Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi địa lý một số vấn đề phát triển và phân bố các ng...

Tài liệu Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi địa lý một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta

.PDF
37
1417
136

Mô tả:

GV Chu Thị Trang Nhung – Tổ Xã hội THPT Chuyên Thái Nguyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................4 2.1. Mục đích ................................................................................................4 2.2. Nhiệm vụ ...............................................................................................4 NỘI DUNG ............................................................................................................................5 CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ...................................................5 CÁC NGÀNH DỊCH VỤ Ở NƯỚC TA ...........................................................................5 I. Tình hình phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải ở nước ta..............5 1. Mạng lưới giao thông vận tải .....................................................................5 2. Tình hình và cơ cấu vận tải ........................................................................7 II. Vấn đề phát triển ngành thông tin liên lạc ở nước ta ...................................9 1. Vai trò của ngành thông tin liên lạc trong nền kinh tế thị trường ..................9 2. Tình hình phát triển và phân bố ngành bưu chính và viễn thông................. 10 III. Vấn đề phát triển ngành thương mại ở nước ta ........................................ 12 1. Nội thương.............................................................................................. 12 2. Ngoại thương .......................................................................................... 13 IV. Vấn đề phát triển ngành du lịch ở nước ta............................................... 14 1. Khái niệm về tài nguyên du lịch ............................................................... 14 2. Tài nguyên du lịch ................................................................................... 14 3. Tình hình phát triển du lịch và sự phân hóa theo lãnh thổ .......................... 17 4. Phát triển du lịch bền vững ...................................................................... 18 CHƯƠNG II: MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI VỀ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ Ở NƯỚC TA ..........................................................................................................................................19 I. Dạng câu hỏi có mẫu................................................................................ 19 II. Dạng câu hỏi không có mẫu .................................................................... 22 1 GV Chu Thị Trang Nhung – Tổ Xã hội THPT Chuyên Thái Nguyên 1. Câu hỏi chứng minh ................................................................................ 23 2. Câu hỏi giải thích .................................................................................... 24 3. Câu hỏi phân tích .................................................................................... 31 KẾT LUẬN..........................................................................................................................36 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................37 2 GV Chu Thị Trang Nhung – Tổ Xã hội THPT Chuyên Thái Nguyên MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dịch vụ là khu vực có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói chung và mỗi quốc gia nói riêng. Đây là khu vực kinh tế rất đa dạng và phức tạp. Trong nền kinh tế đương đại, dịch vụ trở thành hoạt động không thể thiếu được nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất và đời sống xã hội. Khác với ngành công nghiệp và nông nghiệp, dịch vụ là ngành không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt nhờ việc làm tăng thêm giá trị của hàng hóa và là giá trị vô hình. Giữa sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp với sản phẩm dịch vụ có sự khác nhau rõ rệt về giá trị thương mại, giá trị sử dụng và ngày công lao động được tích lũy trong mỗi sản phẩm. Về cơ cấu, khu vực dịch vụ là một tổng thể của nhiều ngành, hoạt động và hết sức phức tạp. Ở nhiều nước người ta chia các ngành dịch vụ ra thành 3 nhóm: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công. Dịch vụ kinh doanh gồm vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản… Các dịch vụ tiêu dùng bao gồm các hoạt động bán buôn bán lẻ, du lịch, dịch vụ cá nhân (như y tế, giáo dục, thể thao)… Các dịch vụ công bao gồm các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể… Đất nước ta từ khi bước vào công cuộc Đổi mới, khu vực dịch vụ ngày càng phát triển. Nó đảm nhận một vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện các đường lối chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị. Nó tham gia vào hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần đẩy mạnh mối liên hệ liên ngành và liên vùng, đảm bảo phục vụ mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống cho từng thành viên trong xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ còn tạo điều kiện cho nước ta nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và trên thế giới. Do tính chất quan trọng như vậy, nên trong những năm gần đây, ngành dịch vụ luôn được quan tâm trong chương trình giảng dạy Địa lí tại các trường 3 GV Chu Thị Trang Nhung – Tổ Xã hội THPT Chuyên Thái Nguyên phổ thông, đặc biệt là việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Với những lý do trên, tôi viết đề tài “Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta”. Với Chuyên đề này, tôi mong muốn được đóng góp một số kiến thức và kĩ năng, giúp các em học sinh phổ thông trong các đội tuyển thi học sinh giỏi Địa lí có thể tìm thấy nhiều điều bổ ích và thú vị trong quá trình học tập. Tuy nhiên, Chuyên đề cũng không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự động viên và những ý kiến đóng góp chân thành của Quý thầy cô và các em học sinh để Chuyên đề hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội nói chung, ngành dịch vụ nói riêng và cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia, đề tài tập trung vào việc nghiên cứu sâu về sự phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ ở nước ta (tập trung vào bốn ngành sau: ngành giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, du lịch), từ đó đưa ra và giải quyết có hiệu quả các dạng câu hỏi bổ trợ cho đội tuyển thi học sinh giỏi. 2.2. Nhiệm vụ Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tổng quan một số vấn đề về sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta. - Đưa ra và giải quyết có hiệu quả các dạng câu hỏi liên quan đến sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải, thương mại, du lịch. 4 GV Chu Thị Trang Nhung – Tổ Xã hội THPT Chuyên Thái Nguyên NỘI DUNG CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ Ở NƯỚC TA I. Tình hình phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải ở nước ta 1. Mạng lưới giao thông vận tải Nhìn chung, nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải với đầy đủ các loại hình vận tải, bao gồm: vận tải đường bộ (đường ô tô, đường sắt), đường thủy (đường sông, đường biển), đường hàng không và đường ống. Trong đó, mạng lưới đường ô tô có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. 1.1. Đường ô tô Cho đến nay, về cơ bản, mạng lưới ô tô đã phủ khắp các vùng trong cả nước với tổng chiều dài các loại là 256.684 km. Mạng lưới đường ô tô ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai đầu mối giao thông lớn nhất cả nước với các tuyến lan tỏa nhiều hướng. Các tuyến đường chính: - Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh là 2 trục đường bộ xuyên quốc gia. Quốc lộ 1 chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau) dài 2.300 km, là tuyến đường xương sống đi qua các vùng kinh tế của cả nước (trừ Tây Nguyên). Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển KT-XH của dải đất phía Tây đất nước. - Các tuyến đường bộ xuyên Á đang hội nhập vào hệ thống đường bộ các nước trong khu vực. 1.2. Đường sắt Đường sắt Việt Nam ra đời từ thời Pháp thuộc. Hiện nay, tổng chiều dài đường sắt của nước ta là 3143 km. Mật độ đường sắt đạt 7,5 km/1.000 km2 5 GV Chu Thị Trang Nhung – Tổ Xã hội THPT Chuyên Thái Nguyên (0,079 km/km2), cao hơn nhiều nước Đông Nam Á. Về chất lượng, 84% tổng chiều dài là khổ rộng 1m, khoảng 7% là đường đạt tiêu chuẩn quốc tế khổ rông 1,435m và 9% đường lồng. Mạng lưới đường sắt quốc gia phân bố theo 7 trục đường chính là Thống Nhất (Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh dài 1.729 km), Hà Nội – Lào Cai (285 km), Hà Nội – Hải Phòng (96 km), Hà Nội – Đồng Đăng (167 km), Hà Nội – Thái Nguyên (gần 55 km), Lưu Xá – Kép – Bãi Cháy (162 km) với 303 nhà ga đường sắt. Tuyến đường sắt Thống Nhất (Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh) là tuyến quan trọng nhất và có ý nghĩa kinh tế lớn nhất. Tuyến này chạy suốt theo chiều dài đất nước, song song với quốc lộ 1A. Hai cửa khẩu quốc tế có đường sắt là Đồng Đăng (Lạng Sơn) và Lào Cai. 1.3. Đường sông Nhờ có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, giao thông đường sông nước ta có cơ hội để phát triển. Tuy nhiên mới chỉ sử dụng 11000 km, mật độ trung bình là 136 km/1.000 km2. Các phương tiện vận tải trên sông khá đa dạng nhưng còn ít được cải tiến, hiện đại hóa Mạng lưới đường sông chủ yếu tập trung ở hai hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình và hạ lưu sông Đồng Nai – Mê Kông. Đầu mối giao thông quan trọng nhất là Thành phố Hồ Chí Minh. 1.4. Đường biển Ngành vận tải đường biển nước ta cũng có những điều kiện thuận lợi để phát triển với đường bờ biển dài (3.260 km), địa hình bờ biển thuận lợi cho việc xây dựng các cảng lớn và nhỏ. Hiện nay, cả nước có 160 cảng biển lớn, nhỏ, trong đó có 73 cảng quan trọng với 3 cụm cảng trung tâm (Hải Phòng – Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu) và 6 nhóm cảng: Đông Bắc (nhóm 1 từ Quảng Ninh đến Ninh Bình), Bắc Trung Bộ (nhóm 2 từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh), Trung Trung Bộ (nhóm 3 từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi), Nam Trung Bộ (nhóm 4 từ Bình Định đến Bình Thuận), TP. Hồ Chí Minh – Bà Rịa – 6 GV Chu Thị Trang Nhung – Tổ Xã hội THPT Chuyên Thái Nguyên Vũng Tàu (nhóm 5) và đồng bằng sông Cửu Long (nhóm 6, bao gồm cả nhóm cảng phía Tây Nam và Côn Đảo). Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu theo hướng Bắc - Nam. Quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng – thành phố Hồ Chí Minh, dài 1.500 km. 1.5. Đường hàng không Là ngành non trẻ nhưng phát triển nhanh chóng, ngày càng hiện đại hóa cơ sở vật chất. Năm 2014, cả nước có 22 sân bay, trong đó có 9 sân bay quốc tế: Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Nội Bài (Hà Nội), Đà Nẵng (Đà Nẵng), Vinh (Nghệ An), Phú Bài (Huế), Cam Ranh (Khánh Hòa), Chu Lai (Quảng Nam), Cần Thơ (Cần Thơ), Phú Quốc (Kiên Giang). Dự kiến đến 2015 nâng cấp 2 sân bay để trở thành sân bay quốc tế: Liên Khương (Lâm Đồng), Cát Bi (Hải Phòng). Đội máy bay không ngừng được đổi mới, chuyển loại. Việc đào tạo đội ngũ phi công, kĩ sư, kĩ thuật viên, tiếp viên được chú trọng. Các tuyến đường bay trong nước và quốc tế: Các tuyến bay trong nước được khai thác trên cơ sở ba đầu mối chủ yếu là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ngoài ra, nước ta đã mở các đường bay đến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. 1.6. Đường ống Vận chuyển bằng đường ống ngày càng phát triển, gồm có đường ống dẫn nước ở thành phố, đường ống dẫn dầu và đường ống dẫn khí. Trong tương lai, khi công nghiệp khai thác dầu khí và nhất là công nghiệp lọc hóa dầu phát triển mạnh, mạng lưới đường ống sẽ có điều kiện để được đẩy nhanh nhằm góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuyến đường chính: Tuyến đường ống vận chuyển sản phẩm xăng dầu B12 (Bãi Cháy- Hạ Long), tuyến đường ống dẫn khí từ nơi khai thác dầu khí ngoài thềm lục địa vào đất liền. 2. Tình hình và cơ cấu vận tải 7 GV Chu Thị Trang Nhung – Tổ Xã hội THPT Chuyên Thái Nguyên Mạng lưới giao thông ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống, do đó khối lượng vận chuyển và luân chuyển của ngành GTVT tăng nhanh, tất cả các loại hình đều có xu hướng tăng, tuy mức độ có khác nhau ít nhiều. Bảng số liệu: Vận tải hành khách và hàng hóa giai đoạn 1990 – 2010 Khối lượng hành khách Năm Vận chuyển Luân chuyển (triệu người) (triệu người.km) Khối lượng hàng hóa Vận chuyển Luân chuyển (triệu tấn) (triệu tấn.km) 1990 376,5 15.252,4 88,4 17.766,2 1995 564,4 24.109,3 104,7 30.910,5 2000 763,6 32.468,2 223,8 55.629,7 57.695,7 406,1 100.728,3 71.864,6 596,8 134.883,0 85.202,7 715,5 199.070,2 98.079,0 802,2 218.787,7 2005 2007 2009 2010 1.349, 6 1.638, 0 1.934, 3 2.194, 3 (Nguồn: Niên giám thống kê 2010, NXB Thống kê 2011) Trong vòng 20 năm (1990 – 2010), vận tải hành khách và hàng hóa tăng nhanh cả về khối lượng vận chuyển và luân chuyển. Đối với vận tải hành khách, khối lượng vận chuyển và luân chuyển đều tăng, đặc biệt trong những năm gần đây. Năm 1990, khối lượng vận chuyển chỉ đạt 376,5 triệu lượt người thì đến năm 2010 đã tăng 2.194,3 triệu lượt người, tăng 5,8 lần. Khối lượng luân chuyển trong thời gian nói trên tương ứng là 15.252,4 triệu lượt người.km và 98.079,0 triệu lượt người.km, tăng 6,4 lần. Cự li vận chuyển trung bình tăng từ 40,5 km (năm 1990) lên 44,7 km (năm 2010). 8 GV Chu Thị Trang Nhung – Tổ Xã hội THPT Chuyên Thái Nguyên Đối với vận tải hàng hóa, khối lượng vận chuyển năm 2010 so với năm 1990 tăng 9,1 lần (802,2 triệu tấn và 88,4 triệu tấn), khối lượng luân chuyển tăng lên 12,3 lần (218.787,7 triệu tấn.km và 17.766,2 triệu tấn). Khối lượng luân chuyển tăng nhanh hơn khối lượng vận chuyển. Cự li vận chuyển trung bình tăng từ 201,0 km (năm 1990) lên 272,7 km (năm 2010), tăng 1,4 lần. Về cơ cấu phân theo các loại hình vận tải, nhìn chung đường bộ chiếm ưu thế cả về hành khách và hàng hóa: Đối với vận tải hành khách, đường bộ chiếm ưu thế tuyệt đối cả về khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển. Năm 2010, khối lượng vận chuyển của đường ô tô chiếm tới 91,7% tổng số hành khách vận chuyển của cả nước, tiếp theo là đường thủy (đường sông và đường biển) 7,2%, đường hàng không 0,6%, đường sắt 0,5%. Cơ cấu khối lượng hành khách luân chuyển có sự cân đối hơn mặc dù vận tải đường ô tô vẫn chiếm ưu thế. Năm 2010, khối lượng luân chuyển của đường ô tô đạt 70,6%, đứng thứ 2 là đường hàng không 21,6%, đường sắt đạt 4,5% và đường thủy là 3,2%. Về cơ cấu vận tải hàng hóa, ngành vận tải đường biển chiếm ưu thế trong cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển, còn trong khối lượng vận chuyển đường ô tô vẫn chiếm ưu thế. Năm 2010, tỉ trọng khối lượng hàng hóa của đường ô tô là 72,9%, đường sông 18,0%, đường sắt 1,0%, còn tỉ trọng của ngành hàng không không đàng kể. Về cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển, năm 2010, đứng vị trí số 1 là đường biển với 67,0%, tiếp theo là đường ô tô 16,6%, đường sông 14,4%, đường sắt 1,8% và đường hàng không 0,2%. II. Vấn đề phát triển ngành thông tin liên lạc ở nước ta 1. Vai trò của ngành thông tin liên lạc trong nền kinh tế thị trường Thông tin liên lạc giúp cho việc giao lưu kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế được thực hiện nhanh chóng. Trong nền kinh tế thị trường, việc cập nhật thông tin sẽ tạo nên thuận lợi dẫn đến thành công trong quản lí, kinh doanh. 9 GV Chu Thị Trang Nhung – Tổ Xã hội THPT Chuyên Thái Nguyên Với xã hội, thông tin liên lạc phát triển sẽ khắc phục những hạn chế cả về không gian và thời gian làm cho con người gần nhau hơn, đồng thời cũng giúp con người nâng cao nhận thức về nhiều mặt. Thông tin liên lạc gồm hai hoạt động chính là bưu chính và viễn thông. 2. Tình hình phát triển và phân bố ngành bưu chính và viễn thông 2.1. Ngành bưu chính a) Vai trò Góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền, giữa nông thôn và thành thị, giữa nước ta với quốc tế. Giúp cho nhân dân ở các vùng nông thôn, biên giới, hải đảo, các vùng sâu, vùng xa tiếp cận với thông tin, chính sách của Nhà nước. b) Thực trạng Chủ yếu mang tính phục vụ, với mạng lưới rộng khắp. Toàn bộ mạng lưới Bưu chính nước ta hiện nay có hơn 300 bưu cục với bán kính phục vụ là 5,85 km/bưu cục, khoảng 18.000 điểm phục vụ với mật độ bình quân 2,3 km/điểm và hơn 8.000 điểm bưu điện – văn hóa xã. Tuy nhiên, hoạt động bưu chính vẫn còn những hạn chế: kỹ thuật còn lạc hậu, chưa đáp ứng tốt sự phát triển của đất nước và đời sống nhân dân, phân bố chưa đều trên toàn quốc. c) Phương hướng phát triển Triển khai thêm các hoạt động mang tính kinh doanh để phù hợp với kinh tế thị trường. Áp dụng tiến bộ về khoa học kĩ thuật như cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa... để đẩy nhanh tốc độ phát triển. 2.2. Ngành viễn thông a) Sự phát triển Trước thời kì đổi mới: Mạng lưới và thiết bị cũ kĩ lạc hậu, dịch vụ nghèo nàn, đối tượng và phạm vi phục vụ hẹp, chủ yếu phục vụ các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước và một số cơ sở sản xuất. 10 GV Chu Thị Trang Nhung – Tổ Xã hội THPT Chuyên Thái Nguyên Những năm gần đây: Tốc độ tăng trưởng cao, đạt mức trung bình 30%/năm. Với 5 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (VNPT, Viettel, Saigon Postel, EVN Telecom và Hanoi Telecom), đến năm 2005 nước ta đã có trên 15,8 triệu thuê bao điện thoại, đạt 19 thuê bao/100 dân. Điện thoại đó đến được hầu hết các xã trong toàn quốc. Bước đầu có cơ sở vật chất kĩ thuật và mạng lưới tiên tiến hiện đại: kỹ thuật analog lạc hậu được thay bằng mạng kỹ thuật số, tự động hóa cao và đa dịch vụ. Dịch vụ thông tin đa dạng, phong phú. Các tuyến truyền dẫn liên tỉnh viba và cáp quang đã đạt tiêu chuẩn vào loại cao nhất hiện nay. Việt Nam có trên 5000 kênh đi quốc tế qua các hệ thống thông tin vệ tinh và cáp biển hiện đại. b) Mạng lưới viễn thông Mạng lưới viễn thông nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển. - Mạng điện thoại: bao gồm mạng nội hạt và mạng đường dài, mạng cố định và mạng di động. + Mạng điện thoại nội hạt là tổng thể các đài trạm điện thoại, hệ thống truyền dẫn và các máy điện thoại thuê bao trên phạm vị một đơn vị lãnh thổ hành chính. Mạng này đã được tổ chức ở các thành phố, tỉnh lị, thị xã và các huyện trng toàn quốc. + Mạng điện thoại đường dài là tổng thể các trạm điện thoại đường dài, các nút chuyển mạch tự động kết nối và trung chuyển các cuộc gọi lien tỉnh xuất phát từ các trung tâm chuyển mạch nội hạt thông qua các đường truyền dẫn tiêu chuẩn. Trên toàn quốc hiện nay đã hình thành 4 trung tâm thông tin đường dài cấp vùng (Hà Nội,TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ) và các trung tâm cấp tỉnh, huyện, thị. Mạng di động hiện đã sử dụng các công nghệ mới với hình thức dịch vụ đa dạng hơn như công nghệ GSM, CDMA, PHS. Ngoài ra, mạng di động còn cung cấp các dịch vụ phi thoại như nhắn tin và Internet. 11 GV Chu Thị Trang Nhung – Tổ Xã hội THPT Chuyên Thái Nguyên Điện thoại quốc tế có 3 cửa chính (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng) với nhiều kênh liên lạc trong nước và quốc tế thông qua vệ tinh và cáp quang. Nhìn chung, mạng điện thoại và số máy điện thoại tăng với tốc độ rất nhanh: từ năm 1990 đến năm 2005, số thuê bao điện thoại tăng 112 lần; về kĩ thuật và công nghệ đã được số hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có sự phân bố rất không đều giữa các vùng và các địa phương từng vùng. Năm 2005, Đông Nam Bộ là vùng dẫn đầu cả nước về số thuê bao (3.110.867 thuê bao, gấp 9,5 lần Tây Nguyên - vùng thấp nhất cả nước) và số thuê bao/100 dân là 23,1 (gấp 3,3 lần vùng Tây Nguyên). Đứng thứ 2 là vùng Đồng bằng sông Hồng (2.613.927 thuê bao và 14,5 số thuê bao/100 dân). - Mạng phi thoại: đang được phát triển với với nhiều loại hình dịch vụ mới, kĩ thuật tiên tiến. Bao gồm: mạng Faxcimin (Fax) và mạng truyền trang báo trên kênh thông tin. - Mạng truyền dẫn: được sử dụng với nhiều phương thức khác nhau: mạng dây trần, mạng truyền dẫn Viba, mạng cáp quang và mạng viễn thông quốc tế. III. Vấn đề phát triển ngành thương mại ở nước ta 1. Nội thương 1.1. Tình hình phát triển Việc buôn bán trao đổi hàng hóa ở nước ta diễn ra từ lâu đời với sự ra đời và phát triển của một số đô thị như Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An... Dưới thời Pháp thuộc hình thành một số chợ với quy mô tương đối lớn như chợ Đồng Xuân, chợ Sắt, chợ Rồng, chợ Vinh, chợ Đông Ba, chợ Bến Thành... Đặc biệt phát triển mạnh từ sau Đổi mới, cả nước đã hình thành được thị trường thống nhất, hàng hóa phong phú đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Sự phát triển của nội thương thể hiện rõ rệt qua tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của xã hội, năm 1995 cả nước đạt gần 121,2 nghìn tỉ đồng theo giá thực tế, đến năm 2005 tăng lên 480,3 nghìn tỉ đồng. 12 GV Chu Thị Trang Nhung – Tổ Xã hội THPT Chuyên Thái Nguyên Thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực ngoài Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và xu hướng tăng mạnh (1995 là 76,9%, 2005 đạt 83,3% - tăng 6,4%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng nhanh tỉ trọng tuy nhiên còn chiếm tỉ trọng thấp (1995 là 0,5%, 2005 đạt 3,8% - tăng 3,3%). Giảm tỉ trọng là khu vực Nhà nước (giảm 9,7%). 1.2. Phân bố Hoạt động nội thương diễn ra không đồng đều theo các vùng lãnh thổ: - Vùng có hoạt động nội thương phát triển mạnh: Đông Nan Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng. - Vùng kém phát triển: Tây Bắc Trung tâm buôn bán lớn nhất của cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh (gần 108 tỉ đồng), Hà Nội (gần 45 tỉ đồng) năm 2005. 2. Ngoại thương 2.1. Tình hình phát triển - Trong toàn ngành: + Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Nước ta đã gia nhập WTO, có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. + Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu có sự thay đổi: Trước Đổi mới nước ta có cán cân xuất nhập khẩu là nhập siêu. Năm 1992, lần đầu tiên cán cân xuất nhập khẩu tiến tới cân đối, xuất siêu. Từ 1993 đến nay tiếp tục nhập siêu nhưng bản chất khác trước Đổi mới. - Xuất khẩu: + Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng: 1990 đạt 2,4 tỷ USD tăng lên 32,4 tỷ USD vào năm 2005. 13 GV Chu Thị Trang Nhung – Tổ Xã hội THPT Chuyên Thái Nguyên + Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú: hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông lâm thuỷ sản. + Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc. - Nhập khẩu: + Kim ngạch nhập khẩu tăng khá mạnh: 1990 đạt 2,8 tỷ USD tăng lên 36,8 tỷ USD vào năm 2005  nhập siêu. + Các mặt hàng nhập khẩu: tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, nguyên liệu… + Thị trường nhập khẩu chủ yếu là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu. 2.2. Hạn chế Bên cạnh những chuyển biến tích cực thì hoạt động ngoại thương còn tồn tại một số hạn chế: - Nhập siêu là chủ yếu. - Hàng xuất khẩu chủ yếu dựa trên thế mạnh về tự nhiên và nguồn lao động, sản phẩm chứa hàm lượng kĩ thuật cao còn ít, tỉ trọng hàng chế biến hay tinh chế còn thấp, tăng chậm, hàng gia công vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (90-95% hàng dệt may) hoặc phải nhập nguyên liệu (60% đối với da giày). Hàng nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất giá cao. IV. Vấn đề phát triển ngành du lịch ở nước ta 1. Khái niệm về tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người…có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. 2. Tài nguyên du lịch 2.2. Thế mạnh 14 GV Chu Thị Trang Nhung – Tổ Xã hội THPT Chuyên Thái Nguyên a) Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta tương đối phong phú và đa dạng. Địa hình: Việt Nam có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh đẹp. Địa hình cacxtơ với hơn 200 hang động đẹp có khả năng khai thác di lịch. Nhiều thắng cảnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long, động Phong Nha, khu vực Ninh Bình “Hạ Long cạn”... Dọc chiều dài 3260 km đường bờ biển có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ, trong đó nhiều bãi dài tới 15 – 18 km. (Tính đến năm 2014, nước ta có 3 di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận: Vịnh Hạ Long vào năm 1994 và năm 2000; vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng công nhận vào năm 2003; Cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang công nhận năm 2010). Tài nguyên khí hậu: tương đối thuận lợi cho sự phát triển du lịch. Sự phân hóa theo vĩ độ, theo mùa nhất là theo độ cao tạo sự đa dạng của khí hậu. Trở ngại chủ yếu với hoạt động du lịch là thiên tai (bão, lũ lụt) và phân mùa của khí hậu. Tài nguyên nước: Nhiều vùng sông nước như đồng bằng sông Cửu Long, các hồ tự nhiên (Ba Bể..) và nhân tạo (Hòa Bình, Thác Bà, Dầu Tiếng…) đã trở thành các điểm tham quan du lịch. Nước ta có khoảng vài trăm nguồn nước khoáng thiên nhiên có sức hút cao đối với du khách. Tài nguyên sinh vật: có nhiều giá trị trong việc phát triển du lịch. Nước ta hiện có hơn 30 vườn quốc gia, trong đó Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên thành lập năm 1962. b) Tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta rất phong phú, gắn liền với lịch sử hang ngàn năm dựng nước và giữ nước. Các di tích văn hóa – lịch sử: là loại tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị hàng đầu. Trên phạm vi toàn quốc, hiện có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó có hơn 2600 di tích đã được Nhà nước xếp hạnh. Có nhiều di tích đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới. 15 GV Chu Thị Trang Nhung – Tổ Xã hội THPT Chuyên Thái Nguyên Các lễ hội: diễn ra hầu như trên khắp đất nước và luôn gắn liền với di tích văn hóa lịch sử. Phần lớn các lễ hội diễn ra vào những tháng đầu năm âm lịch sau tết Nguyên Đán với thời gian dài, ngắn khác nhau. Trong số này, có ý nghĩa quốc gia là lễ hội Đền Hùng, còn kéo dài nhất là lễ hội Chùa Hương, tới 3 tháng. Các lễ hội thường thường gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian như hát đối đáp của người Mường, ném còn của người Thái, lễ đâm trâu và hát trường ca thần thoại Tây Nguyên… Nước ta còn giàu tiềm năng về văn hóa dân tộc, văn nghệ dân gian và hàng loạt làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao. Đây cũng là một loại tài nguyên nhân văn có khả năng khai thác để phục vụ mục đích du lịch. (Tính đến năm 2014, nước ta có 18 di sản văn hóa được UNESCO công nhận) : - Di sản văn hóa phi vật thể: + 2008: Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. + 2009: Dân ca quan họ, Ca trù + 2010: Hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). + 2011: Hát xoan. + 2012: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. + 2013: Đờn ca tài tử Nam Bộ. + 2014: Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh. - Di sản văn hóa vật thể: + 1993: Quần thể di tích Cố Đô Huế. + 1999: Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). + 2009: Mộc bản triều Nguyễn (di sản tư liệu). + 2010: Hoàng thành Thăng Long, bia đá Văn Miếu Quốc Tử Giám. + 2011: Thành nhà Hồ. + 2012: Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm- Bắc Giang (di sản tư liệu). + 2014: Châu bản triều Nguyễn (di sản tư liệu). 16 GV Chu Thị Trang Nhung – Tổ Xã hội THPT Chuyên Thái Nguyên 2.2. Hạn chế - Thiên tai, sự phân mùa của khí hậu. - Tài nguyên du lịch, nhất là tài nguyên du lịch nhân văn đang bị hư hỏng, xuống cấp, cần thường xuyên tôn tạo, bảo vệ. 3. Tình hình phát triển du lịch và sự phân hóa theo lãnh thổ 3.1. Tình hình phát triển Ngành du lịch nước ta có quá trình hoạt động từ những năm đầu thập kỉ 60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên chỉ thật sự phát triển nhanh từ thập kỉ 90 đến nay. - Về số khách du lịch: khách nội địa tăng nhanh từ năm 1995 – 2007 tăng 13,6 triệu lượt khách (tăng 3,5 lần); khách quốc tế có xu hướng tăng nhưng còn biến động, từ năm 1995 – 2007 tăng 3,0 triệu lượt khách. - Về doanh thu của ngành du lịch tăng nhanh và liên tục: từ năm 1995 đến 2007 tăng 48 nghìn tỉ đồng (tăng 7,0 lần). - Về cơ cấu khách du lịch quốc tế: + Số lượng khách du lịch từ Đông Nam Á đến nước ta chiếm tỉ trọng cao nhất: năm 2007 là 16,5%, thứ 2 là Trung Quốc 13,6%, tiếp theo là Hàn Quốc 11,2%, số khách khu vực Tây Âu, Bắc Mĩ đến nước ta còn chiếm tỉ lệ nhỏ. + Cơ cấu khách du lịch quốc tế có sự chuyển dịch: tăng tỉ trọng của của khu vực Đông Nam Á, các quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia… Giảm tỉ trọng của một số quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan… 3.2. Sự phân hóa theo lãnh thổ Về phương diện du lịch, nước ta chia thành ba vùng: Vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Bắc Trung Bộ, vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Các khu vực phát triển hơn cả tập trung ở 2 tam giác tăng trưởng du lịch là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang – Đà Lạt và ở dải ven biển. 17 GV Chu Thị Trang Nhung – Tổ Xã hội THPT Chuyên Thái Nguyên Các trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta là Hà Nội (ở phía Bắc), Thành phố Hồ Chí Minh (ở phía Nam), Huế - Đà Nẵng (ở miền Trung). Hãy giải thích vì sao Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng lại là những trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước. Ngoài ra, nước ta còn một số trung tâm du lịch quan trọng khác như: Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ… 4. Phát triển du lịch bền vững Ở nước ta, phát triển du lịch bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của ngành du lịch. Sự bền vững phải được thể hiện ở các ba góc độ: bền vững kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về tài nguyên – môi trường. Để phát triển bền vững, cần phải có hàng loạt giải pháp đồng bộ. Trong số này nổi lên một số giải pháp chủ yếu như tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, tôn tạo và bảo vệ tài nguyên – môi trường gắn với lợi ích của cộng đồng, tổ chức thực hiện theo quy hoạch, giáo dục và đào tạo về du lịch.. 18 GV Chu Thị Trang Nhung – Tổ Xã hội THPT Chuyên Thái Nguyên CHƯƠNG II: MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI VỀ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ Ở NƯỚC TA Để học tập có hiệu quả trong ôn luyện thi học sinh giỏi địa lí, ngoài việc nhớ kiến thức một cách logic để nắm chắc kiến thức cơ bản thì việc rèn luyện kĩ năng tư duy là rất cần thiết. Tư duy được biểu hiện bằng các thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa). Để đánh giá một người có tư duy tốt hay không, thường dựa vào việc đánh giá khả năng các thao tác tư duy. Do vậy, rèn luyện kĩ năng tư duy, chính là rèn luyện việc sử dụng các thao tác tư duy. Việc rèn luyện tư duy một cách thông dụng nhất trong thực tế học tập là dựa vào việc trả lời các câu hỏi và thực hiện các bài tập. Ứng với mỗi thao tác tư duy, có một loại câu hỏi tương ứng. Trong học tập địa lí hiện nay, học sinh nên rèn luyện kĩ năng tư duy theo các dạng câu hỏi sau: I. Dạng câu hỏi có mẫu Với dạng câu hỏi này, khá dễ dàng đối với học sinh giỏi do các em chỉ cần nhớ được các mẫu câu hỏi và những kiến thức cơ bản để trả lời. Có những mẫu câu hỏi về khái niệm, về nguồn lực. Dưới đây là ví dụ về dạng câu hỏi với mẫu nguồn lực. Các em cần nắm vững thế nào là nguồn lực và các nhóm nguồn lực như sau: (Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân ra 3 nhóm nguồn lực): + Vị trí địa lí: vị trí về tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông. + Tự nhiên: đất, khí hậu, nước, tài nguyên biển, tài nguyên sinh vật, khoáng sản. 19 GV Chu Thị Trang Nhung – Tổ Xã hội THPT Chuyên Thái Nguyên + Kinh tế - xã hội: Dân cư và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học – kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển. Mỗi nhóm nguồn lực, học sinh cần trình bày những thuận lợi và hạn chế. Ví dụ minh họa: Phân tích điều kiện phát triển của ngành giao thông vận tải ở nước ta ở nước ta? Hướng dẫn trả lời: 1. Vị trí địa lí Thuận lợi để phát triển giao thông vận tải quốc tế: - Gần các tuyến đường hàng hải quốc tế từ Châu Á sang Châu Úc, từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. - Nằm ở đầu mút của các tuyến đường bộ và đường sắt xuyên Á. - Nằm ở vị trí trung chuyển của những tuyến hàng không quốc tế. - Hình dáng lãnh thổ: hướng vận tải chủ yếu theo hướng Bắc Nam. 2. Điều kiện tự nhiên a) Địa hình - Miền núi có các thung lũng sông, các đèo cho phép mở các tuyến đường từ đồng bằng lên miền núi. Tuy nhiên, địa hình bị chia cắt dữ dội nên việc xây dựng đường xá gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải làm nhiều cầu cống, hầm xuyên núi. - Ở vùng đồng bằng điều kiện về giao thông vận tải tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, khó khăn ở đồng bằng sông Hồng có nhiều ô trũng, đồng bằng sông Cửu Long có vùng ngập nước sâu trong mùa lũ. Dải đồng bằng hẹp ven biển thuận lợi cho việc xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Việt (Quốc lộ 1, đường sắt Thống Nhất). Tuy nhiên, khó khăn là có các mạch núi ăn lan ra sát biển, vì thế trên quốc lộ 1 có những đèo cao nguy hiểm như đèo Ngang, Hải Vân, Cù Mông, đèo Cả. - Các cửa sông, các vũng vịnh kín ven biển là nơi thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu. b) Thủy văn 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan