Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Đề thi lớp 11 20 đề thi học sinh giỏi môn sinh học 11 có đáp án chi tiết...

Tài liệu 20 đề thi học sinh giỏi môn sinh học 11 có đáp án chi tiết

.PDF
130
8765
125

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU GIANG TR. THPT CHUYÊN VỊ THANH KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4 LẦN THỨ XV TẠI THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG ĐỀ ĐỀ NGHỊ MÔN SINH HỌC LỚP 11 Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: a. Lập bảng so sánh các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí, hóa sinh của các nhóm thực vật C3, C4 và CAM. Từ bảng so sánh đó rút ra nhận xét? Đặc điểm C3 C4 CAM Hình thái giải phẫu Cường độ quang hợp Điểm bù CO2 Điểm bù ánh sáng Nhiệt độ Nhu cầu nước Hô hấp sáng Năng suất sinh học b. Hô hấp sáng là gì? Tại sao hô hấp sáng làm tiêu hao sản phẩm quang hợp nhưng là một cơ chế giúp thực vật thích nghi với môi trường ? c. Từ thí nghệm sau : * Chiết rút sắc tố Lấy khoảng 2 – 3g lá tươi, cắt nhỏ, cho vào cối sứ, nghiền với một ít axêtôn 80% cho thật nhuyễn, thêm axêtôn, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào bình chiết, ta thu được hỗn hợp sắc tố màu xanh lục. * Tách các sắc tố thành phần Lấy một lượng benzen gấp đôi lượng dung dịch vùa chiết, đổ vào bình chiết, lắc đều rồi để yên. Vài phút sau quan sát bình chiết sẽ thấy dung dịch màu phân thành hai lớp : Lớp dưới có màu vàng là màu của carôten hòa tan trong benzen. Lớp trên có màu xanh lục là màu của clorophyl hòa tan trong axêtôn - Vì sao phải tách chiết sắc tố bằng dung môi hữu cơ ? - Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hơp sắc tố ra khỏi hổn hợp sắc tố ? Câu 2: a. So sánh để rút ra những điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở? b. Sự khác nhau trong hoat động giữa cơ tim và cơ vân, nguyên nhân của sự khác nhau đó? Câu 3: a. Ứng động khác hướng động ở những điểm nào? b. Khi trời rét, thấy môi tím tái, sởn gai ốc, ta vội tìm áo ấm mặc. Hãy phân tích xem có những bộ phận nào của hệ thần kinh tham gia vào phản ứng trên và đó là phản xạ gì, thuộc loại nào? c. Sự truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin khác với không có bao miêlin như thế nào? d. Huyết áp ở loại mạch nào là thấp nhất ? Vì sao ? e. Vận tốc máu trong loại mạch nào là nhanh nhất, loại mạch nào là chậm nhất ? Nêu tác dụng của việc máu chảy nhanh hay hay chảy chậm trong từng loại mạch đó ? Câu 4: a. Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự dẫn truyền qua xináp, hãy giải thích tác dụng của các loại thuốc atropine, aminazin đối với người và điterrex đối với giun kí sinh trong hệ tiêu hóa của lợn? b. Hãy nêu một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất (Giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng…). c. Hãy nêu chiều hướng tiến hóa của các hình thức cảm ứng ở động vật? Câu 5: a. Điều gì sẽ xảy ra khi cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc? b. Tuổi dậy thì có những đặc điểm gì và do tác động của những hoocmôn nào? c. Tại sao thiếu iod trong thức ăn và nước uống động vật và trẻ chậm hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp. d. Tại sao cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển? Đáp án Câu 1 a. So sánh các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí, hóa sinh của các nhóm thực vật C3, C4 và CAM. Từ bảng so sánh đó rút ra nhận xét 1 0,25đ Đặc điểm Hình thái giải phẫu C3 Có một loại lục lạp ở tế bào mô giậu C4 Có hai loại lục lạp ở tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch Lá bình thường CAM Có một loại lục lạp ở tế bào mô giậu 0,25đ 0,25đ Lá bình thường Lá mọng nước Cường độ 10-30mg CO2/dm2.giờ 30-60mg CO2/dm2.giờ 10-15mg CO2/dm2.giờ quang hợp 0,25đ Điểm bù CO2 30-70ppm 0-10ppm Thấp như C4 0,25đ Điểm bù ánh Thấp: 1/3 ánh sáng mặt trời Cao, khó xác định Cao, khó xác định sáng toàn phần 0,25đ Nhiệt độ 20-30oC 25-35oC 30-40oC 0,25đ Nhu cầu nước Cao Thấp bằng ½ C3 Thấp 0,25đ Hô hấp sáng Có Không Không 0,25đ Năng suất Trung bình Gấp đôi C3 Thấp sinh học * Nhận xét: 0,25đ – Mỗi nhóm thực vật có hình thái giải phẫu khác nhau dẫn tới đặc điểm sinh lí khác nhau giúp chúng thích nghi với từng môi trường sống khác nhau. 0,25đ - Hô hấp sáng chỉ có ở thực vật C3. Đây là là một hướng biến đổi sản phẩm quang hợp có ý nghĩa thích nghi. b. Hô hấp sáng: 0,25đ - Là quá trình hấp thu O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng. 0,25đ - Trong điều kiện cường độ áng sáng cao, tại lục lạp của thực vật C3 , lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy lại nhiều (khoảng 10 lần so với CO2) Enzim cacboxilaza chuyển thành enzim ôxigenaza ôxi hóa ribulôzơ 1,5 điphôtphat tạo ra CO2 xảy ra trong 3 bào quan liên tiếp nhau bắt đầu từ lục lạp qua