Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng trong giải quyết tình huống địa lí tình huống chung tay ứng phó với biế...

Tài liệu Vận dụng trong giải quyết tình huống địa lí tình huống chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu

.DOC
13
788
51

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HAI BÀ TRƯNG Trường: THCS Lương Yên Địa chỉ: Ngõ 63 - Phố Lương Yên - phường BạchĐằng Điện thoại: 043. 9717562 Email: [email protected] TÊN TÌNH HUỐNG CHUNG TAY ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU MÔN HỌC CHÍNH ĐƯỢC VẬN DỤNG TRONGGIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: ĐỊA LÍ CÁC MÔN HỌC TÍCH HỢP: NGỮ VĂN, VẬT LÍ, SINH HỌC, GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thông tin về học sinh dự thi: 1. Hà Anh Ngày sinh: 9/5/2002 - Lớp 7A1 2. Đặng Phương Nga Ngày sinh: 4/7/2002 - Lớp 7A1 1 TÊN TÌNH HUỐNG CHUNG TAY ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2 II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Giải quyết tình huống trên giúp cho việc vận dụng kiến thức của các môn học vào thực tiễn một cách hiệu quả, kết hợp học lí thuyết với thực hành. Cụ thể, làm rõ được: - Thế nào là biến đổi khí hậu? - Tác hại của biến đổi khí hậu đối với nước ta; - Đề xuất các giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tai nạn thiên tai; - Trách nhiệm của mỗi công dân trong việc phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Qua đó hiểu rõ được vấn đề biến đổi khí hậu và cách ứng phó với nó, nhằm mục đích bảo vệ cuộc sống bình yên, tốt đẹp. III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Để giải quyết tình huống này, chúng em cần dựa vào: - Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về biến đổi khí hậu. - Các cam kết của các tổ chức, các chính phủ các nước về việc phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. - Những tác phẩm báo chí viết về thực trạng biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến cuộc sống con người trên khắp mọi miền Tổ quốc. - Sự tìm hiểu qua thực tế, những kiến thức học và thu nhận được trong nhà trường và thực tế cuộc sống. IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Để giải quyết tình huống trên, chúng em đã vận dụng những kiến thức đã được học ở nhiều môn học trong nhà trường và tìm hiểu những điều liên quan đến vấn đề. Cụ thể: Môn Ngữ văn: dùng những kiến thức về môn Ngữ văn để giới thiệu, trình bày theo những luận điểm,luận cứ cụ thể về những hiểu biết về tác động và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ đó thuyết phục mọi người hãy chung tay giảm thiểu tác động của nó đối với cuộc sống con người. Môn Địa lí: dựa vào kiến thức môn Địa lí để tìm hiểu khái niệm về biến đổi khí hậu, tác hại của nó với cuộc sống con người. Môn Vật lí, Sinh học: dựa vào kiến thức môn Vật lí, Sinh học để đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tới đời sống con người. MônToán: thống kê số liệu, tính tỉ lệ phân trăm qua việc khảo sát thực tế Môn Giáo dục công dân: để hiểu rõ hơn trách nhiệm công dân của bản thân và tấtcả mọi người trong việc bảo vệ môi trường sống trước tác động của biến đổi khí hậu 3 V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. LẬP KẾ HOẠCH Công việc Thời hạn Phương tiện Sản phẩm hoàn thành Đi thực tế, tìm hiểu thông tin qua việc phỏng vấn, khảo sát Tìm hiểu thông tin trên phương tiện thông tin địa phương Hỏi cô giáo dạy môn Địa lí, Giáo dục công dân, Vật lí, Sinh học Xử lí thông tin, tạo lập văn bản - Máy quay phim, chụp ảnh, máy ghi âm, sổ ghi chép - Máy tính, mạng internet, đài báo địa phương Sổ ghi chép 5 ngày Hình ảnh, tư liệu 5 ngày Hình ảnh, tư liệu 1 ngày Máy tính 5 ngày Tư liệu, những kiến thức liên quan Bài viết hoàn chỉnh 2. THU THẬP THÔNG TIN 2.1. Tìm hiểu thực tế: quay phim, chụp ảnh; phỏng vấn người dân địa phương để hiểu rõ hơn về sự hiểu biết về mọi người về Biến đổi khí hậu. 2.2. Tìm hiểu vấn đề qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo, đài, Internet, các tác phẩm văn chương, các bài báo, công trình NCKH. 2.3. Hỏi thêm kiến thức từ các cô giáo dạy môn Địa lí, Giáo dục công dân, Vật lí, Sinh học trong trường để hiểu rõ hơn về vấn đề. (dữ liệu ghi vào sổ ghi chép vận dụng vào việc tạo lập văn bản) 4 3. XỬ LÍ THÔNG TIN, TẠO LẬP VĂN BẢN CHUNG TAY ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Biến đổi khí hậu là vấn đề được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm. Vì đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhưng hiện nay, theo sự khảo sát của chúng em thì 90% số người dân và 60% số học sinh được hỏi không biết hoặc không quan tâm tới việc này. Con số trên quả thực rất đáng báo động. Nếu mỗi người đều không biết, không quan tâm thì hậu quả của việc biến đổi khí hậu trái đất tác động tới cuộc sống con người hiện tại, tương lai sẽ khó mà nói hết. Ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ không của riêng ai. Trước hết, ta cần hiểu biến đổi khí hậu là gì? "Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo".Theo công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu thì“Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên, ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do đâu? Đó là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO 2(Cacbonic), CH4(mê tan), N2O (Đi nitơ oxit),HFCs(glucose), PFCs(Sulphur hexafluoride) và SF 6 (perfluorinated). - CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép. - CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than. - N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp. - HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22. - PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm. - SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu: - Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung. - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất. - Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của 5 trái đất dẫn tới nguy cơđe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. - Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển. Một số hiện tượng của biến đổi khí hậu Hiệu ứng nhà kính; mưa a-xit; thủng tầng ô-zôn; cháy rừng; lũ lụt; hạn hán; sa mạc hóa; hiện tượng sương khói. Thủng tầng ô-zôn Lũ lụt Cháy rừng Hạn hán 6 Sa mạc hóa Hiện tượng sương khói Thực trạng và hậu quả của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu trái đất gây ra hậu quả vô cùng khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sự phát triển kinh tế, đời sống của mỗi quốc gia. Các hệ sinh thái bị phá hủy San hô bị tẩy trắng do nước biển ấm lên chỉ là một trong rất nhiều tác hại của biến đổi khí hậu đến các hệ sinh thái. Mất đa dạng sinh học Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa Chiến tranh và xung đột Theo chúng em tìm hiểu thì cuộc xung đột ở Darfur (Sudan) xảy ra một phần là do các 7 căng thẳng của biến đổi khí hậu. Các tác hại đến kinh tế Các cơn bão lớn gây thiệt hại kinh tế đến hàng trăm tỉ đô la. Ví dụ bão Hagupit mới đây tiến vào thủ đô Manila của Philippines (tháng 12- 2014). Mặc dù cơn bão Hagupit suy yếu khi tiến vào Philippines nhưng đã gây thiệt hại về người và vật chất đáng kể.Bão Hagupit mang theo gió lớn thổi bay nhiều nóc nhà, quật đổ cây cối, gây ngập lụt và khiến toàn bộ hệ thống điện, thông tin liên lạc trong khu vực bão đi qua bị cắt đứt, gió mạnh khủng khiếp đã phá hủy nhiều ngôi nhà. Bão Hagupit (ảnh: SCMP) Dịch bệnh: Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới Hạn hán; bão lụt xảy ra nhiều gây thiệt hại lớn về người và của. Nhiệt độ nước ở các 8 biển và đại dương ấm lên là nhân tố tiếp thêm sức mạnh cho các cơn bão.Những đợt nắng nóng gay gắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Nắng nóng không những gây mệt mỏi mà nó còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng Các núi băng và sông băng đang teo nhỏ Các núi băng và sông băng đang co lại Mực nước biển đang dâng lên, nhiều bờ biển đang biến mất. Bãi biển ở Miami nằm trong số rất nhiều những khu vực khác trên thế giới đang bị đe dọa bởi nước biển dâng ngày càng cao. Nói tóm lại, hậu quả của biến đổi khí hậu là khôn lường 9 Hiện chúng ta chưa có một bộ luật về biến đổi khí hậu hay phòng chống thiên tai. Văn bản pháp lý quan trọng và cao nhất của Việt Nam liên quan đến Biến đổi khí hậu hiện có là Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 158/TTg tháng 12/2008. Đây là một trong những thành công ban đầu quan trọng trong nỗ lực của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Trước thực trạng đáng lo ngại đó, mỗi học sinh chúng em nói riêng và mỗi người dân phải có trách nhiệm chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu, làm giảm nhẹ thiên tai. CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Thứ nhất: Thường xuyên cập nhật thông tin về Biến đổi khí hậu: Hãy tìm hiểu về những chính sách – kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam, của địa phương và những tiến bộ khoa học mới nhất trong việc ứng phó với vấn nạn toàn cầu này trên các phương tiên thông tin đại chúng. Những thông tin này rất quan trọng và cần thiết, giúp ta có những hiểu biết cần thiết về Biến đổi khí hậu, về công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, việc nắm những thông tin này sẽ giúp ta có cơ sở để thuyết phục những người khác cùng thực hiện tốt hơn. Thứ hai: Hãy thay đổi Ta cần nhớ rằng, bất cứ hoạt động của chúng ta cũng tạo ra khí nhà kính, ví dụ như tiêu thụ năng lượng, thói quen mua sắm, sử dụng phương tiện giao thông…Bởi vậy, chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn hoạt động và kiểm soát lượng khí thải của mình.Chỉ cần thực hiện các hành động nhỏ, bạn sẽ góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Ví dụ như sau: - Trong gia đình và nơi làm việc: + Sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và trong nhà sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện. Sử dụng bóng đèn huỳnh quang compact dạng xoắn hiệu quả tiết kiệm hơn 75% so với bóng đèn thắp sáng thông thường. + Rút hẳn phích điện và tắt đèn khi không dùng. + Nếu sử dụng điều hòa nhiệt độ, hãy để ở mức 25-260C. + Hạn chế sử dụng các hóa chất tổng hợp. Hãy thay bằng các giải pháp sinh học hoặc các chất có nguồn gốc từ thực vật. 10 + Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày. Ăn nhiều rau xanh để góp phần giảm phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi gia súc. + Giảm lượng rác thải nhà bếp : Trung bình mỗi năm một người thải lượng rác cao gấp 10 lần trọng lượng cơ thể mỗi người. 1kg rác đem chôn lấp sản xuất khoảng 2kg khí mêtan. Tái chế giấy, thuỷ tinh, nhôm, thép và các nguyên liệu khác để giảm các nguyên liệu mới, có thể giúp tiết kiệm năng lượng. + Giảm lượng giấy sử dụng: sử dụng cả 2 mặt giấy và tái chế giấy có thể tiết kiệm 2,5kg khí nhà kính đối với mỗi kg giấy sử dụng. - Khi mua sắm: + Hạn chế sử dụng túi ni lông + Chọn mua các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Bạn có biết, sử dụng tủ lạnh tiết kiệm năng lượng có thể tiết kiệm được gần 1 nửa tấn CO2 mỗi năm so với sử dụng tủ lạnh thông thường. Hãy sử dụng các thiết bị có dán nhãn Tiết kiệm năng lượng + Chọn mua những sản phẩm địa phương, vì việc vận chuyển sản phẩm nhập khẩu sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu gây phát thải nhiều khí nhà kính. 11 -Tại cộng đồng: + Hãy tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển. Bạn có thể đã biết cây xanh hấp thụ khí CO2 rất tốt. Nhưng bạn có biết, đại dương cũng chính là một bể chứa CO2 khổng lồ. + Xanh hóa nghề nghiệp: hãy áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường ngay trong ngành học hoặc trong môi trường làm việc. Ví dụ: Xây dựng một trường học không rác thải, một môi trường làm việc xanh sạch, làm những dụng cụ học tập từ những vật dụng tái chế, thiết kế các tòa nhà tiết kiệm năng lượng, tận dụng các vật liệu địa phương hoặc các vật liệu an toàn trước bão lũ… + Hãy tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Những hoạt động tình nguyện của các cá nhân, tập thể có ý nghĩa thiêt thực và góp phần phát triển cộng đồng bền vững. Học sinh trường THCS Lương Yên chăm sóc cây xanh CHÚNG TA HÃY NHỚ: Tổ quốc Việt Nam xanh ngát 12 Có sạch đẹp mãi được không? Điều đó phụ thuộc hành động của bạn Chỉ thuộc vào bạn mà thôi! VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Giải quyết tình huống đã giúp em hiểu rõ hơn vai trò của mỗi học sinh trong việc nâng cao ý thức cá nhân, cộng đồng trách nhiệm để bảo vệ cuộc sống của xã hội và cũng là của chính bản thân mình. Thực sự khi giải quyết tình huống này em mới hiểu rõ hơn rằng mỗi hành động nhỏ hàng ngày của bản thân cũng làm ảnh hưởng tới cuộc sống chung. Từ tình huống, chúng em nhận thức đầy đủ hơn hơn trách nhiệm của mỗi công dân trong việc bảo vệ môi trường sống. Em rất vui khi góp việc làm cụ thể nhỏ bé của mình vào tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho bạn bè và mọi người hiểu rõ hơn về Biến đổi khí hậu- một vấn đề rất quan trọng mà nhiều người còn thiếu hiểu biết về nó. Việc giải quyết tình huống còn đem đến cho chúng em và nhiều bạn khác trong lớp hứng thú, say mê với cách học mới, được tự mình khám phá, tìm tòi, bày tỏ quan điểm. Nó giúp chúng em nhận thức rõ hơn sự tác động qua lại giữa các môn học trong nhà trường. Do vậy, ta cần phải học đều ở tất cả các môn học. Chúng em mong rằng tất cả các bạn học sinh khác sẽ học tập tốt hơn qua việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan