Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Vật lý Chuyên đề dạy bồi dưỡng vật lý 10...

Tài liệu Chuyên đề dạy bồi dưỡng vật lý 10

.PDF
53
8443
55

Mô tả:

CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Th.S: NGUYỄN VĂN ĐỨC – 0902103775 – FACEBOOK: NGUYỄN VĂN ĐỨC GV Nội dung: - 1.1. Chuyển động thẳng đều. - 1.2. Chuyển động thẳng biến đổi đều. - 1.3. Sự rơi tự do. - 1.4. Chuyển động tròn đều. - 1.5. Tính tương đối của chuyển động. CHUYÊN ĐỀ 1: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU A. LÍ THUYẾT: Hà Nội I. CHUYỂN ĐỘNG CƠ 1. Chuyển động cơ - Chuyển động cơ là sự dời chỗ của vật theo thời gian. 2. Chất điểm - Chất điểm hoặc khối điểm là một khái niệm trong vật lý chỉ những vật có khối lượng đáng kể nhưng kích thước có thể bỏ qua trong quá trình khảo sát các tính chất vật lý của chúng. Hà Nam - Chất điểm khác với "điểm" trong toán học vì ngoài tính chất hình học như một điểm, nó còn gắn với các tính chất vật lý như khối lượng. Khối điểm có khối lượng riêng lớn vô hạn. 3. Quỹ đạo của chất điểm - Là tập hợp các vị trí do chất điểm chuyển động tạo ra. Quỹ đạo chuyển động có hình dạng xác định. 4. Xác định vị trí của một chất điểm - Cần chọn 1 vật làm mốc, 1 chục tọa độ gắn với vật làm mốc và xác định các tọa độ của vật đó. 5. Xác định thời gian - Ta cần chọn mốc thời gian và 1 cái đồng hồ 6. Hệ quy chiếu HQC = HTĐ với vật mốc + ĐH và gốc thời gian CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Th.S: NGUYỄN VĂN ĐỨC – 0902103775 – FACEBOOK: NGUYỄN VĂN ĐỨC GV II. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU 1. Độ dời - quãng đường đi - Véctơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của chất điểm, nếu Chiều chuyển động chuyển động trên một đường thẳng thì độ dời có giá trị đại số trên trục đã chọn V (1.1) x  x  x0 - Quãng đường đi: Là chiều dài phần quĩ đạo mà vật đã vạch ra trong chuyển động 2. Vận tốc trung bình và tốc độ trung bình +  Vận tốc trung bình: v x t x t x0 t0 (1.2) x là độ dời chất điểm (vật) đi được trong thời gian t +  Tốc độ trung bình: V  S S1  S 2  S 3  ...  S n  t t1  t 2  t 3  ...  t n (1.3) s là tổng quãng đường vật đi được trong tổng thời gian t Chú ý : * Quãng đường đi có giá trị bằng độ dời khi vật chỉ chuyển động theo một chiều dương (s = x ) 3. Vận tốc tức thời +  v  x khi ∆t → 0 t (1.4) 4. Các phương trình chuyển động thẳng đều a. Phương trình chuyển động: x = x0 + vt (1.5) nếu vật xuất phát từ gốc tọa độ thì x0 = 0  x = vt * Đường đi: s = vt * Nếu t0 ≠ 0 thì x = x0 + v(t - t0) b. Phương trình vận tốc: v = const 5. Đồ thị của chuyển động thẳng đều 2 CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Th.S: NGUYỄN VĂN ĐỨC – 0902103775 – FACEBOOK: NGUYỄN VĂN ĐỨC GV a. Đồ thị tọa độ (x - t) - Đồ thị tọa độ thời gian của chuyển động thẳng đều có dạng thẳng. + Nếu V > 0 đồ thị có dạng như ( hình 1) + Nếu V < 0 đồ thị có dạng như ( hình 2 ) - Trong chuyển động thẳng đều vận tốc có giá trị bằng hệ số góc của đường biểu diện tọa độ - thời gian tan   x  x0 v t (1.6) b. Đồ thị vận tốc (v – t) - Do v = constant nên đồ thị vận tốc là đường nằm ngang song song với trục thời gian ( hình 3 ) x x x0 x0 O α α Hình 1 t O Hình 2 t Hình 3 Chú ý dạng toán: - Viết phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm biết 2 điểm (x1 , t1 );(x 2 , t 2 ) + Tại điểm (x1 , t1 ) : x1  x 0  vt1 + Tại điểm (x 2 , t 2 ) : x 2  x 0  vt 2 Giải hệ phương trình trên ta được phương trình chuyển động. ------------------------------------------------B. BÀI TẬP:-----------------------------------------Phương pháp : Bước 1 : Xác định loại chuyển động của vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương hay ngược chiều dương Bước 2 : Chọn chiều dương thường là chiều chuyển động của 1 vật nào đó, gốc thời gian, gốc tạo độ 3 CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Th.S: NGUYỄN VĂN ĐỨC – 0902103775 – FACEBOOK: NGUYỄN VĂN ĐỨC GV  Tính x0 , t0, v rồi thay vào phương trình x  x 0  vt Bước 3 : Thực hiện các tính toán mà đầu bài yêu cầu :  Vị trí hai vật gặp nhau thì cho : x1 = x2  tính được thời gian và vị trí hai vật gặp nhau  Khoảng cách giữa hai vật : x = |x1 - x2|  Vẽ đồ thì đối với dạng toán vật chuyển động thẳng đều ta chí có 2 kiểu đồ thị như sau :  Đồ thị tọa độ - thời gian (x - t) xuất phát từ x0 giống dạng ( y = ax+b)   Đồ thị vận tốc - thời gian (v - t) ; (v = const) giống dạng đồ thị hàm hằng y = const Lưu ý : Khi vẽ đồ thị của nhiều vật các em nhớ vẽ trên cùng 1 hình (đồ thị) DẠNG 1: VẬN TỐC VÀ ĐƯỜNG ĐI TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU A. Phương pháp : - Quãng đường vật đi được : s = vt - Xác định hướng của vật tốc và vẽ các vecto vận tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của chúng - Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường, ta cũng chỉ sử dụng công thức v = s/t Chú ý : Hướng của chuyển động Bài tập ví dụ: VD1: Một ôtô tải và một môtô chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng. Nếu hai xe đi ngược thì sau 10 phút khoảng cách giữa chúng giảm đi 15km. Nếu hai xe đi cùng chiều thì sau 10 phút khoảng cách giữa hai chúng chỉ giảm 5km. Tính tốc độ trung bình của mỗi xe ? Hướng dẫn: Quãng đường mỗi xe đi được trong thời gian t là: s = vt. ❶. Khi hai xe đi ngược chiều trong khoảng thời gian t1 = 1/6h ta có: s1 + s2 =15km → v1 + v2 = 90 Km/h (1) ❷. Khi hai xe đi cùng chiều trong khoảng thời gian t2 = 1/6h ta có: s1 − s2 = 5 km → v1 − v2 = 30 Km/h (2) ❸. Giải hpt (1) và (2) ta tìm được: v1 = 60km/h ; v2 = 30km/h. 4 CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Th.S: NGUYỄN VĂN ĐỨC – 0902103775 – FACEBOOK: NGUYỄN VĂN ĐỨC GV Bài 1: Một ôtô chuyển động với vận tốc 36km/h và một xe đạp chuyển động với vận tốc 2m/s theo hai đường vuông góc với nhau a. Hãy vẽ trên cùng một hình các vectơ vận tốc của hai xe b. So sánh quãng đường mà các xe đi được trong cùng một khoảng thời gian. Bài 2: Hai vật chuyển động thẳng đều xuất phát từ cùng một điểm với vận tốc lần lượt là v1= 15m/s và v2 = 36km/h. Hướng chuyển động của hai vật hợp với nhau một góc 600 a. Vẽ trên cùng một hình vẽ vận tốc của hai vật b. Tìm khoảng cách của hai vật sau 4s kể từ lúc chuyển động Bài 3: Hai vật cùng chuyển động đều trên một đường thẳng. Vật thứ nhất đi từ A đến B trong 8s. Vật thứ hai cũng xuất phát từ A cùng lúc với vật thứ nhất nhưng đến B chậm hơn 2s. Biết AB = 32m a. Tính vận tốc của các vật b. Khi vật thứ nhất đến B thì vật thứ hai đã đi được quãng đường bao nhiêu? Bài 4: Hai vật xuất phát cùng một lúc chuyển động trên cùng một đường thẳng với các vận tốc không đổi v1 = 15m/s và v2 = 24m/s theo hai hướng ngược nhau để gặp nhau. Khi gặp nhau quãng đường vật thứ nhất đi được là s 1 = 90m. Xác định khoảng cách ban đầu giữa hai vật Bài 5: Một xe đạp đi nửa đoạn đường đầu tiên với vận tốc trung bình v 1 = 12km/h và đi hết nửa quãng đường còn lại với vận tốc trung bình v 2 = 20km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường ? Đs: v = 15km/h Bài 6: Hai ôtô chuyển động đều khởi hành cùng lúc ở hai bến cách nhau 100km nếu chúng đi ngược chiều thì sau 1h sẽ gặp nhau. Nếu chúng đi cùng chiều thì sau 4h đuổi kịp nhau. Tính vận tốc của mỗi xe ? ( Làm bằng 2 cách, VL8, VL10) Đs: v1 = 62,5 km/h ; v2 = 37,5 km/h Bài 7*: Một người đi từ A đến B theo chuyển động thẳng. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với vận tốc trung bình là 16km/h. Trong nửa thời gian còn lại, người ấy đi với vận tốc 10km/h và sau đó đi bộ với vận tốc 4km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường 5 CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Th.S: NGUYỄN VĂN ĐỨC – 0902103775 – FACEBOOK: NGUYỄN VĂN ĐỨC GV HD: Gọi cả đoạn đường AB là 2s, v = 2s/t ; t = t1 + t2 ; t2  v  v 10  4 s2 ;v2tb  2 3  v2tb 2 2 Đáp số: 9,7km/h Bài 8: Tại điểm xuất phát trên quãng đường thẳng, có hai xe ôtô xuất phát đồng thời với vận tốc không đổi v 1 và v2 (v1 > v2 ). Sau một giờ khoảng cách giữa hai xe là 20km nếu chạy cùng chiều và là 140km nếu chạy ngược v(m/s) chiều. Tính v1 và v2 Bài 9: Một vật chuyển động theo ba giai đoạn như trên ( hình 9 ). Giai đoạn 1 vật có tốc độ 10 m/s, giai đoạn 2 22 là 14 m/s và giai đoạn 3 là 22 m/s. 14 a. So sánh quãng đường mà vật đi được trong mỗi giai 10 đoạn O 5 b. Tìm quãng đường mà vật đi được trong cả ba giai 15 22.5 t(s) Hình 9 đoạn Bài 10: Một chiến sĩ dùng súng bắn vào bia biết rằng s1 thời gian từ khi bắn cho đến khi đạn trúng bia là 0,45s, từ lúc bắn đến lúc nghe thấy tiếng đạn nổ là trúng mục tiêu là 2s. s2 Tính : a. Khoảng cách từ chỗ bắn đến bia t1 Hình bt 12 b. Vận tốc của viên đạn Coi như đạn chuyển động thẳng đều. Biết vận tốc truyền âm v (m/s) trong không khí là 340m/s Bài 11: Trên một tuyến xe buýt các xe coi như chuyển động 15 thẳng đều với vận tốc 54km/h, hai chuyến xe liên tiếp khởi hành cách nhau 15min. Một người đi xe máy theo chiều ngược lại gặp hai chuyến xe buýt liên tiếp trên cách nhau một khoảng thời gian 20 phút. Tính vận tốc của người đi xe máy ( O Hình 14 (s) coi như là chuyển động thẳng đều) Hình bt 16 6 t CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Th.S: NGUYỄN VĂN ĐỨC – 0902103775 – FACEBOOK: NGUYỄN VĂN ĐỨC GV Bài 12: Hai vật xuất phát cùng một lúc tại cùng một điểm chuyển động đều trên cùng một đường thẳng có đường đi thay đổi theo thời gian như ( hình bt 12 ). Dựa vào đồ thị hãy 3 a. So sánh vận tốc của hai vật, biết s1 = 2s2 và t2 = t1 2 b. Biết vận tốc của vật thứ nhất là 12 m/s. Tìm khoảng cách giữa hai vật tại thời điểm t = 8s Bài 13: Một vật chuyển động trên đường thẳng từ A đến B trong thời gian 20s. Trong 1 đoạn đường đầu vật chuyển động với vận tốc v1, thời gian còn lại vật tăng 3 tốc chuyển động với vận tốc v2 = 3v1, trong thời gian này quãng đường vật đi được là s2 = 60m. Tính vận tốc v1 và v2 Bài 14: Trên hình vẽ (hình bt 14) là đồ thị vận tốc theo thời gian của một vật chuyển động thẳng đều. Tính quãng đường vật đi được từ thời điểm t 1 = 2s đến thời điểm t2 = 10s. Giá trị của quãng đường nói trên được thể hiện như thế nào trên đồ thị Bài 15: Khi hắt hơi mạnh mắt có thể nhắm lại trong 0,50 giây. Nếu bạn đang lái xe với tốc độ 90 km/h thì xe chạy được bao nhiêu trong thời gian này ? Bài 16: Cầu thủ bóng chày Roger Clemens của đội Red sox Boston có thể ném bóng với tốc độ ngang là 160 km/h. Hỏi sau bao lâu quả bóng đến được bảng đích cách nơi ném là 18,4 mét ? Bài 17: Một chiếc xe chạy lên đồi với vận tốc 40 km/h rồi chạy xuống đồi với vận tốc 60 km/h. Tính tốc độ trung bình cho toàn bộ đường đi. Bài 18: Năm 1946 người ta đo khỏang cách từ Trái Đất đến Mặt trăng bằng kĩ thuật phản xạ sóng radar. Tín hiệu radar phát đi từ Trái Đất với vận tốc c = 3.10 8 m/s phản xạ trên bề mặt mặt trăng và trở lại trái đất. Tín hiệu phản xạ được ghi nhận sau 2,5s kể từ lúc truyền. Coi trái đất và mặt trăng có dạng hình cầu bán kính lần lượt là R = 6400 km, r = 1740 km. Hãy tính khoảng cách d giữa hai tâm. a Đs: d = 383140 km Bài 19: Một chiếc xe tải đi được 150 km trong 2 giờ, rồi nghỉ 1 giờ sau đó đi được 120 km trong 2 giờ nữa. v d Hình bt 20 7 CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Th.S: NGUYỄN VĂN ĐỨC – 0902103775 – FACEBOOK: NGUYỄN VĂN ĐỨC GV Tính tốc độ trung bình của xe ? Bài 20: Ô tô chở khách chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 54 km/ h. Một hành khách cách ô tô đoạn a = 400 m và cách đường đoạn d = 80 m, muốn đón ô tô như bên ( hình bt 20). Hỏi người đó phải chạy theo hướng nào với vận tốc nhỏ nhất là bao nhiêu để đón được ô tô ? Đs: vmin = 10,8 km/h Bài 21*: Một xe buýt chuyển động thẳng đều trên đường với vận tốc v1=16m/s. Một hành khách đứng cách đường đoạn a = 60 m. Người này nhìn thấy xe buýt vào thời điểm xe cách người một b a khoảng b = 400 m. ( hình bt 21) a. Hỏi người này chạy theo hướng nào để tới đường cùng v1 Hình bt 21 lúc hoặc trước khi xe buýt tới đó biết rằng vận tốc đều của người là v2 = 4 m/s b. Nếu muốn gặp được xe với vận tốc nhỏ nhất thì người phải chạy theo hướng nào?Vận tốc nhỏ nhất là bao nhiêu ? Đs: a. 370 45/    143015/ ; b v2min = 2,4 m/s Bài 22: Một người đứng tại A trên một bờ hồ. Người này muốn tới B trên mặt hồ nhanh nhất. Cho các khoảng Hình bt 22 cách như hình vẽ. Biết rằng người này có thể chạy thẳng dọc theo bờ hồ với vận tốc v2 và bơi thẳng với vận tốc v1. hãy xác định cách mà người này phải theo: - Hoặc bơi thẳng từ A đến B - Hoặc chạy dọc theo bờ hồ một đoạn rồi sau đó bơi thẳng tới B. Biết v1 0 + Vật nằm bên trái gốc tọa độ x0 < 0 a D x 0D  a b OU C x 0U  0 x 0C  b ⍟ Còn đối với vận tốc + Nếu v > 0 : Vật chuyển động theo chiều dương 9 CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Th.S: NGUYỄN VĂN ĐỨC – 0902103775 – FACEBOOK: NGUYỄN VĂN ĐỨC GV + Nếu v < 0 : Vật chuyển động theo chiều âm ⍟ Đối với thời gian t0: t0 = tchuyển động – tgốc B. Bài tập: Bài 1: Vào lúc 7 giờ sáng một xe hơi đi Hà Nội với vận tốc 60 km/h qua Hà Nam đến Ninh Bình. Biết Hà Nội cách Hà Nam 60 km, Hà Nam cách Nính Bình 30 km. Viết phương trình chuyển động của xe hơi trong các trường hợp sau. Coi rằng Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình cùng nằm trên một đường thẳng. a. Chọn chiều dương là chiều từ Hà Nội đến Hà Nam, gốc tọa độ tại Hà Nội, gốc thời gian là lúc 7 giờ. b. Chọn chiều dương là chiều từ Hà Nội đến Hà Nam, gốc tọa độ tại Hà Nam, gốc thời gian là lúc 8 giờ. c. Chọn chiều dương là chiều từ Hà Nội đến Hà Nam, gốc tọa độ tại Ninh Bình, gốc thời gian là lúc 6 giờ. d. Chọn chiều dương là chiều từ Hà Nam đến Hà Nội, gốc tọa độ tại Hà Nội, gốc thời gian là lúc 7 giờ. e. Chọn chiều dương là chiều từ Hà Nam đến Hà Nội, gốc tọa độ tại Hà Nội, gốc thời gian là lúc 8 giờ. g. Chọn chiều dương là chiều từ Hà Nam đến Hà Nội, gốc tọa độ tại Hà Nội, gốc thời gian là lúc 6 giờ. Bài 2: Chất điểm chuyển động có phương trình như sau, trong đó x được tính bằng m, thời gian được tính bằng giây. a. x = 20 + 5 ( t – 10 ) b. x = -5 + 10t c. x = t – 10 d. x = - 10 + 8 ( t + 20 ) Xác định tọa độ ban đầu, vận tốc và tìm vị trí của chất điểm đi được trong 5 giây, 10 giấy, 30 giây. Bài 3: Một chất điểm chuyển động thẳng đều theo trục Ox có phương trình chuyển động dạng : x = 40 + 5t ( trong đó x tính bằng mét, thời gian tính bằng giây ). a. Hãy xác định vị trí ban đầu, vận tốc và chiều chuyển động ( đặc điểm của chuyển động ). b. Định vị trí của vật tại thời điểm t = 15 s. c. Tìm quãng đường trong khoảng thời gian t1 = 10 s đến thời gian t2 = 30 s. 10 CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Th.S: NGUYỄN VĂN ĐỨC – 0902103775 – FACEBOOK: NGUYỄN VĂN ĐỨC GV Bài 4 : Một xe máy chuyển động theo trục Ox có phương trình dạng : x = 60 – 45(t 2), trong đó x tính bằng km, thời gian tính bằng giờ. a. Xe máy chuyển động dọc theo chiều dương, hay chiều âm của trục tọa độ ? b. Tìm thời điểm xe máy đi qua gốc tọa độ ? c. Tìm quãng đường mà xe máy đi được trong 30 phút kể từ lúc bắt đầu chuyển động ? Bài 5 : Lúc 7h30 phút sáng có một ô tô đi qua A với vận tốc 54 km/h chuyển động thẳng đều đến B, biết B cách A 150 km. a. Viết phương trình chuyển động của ô tô. b. Xác định vị trí của ô tô khi vào lúc 8h00. c. Vào lúc mấy giờ thì ô tô đến điểm B. Bài 6 : Lúc 6h sáng một người khởi hành từ A chuyển động thẳng đều đến B với tốc độ 20 km/h. a. Lập phương trình chuyển động của người. b. Vào lúc 9h00 thì người đó ở vị trí nào ? c. Người đó cách A 40 km vào lúc mấy giờ ? Bài 7: Một xe chuyển động từ thành phố A đến thành phố B với tốc độ 40 km/h. Xe xuất phát từ vị trí cách A 10 km, khoảng cách từ A đến B là 130(km). a. Viết phương trình chuyển động của xe ? b. Tính thời gian để xe đi đến B ? Đs: t = 3h Bài 8 : Lúc 8 giờ sáng một người đi ô tô đuổi theo một người đi xe đạp ở cách mình 20 km. Cả hai chuyển động thẳng đều với vận tốc lần lượt là 40 km/h và 10 km/h. a. Viết phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ ? b. Tìm vị trí, thời điểm hai xe gặp nhau ? c. Vẽ đồ thị tọa độ thời gian của hai xe ? Bài 9 : Hai xe chuyển động với phương trình tương ứng là : x1 = 40t ( km ; h ) và x2 = -60t + 150 ( km ; h ). a. Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe trên cùng một trục tọa độ. 11 CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Th.S: NGUYỄN VĂN ĐỨC – 0902103775 – FACEBOOK: NGUYỄN VĂN ĐỨC GV b. Dựa vào đồ thị xác định thời điểm mà hai xe gặp nhau, kiểm tra lại bằng phương pháp đại số ? x(m ) Đs : 1,5h – 60 km. 16 Bài 10 : Cho phương trình chuyển động thẳng đều có dạng tổng quát là : x = x0 + vt ( m ; s ). Hãy lập phương 8 trình chuyển động trong các trường hợp sau. a. Tốc độ chuyển động của vật là 20 m/s. Vật chuyển 0 động theo chiều âm, lúc t = 2 s vật cách gốc tọa đồ về Hình bt 11 phía âm là 60 m. b. Lúc t = 1 s vật cách gốc tọa độ 15 m và lúc t = 4 s vật đi qua gốc tọa độ. 2 t (s) x (km ) 90 H A Đs : a. x = -20t + 100 ; b. x = -5t + 20 Bài 11 : Một vật chuyển động được mô tả bởi đồ thị có dạng như hình vẽ ( hình bt 11 ). Hãy xác định. a. Tính chất của chuyển động ? b. Tốc độ chuyển động của vật ? T 4.5 0 2 3 Hình bt 12 x (m ) t (h) c. Xác định vị trí của vật sau 15 giây ? Bài 12 : Một chất điểm chuyển động trên một đường thẳng theo 3 giai đoạn như hình vẽ ( hình bt 12 ). I 30 N a. Hãy nêu đặc điểm chuyển động trong mỗi giai đoạn và tính vận tốc của chất điểm trong mỗi giai đoạn đó ? b. Lập phương trình chuyển động cho từng giai đoạn đó ?  x 0H  45t, (km, h);0  t  2h  x  90, (km); 2  t  3h Đs : b.  AH  x AT  90  60(t  3), (km, h);3  t  4,5h 0 -10 S 8 12 Hình bt 13 x(m) 45 ② Bài 13 : Một chất điểm chuyển động thẳng đều có đồ thị 300 ① tọa độ thời gian như hình vẽ ( hình bt 13 ). a. Hãy viết phương trình chuyển động của chất điểm ? b. Tính quãng đường vật đi được trong 16 giây ? Đs : b. 70 m E 16 300 0 Hình bt 14 12 t(s) t (s) CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Th.S: NGUYỄN VĂN ĐỨC – 0902103775 – FACEBOOK: NGUYỄN VĂN ĐỨC GV Bài 14 : Hai vật chuyển động thẳng đều có đồ thị tọa độ thời gian như hình vẽ ( hình bt 14 ). a. Lập phương trình chuyển động của hai vật ? b. Tìm thời điểm và vị trí 2 vật gặp nhau ?  3 t, (m;s)  x1  Đs : a.  3  x  45  t 3, (m;s)  2 Bài 15: Một chất điểm chuyển động trên trục Ox có phương trình tọa độ - thời gian là: x = 15 + 10t ( x tính bằng m và t tính bằng giây ). a. Hãy cho biết chiều chuyển động, tọa độ ban đầu và vận tốc của vật b. Xác định tọa độ của vật tại thời điểm t = 24s và quãng đường vật đã đi được trong 24s đó Bài 16 : Một vật chuyển động từ A đến B trên một đoạn đường thẳng với vận tốc 2m/s. Biết AB = 48m. Chọn trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng AB, gốc thời gian là lúc bắt đầu chuyển động. Viết phương trình chuyển động của vật trong các điều kiện sau a. Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B b. Chọn gốc tọa độ tại A chiều dương từ B đến A c. Chọn gốc tọa độ tại B chiều dương từ A đến B d. Chọn gốc tọa độ tại B chiều dương từ B đến A Bài 17 : Từ hai thành phố A và B cách nhau 200km trên một đường thẳng, hai người đi xe gắn máy xuất phát đồng thời chạy tới gặp nhau. Người thứ nhất xuất phát từ A với vận tốc không đổi v1 = 50 km/h chạy được 1h thì nghỉ 30 phút, rồi tiếp tục chạy với vận tốc cũ. Người thứ hai xuất phát từ B với vận tốc không đổi v2 = 40 km/h a. Vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian của mỗi xe b. Xác định tọa độ và thời điểm gặp nhau Bài 18 : Hai xe hơi xuất phát cùng lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 20km chuyển động đều cùng chiều từ A đến B. Vận tốc lần lượt là 60km/h và 40km/h a. Lập phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một trục tọa độ, lấy A làm gốc tọa độ, chiều AB làm chiều dương b. Tìm thời điểm hai xe gặp nhau 13 CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Th.S: NGUYỄN VĂN ĐỨC – 0902103775 – FACEBOOK: NGUYỄN VĂN ĐỨC GV Bài 19 : Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe trong bài tập số 18. Căn cứ vào đồ thị kiểm tra lại kết quả về thời điểm và vị trí lúc hai xe gặp nhau Bài 20 : Lúc 7h một ôtô khách đi từ Hà Nam về Hà Nội với vận tốc 54km/h, cùng lúc đó một xe ôtô thứ hai đi từ Hà Nội về Hà Nam với vận tốc 48km/h. Hà Nội cách Hà Nam 60km (Coi là đường thẳng) a. Lập phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một trục tọa độ, lấy Hà Nam làm gốc chiều dương từ Hà Nam đến Hà Nội gốc thời gian là lúc 7h b. Tìm thời điểm hai xe gặp nhau và quãng đường mỗi xe đi được cho đến lúc gặp c. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe trên cùng hình vẽ Bài 21 : Vào lúc 8h sáng bạn Đức đi xe đạp với vận tốc đều 18km/h đuổi theo bạn Trần đang đị bộ với vận tốc đều 4km/h, lúc này bạn Đức cách bạn Trần 8km. Cả hai bạn đang chuyển động trên cùng một đoạn đường thẳng. a. Viết phương trình chuyển động của hai bạn b. Tìm thời điểm và vị trí hai bạn gặp nhau tính từ chỗ xuất phát của bạn Đức. Bài 22 : Lúc 5h bạn Việt đi xe đạp với vận tốc đều 12km/h gặp bạn Nam đi bộ ngược chiều với vận tốc đều 4km/h trên cùng đoạn đường thẳng. Tới 5h30min bạn Việt dừng lại nghỉ 30min rồi quay trở lại đuổi theo bạn Nam với vận tốc có độ lớn như trước a. Lập các phương trình chuyển động của hai bạn Việt và Nam. Suy ra nơi và lúc đuổi kịp nhau b. Giải bằng đồ thị HD : Phương trình chuyển động của bạn Việt gồm 3 giai đoạn GĐ 1 : từ 5h00 đến 5h30 phút x1 = 12t (0< t < 0,5) GĐ 2 : Nghỉ 5h30 phút đến 6h00 x2 = 6 (0,5< t < 1) GĐ 3 : từ 6h00 đến lúc gặp bạn Nam x3 = 6 - 12t (1< t ) Phương trình chuyển động của bạn nam gồm 2 giai đoạn GĐ 1 : từ 5h00 đến 6h00 x1 = -4t (0 - Xem thêm -

Tài liệu liên quan