peroxixom và kết thúc bằng sự thải CO2 tại ti thể. 0,25đ - Tuy gây lãng phí sản phẩm quang hợp nhưng nó tạo CO2 trong điều kiện nghèo CO2 giúp duy trì hoạt động của bộ máy quang hợp c. Từ thí nghệm 0,25đ - Vì sắc tố chỉ tan trong dung môi hữu cơ, không tan trong nước. 0,25đ – Mỗi loại sắc tố có khả năng tan trong dung môi hữu cơ khác nhau. Ví dụ: diệp lục tan trong dung môi axêton còn carôtenôit tan trong benzene Câu 2: a. So sánh để rút ra những điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở Điểm Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín 0,25đ - Đa số ở thân mềm, chân khớp - Có ở đông vật có xương sống 0,25đ - Máu trộn lẫn với dịch mô, Máu tiếp xúc và trao đổi - Máu từ tim-> ĐM ->MM -> TM, Máu trao đổi chất với chất trực tiếp với các tế bào cơ thể các tế bào cơ thể qua thành mao mạch. - Máu có chứa săc tố hô hấp ( ví dụ hemoxiamin) - Máu có chứa sắc tố hô hấp ( ví dụ hemoglobin) 0,25đ - Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên vận - Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao nên vận tốc tốc máu chảy chậm. máu chảy nhanh. 0,25đ - Điều hoà phân phối máu đến các cơ quan chậm - Điều hoà phân phối máu đến các cơ quan nhanh 0,25đ * Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở: 0,25đ - Máu trao đổi chất với các tế bào cơ thể qua thành mao mạch và có chứa sắc tố hô hấp => Trao đổi chất hiệu quả 0,25đ - Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao nên vận tốc máu chảy nhanh => điều hoà phân phối máu đến các cơ quan nhanh b. Sự khác nhau của cơ tim và cơ vân Điểm Hoạt động cơ tim Hoạt động cơ vân 0,25đ - Cơ tim hoạt động thep qui luật “tất cả hoặc không có - Cơ vân co mạnh hay yếu phụ thuộc vào cường độ khích gì” thích (sau khi đã kích thích tới ngưỡng) - Cơ vân hoạt động theo ý muốn 0,25đ - Tim hoạt động tự động (không theo ý muốn) - Tim hoạt động theo chu kì (có thời gian nghỉ đủ để - Cơ vân chỉ hoạt động khi có kích thích, thời gian trơ 0,25đ đảm bảo phục hồi khả năng hoạt động do thời gian trơ tuyệt đối ngắn. tuyệt đối dài) 0,25đ * Nguyên nhân chủ yếu của sự sai khác trong hoạt động của cơ vân và cơ tim là do khác nhau về cấu tạo 2 Cơ tim: 0,25đ - Cơ tim ngắn, phân nhánh và nối với nhau bằng các đĩa nối tạo nên một khối hợp bào 0,25đ - Khi cơ tim đạt ngưỡng kích thích thì lập tức co và co toàn bộ nhờ sự dẫn truyền trực tiếp qua các đĩa nối. Cơ vân 0,25đ - Cơ vân là các tế bào riêng lẽ, có ngưỡng kích thích khác nhau. 0,25đ - Khi kích thích nhẹ thì các tế bào có ngưỡng kích thích thấp sẽ co rút và số lượng tế bào tham gia ít. 0,25đ - Khi kích thích mạnh thì các tế bào có ngưỡng kích thích cao và cả tế bào có ngưỡng kích thích thấp đều co và số lượng tế bào cơ co nhiều hơn. Câu 3: a. Phân biệt ứng động và hướng động Điểm Ứng động Hướng động 0,25đ - Là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây - Là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác trước tác nhân kích thích không định hướng. nhân kích thích theo 1 hướng xác định. - Phản ứng nhanh - Phản ứng chậm 0,25đ - Hoạt động theo nhịp đồng hồ sinh học (ngoại trừ - Hoạt động không theo nhip đồng hồ sinh học 0,25đ ứng động tiếp xúc) -Ví dụ: Ngọn cây luôn hướng về phía có ánh sáng - Ví dụ: Sự nở hoa của hoa mười giờ 0,25đ b. Khi trời lạnh: 0,25đ - Môi tím tái, sởn gai ốc là những phản xạ không điều kiện do bộ phận thần kinh sinh dưỡng phụ trách 0,25đ- Đi tìm áo mặc là phản xạ có điều kiện và là hoạt động có ý thức do vỏ não tham gia vào phản xạ. c. Sự truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin khác với không có bao miêlin Điểm Trên sợi trục không có bao miêlin Trên sợi trục có bao miêlin 0,25đ - Xung thần kinh lan truyền liên tục trên suốc dọc sợi - Xung thần kinh lan truyền theo lối “nhảy cóc” qua các eo trục Ranvie. 0,25đ - Tốc độ truyền chậm - Tốc độ truyền nhanh 0,25đ - Tiêu tốn nhiều năng lượng cho hoạt động của bơm - Tiêu tốn ít năng lượng cho hoạt động của bơm Na+/K+. + + Na /K . d. Huyết áp 0,25đ -Huyết áp thấp nhất ở tĩnh mạch chủ. 0,25đ -Giải thích: Vì huyết áp là áp lực máu do tim co bóp 0,25đ Tĩnh mạch chủ xa tim nên trong quá trình vận chuyển máu do ma sát với thành mạch và giữa các tiểu phân tử máu với nhau đã làm giảm áp lực máu. e. Vận chuyển máu: 0,25đ - Nhanh nhất ở động mạch. 0,25đ Tác dụng: đưa máu và chất dinh dưỡng kịp thời đến các cơ quan, chuyển nhanh các sản phẩm của hoạt động tế bào đến các nơi cần hoặc đến cơ quan bài tiết . 0,25đ - Chậm nhất ở mao mạch. 0,25đ Tác dụng: tạo điều kiện cho máu kịp trao đổi chất với tế bào. Câu 4 a. Giải thích tác dụng của các loại thuốc atropine, aminazin đối với người và điterex đối với giun kí sinh trong hệ tiêu hóa của lợn Dùng thuốc atropine 0,25đ - Dùng thuốc atropine phong bế màng sau xináp sẽ làm mất khả năng nhận cảm của màng sau xináp đối với chất axetincôlin, 0,25đ - Do đó làm hạn chế hưng phấn và làm giảm co thắt nên có tác dụng giảm đau. Dùng aminazin 0,25đ - Dùng aminazin có tác dụng tượng tự như enzim aminôxiđaza là làm phân giải anđrênalin 0,25đ - Vì thế giảm bớt lượng thông tin về não dẫn đến an thần. Dùng thuốc tẩy giun đipterex 0,25đ - Dùng thuốc tẩy giun đipterex khi được lợn uống vào ruột thuốc sẽ ngấm vào giun sán và phá hủy enzim côlinsteraza ở xináp. 0,25đ - Do đó sự phân hủy axetincôlin không xảy ra. 0,25đ - Axetincôlin sẽ tích tụ nhiều ở màng sau xináp gây hưng phấn liên tục, cơ của giun sán sẽ co liên tục làm chúng cứng đờ không bám được vào niêm mạc ruột – giun bị đẩy theo phân ra ngoài. b. Một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất (Giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng). 0,25đ Giải trí Con người huấn luyện thú để xiếc. Cá voi phun nước khi có dấu hiệu của người 3 điều khiển… Biết được tập tính săn mồi, phạm vi hoạt động giúp con người săn bắn dể dàng Làm bù nhìn bằng rơm để đuổi chim Tập cho vật nuôi có thói quen ăn, uống đúng giờ và đúng nơi. cho lợn uống nước bằng vòi tự động 0,25đ An ninh quốc phòng Huấn luyện chó săn để săn bắt tội phạm hoặc tìm vật. c. Chiều hướng tiến hóa của các hình thức cảm ứng ở động vật 0,25đ -Về cơ quan cảm ứng:Từ chỗ chưa có cơ quan chuyên trách đến chỗ có cơ quan chuyên trách thu nhận và trả lời kích thích. Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới đến hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và cuối cùng là hệ thần kinh dạng ống. 0,25đ - Về cơ chế cảm ứng: Từ chỗ chỉ là sự biến đổi cấu trúc các phân tử protein gây nên sự vận động của chất nguyên sinh(ở động vật đơn bào) đến sự tiếp nhận kích thích và trả lời kích thích (ở các sinh vật đa bào). 0,25đ - Ở các động vật có hệ thần kinh: Từ phản xạ đơn đến chuỗi phản xạ, từ phản xạ không điều kiện đấn phản xạ có điều kiện,nhờ đó mà cơ thể có thể phản ứng linh hoạt trước mọi sự thay đổi của điều kiện môi trường. 0,25đ - Sự hoàn thiện các hình thức cảm ứng là kết quả của quá trình lịch sử, đảm bảo cho cơ thể thích nghi để tồn tại và phát triển. Câu 5: a. Khi cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc 0,25đ - Tuyến giáp sản sinh ra tiroxin 0,25đ - Nếu cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc thì nòng nọc sẽ không biến thành ếch 0,25đ - Bởi vì không còn có tiroxin để kích thích sự biến thái. b. Tuổi dậy thì có những đặc điểm gì và do tác động của những hoocmôn nào *Đặc điểm: 0,25đ - Con đực và con cái khác nhau về cơ quan sinh dục: Con đực có tinh hoàn và con cái có buồng trứng phát triển 0,25đ - Con đực và con cái khác nhau về nhiều đặc điểm hình thái và sinh lí gọi là đặc điểm sinh dục thứ cấp 0,25đ - Ví dụ: Hươu đực có sừng, sư tử đực có bờm, đàn ông có râu, going nói trầm, cơ phát triển. *Tuổi dậy thì được điều hòa bởi hai loại hoocmôn sinh dục: 0,25đ - Ơstrôgen: hooc môn sinh dục cái do buồng trứng tiết ra có tác dụng điều hòa các tính trạng sinh dục cái. 0,25đ - Testostêron: Hooc môn sinh dục đực do tinh hoàn tiết ra có tác dụng điều hòa phát triển các tính trạng sinh dục đực. c. Tại sao thiếu iod trong thức ăn và nước uống động vật và trẻ chậm hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp 0,25đ - Iod là một trong hai thành phần cấu tạo nên tirôxin. 0,25đ - Thiếu iod dẫn tới thiếu tirôxin 0,25đ -Thiếu tirôxin dẫn đến làm giảm hóa trình chuyển hóa và giảm sinh nhiệt ở tế bào động vật và người chịu lạnh kém. 0,25đ - Thiếu tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non chậm hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp. d. Trẻ con tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển 0,25đ - Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ 0,25đ - Tia tử ngoại sẽ làm cho tiền vitamin D được chuyển hóa thành vitamin D 0,25đ - Vitamin D có vai trò trong chuyển hóa canxi hình thành xương, qua đó ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ 0,25đ - Không nên tắm nắng cho trẻ khi ánh nắng quá mạnh vì nhiều tia cực tím có hại cho sự phát triển của trẻ. 0,25đ 0,25đ 0,25đ Săn bắn Bảo vệ mùa màng Chăn nuôi 4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP (TỈNH) HẬU GIANG TRƯỜNG : THPT CHUYÊN VỊ THANH KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30 - 4 LẦN THỨ 16 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: SINH HỌC ; LỚP :11 Số phách Số phách Câu hỏi 1: (4 điểm) A. Trong một thí nghiệm ở thực vật C3, người ta thấy: khi tắt ánh sáng hoặc giảm nồng độ CO2 đến 0% thì có một chất tăng và một chất giảm.Hãy cho biết: a. Tên của hai chất đó. b. Chất nào tăng, chất nào giảm khi tắt ánh sáng? c. Chất nào tăng, chất nào giảm khi giảm nồng độ CO2? d. Giải thích hai trường hợp c và b. B. Các loài tảo biển có nhiều màu sắc khác nhau: tảo lục, tảo lam, tảo nâu, tảo đỏ, tảo vàng ánh…Hãy cho biết: a. Loại nào có chứa diệp lục, loại nào không? b. Sự khác nhau về màu sắc này có ý nghĩa gì? c. Hãy sắp xếp thứ tự có thể gặp các loài tảo từ trên mặt biển xuống đáy biển sâu. Giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy? Trả lời: A. a. Đó là hai chất: chất nhận CO2 và sản phẩm cố định CO2 đầu tiên của chu trình Canvin: ribulôzơ 1,5 đi phôtphat(RiDP) và axit phôtpho glixêric(APG).(0.5đ) b. Khi tắt ánh sáng, APG tăng, RiDP giảm. (0.25đ) c. Khi giảm nồng độ CO2, RiDP tăng, APG giảm. d. Giải thích theo sơ đồ sau: (0.5đ) CO2 RiDP APG ATP NADPH2 AlPG B. a. Tất cả các loài tảo đều có chứa chất diệp lục vì diệp lục là sắc tố QH thực hiện quá trình tổng hợp chất hữu cơ. Các sắc tố phụ lấn át màu của diệp lục làm cho tảo có nhiều màu sắc khác nhau. (0.5đ) b. Sự khác nhau về màu sắc có ý nghĩa thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau. Thực vật sống gần mặt nước biển có hàm lượng diệp lục cao, càng xuống sâu hàm lượng diệp lục càng thấp. (0.25đ) - Thành phần quang phổ của ánh sáng mặt trời trong vùng nhìn thấy được có độ dài sóng khác nhau nên khả năng xuyên sâu củng khác nhau.Ánh sáng đỏ chỉ chiếu đến lớp nước biển trên mặt, ánh sáng cam xuống sâu hơn một chút, ánh sáng vàng và lục xuyên sâu hơn, ánh sáng lam và tím xuống được các lớp nước sâu hơn cả. (0.25đ) c. Tảo lục  Tảo lam  Tảo nâu  Tảo vàng ánh  Tảo đỏ. (0.5đ) Do thích nghi với khả năng hấp thu ánh sáng mạnh, các loài tảo lục chiếm ưu thế ở tầng biển nông, nó dễ dàng hấp thu ánh sáng đỏ. Tảo lam hấp thu ánh sáng cam sống ở chỗ tương đối sâu. Tảo nâu hấp thu ánh sáng lục, vàng nên có thể sống ở tầng sâu hơn. Tảo đỏ hấp thu được ánh sáng lục nên sống ở tầng sâu nhất. (0.5đ) Câu hỏi 2: Sinh lý động vật a. Vì sao khi bị chấn thương phía sau gáy thường dễ gây tử vong? b. Hemoglobin ở người có những dạng khác nhau tùy từng giai đoạn phát triển cá thể như thế nào? Từ đó có thể rút ra nhận xét gì? c. Bề mặt trao đổi khí ở động vật có những đặc điểm nào? Đặc điểm ấy có tác dụng gì ? Trả lời: a. Khi bị chấn thương phía sau gáy thường dễ gây tử vong vì: - Đó là vùng hành tủy, chứa trung tâm điều hòa hô hấp. 0.5đ - Nếu hành tủy bị chấn thương, trước tiên hoạt động hô hấp tạm ngừng. 0.25đ - Nếu sau một thời gian, trung tâm hô hấp không phục hồi được liên lạc với cầu não và vỏ não, hoặc không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. 0.25đ b. Các dạng hemoglobin khác nhau: - Thai nhi đến 3 tháng chứa hemoglobin E(HbE) gồm hai chuỗi globin anpha và hai chuỗi globin epsilon. 0.25đ - Thai 3 tháng cho đến khi sinh ra có HbF, gồm hai chuỗi globin anpha và hai chuỗi globin gammam. 0.25đ - Từ sơ sinh đến trưởng thành chứa HbA, gồm hai chuỗi anpha và hai chuỗi beta. 0.25đ * Nhận xét: - Gen quy định cấu trúc chuỗi polipeptit anpha đã hoạt động liên tục trong suốt thời kì phát triển phôi và hậu phôi. 0.25đ - Các gen quy định cấu trúc các chuỗi polipeptit epsilon và gamma chỉ hoạt động trong giai đoạn phôi. (0.25đ)Gen quy định cấu trúc chuỗi beta hoạt động trong giai đoạn hậu phôi. 0.25đ - Trong quá trình phát triển cá thể, tùy tế bào từng loại mô, tùy giai đoạn phát triển, chỉ có một số gen hoạt động liên tục hay nhất thời qua cơ chế điều hòa tổng hợp protein. 0.5đ C. Đặc điểm bể mặt TĐK S - Tỷ lệ V lớn - Bề mặt mỏng và ẩm ướt. - Bề mặt có nhiều mao mạch. - Có sự lưu thông khí. Tác dụng Điểm - Tăng S bề mặt TĐK - Giúp O2, CO2 dễ dàng khuếch tán qua. - Chứa sắc tố hô hấp vận chuyển khí. - Tạo sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2. 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ Câu hỏi 3: (4 điểm) a. Ứng động khác hướng động ở những điểm nào? b. Hãy giải thích hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi có kích thích? Nêu vai trò của hướng động và ứng động đối với đời sống thực vật? c. Người ta tiến hành thí nghiệm như sau: - Cây mầm 1: chiếu sáng một chiều lên bao lá mầm(diệp tiêu) - Cây mầm 2: cắt bỏ đỉnh ngọn, rồi chiếu sang một chiều. - Cây mầm 3 : che tối phần bao lá mầm, chiếu sang một chiều. Hãy cho biết kết quả thu được và giải thích. Đáp án câu 3: a. Phân biệt ứng động và hướng động Điểm Ứng động 0,5đ - Là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. 0,5đ - Phản ứng nhanh 0,5đ - Hoạt động theo nhịp đồng hồ sinh học (ngoại trừ ứng động tiếp xúc) - Ví dụ: Sự nở hoa của hoa mười 0,5đ giờ Hướng động - Là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo 1 hướng xác định. - Phản ứng chậm - Hoạt động không theo nhip đồng hồ sinh học -Ví dụ: Ngọn cây luôn hướng về phía có ánh sáng b. Khi có kích thích sức trương nước của nữa dưới của chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào các mô lân cận làm cho lá trinh nữ bị cụp lại (0,5đ) Vai trò của ứng động và hướng động đối với thục vật: Giúp cây thích nghi đa dạng với những biến đổi của môi trường như ánh sáng, nhiệt độ đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển. (0,5đ) c. - Cây 1: ngọn cây cong về phía ánh sáng do sự quang hướng động. (0.25đ) Bao lá mầm là nơi tổng hợp auxin chủ yếu, có tác dụng kích thích sự giản dài tế bào. Auxin bị quang ôxy hóa nên nồng độ sẽ giảm ở phía có ánh sáng và cao ở phía tối, dẫn đến phía tối sinh trưởng nhanh hơn làm ngọn cây cong về phía có ánh sang. (0.5đ) - Cây 2 và 3 : Không có hiện tượng trên do phần đỉnh ngọn có nhiều auxin nhạy cảm với ánh sáng, nhưng đã bị cắt bỏ hoặc đã bị che tối, không tiếp xúc với ánh sáng. (0.25đ) Câu hỏi 4: (4 điểm) a. Về mặt cấu tạo, ống tiêu hóa của động vật ăn cỏ có gì khác biệt so với ống tiêu hóa của động vật ăn thịt? b.Tại sao các vận động viên muốn nâng cao thành tích trong thi đấu thì thường lên vùng núi cao để luyện tập ngay trước khi dự thi đấu? c. Trình bày sự thích nghi của thận động vật có xương sống đối với môi trường sống? Trả lời: a. Sự khác biệt về mặt cấu tạo ống tiêu hóa của động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt : - Ở miệng có răng nanh(thân co, chân rộng) giúp gặm thức ăn, răng hàm và răng cạnh hàm phẳng có những đường gờ chạy từ trước đến sau giúp nghiền cỏ. (0,5đ) - Có nhiều vi sinh vật cộng sinh do đó mới có thể tiêu thụ đựợc loại thức ăn khó tiêu nhất là chất xơ. (0,25đ) - Ruột dài nên đoạn đường di chuyển của thức ăn trong ống tiêu hóa sẽ dài hơn, có đủ thời gian để biến đổi và hấp thu loại thức ăn khó tiêu. (0,5đ) - Ống tiêu hóa có thể có sự biến đổi đặc trưng cho từng loài phù hợp với chức năng tiêu hóa Xelulô.Ví dụ động vật nhai lại dạ dày có bốn túi, thỏ có manh tràng rất dài, đây là nơi chứa vi sinh vật sống cộng sinh. (0,5đ) b. Tập luyện trên vùng núi cao:Vùng núi cao có nồng độ O2 loãng hơn vùng đồng bằng thấp, nên khi luyện tập trên vùng núi cao thì: (0.25đ) + Hồng cầu tăng số lượng. (0.25đ) + Tim tăng cường độ vận động, cơ tim khỏe, hô hấp khỏe, bền sức. (0.25đ) c. Thay đổi cấu trúc và chức năng của nephron giúp động vật có vú điều hoà thẩm thấu trong các môi trường sống khác nhau. (0.25đ) Động vật có vú sống ở sa mạc, nơi khan hiếm nước, có quai Henlê rất dài, giúp tăng hiệu quả hấp thu nước, nước tiểu thải ra ít và cô đặc. (0.25đ) Hải li kiếm ăn ngâm mình trong nước, do vậy không phải đôi phó với tình trạng thiếu nước.Quai Henlê ngắn nên khả năng cô đặc nước tiểu giảm, nước tiểu thải ra nhiều. (0.25đ) Chim có quai Henlê ngắn hơn so với thú do vậy khả năng cô đặc nước tiểu kém hơn . khắc phục hiện tượg đó chim bảo tồn nước bằng cách thải ra axit uric tốn rất ít nước. (0.25đ) Thận của bò sát không có quai Henlê, khả năng cô đặc nứơc tiểu kém. Khắc phục nhược điểm đó trực tràng có khả năng tái hấp thu nước rất mạnh từ phân và nước tiểu, đồng thời cũng thải ra axit uric tốn rất ít nước. (0.25đ) Cá xương nước ngọt có dịch cơ thể ưu trương so với nước nên nước từ môi trường xung quanh ngấm vào cơ thể qua da và mang. Vì vậy thận có xương thải một lượng lớn nước tiểu rất loãng kèm theo NH3. Cá xương bảo tồn muốn bằng cách tăng cường tái hấp thu muối ở ống thận và hấp thu muối từ nước vào mang. (0.25đ) Câu hỏi 5: ( 4 điểm) a. Quá trình phát triển của bướm trãi qua những giai đoạn nào và chịu sự kiểm soát của hoocmon như thế nào? ?. b.Khi tế bào nhu mô sinh trưởng trong thí nghiệm nuôi cấy mô tạo nên mô sẹo chưa phân chia và chưa phân hóa, muốn cho mô phát triển bình thường tạo rễ, tạo chồi cần một tỉ lệ đặc biệt của hai loại phitôhoocmôn. Đó là hai loại phitôhoocmôn nào? Tỉ lệ bao nhiêu? Trình bày vai trò chủ yếu của chúng. c. Bác sĩ thường khuyên các bà mẹ nên thường xuyên tắm nắng trẻ sơ sinh vào sáng sớm và chiều tối khi cường độ ánh sáng yếu. Điều này có tác dụng gì cho sinh trưởng của trẻ? Đáp án câu 5: a. Quá trình phát triển của bướm trãi qua những giai đoạn sau: Trứng -> sâu non -> nhộng -> bướm. (0.25đ) Có thể những tín hiệu từ môi trường sống và các tín hiệu từ bên trong cơ thể làm cho tế bào não của sâu tăng tiết hoocmon não (0.25đ) Dưới tác dụng của hoocmon não tuyến trước ngực tăng cường tiết ecđixơn kích thích kích thích lớp biểu bì tạo võ kitin ngay dưới lớp võ kitin cũ. (0.25đ) Hoocmon bursico làm cứng võ kitn mới hình thành. (0.25đ)Lớp võ kitin cũ bong ra nhờ các hoocmon khác. (0.25đ) Ecđixơn gây lột xác nhiều lần nhưng do nồng độ juvenin trong máu cao ngăn cản quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm. (0.25đ) khi sâu lớn lên nồng độ juvenin trong máu giảm dần (0.25đ)và khi giảm đến mức giới hạn thì không còn tác dụng ức chế nữa nên ecđixơn kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. (0.25đ) b. Đó là auxin và xitôkinin. (0.25đ)Tỉ lệ thường gặp auxin/xitôkinin = 35/1(). (0.25đ) - Vai trò của auxin: (0.25đ) + Kích thích hình thành và kéo dài rễ: sự nảy mầm. + Kích thích vận động hướng sáng, hướng đất. + Thúc đẩy sự tạo chồi bên. - Vai trò của Xitôkinin: (0.25đ) + Kích thích sự phân chia tế bào chồi(mô phân sinh) + Thúc đẩy sự nẩy mầm và sự ra hoa. +Thúc đẩy sự tạo chồi bên. c. Trẻ con tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối khi cường độ ánh sáng yếu sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển - Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ(0.25đ) - Tia tử ngoại sẽ làm cho tiền vitamin D được chuyển hóa thành vitamin D (0.25đ) - Vitamin D có vai trò trong chuyển hóa canxi hình thành xương, qua đó ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ(0.25đ) - Không nên tắm nắng cho trẻ khi ánh nắng quá mạnh vì nhiều tia cực tím có hại cho sự phát triển của trẻ(0.25đ) KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4 LẦN THỨ XIII TẠI THÀ NH PHỐ HUẾ ĐỀ THI MÔN SINH HỌC - LỚP 11 Thời gian làm bài 180’. Chú ý: Mỗi câu hỏi thí sinh làm trên 01 tờ giấ y riêng biê ̣t Câu 1: (6đ) 1. Màu sắc trên thân động vật có những ý nghĩa sinh học gì? Mỗi một ý nghĩa cho 1 ví dụ. 2. Tại sao nước là môi trường sống thuận lợi cho các thuỷ sinh vật? 3. Trong một hồ nước, tảo cung cấp cho giáp xác 30% và cá mè trắng 20% nguồn năng lượng của mình, cá mương khai thác 20% năng lượng của giáp xác và làm mồi cho cá lóc. Cá lóc tích tụ 10% năng lượng của bậc dinh dưỡng liền kề với nó và có tổng sản lượng quy ra năng lượng là 36000 Kcalo. Tính tổng năng lượng của cá mè trắng? 4. Khảo sát một số loài tại một khu vực của quần xã sinh vật ở cạn, người ta thu được số liệu về 2 loài thỏ và mèo rừng như sau: Loài Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Thỏ 8 7 5 10 Mèo rừng 0 0 0 4 a. Tính độ thường gặp, tần số của các loài trên? b. Nhận xét độ thường gặp, tần số của các loài trên? Câu 2: (3đ) 1. Gỉa sử một mạch đơn ADN có tỷ lệ A + G / T + X = 0, 25 thì tỷ lệ này ở mạch bổ sung và trên cả phân tử là bao nhiêu? 2. Một gen cấu trúc trong tế bào nhân chuẩn có chứa 720 cặp nuclêôtit sẽ có thể chứa đủ thông tin để mã hoá cho một mạch polypeptit có: a. Khoảng chừng 480 axit amin. b. Đúng 240 axit amin. c. Hơn 240 axit amin. d. Không tới 240 axit amin. Chọn và giải thích câu đúng? 3. Xác định câu nào sau đây đúng hoặc sai. Giải thích. a. Ở sinh vật nhân chuẩn, có nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cấu trúc phân tử ADN, tARN và rARN. b. Cấu trúc bậc 4 của Prôtêin là một chuỗi polypeptit xoắn cuộn phức tạp trong không gian. Câu 3 ( 3đ) 1.Xét trong một quần thể gen thứ nhất gồm 2 alen, nằm trên cặp NST thứ nhất. Gen thứ 2 gồm 3 alen, nằm trên cặp NST thứ hai. Gen thứ ba gồm 4 alen, nằm trên cặp NST khác. a. Có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể ? b. Nếu như mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và ở cặp gen thứ nhất trội lặn không hoàn toàn thì tỷ lệ phân tính kiểu hình ở đời con sẽ như thế nào khi lai giữa hai cơ thể có kiểu gen AaBbDd x AabbDd. 2. Xét kiểu gen Ab/aB của một cơ thể, nếu biết trong quá trình giảm phân đã có 5% số tế bào xảy ra trao đổi đoạn tại một điểm và có hoán vị gen. Xác định tỷ lệ các loại giao tử được tạo ra? Câu 4 (3đ) 1. Sự khác nhau giữa tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào. Cho biết những ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá so với trong túi tiêu hoá? 2. Hệ tuần hoàn kín xuất hiện từ giun đốt. Theo em chân khớp (xuất hiện sau giun đốt trong quá trình tiến hoá ) có hệ tuần hoàn kín hay hở? Giải thích 3. Nguyên nhân nào giúp cho hoạt động trao đổi khí của cá xương đạt hiệu quả cao trong môi trường nước? Câu 5( 5đ) 1. Ở cà chua gen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn, gen d quy định quả vàng. Trên lô đất A người ta gieo giống cà chua quả đỏ thuần chủng làm cây bố, trên lô đất B người ta gieo giống cà chua quả vàng làm cây mẹ. a. Trình bày các thao tác lai. b. Khi thu hoạch quả ở lô đất B, tỷ lệ màu quả thu được là bao nhiêu? Giải thích. c. Tiếp tục đem hạt cà chua ở lô đất B nói trên gieo vào lô đất C. Sau khi cây trưởng thành cho tạp giao, màu quả thu được ở lô đất C có tỷ lệ như thế nào? Giải thích. 2. Ở ong mật, gen A quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với gen a quy định cánh ngắn, gen B quy định cánh rộng là trội hoàn toàn so với gen b quy định cánh hẹp. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và xảy ra trao đổi chéo. P: ong cái cánh dài, rộng x ong đực cánh ngắn, hẹp F1: 100% cánh dài, rộng. a. Cho biết kiểu gen của P ? b. Cho F1 tạp giao,ở F2 ong đực, ong cái có những kiểu hình như thế nào? c. Nếu phép lai trên không phải là ong mật mà là ruồi giấm thì kết quả F2 giống hay khác so với phép trên? Tại sao? ------- Hết -------- KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4 LẦN THỨ XIII TẠI THÀ NH PHỐ HUẾ ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN SINH HỌC - LỚP 11 Câu I: (6đ) 1. 0, 5 đ - Bảo vệ: màu sắc phù hợp với môi trường. VD. 0, 5 đ - Báo hiệu: màu sắc nổi bật, có tuyến độc, có mùi hôi. VD. 0,5 đ - Gỉa trang, mô phỏng: giống đối tượng bắt chước về màu sắc, hình dạng. VD. 2. 0, 5 đ - Nước có nhiệt dung riêng rất lớn, truyền nhiệt kém nên có tính ổn định cao. 0, 5 đ - Nước có khả năng hoà tan rất nhiều chất: các chất dinh dưỡng, khí O2,.... nên nước là nơi khai thác thức ăn, khí O2, CO2,.. do đó trở thành môi trường sống thuận lợi cho các loài thuỷ sinh vật. 0, 5 đ - Nước luôn vận động nên mang O 2, thức ăn cho những loài sống cố định và giúp chúng phát tán nòi giống. 3. 0, 25 đ - Năng lượng tích tụ trong cá mương: 36000 x 100/10 = 360.000 Kcalo. 0, 25 đ -Năng lượng tích tụ trong giáp xác: 360.000 x 100/20 = 180. 104 Kclao. 0, 25 đ -Năng lượng tích tụ ở tảo: 180. 104 x 100/ 30 = 6. 106 Kclao. 0, 25 đ -Năng lượng cá mè trắng khai thác từ tảo: 6.106 x 20/100 = 12.105 Kcalo. 4. 0, 25 đ - Độ thường gặp ở thỏ: 4 x100/4 = 100%. 0, 25 đ - Độ thường gặp ở mèo rừng: 1 x 100/4 = 25%. 0, 25 đ - Tần số thường gặp ở thỏ: ( 8 + 7 +5 + 10) / ( 8 + 7 +5 + 10 + 4) x 100 = 88, 2%. 0, 25 đ - Tần số thường gặp ở mèo rừng: 4 / ( 8 + 7 +5 + 10 + 4) x 100 = 11, 8%. * Nhận xét 0, 5 đ - Thỏ có độ thường gặp 100% nên là loài thường gặp và là loài có tần số cao. 0, 5 đ - Mèo rừng có độ thường gặp là 11,8% nên là loài ngẫu nhiên và là loài có tần số thấp. Câu 2: (3đ) 1. (1đ) 0, 5 đ - Tỷ lệ các loại nuclêôtit: trong mạch đơn, theo nguyên tắc bổ sung: (A1 + G1) / ( T1 + X1) = ( T2 + X2)/ (A2 + G2) = 0, 25. a (A2 + G2)/ ( T2 + X2) = 4. 0, 5 đ - Trong cả phân tử : (A + G) / ( T + X) = 1. 2.(1đ) 0, 5 đ - chọn câu D. 0, 25 đ - Do có mã mở đầu, mã kết thúc. 0, 25 đ - Do có các đoạn intron. 3. (1đ) a. 0, 25 đ - Đúng 0, 25 đ - cả 3 loại đó đều có liên kết Hiđrô. b. 0, 25 đ - Sai. 0, 25 đ - Prôtêin bậc 4 có từ 2 chuỗi polypeptit trở lên.. Câu 3: (3đ) 1. (1,5đ) a. 0, 25 đ - Cặp gen thứ nhất có 3 kiểu gen. 0, 25 đ - Cặp gen thứ hai có 6 kiểu gen. 0, 25 đ - Cặp gen thứ ba có 10 kiểu gen. 0, 25 đ - Số loại kiểu gen trong quần thể: 3 x 6 x10 = 180. b. 0, 5 đ - Tỷ lệ phân ly kiểu hình ở đời con: ( 1:2:1) (1:1) (3:1). 2.(1,5đ) Xét kiểu gen Ab/aB của một cơ thể: 0, 5 đ - 5% tế bào Ab/aB có hoán vị gen sẽ tạo ra 4 loại giao tử: Ab = aB = AB = ab = 1,25%. 0, 5 đ - 95% tế bào Ab/aB không hoán vị gen sẽ tạo ra: Ab = aB = 47,5%. 0, 5 đ a cơ thể đó tạo ra 4 loại giao tử đó là: Ab = aB = 48,75% và AB = ab = 1,25%. Câu 4: (3đ) 1. (1, 25đ) 0, 25 đ - Tiêu hoá nội bào là tiêu hoá thức ăn ở bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hoá hoá học trong không bào tiêu hoá nhờ hệ thống enzim. 0, 25 đ - Tiêu hoá ngoại bào là tiêu hoá thức ăn bên ngoài tế bào, thức ăn có thể được tiêu hoá hoá học trong túi tiêu hoá hoặc đuợc tiêu hoá cả về mặt cơ học và hoá học trong ống tiêu hoá. 0, 75 đ - Ưu điểm: + Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hoá không bị trộn lẫn với chất thải. Còn thức ăn trong túi tiêu hoá bị lẫn bởi chất thải. + Trong ống tiêu hoá dịch tiêu hoá không bị hoà loãng, còn trong túi tiêu hoá dịch tiêu hoá bị hoà lẫn với nước. + Thức ăn đi theo một chiều. Ống tiêu hoá hình thành các bộ phận tiêu hoá thực hiện các chức năng khác nhau: tiêu hoá cơ học, hoá học, hấp thụ thức ăn trong khi đó túi tiêu hoá khôngcó sự chuyên hoá như trong ống iêu hoá. 2.(0,75đ) . (0,75đ)- Côn trùng có hệ tuần hoàn hở. Do côn trùng tiến hành trao đổi khí qua hệ thống ống khí. Các ống khí phân nhánh trực tiếp đến từng tế bào. Do đó côn trùng không sử dụng để cung cấp O2 cho tế bào và thải CO2 ra khỏi cơ thể. 3.(1đ) 0, 5 đ - Bề mặt trao đổi khí rộng, mỏng, ẩm ướt , có nhiều mao mạch, có sắc tố hô hấp, có sự lưu thông khí. 0, 25 đ - Sự hoạt động nhịp nhàng của xương nắp mang và miệng tạo dòng nước chảy một chiều liên tục từ miệng đến mang. 0, 25 đ - cách sắp xếp mao mạch trong mang giúp máu chảy trong mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch. Câu 5: (5đ) 1. (2,5đ) a) Các thao tác lai: 0, 25đ - Sau khi gieo, tiến hành khử nhị trên các cây mẹ ở lô đất B. Việc khử nhị phải tiến hành khi hoa còn nụ chưa tự thụ phấn ( bao phấn còn màu trắng). 0, 25đ - Sau khi khử nhị, phải bao các hoa đã khử bằng túi cách ly. Cắt bỏ hoàn toàn các hoa chưa khử nhị. 0, 5đ - Khi hoa cây mẹ đã nở, nhuỵ hoa có màu xanh thẳm và có dịch nhờn thì tiến hành thụ phấn. Dùng bút lông sạch lấy các hạt phấn của cây bố ở lô đất A đưa vào nhuỵ các hoa ở cây mẹ đã khử nhị ở lô đất B, sau đó bao bằng túi cách ly, chăm sóc chờ thu hoạch. b) 0, 75đ - Tỷ lệ màu quả thu được ở lô đất B là 100% màu vàng. Vì cây mẹ là giống quả vàng, còn hạt F1 đang ở trong quả của cây mẹ. 0, 75đ - Tỷ lệ màu quả thu được ở lô đất C là 100% quả đỏ. Vì đây là quả của cây F1 nghiệm đúng định luật 1 của Menden. 2. (2, 5đ) a. - P khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính → P thuần chủng. - Kiểu gen của P 0, 25đ - Ong cái cánh dài, rộng: AB/AB. 0, 25đ - Ong đực cánh ngắn, hẹp: ab. 0, 5đ b. P: AB/ AB x ab. Gp: AB ab. F1: AB/ab (ong cái cánh dài, rộng); AB (ong đực cánh dài, rộng) GF1: AB, Ab, aB, ab AB 0,25đ F2 Ong cái: AB/ AB, AB/ab, AB/aB, AB/ Ab. cánh dài, rộng 0, 25đ Ong đực: AB cánh dài, rộng ab cánh ngắn, hẹp aB cánh ngắn, rộng Ab cánh dài, hẹp c. 0,25đ - Ruồi giấm không có hiện tượng trinh sản. 0,25đ - Ruồi giấm F1 dị hợp tử 2 cặp gen, khi lai thì F2 sẽ có 4 kiểu hình tỷ lệ khác n ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG – SINH HỌC 11 Năm học: 2013 – 2014 ĐỀ SỐ 1 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phòng GD&ĐT Liên Thành Câu 1: Nêu các cơ chế dẫn truyền các chất qua màng, cho ví dụ. Câu 2: Hãy so sánh các giai đoạn đường phân, chu trình Crep và giai đonaj truyền điện tử trong hô hấp. Câu 3: Hãy phân tích sự biến đổi hình thái của nhiễm sắc thể qua các kì của quá trình nguyên phân mang tính chu kì. Câu 4: Lập bảng so sánh các đặc điểm hình thái, giải phẩu, sinh lí, hóa sinh cảu các nhóm thực vật C3, C4 và CAM. Từ đó rút ra nhận xét gì? Câu 5: Ở ruồi giấm, gen A quy định mắt màu đỏ và gen B quy định cánh bình thường. Các tính trạng lặn tương phản là mắt màu lựu và cánh xẻ. Khi tiến hành lai giữa hai cá thể ruồi giấm thu được kết quả sau: Ruồi cái F1: 50% mắt đỏ, cánh bình thường: 50% mắt đỏ, cánh xẻ. Ruồi đực F1: 42% mắt đỏ, cánh xẻ: 42% mắt màu lựu, cánh bình thường: 8% mắt đỏ, cánh bình thường: 8% mắt màu lựu, cánh xẻ. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai. Biết rằng hai gen quy định các tính trạng này liên kết với nhau trong quá trình di truyền. Câu 6: Một gen có mạch mã gốc với 15% Xytôzin so với số nucleôtit của mạch. Gen này tiến hành nhân đôi đã cần môi trường cung cấp 9000 nuclêôtit, trong đó có 2700 Adênin. Phân tử mARN sinh ra từ gen đó có 20% Adênin. Biết rằng số lần sao mã của các gen bằng nhau, phân tử prôtêin hoàn chỉnh được tổng hợp có số lượng axit amin nằm trong giới hạn 298 đến 498 và trong toàn bộ quá trình giải mã thì tổng số axit amin đã cấu trúc nên các phân tử prôtêin hoàn chỉnh là 498000 axit amin. TaiLLieu.VN Page 1 a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu? b. Số lần sao mã của mỗi gen con là bao nhiêu và số ribôxôm trượt trên 1 ARN? TaiLLieu.VN Page 2 ĐÁP ÁN Câu 1: Các cơ chế dẫn truyền các chất qua màng, cho ví dụ. Quá trình 1. Không hiệu: Con đường Trực tiếp Trực tiếp - Sự thẩm thấu Túi màng - Nội thấm bào bào, Ví dụ đặc - Sự khuếch tán (thực bào) Cơ chế vận chuyển ẩm Sự vận chuyển ngẫu nhiên Sự vận chuyển của của phân tử sẽ dẫn đến sự di ôxi vào tế bào. chuyển của các phân tử theo hướng đến vùng có nồng độ thấp hơn. Sự khuếch tán của nước qua Khi đặt tế bào vào màng. trong nước cất. Các chất được ấn sâu vào Sự tiêu hóa vi màng và được màng bao khuẩn của bạch quanh và tạo thành một túi. cầu, sự nuôi dưỡng Túi màng dung hợp với tế bào trứng. màng sinh chất và tống các Sự tiết chất nhầy. chất chứa ra ngoài. Túi màng - Ngoại thấm bào 2. Đặc hiệu: - Sự khuếch tán nhanh Kênh prôtein Phân tử được liên kết với prôtein trên màng và được vận chuyển qua màng theo hướng có nồng độ thấp Sự vận chuyển glucôzơ vào tế nhất. bào. Kênh prôtein tiêu thụ năng lượng để bơm ion Na+ ra ngoài màng ngược gradien nồng độ. Kênh prôtein tiêu thụ năng Truyền xung thần TaiLLieu.VN Page 3 lượng để bơm prôton ra kinh. ngoài màng ngược gradien nồng độ. - Bơm natri - kali - Bơm prôton Tong quá trình hô hấp của ti thể, prôton được bơm từ chất nền ra. Kênh prôtein Câu 2: So sánh giai đoạn đường phân, chu trình Crep và giai đoạn truyền điện tử trong hô hấp: a. Giống nhau: - Đều xảy ra các giaia đoạn phân giải các chất trong hoạt động hô hấp. - Đều có sự xúc tác của các enzim. - Đều có sự tham gia của các chất chuyển điện tử NAD. - Đều có sự tạo thành năng lượng ATP. b. Khác nhau: Đường phân Chu trình Crep Truyền điện tử - Xảy ra trong tế bào - Xảy ra trong chất nền - Xảy ra ở màng trong của chất. của ti thể. ti thể. - Nguyên liệu là axit - Nguyên liệu là hiđrô tạo piruvic được hoạt hóa bởi ra từ quá trình phân giải - Nguyên liệu mở đầu là côenzim A. trước đó. glucôzơ. - Sản phẩm tạo ra là khhis - Sản phẩm tạo ra là nước. - Sản phẩm tạo ra là axit CO2. piruvic. - Không có sựtham gia - Có sự tham gia trực tiếp của ôxi (điều kiện yếm - Có sự tham gia của ôxi của ôxi (điều kiện hiếu khí). (điều kiện hiếu khí). khí). TaiLLieu.VN Page 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan