Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong tập thơ “nhật kí trong tù” (hồ chí minh)...

Tài liệu Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong tập thơ “nhật kí trong tù” (hồ chí minh)

.PDF
30
1499
106

Mô tả:

Trường THPT Chuyên Quốc Học – Huế SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC -----  ----- BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI CỦA TẬP THƠ NHẬT KÍ TRONG TÙ (HỒ CHÍ MINH) Người thực hiện: Giáo viên Tổ Ngữ văn Trường THPT Chuyên Quốc Học Huế, Năm 2014 Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù 1 Trường THPT Chuyên Quốc Học – Huế A. MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà Cách Mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người là anh hùng giải phóng dân tộc, Danh Nhân văn hóa thế giới. Đóng góp to lớn nhất của Người đối với đất nước là sự nghiệp Cách Mạng – Bên cạnh Hồ Chí Minh - nhà cách mạng còn có Hồ Chí Minh - nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa lớn. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có một cuộc đời hết sức nhất quán. Nhất quán ở tấm lòng yêu nước thương dân. Nhất quán ở sự trung thành tuyệt đối với lợi ích của những người cùng khổ, của nhân loại cần lao. Nhất quán ở quyết tâm sắt đá, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, hi sinh mọi quyền lợi cá nhân, không lùi bước trước mọi thử thách khốc liệt nhất. Nhất quán ở ý thức học tập và phát huy truyền thống cha ông, đồng thời hướng tới tương lai- hiện thân sống động của nền văn hóa tương lai của dân tộc và nhân loại. Một bài báo xuất bản ở Ấn Độ đã mô tả Người là “sự tinh khiết của nhân dân và hiện thân của khát vọng đấu tranh cho tự do và cho sự đấu tranh bền bỉ của nhân dân”. Một bài xã luận trên một tờ báo Uruguay viêt “Ông có một trái tim bao la như vũ trụ và tình yêu trẻ thơ vô bờ bến. Ông là hình mẫu của sự giản dị trong mọi mặt”. Điếu văn truy điệu Bác do bí thư thứ nhất Lê Duẩn đọc, có đoạn viết: “Hồ Chủ Tịch kính yêu của chúng ta không còn nữa. Tổn thất này vô cùng lớn lao. Đau thương này thật là vô hạn! Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch – người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính người đã làm rạng rỡ đân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta…”. Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù 2 Trường THPT Chuyên Quốc Học – Huế Đến vớn Chủ tịch Hồ Chí Minh - chúng ta không chỉ gặp gỡ một nhân cách “nhân loại” mà đồng thời còn bắt gặp cả “tinh hoa của dân tộc” (Phạm Văn Đồng). Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không tự nhận là nhà thơ “Ngâm thơ ta vốn không ham” nhưng Người lại là một nhà thơ lớn của dân tộc. Chương trình sách giáo khoa lớp 11 đã giới thiệu tập Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh – tập thơ của một bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng”. Linh hồn của tập thơ Nhật ký trong tù là linh hồn của một con người – chiến sĩ mang hoài bão lớn, hòa quyện với những rung động thơ sâu sắc, tinh tế, thể hiện rõ nét phong độ, tính cách và phẩm chất con người Hồ Chí Minh cũng như phong cách thơ của Người. Đối với một tập thơ đã rọi được ánh sáng của nó vào tâm hồn hàng vạn con người trong hơn một phần ba thế kỷ, đã tỏa được ánh sáng đó ra ngoài biên giới nước mình, dân tộc mình thì rõ ràng, bản thân nó đã chứng tỏ một sức sống nội tại mạnh mẽ. Tuy nhiên thế hệ bạn đọc hôm nay - cả những thầy cô giáo trẻ và những học sinh của mình - thế hệ ra đời sau khi cuộc chiến tranh đã qua đi hơn ba mươi năm - thật khó để cảm nhận trọn vẹn tác phẩm với những “xúc động nóng hổi” như những người đi trước. Họ không chỉ muốn đến với tập thơ - một tư liệu thuyết minh cho phẩm chất đạo đức, cho mục tiêu chính trị sáng suốt của Hồ Chí Minh mà chủ yếu muốn đến với một tập thơ trọn vẹn, một sáng tác bằng nghệ thuật ngôn từ trong ý nghĩa đầy đủ nhất. Với mong muốn đóng góp thêm một tiếng nói – một cách hiểu toàn diện hơn về tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh, chúng tôi xin chia Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù 3 Trường THPT Chuyên Quốc Học – Huế sẻ với quý thầy cô và các bạn học sinh bài viết Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh). Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù 4 Trường THPT Chuyên Quốc Học – Huế B. NỘI DUNG I. Vẻ đẹp cổ điển của tập thơ Nhật kí trong tù Nhật ký trong tù là một tập thơ đã sắc của Hồ Chí Minh. Qua những bài thơ hay và tiêu biểu của tập thơ người đọc nhận thấy màu sắc đậm đà nhất của hồn thơ Hồ Chí Minh là màu sắc cổ điển… Chất cổ điển lặng lẽ pha màu một cách tự nhiên, dung dị mà vô cùng tinh tế trong 134 bài thơ của Người. Đó là truyền thống, là Á Đông, là phảng phất hương vị thơ xưa - thơ dân tộc, thơ Đường, thơ của cốt cách, tinh hoa, của hồn xưa đau đáu. Tìm về màu cổ điển trong Nhật ký trong tù nghe lời dịu ngọt đằm thắm đến mênh mang… Những nét chấm phá thân quen được tái sinh qua nét bút mềm mại, tài tình... Âu đó là một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của một tập thơ ra đời nơi gông cùm nơi đất khách… 1. Thể thơ Vẻ đẹp cổ điển trước hết thể hiện ở thể thơ. Trong 134 bài, trừ 8 bài làm theo thể thơ khác, còn lại 126 bài đều là thơ tứ tuyệt. Tất cả được viết bằng chữ Hán. Thơ tứ tuyệt của Bác đã kết hợp được tính trang nghiêm cố kính của thơ Đường với tính chiến đấu nghị luận của thơ Tống. Một bài thơ vỏn vẹn 28 từ mà gợi lên cả một “trời mây bát ngát”, một bức tranh sống động về cuộc sống, con người và có khi hiện lên trọn vẹn bức chân dung tự họa về con người tinh thần Hồ Chí Minh. Mộ Phiên âm: Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thu không: Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù 5 Trường THPT Chuyên Quốc Học – Huế Sơn thôn thiếu nữ bao ma túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng Dịch thơ của Nam Trân: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết, lò than đã rực hồng Bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống sinh hoạt, cuộc sống của con người nơi xóm núi. Bức tranh núi rừng chiều tà rộng lớn, hoang vắng, yên ả, thơ mộng, thanh bình. Qua hai câu thơ đàu, người đọc bắt gặp một trái tim nhạy cảm tinh tế với những rung động dạt dào, phong thái ung dung, tự tại của Người. Trong cảnh ngộ tù đày, bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác, Người vẫn hướng về một cánh chim bay, một áng mây trôi và rung động với nó. Đó chính là chất nghệ sĩ, là tình yêu thiên nhiên tha thiết và cũng là tấm lòng, tình yêu thương mà Bác dành cho tạo vật. Hai câu thơ đầu vẽ lên bức tranh thiên nhiên và cái hồn của nó thì hai câu thơ sau lại là bức tranh cuộc sống của miền quê xóm núi lúc chiều tối. Cuộc sống, sinh hoạt nơi vùng sơn cước hiện lên bình dị với vẻ đẹp khỏe khoắn của cô gái xóm núi đang xay ngô bên lò than. Người lao động hiện lên với nhịp điệu miệt mài,binh dị và vô cùng ấm áp một sức sống mãnh liệt. nhà thơ sử dụng phép điệp khúc,điệp vòng ở 3 chữ “ma bao túc. Đó là sự nối âm liên hoàn diễn tả vòng quay nhịp nhàng, đều đặn, liên tiếp của cối xay ngô. Và đó cũng là nhịp điệu lao động miệt mài, chăm chỉ của con người nơi xóm núi. Trong nguyên tác Bác không nói tối, “sơn thôn thiếu Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù 6 Trường THPT Chuyên Quốc Học – Huế nữ bao ma túc”, nhưng bản dịch thêm từ tối vào. Không nói “tối” mà người đọc vẫn nhận ra “tối” qua hình ảnh lò than rực hồng. Đó mới là phong vị cổ, thơ Đường. Cuộc sống đời thường đem lại cho người tù hơi ấm, niềm vui. Câu thơ cuối cùng miêu tả sư vận động của tự nhiên, cũng là sự vận động của tư tưởng, hình tượng thơ Hồ Chí Minh: chiều chuyển dần sang tối nhưng bức tranh lại mở ra bằng ánh sáng rực hồng. Chữ “hồng” là nhãn tự của bài thơ, đem đến cảm giác ấm áp và niềm tin, niềm lạc quan. Cùng với sự vận động của thời gian là sự vận động của mạch thơ,t ư tưởng người làm thơ: Từ tối đến sáng, từ tàn lụi đến sinh sôi ,từ buồn sanh vui, từ lạnh lẽo cô đơn sang ấm áp tình người. Hai câu thơ thể hiện niềm đồng cảm, tấm lòng hướng về, chia sẻ dành cho người lao động bình dị trong cuộc sống đời của Bác. “Mộ” (Chiều Tối) của Hồ Chí Minh là bài thơ hay, hàm súc, người đọc vừa bắt gặp cảnh, vừa xúc động với tình. Cảm xúc, tư tưởng của người làm thơ được thể hiện một cách kín đáo, sâu sắc và trọn vẹn. Đó là tính hàm súc của thơ cổ - biểu hiện vẻ đẹp cổ điển trong Nhật ký trong tù. 2. Bút pháp tả cảnh Đọc Nhật ký trong tù dễ nhận ra bút pháp tả cảnh theo lối thơ xưa của Bác.Cảnh được gợi lên với bút pháp ước lệ trong thơ cổ. Đó là hình ảnh rất quen thuộc trong thơ Đường và thơ ca truyền thống: Cánh chim,chòm mây trong chiều tà,… Ca dao có câu “chim bay về núi tối rồi”, Nguyễn Du trong truyện Kiều lại viết: “Chim hôm thoi thóp về rừng”… Thiên nhiên được quan sát từ xa, từ cao, được thể hiện như những chủ thể. Tính hàm súc cổ điển là lối chấm phá vài nét đơn sơ mà rất đỗi tài hoa như muốn truyên đi linh hồn của tạo vật. Người là nhà thơ không coi trong việc vẽ lại “hình xác” của tạo vật mà mà chỉ muốn ghi lại cái linh hồn của thiên nhiên đất trời bằng những nét chấm phá… Những bài thơ viết về thiên Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù 7 Trường THPT Chuyên Quốc Học – Huế nhiên trong Nhật ký trong tù đều tả theo lối đó. Bài thơ : “Tân xuất ngục học đăng sơn” (Mới ra tù tập leo núi) ,chỉ với hai nét chấm phá là “núi ôm ấp mây” và “lòng sông gương sáng” mà vẽ lên được cả không gian thoáng đãng,hài hòa. Bài thơ “Mộ” (chiều tối) Bác chọn hai hình ảnh “quyện điểu”(chim mỏi) và “cô vân” (chòm mây lẻ loi) mà thâu tóm được hồn của bức tranh thiên nhiên nơi xóm núi lúc chiều tà… Nghệ thuật “ vẽ mây nẩy trăng” ,chấm phá, điểm xuyết, gợi hơn là tả đó làm nên chất cổ điển - vẻ đẹp riêng của Nhật ký trong tù… 3. Cảm quan phi thời gian Một đặc điểm cổ thi là cảm quan phi thời gian. Nhà thơ thường một mình đối diện với vũ trụ bao la, thái độ ung dung như đứng hẳn ra ngoài thời cuộc nhiễu nhung, ra ngoài dòng chảy của thời gian. Hiện lên trong Nhật ký trong tù là nhân vật trữ tình với phong thái ung dung, tâm hồn nhạy cảm hòa hợp với thiên nhiên và xem thiên nhiên như người bạn tri âm tri kỉ… Một con người có thể vượt lên rất cao trên mọi nỗi đau thể xác, tâm hồn thanh khiết, thậm chí tươi tắn, trẻ trung trong mọi tình huống: Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng treo ngoài cửa sô Trăng ngoài khung cửa ngắm nhà thơ (Ngắm Trăng) Hôm nay xiềng xích thay dây trói Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù 8 Trường THPT Chuyên Quốc Học – Huế Tuy bị tình nghi là gián điệp Mà như khách tướng vẻ ung dung (Đi Nam Ninh) Sống trong hoàn cảnh tù đày, gông cùm, “Năm mươi ba cây số một ngày/ Áo mũ dầm mưa rách hết giày” vậy mà Người vẫn cứ ung dung. Đó là phong thái của những bậc hiền triết ngày xưa: Sống hòa hợp với thiên nhiên, “chim bầu bạn, nguyệt anh tam”. Chất thi sĩ, con người thi nhân của Bác làm nên vẻ đẹp cổ điển của Nhật ký trong tù… Hoa, trăng, sao, núi, sông,... xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm. Đọc Nhật ký trong tù như đang đi giữa “miền thiên nhiên” yên ả, thanh thoát. Tình yêu thiên nhiên của người tù nơi đất khách đã phả vào cảnh vật sắc màu mềm mại, duyên dáng, lung linh. Đọc Nhật kí trong tù nhớ về, nghĩ về các bậc hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm “Thu ăn măng trúc đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”, là Lí Bạch, Đỗ Phủ, … không thể sống thiếu nhiên nhiên… Cốt cách nghệ sĩ, phong thái ung dung, trải lòng, ngân vang cùng cỏ cây hoa lá là vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong thơ cổ… Và nay lại tươi xanh trong thơ Bác. Nhật kí trong tù vì thế mang bóng dáng hồn xưa muôn thuở, ấm áp vô ngần… 4. Cảm hứng đăng cao Một trong những nét đặc sắc của thơ cổ chính là cảm hứng đăng cao, lên cao. “Đăng cao, vọng viễn” đã trở thành cái tứ của thơ Đường. Một Đỗ Phủ với Đăng cao, Thôi Hiệu với Hoàng Hạc Lâu, Lí Bạch với Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Trần Tử Ngang với Đăng U Châu đài ca,… Cảm hứng đăng cao ấy nảy nở trong những trang Nhật kí trong tù. Dù hành trình đày ải của nhà tù Tưởng Giới Thạch nghiệt ngã Bác vẫn “ôm trọn non sông mọi kiếp con người” với cái nhìn cao rộng: Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù 9 Trường THPT Chuyên Quốc Học – Huế Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao trập trùng Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muôn trùng núi non. Vượt ra khỏi gông cùm chật hẹp, vượt lên mọi đớn đau về thể xác, tâm hồn Người tìm đến không gian “bát ngát trời mây” thưởng thức, tỏa sáng cùng vẻ đẹp trời đất: Núi ấp ôm mây mây ấp núi Lòng sông gương sáng bụi không mờ Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa. Mới ra tù, sức khỏe yếu, Người vẫn nhìn thiên nhiên bằng cái nhìn thuần khiết từ trên cao. Nếu như thơ xưa, nhân vật trữ tình càng lên cao càng cảm thấy lẻ loi, bé nhỏ đén rợn ngợp thì thơ Người càng lên cao lại càng tỏa sáng một niềm vui, niềm dạt dào bay bổng… Cái muôn trùng nước non đó kết tinh tất cả vẻ đẹp của đất trời… Đỗ Phủ càng lên cao càng thấy cô đơn, nhận ra sự ốm đau, bệnh tật, tìm đến chén rượu giải sầu nào có - khối sầu càng chất nặng… Còn Bác, càng lên cao càng nhận ra vẻ đẹp trời, mây, non, nước,… là nhìn ngắm “lòng sông gương sáng”, là “muôn trùng nước non”,… Bởi lẽ dù trong hoàn cảnh nào, tình đời, tình người, tình yêu cuộc sống vẫn cứ thường trực trong Người. Phảng phất thơ xưa, lấp lánh vẻ đẹp cổ điển nhưng chất cổ điển trong Nhật kí tỏng tù vẫn có nét riêng. Bởi đó là hồn thơ của con người chiến sĩ – thi sĩ. Đúng là nói như Hoài Thanh – những Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù 10 Trường THPT Chuyên Quốc Học – Huế bài thơ tứ tuyệt của Bác đã làm sống lại truyền thống Đường thi cổ điển của ngày xưa. Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù 11 Trường THPT Chuyên Quốc Học – Huế II. Vẻ đẹp hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù Lep Tolstoi từng viết rằng “Khi một nhà văn vừa bước vào làng văn, điều đầu tiên tôi sẽ hỏi là anh ta sẽ mang lại điều gì mới mẻ cho văn học?”. Câu hỏi của đại văn hào Nga cũng chính là yêu cầu đối với các nhà văn, nhà thơ - những người nghệ sĩ ngôn từ. Tác phẩm văn học sẽ yểu mệnh nếu nó chỉ là bước chân vào lối mòn của người đi trước, chỉ mãi ngụp lặn trong trầm tích những giá trị văn chương thiên cổ. Mỗi tác phẩm văn học ra đời phải là “một khám phá mới về nội dung và là một phát minh về hình thức”. Với tập thơ Nhật kí trong tù, dù làm thơ trong tâm thế “vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do” nhưng Hồ Chí Minh đã thực sự mang lại nhiều điều mới mẻ cho văn học bằng một thứ vân chữ độc đáo, đó là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại. Nếu như các yếu tố cổ điển mang đến một màu sắc Đường thi quen thuộc thì những yếu tố hiện đại là hơi thở cách mạng, là nhịp đập cuộc đời, là đôi cánh nâng tác phẩm vượt lên tầm thời đại để trường cửu với văn chương dân tộc. Yếu tố hiện đại giúp nhận diện một khuôn mặt văn chương tiêu biểu, độc đáo trong thời kì sục sôi ý chí cách mạng bằng việc đan cài nhuần nhuyễn những sự cách tân nghệ thuật với hồn thời đại, dân tộc. Quy chiếu yếu tố hiện đại vào tập thơ Nhật kí trong tù là một cách lần tìm về quá khứ để lí giải vì sao hơn nửa thế kỉ trôi qua, Nhật kí trong tù vẫn vẹn nguyên giá trị giữa sự phong hóa nghiệt ngã của thời gian và ngày càng thấm sâu vào tâm hồn những độc giả trẻ. Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù 12 Trường THPT Chuyên Quốc Học – Huế 1. Hình ảnh Hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng làm nên giá trị của một tác phẩm văn chương. Nó thể hiện được tư duy nghệ thuật trong việc lựa chọn hình ảnh và cấp nghĩa để tạo nên những hình tượng đặc sắc. Có những hình ảnh đã bước vào hệ thống thi pháp, mang tính tiêu biểu cho một thời kì, một giai đoạn văn học. Trong thơ ca cổ điển, những hình ảnh quen thuộc đã được Bác khái quát trong bài thơ “Cảm tưởng đọc thiên gia thi”: Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông. Thiên nhiên đẹp với những cảnh sắc vừa hùng vĩ vừa nên thơ là hình ảnh tiêu biểu của văn học trung đại. Trong thơ Bác, những hình ảnh ấy vẫn thường xuyên xuất hiện tạo nên một nét cổ điển rất riêng. Thế nhưng cổ điển không phải là âm hưởng chủ đạo. Thanh âm ấy luôn được hòa cùng thanh âm hiện đại của những hình ảnh giản dị, đời thường của cuộc sống cần lao, gian khổ. Chẳng còn những hình ảnh ước lệ, tượng trưng làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người, thơ Bác tràn về là cuộc sống thường nhật với những hình ảnh cơm, nước, rau, canh: Hỏa lò ai cũng có riêng rồi Nhỏ nhỏ, to to mấy chiếc nồi. Cơm, nước, rau, canh đun với nấu, Suốt ngày khói lửa mãi không thôi. Những hình ảnh trong thơ Bác hiện đại bởi nó phản ánh được bức tranh hiện thực cuộc sống của một thời đại nhiễu nhương và những bất Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù 13 Trường THPT Chuyên Quốc Học – Huế công dưới chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch. Đó là hình ảnh của đứa trẻ thơ với tiếng khóc vang lên trong đêm tối: Oa...! Oa...! Oaa...! Cha sợ sung quân cứu nước nhà; Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi, Phải theo mẹ đến ở nhà pha. Hình ảnh tiếng khóc xé đêm chẳng phải được vọng lại từ thơ ca cổ điển mà là âm thanh của thực tại, của cuộc sống đương thời. Tiếng khóc dường như mang trọn nỗi đau từ trong vô thức về một tương lai mờ mịt phải sống trong cảnh thiếu thốn tình thương. Nỗi đau ấy dường như là hệ lụy của chế độ nhà tù tàn ác và đồi bại – nơi những con người có chức quyền đang ngày đêm vùi mình vào trong những thú vui riêng mặc con tạo xoay vần cuộc sống của nhân dân: Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc Giải người cảnh trưởng kiếm ăn quanh Chong đèn huyện trưởng làm công việc Trời đất Lai Tân vẫn thái bình. Không còn những hình ảnh thiên nhiên đẹp, bài thơ Lai tân thuần túy là những hình ảnh cuộc sống. Không còn hình ảnh của những con người đạo mạo với cốt cách sánh ngang tầm vũ trụ, bài thơ là hình ảnh của những bộ mặt xấu xí, dơ bẩn của quan lại địa phương. Hình ảnh con người không còn được miêu tả qua ước lệ, tượng trưng mà được trần trụi miêu tả chi tiết, cụ thể qua hành động đánh bạc, hút thuốc viện. Theo từng hình ảnh, xã hội Lai Tân dần dần được lộ diện theo cách rất riêng. Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù 14 Trường THPT Chuyên Quốc Học – Huế Thơ ca cổ điển thường trọng tính thanh nhã. Chính yếu tố này đã quyết định đến việc lụa chọn hình ảnh của các thi nhân xưa. Thế nhưng trong thơ Bác, cuộc đời trần trụi hiện ra như nó vốn có với những hình ảnh cầu tiêu, hố xí - vốn bị xem là thô tục trong văn học cổ: Lệ thường tù mới đến Phải nằm cạnh cầu tiêu Hay: Năm mươi ba cây số một ngày, Áo mũ dầm mưa, rách hết giày; Lại khổ thâu đêm không chỗ ngủ, Ngồi trên hố xí đợi ngày mai. Tài năng của Hồ Chí Minh không phải chỉ ở bản lĩnh dám phá vỡ những chuẩn mực thẩm mĩ cổ điển mà chính là thổi hồn thời đại vào trong tác phẩm bằng những hình ảnh bình dị đời thường. Một thế giới đương thời qua đôi mắt người tù Hồ Chí Minh hiện lên chân thực, sinh động, sắc nét. Những hình ảnh ấy đã mang lại giá trị hiện thực sâu sắc cho tác phẩm, phản ánh thực trạng nhà tù Tưởng Giới Thach thối nát, xấu xa đang gieo rắc cuộc sống đau thương lên những kiếp lầm than. Không chỉ mang những hình ảnh đời thường vào trong tác phẩm mà cách xử lí những hình ảnh thuộc thi liệu cổ của Hồ Chí Minh cũng mang lại một tinh thần hiện đại cho tập thơ Nhật kí trong tù. Một lần nữa đọc lại bài thơ Mộ để thấy rõ được điều đó: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không; Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù 15 Trường THPT Chuyên Quốc Học – Huế Hai câu thơ trên nổi bật bằng hai hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ mang dấu hiệu nhận biết thời gian là cánh chim và chòm mây. Trong thơ ca cổ, những hình ảnh ấy thường mặc định với nét nghĩa buồn, bé nhỏ giữa không gian bao la rộng lớn, gợi sự cô đơn, bơ vơ, lạc lõng của một cái tôi “đời loạn đi về như hạc độc”: Chúng điểu cao phi tận Cô vân độc khứ nhàn. Trong thơ Bác, cánh chim và chòm mây trong buổi chiều tối vẫn có những nét mệt mỏi, uể oải sau một ngày dài hoạt động nhưng nó không ảm đạm sự cô đơn, chán chường. Cánh chim ấy, chòm mấy ấy dù có chậm chạm trong sự hoạt động của mình nhưng vẫn tìm thấy chốn neo đậu “về rừng tìm chốn ngủ”, vẫn hòa mình với thời gian đang dần trôi về phía cuối ngày “trôi nhẹ giữa tầng không”. Hai câu thơ như mở ra một không gian tâm trạng. Đằng sau cái man mác buồn rất quen thuộc được gợi lên từ hai hình ảnh ấy là cả khát vọng tự do ẩn kín trong đôi mắt hướng lên bầu trời xanh của người tù Hồ Chí Minh. Câu thơ hiện đại bởi thoát ra khỏi tính ước lệ của thơ ca cổ điển, mang vào đó tinh thần thời đại, khát khao sum họp, khat khao tự do, khát khao chiến đấu. “Không có tác phẩm văn học nào đẹp hơn tác phẩm do cuộc đời viết ra” (Andersen). Vì lẽ đó, tác phẩm có giá trị phải vượt lên trên những khuô mẫu thông thường và mang đậm dấu ấn cuộc đời. Với sự sáng tạo và cách tân trong sử dụng hình ảnh, Hồ Chí Minh với tập thơ Nhật kí trong tù đã thực sự là một tác phẩm đẹp dù được viết ra giữa bộn bề, ngổn ngang của cuộc đời. Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù 16 Trường THPT Chuyên Quốc Học – Huế 2. Nhân vật trữ tình Nhân vật trữ tình là hình tượng con người trực tiếp thổ lộ tình cảm, tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc trong lời ca. Nhân vật trữ tình có khi là tác giả nhưng cũng có khi là sự hóa thân của thi sĩ vào các đối tượng khác để bộc lộ tình cảm của mình. Trong tập thơ Nhật kí trong tù, nhân vật trữ tình chính là hiện thân của tác giả - bức chân dung của một người tù đang trong hành trình giải lao với khát vọng tự do luôn sục sôi trong tâm hồn. Nhân vật trữ tình cũng là một yếu tố làm nên vẻ đẹp hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù. Trong thơ ca cổ điển, nhân vật trữ tình thường là các nhà Nho. Dù họ chọn cho mình những con đường khác nhau, có người trung thành với lí tưởng hành đạo, có người ẩn dật tìm sự thanh nhàn, có người lại tài tử ngất ngưỡng bông đùa với thế gian nhưng điểm gặp gỡ giữa họ đều xuất thân từ cửa Khổng sân Trình và chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ tư tưởng phong kiến. Với Hồ Chí Minh – nhân vật trữ tình trong Nhật kí trong tù, dù vẫn có đó là chí khí nam nhi của con người vũ trụ nhưng con người này hiện đại hơn. Nhân vật trữ tình ở đây bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình từ đôi mắt của một người tù chính trị, một chiến sĩ cách mạng: "Ngoại cảm" trời Hoa cơn nóng lạnh, "Nội thương" đất Việt cảnh lầm than; Ở tù mắc bệnh càng cay đắng, Đáng khóc mà ta cứ hát tràn! Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ của mình, Bác ý thức được “Đau khổ chi bằng mất tự do”. Người tù chắt chiu từng cơ hội được hòa với mây trời để tìm đến một sự thanh thản trong tâm hồn: Hai giờ ngục mở thông hơi, Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù 17 Trường THPT Chuyên Quốc Học – Huế Tù nhân ngẩng mặt ngắm trời tự do; Tự do tiên khách trên trời, Biết chăng trong ngục có người khách tiên? Những câu thơ trên đã giúp người đọc định hình chân dung của nhân vật trữ tình, một khách tiên giữa chốn tù đày, một chiến sĩ cách mạng đầy khát vọng tự do, luôn nuôi dưỡng trong lòng nhiệt huyết, tình yêu nước cháy bỏng. Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình đã chi phối đến con mắt quan sát cảnh vật để thông qua đó bộc lộ trực tiếp những suy nghĩ, tình cảm của mình. Đó là nỗi bất bình khi sống trong cảnh tù ngục: Mới đến nhà giam phải nộp tiền; Lệ thường ít nhất năm mươi nguyên; Nếu anh không có tiền đem nộp, Mỗi bước anh đi, một bước phiền Đó còn là nỗi đau đớn khi ngưỡng vọng về quê hương mà đau đớn cho cảnh nước nhà và xót xa cho chính bản thân mình: Lòng nhớ cố quốc cách xa nghìn trùng, Giấc mộng vấn vương mối sầu mới như vạn mối tơ; Vô tội mà ở tù đã một nǎm nay, Già này hoà nước mắt viết thơ tù. Nhớ nước, thương dân là tình cảm thường xuyên xuất hiện trong thơ ca cổ, nó gắn liền với những nhà Nho bất đắc chí mang trong mình nỗi sầu vong quốc. Nếu như các nhân vật trữ tình trong văn học cổ điển chỉ trầm tư suy nghĩ, dăn vặt trong nỗi đau thì nhân vật trữ tình trong thơ Bác lại hướng đến việc tìm cách hành động. Đây là điểm khác biệt của thơ cách Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù 18 Trường THPT Chuyên Quốc Học – Huế mạng với những áng thơ cổ điển bất hủ. Nhân vật trữ tình đã vượt lên trên tất cả như bốn câu thơ không đề được ghi ở ngoài bìa tập thơ: Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao; Muốn lên sự nghiệp lớn, Tinh thần càng phải cao. Ngục tù không giết chết được ý chí của thi nhân, tội ác không đày ải được tấm lòng nhân đạo cao cả của Bác. Chốn tù đày không giam hãm được đôi mắt hướng về cuộc sống của Bác: Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng Chốn tù đày cũng không thể ngăn con người vĩ đại Hồ Chí Minh nhân vật trữ tình nghiêng mình đồng cảm và sẻ chia với nỗi đau của vạn vật: Hương hoa bay thấu vào trong ngục Tố với tù nhân nỗi bất bình. Qua hình tượng nhân vật trữ tình cũng là sự hiện thân của chính bản thân mình trong tác phẩm, Hồ Chí Minh đã mang lại một luồng gió mới cho tập thơ Nhật kí trong tù. Nhân vật trữ tình với những nét mới mẻ, hiện đại, mang dấu ấn của một thời đại mới: thời kì cách mạng sục sôi kháng chiến. Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù 19 Trường THPT Chuyên Quốc Học – Huế 3. Sự vận động của hình tượng thơ Đặc trưng của tác phẩm văn học là sử dụng ngôn từ nghệ thuật để xây dựng nên các hình tượng phục vụ cho việc chuyển tải những thông điệp thẩm mĩ của tác giả. Đặc biệt trong thơ ca, khi tính hàm súc, cô đọng được đặt lên hàng đầu thì hình tượng nghệ thuật là vô cùng quan trọng. Nó là bí mật cũng đồng thời là chìa khóa để độc giả lặn tìm vào bề sâu tâm hồn tác giả. Hình tượng trong thơ không bao giờ đứng yên mà luôn có sự vận động tương đối mang theo lăng kính chủ quan của thi sĩ. Đối với văn học cổ điển, sự vận động của hình tượng thơ thường nhẹ nhàng và thống nhất từ đầu đến cuối tác phẩm. Nhưng trong thơ Bác, do chịu sự chi phối của cảm hứng sáng tác, hình tượng trong thơ Bác lại luôn vận động theo hướng từ bóng tối đến ánh sáng, từ đau khổ, bi thương đến yêu đời, lạc quan. Sự vận động này đã góp phần làm nên một nét phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ Chiều tối là một minh chứng cụ thể cho sự vận động trong thơ Bác: Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng. Bài thơ tứ tuyệt nổi bật với hình ảnh bóng tối và ánh sáng đan cài vào nhau. Bóng tối được cánh chim về rừng và chòm mây uể oải trôi trên bầu trời gợi về rồi theo vòng quay của cối xay ngô mà bao trùm lên vạn vật làm lộ rõ khoảng thời gian chiều tối. Tưởng chừng như với nhan đề bài thơ như vậy, bước chân mệt mỏi của người tù sẽ chỉ dẫn lối tầm mắt nhân vặt trữ tình đến bóng tối bao trùm, ấy vậy mà một ánh sáng xuất hiện cuối bài thơ đã thay đổi tất cả. Ánh sáng của lò than cuối tác phẩm như tranh giành Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan