết năm 2013 tỷ lệ dân số nông
thôn thành phố Hà Nội được sử dụng nước hợp vệ sinh là 91,56% trong đó có
35,26% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; tỷ lệ dân số nông thôn có
nhà tiêu hợp vệ sinh là 77,18%.
Từ nguồn vốn của Chương trình PforR, trong năm 2013 Sở NN&PTNT đã lập
và trình UBND thành phố 06 công trình cấp nước sạch xã, liên xã; cải tạo, xây
mới 06 công trình vệ sinh và nước sạch tại 06 trường học thuộc xã Cổ Nhuế
huyện Từ Liêm và xã Thạch Xá huyện Thạch Thất. Trong việc triển khai chương
trình Nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả vốn vay Ngân hàng Thế
Học sinh: Đỗ Tiến Trung – 9A1
8
Thực trạng và nhu cầu sử dụng nước sạch của con người tại các vùng nông thôn Việt Nam
giới kế hoạch trong năm nay có 10.000 hộ được đấu nối sử dụng từ công trình
cấp nước tập trung, phấn đấu đến năm 2015 là 20.000 hộ gia đình.
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Qua các tình huống thực tế trong cuộc sống, nhóm đã học được rất nhiều các
kiến thức bổ ích về vai trò của tài nguyên nước, từ đó có ý thức trách nhiệm hơn
trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước nói riêng cũng như tài nguyên
thiên nhiên nói chung.
Tình huống trên cho thấy việc kết hợp kiến thức từ các môn là việc rất cần
thiết để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.Viêc tính toán kích thước bể lọc
cũng như tìm hiểu về tính chất vật lý của dòng nước và các đặc tính hóa học,
sinh học của nước sẽ giúp đưa ra giải pháp hiệu quả phục vụ nhu cầu nước sạch
trên quy mô hộ gia đình của một số khu vực nông thôn.
Học sinh thực hiện: Đỗ Tiến Trung
Học sinh: Đỗ Tiến Trung – 9A1
9
- Xem thêm -