Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Chuyên đề yếu tố nhiệt của khí hậu việt nam trong đề thi hsg quốc gia...

Tài liệu Chuyên đề yếu tố nhiệt của khí hậu việt nam trong đề thi hsg quốc gia

.DOC
16
2055
136

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ: YẾU TỐ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM TRONG ĐỀ THI HSG QUỐC GIA PHẦN I: MỞ ĐẦU 1/ Tính cấp thiết của đề tài : Địa lí là một trong những môn học không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông. Từ năm học 1997-1998 trở đi, Bộ Giáo dục và đào tạo đã tổ chức kì thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, từ năm học 2007 -2008, đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí đã có cấu trúc rõ ràng, được phân chia theo từng mảng kiến thức cụ thể nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên và học sinh trong quá trình ôn luyện. Theo cấu trúc đề thi quốc gia môn Địa lí những năm trở lại đây của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, câu hỏi phần địa lí tự nhiên Việt Nam chiếm tới 30% tổng số điểm toàn bài thi. Do đó, thí sinh phải tập trung thời gian và trí tuệ nhiều để ôn tập phần này, đặc biệt là tìm hiểu từng thành phần của tự nhiên như: đất, nước, khí hậu, sông ngòi, sinh vật. Khí hậu là một thành phần quan trong của tự nhiên và thường xuyên được đề cập đến trong các đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí. Đề cập đến khí hậu là chúng ta cần phải quan tâm tới đặc điểm chung của khí hậu (bao gồm tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, sự phân hóa đa dạng, tính thất thường) và các yếu tố khí hậu (nhiệt, ẩm, mưa, gió…). Trong đó nhiệt là yếu tố cơ bản có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố còn lại và với các thành phần khác của tự nhiên. Tuy nhiên, kiến thức trong sách giáo khoa lớp 12 về khí hậu Việt Nam (đặc biệt là chế độ nhiệt) khá hạn chế, thường lồng ghép trong đặc điểm chung của tự nhiên nước ta, tài liệu tham khảo về phần này cũng không nhiều. Do đó, khi nghiên cứu, học sinh thường phải gắn liền với Atlat thông qua các dạng bài tập thì mới hiểu và trả lời đúng hướng các câu hỏi. Từ thực tiễn của việc giảng dạy ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí ở trường THPT chuyên Vĩnh Phúc của tôi cho thấy, việc đưa ra được các dạng bài tập cụ thể sẽ giúp học sinh ôn luyện tốt hơn khi học phần chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam. Đây chính là lí do cấp thiết khiến tôi chọn đề tài này. 2/ Tình hình nghiên cứu : Trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí ,các giáo viên có thể bắt gặp khá nhiều các câu hỏi liên quan đến phần chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam trong các sách tham khảo như: Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí – Lê Thông (chủ biên) – NXB Giáo Dục Việt Nam, hoặc Hướng dẫn khai 1 thác Atlat Địa lí Việt Nam - Lê Thông (chủ biên) – NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Khí Hậu Việt Nam – Phạm Ngọc Toàn,,,... Tuy nhiên, phần lớn các tài liệu này đều mới chỉ đưa ra các câu hỏi cụ thể và lời giải cho từng câu khiến học sinh gặp nhiều khó khăn trong khi nắm bắt kiến thức. Nếu câu hỏi rơi vào phần này nhưng không giống với các sách tham khảo thì thường học sinh rất bỡ ngỡ và làm lạc đề, đạt kết qủa không cao. Cho đến nay chưa có một giáo trình chuyên biệt nào giảng dạy riêng cho phần này.. Việc nghiên cứu và thử nghiệm, tổng kết các dạng bài tập phần chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam phục vụ cho ôn thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cấp bách . 3/ Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi và giá trị sử dụng của đề tài: 3.1. Mục đích, đối tượng : * Mục đích : - Tổng kết kiến thức phần chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam - Xây dựng dạng bài tập cụ thể phần chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam. - Góp phần nâng cao kết qủa học tập, đặc biệt trong kì thi học sinh giỏi quốc gia THPT của bộ môn Địa lí. * Đối tượng nghiên cứu : - Chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam. - Các câu hỏi liên quan đến phần chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ : - Nghiên cứu phương pháp làm câu hỏi phần chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam. - Đưa ra những dạng bài cụ thể của phần chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam gắn liền với việc khai thác Atlat qua thực tế kiểm nghiệm của bản thân. 3.3. Phạm vi của đề tài : - Chương trình SGK địa lí lớp 12 chuyên sâu - Giới hạn trong phương pháp dạy học kĩ năng làm bài thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí. 3.4. Giá trị sử dụng của đề tài : - Đề tài có thể ứng dụng hoặc làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy địa lí nói chung và hướng dẫn làm bài thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí nói riêng. - Tư duy lô gic trong đề tài có thể ứng dụng trong việc tìm hiểu các thành phần khác của tự nhiên Việt Nam như: địa hình, khí hậu, đất.... 2 4/ Phương pháp nghiên cứu : - Kinh nghiệm thực tế của việc giảng dạy học sinh giỏi quốc gia . - Phương pháp thử nghiệm . - Phương pháp sưu tầm tài liệu. 5. Phạm vi không gian của đối tượng nghiên cứu: Trường THPT chuyên XYZ 6. Thời gian nghiên cứu: trong năm học 2012 - 2013 PHẦN II NỘI DUNG, KẾT QỦA NGHIÊN CỨU I. KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1. Các nhân tố hình thành chế độ nhiệt trên lãnh thổ Việt Nam Có thể nói, các nhân tố hình thành chế độ nhiệt ở Việt Nam cũng chính là các nhân tố hình thành khí hậu nói chung. Bức xạ mặt trời đóng góp phần quyết định tạo ra nền nhiệt độ cao duy trì tính nhiệt đới của khí hậu cả nước. Gió mùa mà chủ yếu là gió mùa mùa đông đã là nguyên nhân chủ yếu gây phân hóa mùa nhiệt sâu sắc, mang đến một mùa lạnh dị thường đối với nửa phía bắc lãnh thổ. Sự phân hóa mạnh mẽ đối với nhiệt độ trên các vùng núi, sự khác biệt trong biến trình ngày giữa các vùng ven biển với các vùng ở xa trong nội địa,... chính là do tác động của địa hình và mặt đệm. Như vậy sự hình thành chế độ nhiệt trên lãnh thổ Việt Nam là do sự đóng góp của cả ba nhân tố: bức xạ, hoàn lưu và địa hình. Tuy nhiên, trên các vùng khác nhau, nhất là các khu vực nhỏ, vai trò của các nhân tố này có thể thay đổi. 2. Đặc điểm chế độ nhiệt: 2.1. Nhiệt độ trung bình năm Nhiệt độ trung bình ngày là giá trị trung bình của nhiệt độ 24 giờ (từ 1-24 giờ) hàng ngày. Nhiệt độ trung bình của tất cả các ngày trong tháng hoặc năm được gọi là nhiệt độ trung bình tháng hoặc năm. Trung bình khí hậu là các trị số trên được tính cho nhiều năm, có thể là toàn bộ thời gian quan trắc, có thể đã quy về một thời kỳ chuẩn nào đó. Do ảnh hưởng của không khí lạnh cực đới nhiệt độ trung bình năm cũng có xu hướng tăng dần từ bắc vào nam, từ đông sang tây và theo quy luật chung là giảm dần từ thấp lên cao. Có thể nhận thấy khá rõ là trên đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam nhiệt độ trung bình năm trên các vùng thấp đều vượt 220C; từ Bắc Trung Bộ trở vào có nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 240C và vượt 260C ở Nam Bộ. Chỉ có các vùng núi thuộc Tây Bắc, Đông Bắc và một phần của bắc và nam 3 Tây Nguyên mới có nhiệt độ trung bình lớn hơn 220C. Vùng có nhiệt độ trung bình năm dưới 140C chỉ tồn tại chủ yếu trên dẫy núi Hoàng Liên Sơn, từ độ cao khoảng 2000m trở lên. 2. 2) Biên độ nhiệt độ trung bình năm Cùng với sự khác biệt khá lớn về nhiệt độ trung bình năm, phân bố nhiệt độ trong năm cũng khác nhau khá lớn giữa hai miền Bắc và Nam. Đối với nhiệt độ trung bình, ở phía bắc có sự tương phản mạnh mẽ giữa các tháng mùa đông với mùa hè, đồng thời biến trình năm có một cực đại xảy ra vào khoảng tháng 7, thì ở phía nam sự tương phản này rất ít và biến trình năm có hai cực đại xảy ra vào tháng 4 và tháng 8. Biên độ nhiệt độ năm thể hiện độ tương phản nhiệt độ trong năm . Có thể thấy, từ Thừa Thiên Huế trở ra, biên độ nhiệt độ năm đều lớn hơn 0 8 C. Nửa phần đông của Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trị số này đạt trên 12 0C, một số nơi ở Đông Bắc lớn hơn 14 0C, còn Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, biên độ nhiệt độ năm nhỏ hơn từ 8-10 0C. Độ tương phản này trên nửa phía bắc đã đưa đến sự hình thành một mùa đông lạnh dị thường ở đây như đã phân tích ở trên. Nửa phía nam, từ Đà Nẵng trở vào, biên độ nhiệt độ năm nhỏ hơn 8 0C, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ từ 4-6 0C, còn Nam Bộ trị số này dưới 4 0C. Như vậy biên độ nhiệt độ năm ở Bắc Bộ lớn gấp 2-3, một số nơi tới 4-5 lần so với Nam Bộ. Chính sự tương phản này đã là nhân tố quan trọng tạo ra các miền khí hậu khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam. 2.3) Nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông Trong các tháng mùa đông (tháng 12, 1 và 2), tiêu biểu là tháng 1, nhiệt độ có sự phân hóa mạnh mẽ theo cả kinh hướng, vĩ hướng và độ cao địa hình . Trên nửa phía bắc, do ảnh hưởng của không khí cực đới, nhiệt độ trung bình tháng tháng 1 ở các vùng thấp dao động trong khoảng từ 15-20 0C, ở Đồng bằng Bắc Bộ từ 16-17 0C, ở ven biển Bắc Trung Bộ từ 17-18 0C. Ven biển từ Đà Nẵng trở vào, nhiệt độ trung bình tháng 1 đã vượt 20 0C, đạt tới 250C ở Bình Thuận. Ở Đồng bằng Nam Bộ trị số này là 25-26 0C. Trên các vùng núi, nhiệt độ trung bình phân bố rất phức tạp, phụ thuộc chủ yếu vào độ cao địa hình. Tuy nhiên, sự tăng nhiệt theo chiều bắc - nam và đông - tây cũng đóng góp một phần nhất định với sự chênh lệch tương tự như đối với các vùng thấp. Trên các vùng núi cao (cao hơn 1500m) nhiệt độ trung bình tháng 1 ở khu vực Đông Bắc chỉ ở khoảng 8-9 0C, tăng lên đến 10-110C ở Tây Bắc và đến 16-170C ở Tây Nguyên. 2.4) Nhiệt độ trung bình các tháng mùa hè 4 Vào các tháng mùa hè (tháng 6-8), sự phân hóa của nhiệt độ theo hướng bắc- nam cũng như đông - tây rất nhỏ. Theo hướng bắc - nam, nhiệt độ trung bình tháng 7 có xu hướng gần như ngược với tháng 1. Hình 3.6 biểu thị phân bố của nhiệt độ trung bình tháng 7 trên lãnh thổ Việt Nam. Từ hình vẽ ta thấy, nhiệt độ trung bình tháng 7 ở Đồng bằng Bắc Bộ từ 28,9-29,4 0C, nhưng ở Đồng bằng Nam Bộ chỉ từ 27-27,5 0C. Riêng dải ven biển Trung Bộ, do ảnh hưởng của hiệu ứng phơn, nhiều khu vực đạt giá trị rất cao, từ 29,5-29,9 0C. Đối với các vùng núi cao, nhiệt độ trung bình đều dưới 20 0C và khá đồng đều giữa các vùng. Trên vùng núi Tây Nguyên, trị số này từ 18,9-19,1 0C, còn ở vùng núi phía bắc là 19,8-20,0 0C. Đối với các tháng chuyển mùa (tháng 4 và tháng 10), phân bố của nhiệt độ trung bình cũng khá phức tạp. Ở Nam Bộ, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là tháng 4, còn ở Bắc Bộ là tháng 7. Vì thế, sự tăng nhiệt độ theo chiều bắc - nam vào tháng 4 gần tương tự như tháng 1. Nhiệt độ trung bình tháng 4 ở Đồng bằng Bắc Bộ là 23,5-24,0 0C, còn ở Đồng bằng Nam Bộ trị số này là 28,6-28,90C. Nhiệt độ trung bình tháng 10 cũng có xu hướng tăng nhiệt từ Bắc vào Nam gần tương tự như tháng 4 nhưng nguyên nhân lại tương tự như các tháng mùa đông. 2.5) Đặc tính biến động và xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình Những phân tích trên cho ta thấy đặc tính phân hóa khá đa dạng của nhiệt độ trung bình theo không gian trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam với giả định là chúng không biến đổi. Trên thực tế, nhiệt độ trung bình tuy là đặc trưng khí hậu có mức độ biến động không lớn, song diễn biến của chúng từ năm này qua năm khác cũng không giống nhau. - Xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình. Cùng với tính biến động, diễn biến của nhiệt độ trung bình ở Việt Nam trong thế kỷ qua cũng có xu thế tăng khá rõ nét với tốc độ tăng của nhiệt độ trung bình năm khoảng 0,1 0C/thập kỷ, đặc biệt tốc độ tăng khá cao trong hơn một thập kỷ gần đây. Điều này cũng phù hợp với những kết quả nghiên cứu của "Ban Liên Chính phủ nghiên cứu về biến đổi khí hậu" (IPCC) về hiện tượng "nóng lên toàn cầu" đang diễn ra trên thế giới do hệ quả của quá trình phát thải "khí nhà kính" từ phát triển công nghiệp và tàn phá rừng của con người. Theo kết quả nghiên cứu gần đây của IPCC, xu thế tăng của nhiệt độ trung bình toàn cầu vẫn tiếp tục duy trì và ngày càng mạnh hơn. IPCC dự báo, tốc độ tăng của nhiệt độ trung bình trong thế kỷ XXI sẽ cao gấp 2-3 lần so với thế kỷ trước nếu toàn thế giới không có được những chiến lược hữu hiệu giảm phát thải "khí nhà kính". 5 II. CÁC DẠNG BÀI TẬP 1. Bài tập liên quan tới các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt ở 1 lãnh thổ: 1.1. Nhận dạng: Câu hỏi liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của 1 lãnh thổ thường yêu cầu phân tích, chứng minh tác động của toàn bộ các nhân tố hoặc 1 nhân tố cụ thể đến đặc điểm chế độ nhiệt của lãnh thổ. Có khi đơn giản là dùng để giải thích chế độ nhiệt của 1 địa điểm. 1.2. Câu hỏi: Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học, Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt nước ta? Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học, cho biết Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào đến nhiệt độ nước ta? Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học, Hãy Chứng minh địa hình là nhân tố quan trọng chi phối đến sự phân hóa nhiệt độ nước ta? Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học, Hãy giải thích Tại sao Tây Bắc và Đông Bắc đều có nền nhiệt độ thấp vào mùa đông? Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học, Hãy giải thích Tại sao nhiệt độ trung bình cao nhất của Hà Nội là tháng 7 còn của thành phố Hồ Chí Minh là tháng 4? Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học, cho biết Gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nhiệt miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học, Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt miền Bắc nước ta? Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học, Hãy giải thích vì sao tính địa đới của nhiệt độ nước ta bị phá vỡ? 1.3. Cách làm * Giới thiệu về ranh giới, phạm vi các lãnh thổ (nếu là vùng, miền), khái quát về đặc điểm chế độ nhiệt vùng lãnh thổ nghiên cứu và khẳng định đặc điểm đó chịu chi phối tổng hợp của nhiều nhân tố.(3-4 dòng) * Phân tích khía cạnh cụ thể của từng nhân tố tùy theo yêu cầu của câu hỏi: Nhân tố Ảnh hưởng - Vị trí + ảnh hưởng đến lượng bức xạ nhận được nên chi + Vĩ độ: phối nhiệt độ trung bình năm, biên độ giao động nhiệt, biến trình nhiệt phụ thuộc chặt chẽ vào chuyển động biểu kiến của Mặt Trời (giải thích nhiệt độ cực đại và cực tiểu), 6 + Giáp biển: + Nằm trong vùng gió mùa - Hình dạng lãnh thổ - Địa hình: + Độ cao + hướng sườn: + điều hòa nhiệt độ + Nhiệt độ thay đổi theo mùa sự phân hóa của chế độ nhiệt theo hướng B- N + sự phân hóa nhiệt độ theo đai cao, + kết hợp với gió mùa tạo nên sự phân hóa đa dạng của chế độ nhiệt: theo B-N (các dãy núi hướng T- Đ), theo T- Đ (hướng vòng cung và hướng TB-ĐN), theo mùa (hiệu ứng phơn của các dãy núi) - Gió mùa, nhất là gió + tăng cường sự phân hóa nhiệt độ theo không gian mùa đông Bắc: (phân hóa B – N, Đ – T) và thời gian + làm phức tạp hơn tính thất thường của chế độ nhiệt nước ta đặc biệt trong mùa đông - Nhân tố khác: con ảnh hưởng nhất định đến nhiệt độ của 1 địa phương người, mưa.. 1.4. Ví dụ cụ thể: Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học cho biết Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào đến nhiệt độ nước ta? Gợi ý * Khái quát đặc điểm chế độ nhiệt nước ta: đạt chỉ tiêu của khí hậu nhiệt đới, có sự phân hóa đa dạng theo không gian và thời gian. Đặc điểm đó do tác động của nhiều nhân tố trong đó có vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ. * Phân tích: - Vị trí: + Vĩ độ: Nước ta nằm trải dài từ 8 034’B đến 23023’B tức là nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến của Bắc bán cầu nên mọi địa phương trong năm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, góc nhập xạ lớn, thời gian chiếu sáng dài. Do đó, nước ta nền nhiệt cao quanh năm: 23- 25 0C (vượt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới), tổng nhiệt độ hoạt động trong năm lớn: 7000 – 9000oC, + Giáp biển: Biển Đông là kho dự trữ nhiệt và ẩm dồi dào làm biến tính các khối không khí di chuyển qua nó, điều hòa chế độ nhiệt nước ta. + Nằm ở trung tâm của khu vực châu Á gió mùa điển hình nên hoạt động của gió mùa lấn át gió Tín Phong đã làm suy giảm tính địa đới của chế độ nhiệt nước ta 7 - Hình dạng lãnh thổ: kéo dài hẹp ngang, càng đi xuống phía Nam thì góc nhập xạ càng lớn, thời gian chiếu sáng càng dài, khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng dài ra nên nhiệt độ trung bình năm tăng dần ,biên độ nhiệt giảm dần, biến trình nhiệt càng phức tạp. chế độ nhiệt phân hóa theo chiều B- N. Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học, Chứng minh địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nhiệt độ nước ta? Gợi ý * Khái quát đặc điểm chế độ nhiệt nước ta: đạt chỉ tiêu của khí hậu nhiệt đới, có sự phân hóa đa dạng theo không gian và thời gian. Đặc điểm đó do tác động của nhiều nhân tố trong đó có địa hình. * Chứng minh: + Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp ( 85% diện tích lãnh thổ cao dưới 1000m ) nên tính nhiệt đới được bảo tồn trên phần lớn lãnh thổ (d/c nhiệt độ trung bình năm). + Tuy nhiên, 15% diện tích cao trên 1000m, có một số đỉnh núi cao trên 2000m (d/c) nên nhiệt độ có sự phân hóa theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ càng giảm (lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C) nên các đỉnh núi cao có nhiệt độ thấp hơn các vùng đồng bằng xung quanh (d/c so sánh vùng núi cao Hoàng Liên Sơn với vùng đồng bằng Bắc Bộ) + Hướng núi: kết hợp với gió mùa tạo nên sự phân hóa đa dạng của chế độ nhiệt nước ta: > Các dãy núi theo hướng T – Đ như: Hoành Sơn, Bạch Mã đã ngăn cản và làm biến tính ảnh hưởng của gió mùa đông bắc xuống phía Nam từ đó tăng cường thêm sự phân hóa B – N của chế độ nhiệt nước ta (d/c nhiệt độ trung bình năm, biên độ dao động nhiệt, số tháng lạnh của Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh). > Các cánh cung ở vùng Đông Bắc: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều mở ra ở phía bắc và phía đông, lưng lồi ra biển, một đầu chụm lại ở dãy Tam Đảo có tác động hút gió mùa đông bắc trực tiếp và đầu tiên của nước ta. Do đó, mùa đông ở đây kéo dài và lạnh nhất nước ta (d/c Lạng Sơn) > Hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn đã ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đến vùng Tây Bắc làm cho mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm hơn vùng Đông Bắc (d/c trạm Điện Biên). > Hướng tây bắc đông nam của dãy Trường Sơn gây hiệu ứng phơn cho đồng bằng duyên hải miền Trung vào đầu mùa hạ. Do đó nhiệt độ trung bình tháng 7 của vùng cao nhất cả nước 8 Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học cho biết Gió mùa mùa đông ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nhiệt nước ta? Gợi ý * Khái quát đặc điểm chế độ nhiệt nước ta: đạt chỉ tiêu của khí hậu nhiệt đới, có sự phân hóa đa dạng theo không gian và thời gian. Đặc điểm đó do tác động của nhiều nhân tố trong đó có gió mùa (đặc biệt là gió mùa mùa đông): * Khái quát về gió mùa Đông Bắc: thời gian, nguồn gốc, hướng, tính chất, * Ảnh hưởng: - GMĐB là nguyên nhân chính làm cho nhiệt độ trung bình tháng 1 nước ta hạ thấp, thấp hơn rất nhiều so với nhiệt độ trung bình tháng 7, đặc biêt ở miền Bắc có từ 2 – 3 tháng nhiệt độ dưới 180C, thậm chí có địa điểm dưới 150C (d/c) - Gió mùa Đông Bắc kết hợp với các dãy núi theo hướng Tây – Đông (dãy Hoành Sơn, dãy Bạch Mã...) đã tăng cường sự phân hóa của nhiệt độ theo chiều Bắc – Nam (d/c nhiệt độ phần lãnh thổ phía Bắc và Nam): - Gió mùa Đồng Bắc kết hợp với địa hình tạo nên sự phân hóa chế độ nhiệt giữa Đông Bắc và Tây Bắc. > Các cánh cung ở vùng Đông Bắc: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều mở ra ở phía bắc và phía đông, lưng lồi ra biển, một đầu chụm lại ở dãy Tam Đảo có tác động hút gió mùa đông bắc trực tiếp và đầu tiên của nước ta. Do đó, mùa đông ở đây kéo dài và lạnh nhất nước ta (d/c trạm Lạng Sơn) > Hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn đã ngăn cản và làm suy yếu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đến vùng Tây Bắc làm cho mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm hơn vùng Đông Bắc (d/c trạm Điện Biên). - Ngoài ra, hoạt động gió mùa mùa đông cũng tạo nên tinh thất thường của chế độ nhiệt nước ta: có năm mùa đông đến sớm, có năm mùa đông đến muộn, có năm ngay trong mùa đông nhiệt độ lên cao do NPc suy yếu... Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học giải thích Tại sao Tây Bắc và Đông Bắc đều có nền nhiệt độ thấp vào mùa đông? Gợi ý * Khải quát: Tây Bắc và Đông Bắc đều có nền nhiệt độ thấp vào mùa đông (d/c) * Giải thích: + Đông Bắc: địa hình thấp (độ cao trung bình 500 – 600m) nhưng lại có các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều mở ra ở phía bắc và phía đông, lưng lồi ra biển, một đầu chụm lại ở dãy Tam Đảo có tác động hút gió mùa đông bắc trực tiếp và đầu tiên của nước ta. Do đó, mùa đông ở đây kéo dài và lạnh nhất nước ta (d/c trạm Lạng Sơn) 9 + Tây Bắc tuy ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc suy yếu (do dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản và làm biến tính) nhưng địa hình cao đồ sộ nhất nước ta nên nhiệt độ trung bình vẫn xuống khá thấp trong mùa đông. Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học giải thích Tại sao nhiệt độ trung bình cao nhất của Hà Nội là tháng 7 còn của thành phố Hồ Chí Minh là tháng 4? Gợi ý * Nhiệt độ trung bình cao nhất của Hà Nôi vào tháng 7: 28,90C do Hà Nội nằm ở khoảng vĩ độ 210B gần chí tuyến Bắc, có thời gian 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh đều nằm trong khoảng tháng 7 nên nhận được góc nhập xạ lớn, thời gian chiếu sáng dài, nền nhiệt độ cao. * Biến trình nhiệt của Thành phố Hồ Chí Minh có 2 cực đại vào tháng 4 và tháng 10 phù hợp với chuyển động biểu kiến của tia sáng Mặt Trời ở khoảng 100B nhưng nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 vì trùng với thời gian mùa khô ở Nam Bộ, lượng bốc hơi lớn, nền nhiệt cao. Tháng 10 nhiệt độ thấp hơn do là tháng mưa cực đại. 2: Bài tập liên quan đến đặc điểm chế độ nhiệt của 1 trạm khí hậu, 1 vùng lãnh thổ: 2.1. Nhận dạng: Câu hỏi dạng này thường yêu cầu học sinh trình bày, phân tích, chứng minh hoặc so sánh đặc điểm chế độ nhiệt của 1 trạm khí hậu hoặc 1 vùng lãnh thổ (cả nước, miền tự nhiên, vùng khí hậu) hoặc đặc điểm của 1 yếu tố nhiệt độ (nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1, nhiệt độ trung bình tháng 7, biên độ giao động nhiệt...) của nước ta. 2.2. Câu hỏi: Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học Phân tích đặc điểm nhiệt độ trung bình năm của nước ta? Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học Trình bày đặc điểm nhiệt độ trung bình tháng 1 của nước ta và giải thích? Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học Trình bày đặc điểm nhiệt độ trung bình tháng 7 của nước ta và giải thích? Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học Chứng minh tính địa đới trong yếu tố nhiệt của khí hậu nước ta và giải thích? Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học Chứng minh quy luật địa đới và phi địa đới thể hiện rõ nét qua yếu tố nhiệt độ ở nước ta? 10 Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học So sánh nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 ở nước ta và giải thích? Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học Phân tích đặc điểm chế độ nhiệt của trạm Lạng Sơn? Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học Chứng minh chế độ nhiệt của miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ có sự phân hóa rõ nét? Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học So sánh đặc điểm chế độ nhiệt giữa vùng Đông Bắc và Tây Băc? Câu 10: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học So sánh đặc điểm chế độ nhiệt của trạm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và giải thích? 2.3. Cách làm: a. Trình bày, so sánh đặc điểm của 1 - 2 trạm khí hậu và giải thích * Mở bài: Nêu khái quát trạm KH thuộc miền và vùng KH nào? độ cao? vĩ độ? kiểu KH nào? * Nội dung: Trình bày dựa vào các biểu đồ định vị trong Atlat và giải thích theo các yếu tố: Chứng minh Giải thích + Nhiệt độ TB năm: dựa vào vĩ độ, độ cao, gió mùa + Nhiệt độ cực đại,cực tiểu chuyển động biểu kiến MT, gió mùa + Biên độ dao động nhiệt: vĩ độ ,gió mùa + Số tháng lạnh: gió mùa đông bắc + Biến trình nhiệt: vĩ độ b. Trình bày, so sánh 1 yếu tố nhiệt độ hoặc chế độ nhiệt của 1 lãnh thổ: * KQ đặc điểm chế độ nhiệt hoặc vị trí, giới hạn của lãnh thổ đó. * Nội dung: Chứng minh Giải thích + Đặc điểm chung: tính nhiệt đới (>200): vĩ độ, địa hình, gió mùa + Sự phân hóa: - Theo thời gian (mùa) – So sánh tháng 1 và 7 vĩ độ và gió mùa - Theo Bắc – Nam (quy luật địa đới) hình dạng lãnh thổ, gió mùa - Theo chiều Đông – tây: (quy luật địa ô) gió mùa kết hợp với địa hình - Theo độ cao: (quy luật đai cao) độ cao địa hình Lưu ý: tùy theo từng đề bài để nêu 1 yếu tố hay từng yếu tố của chế độ nhiệt((nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1, nhiệt độ trung bình tháng 7, biên độ giao động nhiệt... 11 2.4. Ví dụ minh họa: Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học So sánh và giải thích đặc điểm chế độ nhiệt của trạm Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh để rút ra đặc điểm của khí hậu nước ta? Gợi ý * Giới thiệu về 3 trạm KH phản ánh đặc điểm của KH nước ta. * So sánh: + Giống nhau: Tính chất nhiệt đới cả 3 trạm đều có: nền nhiệt cao, nhiệt độ TB năm >20 , Nhiệt độ Tb t7 >24 , biên độ nhiệt độ tương đối lớn Giải thích: do 3 địa điểm đều nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến của Bắc bán cầu, quanh năm có góc nhập xạ lớn, thời gian chiếu sáng dài, trong năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh... + Khác nhau: Nhiệt độ có sự phân hóa Bắc Nam - nhiệt độ TB năm tăng dần từ B vào N (d/c) - Biên độ dao động nhiệt giảm dần từ B vào N (d/c) - Biến trình nhiệt: phía B 1 cực đại, Nam: 2 cực đại (d/c) - To TB t1 tăng dần từ B vào N (d/c) - Số tháng không dạt chỉ tiêu nhiệt đới (d/c) Giải thích: do vai trò của hình dạng lãnh thổ kéo dài, gió mùa Đông Bắc và bức chắn dãy Bạch Mã HN gần chí tuyến chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh ĐN: nằm ở sau dãy Bạch Mã, gần như không chịu ảnh hưởng của gió mừa đông bắc HCM: gần xích đạo, không ảnh hưởng của NPc Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học So sánh nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 ở nước ta và giải thích ? Gợi ý * Giới thiệu về đặc điểm chế độ nhiệt nước ta. * Giống nhau: + Phần lớn lãnh thổ nước ta có Nhiệt độ TB 2 tháng đều khá cao: trên 180C đạt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới GT: > do nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến của BBC > Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp nên tính nhiệt đới được bảo toàn + Vùng khí hậu Nam Bộ ở cả 2 tháng đều 24-280C GT: do nằm gần XĐ, quanh năm góc nhập xạ lớn, thời gian chiếu sáng dài, biên độ dao động nhiệt nhỏ. 12 + Chế độ nhiệt đều thay đổi theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ càng giảm (d/c) + Phân hóa giữa các vùng, miền (do ảnh hưởng của nhân tố vị trí, địa hình, gió mùa) * Khác nhau: +) Nhiệt độ TB tháng 1 nhỏ hơn nhiều tháng 7 - Tháng 1 là tháng có nhiệt độ TB thấp nhất trong năm của nước ta: phần lớn đều dưới 200C - GT: do BBC chếch xa MT nhất, nước ta có góc nhập xạ nhỏ nhất và thời gian chiếu sáng ngắn nhất trong năm.- Do ảnh hưởng của NPc với tần suất lớn - Tháng 7 là tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm của hầu hết các vùng ở nước ta: phần lớn có nhiệt độ trên 240C - GT: do BBC ngả nhiều nhất về phía MT, góc nhập xạ lớn, thời gian chiếu sáng dài, không ảnh hưởng của NPc +) Tháng 1 phân hóa B - N rõ nét nhất: - càng vào Nam nhiệt độ TB tháng 1 càng giảm (VD: HN –Huế –HCM) do chuyển động biểu kiến của MT, do ảnh hưởng của NPc... - phân chia thành 2 miển: B: nhiệt độ dưới 180C, N: trên 200C ranh giới là Bạch Mã +) Tháng 7: nhiệt độ đồng đều trên toàn lãnh thổ, phân hóa B-N không còn thể hiện, chủ yếu là phân hóa theo Đ-T (hướng sườn) - Khu vực phía đông: nền nhiệt độ cao nhất cả nước>280C : KV đồng bằng BB (do thời gian 2 lần MT lên thiên đỉnh gần sát nhau) và ĐB DH miền Trung: do địa hình thấp và ảnh hưởng của hiệu ứng phơn do bức chắn địa hình dãy TS chắn gió mùa mùa hạ. - Khu vực núi phía Tây nền nhiệt độ thấp hơn: phổ biến dưới 280C , nhiều nơi dưới 240C do ảnh hưởng của độ cao và địa hình đón gió mưa nhiều... 3. Bài tập bảng số liệu: Câu 1: Cho BSL: Chế độ nhiệt ở 1 số địa điểm Địa điểm Nhiệt độ TB Nhiệt độ TB Biên độ dao tháng 1 thấp nhất động năm Hà Giang (118m) 15.5 2.2 11.8 Hữu Lũng (40m) 13.7 -2.1 13.3 Lai Châu (224m) 17.3 4.9 9.2 Hà Nội (5m) 16.6 2.7 12.2 Nhận xét và giải thích vê chế độ nhiệt của các địa điểm trên. Gợi ý: * Các địa điểm đều có nhiệt độ TB tháng 1 thấp, nhiệt độ thấp nhất rất thấp, biên độ dao động nhiệt năm cao (d/c) 13 GT: do các địa điểm này đều chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc * Tuy nhiên chế độ nhiệt ở các địa điểm khác nhau do mức độ ảnh hưởng gió mùa đông bắc không giống nhau: - Giữa Đông Bắc và Tây Bắc: + d/c so sánh Hà Giang với Lai Châu + GT: Lai Châu ảnh hưởng của NPc suy yếu do dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản còn Hà Giang đón gió NPc trực tiếp với cường độ mạnh hơn. - Ngay trong vùng Đông Bắc khác biệt (d/c) : do vị trí và địa hình + Hữu Lũng: nằm giữa 2 cánh cung, đón gió NPc trực tiếp + Hà Giang nằm ở địa hình cao hơn nên nhiệt độ thấp hơn Hà Nội + Hà Nội ảnh hưởng của NPc với cường độ yếu hơn Lạng Sơn Câu 2) Dựa vào bảng số liệu sau : Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm. Nhiệt độ trungbình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung Địa điểm tháng I ( oC) tháng VII ( oC) bình năm ( oC) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Vinh 17,6 29,6 23,9 Huế 19,7 29,4 25,1 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 Tp. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 26,9 Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân. a/ Nhận xét: - Nhìn chung nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng dần từ Bắc vào Nam (d/c). GT: Do hình dạng lãnh thổ kéo dài, càng vào nam góc nhập xạ càng lón, thời gian chiếu sáng càng dài nền nhiệt độ càng cao. Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc càng vào nam càng suy yếu, đến Huế chỉ còn thời tiết lạnh - Nhiệt độ trung bình tháng VII không có sự chênh lệch nhiều giữa các địa phương, các địa điểm miền Trung có nhiệt độ cao hơn miền Bắc và miền Nam do ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng gây ra bởi dãy Trường Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa tây nam vào đầu mùa hạ. 14 PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ : 1/KẾT LUẬN: Việc rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp các dạng bài tập môn địa lí là một việc làm rất cần thiết nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức được nhanh hơn và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt hơn. Đó là một qúa trình lâu dài cần có sự rèn luyện thường xuyên của mỗi giáo viên Địa lí trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên việc tận dụng thời gian trong một vài tiết học, một vài buổi chuyên đề trên lớp để bồi dưỡng cho học sinh các dạng bài tổng hợp phần khí hậu nói chung cũng như yếu tố nhiệt của khí hậu nói riêng là nhiệm vụ không dễ thực hiện của giáo viên. Nguyên nhân bởi vì, địa lí tự nhiên Việt Nam là một phần kiến thức khó hiểu, các câu hỏi và bài tập lại phong phú, đa dạng nên để tổng hợp thành các dạng bài như phần kinh tế - xã hội sẽ không tránh khỏi những ý kiến trái chiều và còn nhiều vấn đề cần đưa ra tranh luận. Do đó, trong khuôn khổ phạm vi kiến thức của đề tài chắc chắn sẽ không thể đáp ứng được hết những yêu cầu, mong muốn của quý thầy cô giáo và học sinh; tuy nhiên phần nào cũng mở ra những hướng, những gợi ý cần thiết để chúng ta tiếp tục hoàn thiện thêm phần kĩ năng làm bài thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí. Đề tài đề cập đến vấn đề khá hóc búa trong ôn tập môn Địa lí thuộc phần địa lí tự nhiên Việt Nam. Điều cốt lõi để làm được dạng bài phần yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam là phải nắm được kiến thức phần địa lí tự nhiên đại cương, có kĩ năng khai thác Atlat nhuần nhuyễn để nắm được cách giải chung cho từng dạng bài. Nội dung bài viết có thể chưa thật đầy đủ, nhiều chỗ giải thích chưa thật rõ ràng vì kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế ...Tất cả những điều này mong quý thầy cô giáo đóng góp ý kiến để đề tài hoàn chỉnh hơn . 2/KIẾN NGHỊ: * Đối với các giáo viên giảng dạy môn Địa lí từ cấp THCS cho đến THPT, đặc biệt là các giáo viên trực tiếp ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí, cần tạo mọi điều kiện về thời gian ở trên lớp để hướng dẫn cho học sinh cách tư duy tổng hợp các mảng kiến thức thành các dạng bài để tiếp thu bài học dễ dàng hơn và không thấy bỡ ngỡ khi gặp phải các câu hỏi khó. 15 * Đối với học sinh, trong quá trình học phần yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam phải biết khai thác Atlat trên cơ sở các dạng bài đã tổng hợp một cách linh hoạt, tránh rập khuân và phải chú ý vào yêu cầu của câu hỏi. Tài liệu tham khảo : 1. Địa lí tự nhiên Việt Nam – NXB Giáo dục— PGS.TS Đặng Duy Lợi 2. Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí – Lê Thông (chủ biên) – NXB Giáo Dục Việt Nam, 3. Hướng dẫn khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Lê Thông (chủ biên) – NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh... 4. Sách giáo khoa địa lí lớp 12-NXB Giáo dục năm 2005. 5. Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trường THPT chuyên môn Địa lí – Bộ Giáo Dục và Đào Tạo – Năm 2011. ---------------***----------------- 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan