Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 11...

Tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 11

.DOC
67
7711
161

Mô tả:

CÂU HỎI PHẦN CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT Chuyên đề 1: Trao đổi nước và hút khoáng A. Câu hỏi trong SGK Câu 1(T9- SCB): Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và hút khoáng? Câu 2 (đề HSG 2009 – 2010= T11 - SNC): a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước? b. Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào? Câu 3: (T9 - SCB): Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây Câu 4(T9 - SCB) (đề HSG 2009 – 2010): Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?. Câu 5(T11 - SNC) Nêu vị trí và vai trò của đai Caspari Câu 6(T11- SNC): Trình bày con đường vận chuyển nước ở thân? Câu 7(T1 - SCB): Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá(đặc biệt thường thấy ở lá của cây một lá mầm), hiện tượng đó gọi là sự ứ giọt. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt?. Câu 8(T11 - SNC): Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và ở những cây thân thảo? Câu 9(T14 - SCB): Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá? Câu 10(T14 – SCB: Động lực nào giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét)? Câu 11(T14 - SCB). Nếu 1 ống mạch gỗ mạch bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể đi lên được không? Tại sao? Câu 12(T14 - SCB). Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác? 1 Câu 13(T17 - SNC): Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước? Câu 14(T19 - SCB): Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng? Câu 15(T19 - SCB): . Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn? Câu 16(T19 - SCB): Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ đóng mở của khí khổng? Câu 17(T12- SNC) Giải thích: Tại sao nói thoát hơi nước là tai họa và tất yếu? = (T16 SNC)Ý nghĩa thoát hơi nước? Câu 18(T16 - SNC) : Hãy trình bày con đường thoát hơi nước và đặc điểm của chúng? Câu 19(T16 - SNC) : Hãy nêu các cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng? Câu 20(T16 - SNC): Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của tế bào khí khổng trong mối liên quan tới cơ chế đóng mở của nã? Giải thích TN t17 SGK ĐÁP ÁN CÂU HỎI PHẦN CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT Chuyên đề 1: Trao đổi nước và hút khoáng A. Câu hỏi trong SGK Câu 1(T9- SCB): Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và hút khoáng? TL: Đặc điểm bộ rễ liên quan đến chức năng hút nước và hút khoáng: - Rễ có khả năng đâm sâu, lan rộng.-> tăng diện tích tiếp xúc với đất - Có khả năng hướng hoá và hướng nước. - Có đỉnh sinh trưởng và miền sinh trưởng dãn dài > rễ dài ra - Miền lông hút phát triển -> hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng Câu 2 (đề HSG 2009 – 2010= T11 - SNC): 2 a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước? b. Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào? TL: A *Cấu tạo lông hút phù hợp với chức năng hút nước: - Thành TB mỏng, không thấm cutin -> dễ thấm nước……………. - Không bào trung tâm lớn -> tạo áp suất thẩm thấu cao……………… - Có nhiều ti thể -> hoạt động hô hấp mạnh -> áp suất thẩm thấu lớn… B * Số lượng lông hút thay đổi khi: Môi trường quá ưu trương, quá axit (chua), thiếu oxi…………………… Câu 3: (T9 - SCB): Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây TL - Cơ chế hấp thụ nước: theo cơ chế thụ động - Cơ chế hấp thụ ion khoáng: theo cơ chế thụ động và chủ động Câu 4(T9 - SCB) (đề HSG 2009 – 2010): Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?. TL: * Vì: Khi bị ngập úng -> rễ cây thiếu oxi-> ảnh hưởng đến hô hấp của rễ -> tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành lông hút mới-> cây không hút nước -> cây chết Câu 5(T11 - SNC) Nêu vị trí và vai trò của đai Caspari TL * Vai trò vòng đai Caspari: đai này nằm ở phần nội bì của rễ, kiểm soát và điều chỉnh lượng nước, kiểm tra các chất khoáng hoà tan. Câu 6(T11- SNC): Trình bày con đường vận chuyển nước ở thân? TL Câu 7(t11 - SCB): Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá(đặc biệt thường thấy ở lá của cây một lá mầm), hiện tượng đó gọi là sự ứ giọt. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt?. TL 3 - Qua đêm ẩm ướt, độ ẩm tương đối của không khí quá cao đến bão hòa hơi nước=> nước không thoát được ra ngoài không khí mà ứ đọng qua mạch gỗ ở tận đầu cuối của lá, nơi có khí khổng - Các phân tử nước có lực liên kết với nhau tạo sức căng bề mặt, hình thành giọt nước treo đầu tận cùng của lá Câu 8(T11 - SNC): Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và ở những cây thân thảo? TL - Cây bụi thấp, cây thân thảo: thân thấp dễ bị tình trạng bão hòa hơi nước Áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá Câu 9(T14 - SCB): Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá? TL Cấu tạo quản bào và mạch ống là những tế bào chết, không Chức năng Tạo ống rỗng -> giảm sức cản màng, không bào quan bên trong, thành thấm lignin, mạch ống có đầu và cuối có các tấm đục lỗ, quản bào có các lỗ bên Thành thấm lignin Bền chắc, chịu được áp lực của dòng nước Lỗ bên sếp xít nhau, lỗ bên này thông với bên kia bên trong Tạo dòng vận chuyển ngang Câu 10(T14 – SCB: Động lực nào giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét)? TL Câu 11(T14 - SCB). Nếu 1 ống mạch gỗ mạch bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể đi lên được không? Tại sao? TL - Có - Vì nước và muối khoáng có thể được vận chuyển ngang sang các ống mạch gỗ khác -> các chất vẫn được vận chuyển lên bình thường Câu 12(T14 - SCB). Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác? 4 TL: - Động lực: do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn(lá) với cơ quan chứa(rễ, hạt, quả) Câu 13(T17 - SNC): Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước? TL - Vì nước còn thoát qua tầng cutin( khi lá chưa bị tầng cutin dày che phủ). Hơi nước có thể khuếch tán qua bề mặt lá - Cường độ thoát hơi nước qua bề mặt lá giảm theo sự phát triển của tầng cutin. mạnh ở lá non( tầng cutin chưa phát triển), giảm dần ở lá trưởng thành và tăng lên ở lá già( do sự rạn nứt ở cutin) Câu 14(T19 - SCB): Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng? TL Vật liệu XD hấp thụ nhiệt làm nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước là hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá -> không khí dưới bóng cây mát hơn Câu 15(T19 - SCB): . Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn? TL Cây trong vườn vì tầng cutin kém phát triển do AS vườn yếu( AS tán xạ) Cây trên đồi có tầng cutin phát triển do AS mạnh Câu 16(T19 - SCB): Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ đóng mở của khí khổng? TL - Tác nhân chủ yếu gây đóng mở khí khổng: ánh sáng Câu 17(T12- SNC) Giải thích: Tại sao nói thoát hơi nước là tai họa và tất yếu? = (T16 - SNC)Ý nghĩa thoát hơi nước? TL: - THN là tai họa: trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, TV mất đi một lượng nước quá lớn  nó phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi  đó là một điều không dễ dàng trong điều kiện môi trường luôn thay đổi - THN là "Tất yếu": TV cần phải thoát một lượng nước lớn  cây mới lấy được nước \ - Ý nghĩa của quá trình THN.: 5 - Tạo lực hút đầu trên. - Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá. - Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. Câu 18(T16 - SNC) : Hãy trình bày con đường thoát hơi nước và đặc điểm của chúng? TL: Câu 18(T16 - SNC) : Hãy nêu các cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng? TL: Để tưới nước hợp lí cho cây cần căn cứ vào các đặc điểm sau đây: - Căn cứ vào nhu cầu sinh lí của từng loại cây - Căn cứ vào từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây - Căn cứ vào các loại đất - Căn cứ vào điều kiện thời tiết Câu 20(T16 - SNC): Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của tế bào khí khổng trong mối liên quan tới cơ chế đóng mở của nã? TL: - Cấu tạo: + mép trong của tế bào rất dày, mép ngoài mỏng => giúp thực hiện cơ chế đóng mở khí khổng + trong có chứa lục lạp => tiến hành quang hợp để tạo chênh lệch ASTT Giải thích TN t17 SGK Khi ngâm rễ vào dung dịch, các p.tử xanh metilen hút bám trên bề mặt rễ và dừng lại ở đó, không được đi vào tế bào do tính thấm chọn lọc của màng tế bào không cho xanh metilen đi qua. Khi nhúng vào dung dịch CaCl2 thì các ion Ca2+ và Cl- sẽ bị hút vào rễ và đẩy các p.tử xanh metilen ra ngoài-> dung dịch có màu xanh B. Câu hỏi mở rộng Bài 1- SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ 6 Đọc thêm 1. Vai trò của nước đối với tế bào? TL - Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh - Vai trò của nước đối với tế bào: + Dung môi phổ biến nhất + Môi trường khuếch tán và môi trường phản ứng của các thành phần hóa học trong tế bào + Có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi nhiệt, đảm bảo sự cân bằng và ổn định của nhiệt độ + Nước liên kết: bảo vệ cấu trúc tế bào Đọc thêm 2. Phân biệt các dạng nước trong cây? TL Có 2 dạng: tự do và liên kết Tiêu chí Đặc điểm Nước tự do - Chứa trong các thành phần của tế bào, các Nước liên kết - Bị các phần tử tích điện hút hoặc khoảng gian bào, trong các mạch dẫn trong các liên kết hóa học ở các thành - Không bị hút bởi các phần tử tích điện hay phần của tế bào dạng liên kết hóa học (có khả năng chuyển động trong dung dịch) - Vẫn giữ được tính chất lí, hóa, sinh bình - Không giữ được tính chất lí, hóa, sinh thường của nước (khả năng hòa tan các chất, của nước dẫn nhiệt, môi trường phản ứng, nguyên liệu Vai trò tham gia các phản ứng) - Dung môi - Đảm bảo độ bền vững của hệ keo CNS - Điều hòa nhiệt -> chỉ tiêu đánh giá tính chịu nóng và - Tham gia vào 1 số quá trình TĐC chịu hạn của cây - Đảm bào độ nhớt của chất nguyên sinh -> quá trình TĐC diễn ra bình thường Đọc thêm 3. Tại sao phân tử nước có thể dễ dàng liên kết với các phân tử hữu cơ trong tế bào? TL: - Các phân tử hữu cơ luôn có nhóm bên tích điện (ví dụ Pr có nhóm bên NH+2 tích điện dương, nhóm bên COOH- tích điện âm) - Phân tử nước có tính phân cực  Nên từng phân tử nước sẽ liên kết với các nhóm bên tích điện tạo ra một lớp áo bằng nước bao quanh phân tử hữu cơ. Trong TB, các phân tử hữu cơ không kị nước luôn được bao quanh bởi một lớp vỏ là các phân tử nước. 7 Đọc thêm 4. Trong những điều kiện nào, hàm lượng nước liên kết ở trong TB tăng lên? TL: Hàm lượng nước liên kết trong TB tăng lên khi: - Nhiệt độ môi trường hạ thấp (đóng băng) - Nồng độ chất tan trong môi trường tăng 5. Cây hấp thụ nước từ đất theo cơ chế nào? Vì sao nước luôn có khuynh hướng thẩm thấu vào trong TBTV làm TB trương lên? TL: Cơ chế: thẩm thấu Vì - Các chất luôn có khuynh hướng chuyển động từ nơi có thế năng cao đến nơi có thế năng thấp. - Trong TBTV thường có nồng độ chất tan cao hơn ở môi trường nên có áp suất thẩm thấu lớn  Nên các phân tử nước sẽ thẩm thấu từ môi trường vào TBTV làm TB trương lên. 6: Trình bày các con đường hấp thụ nước ở rễ? Đặc điểm của chúng?. TL: * 2 con đường: + Con đường thành TB - gian bào: nước từ đất vào lông hút => gian bào của các tế bào nhu mô vỏ => đai Caspari => trung trụ => mạch gỗ + Con đường tế bào chất (Qua CNS - không bào): nước từ đất vào lông hút => CNS và không bào của các tế bào nhu mô vỏ => trung trụ => mạch gỗ * Đặc điểm: Qua thành TB – gian bào + Ít đi qua phần sống của TB + Không chịu cản trở của CNS Qua CNS - không bào + Đi qua phần sống của tế bào + Qua CNS => cản trở sự di chuyền của nươc và chất khoáng. + Tốc độ nhanh + Tốc độ chậm + Khi đi đến thành TB nội bì bị vòng đai Caspari cản + Không bị cản trở bởi đai Caspari trở => nước đi vào trong TB nội bì. Nhược điểm: không kiểm soát lượng lượng và chất Kiểm soát các chất vào rễ khoáng hòa tan đi vào rễ 7. Tế bào nội bì có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào? TL - Tế bào nội bì có vòng đai Caspari bao quanh tế bào nội bì giúp điều chỉnh lượng nước và kiểm soát các chất khoáng hòa tan 8 - Việc có vòng đai caspari đã khắc phục điểm bất lợi của con đường vận chuyển nước và khoáng theo con đường thành TB - gian bào 8: Tại sao nước được vận chuyển theo một chiều từ đất lên cây? TL: - Do các TB ở cạnh nhau có ASTT khác nhau. - Do quá trình thoát hơi nước ở lá liên tục diễn ra làm ASTT tăng dần từ ngoài vào trong, từ rễ lên lá. => Nước được vận chuyển theo một chiều. 10. Tại sao các cây bụi ở sa mạc có rễ rất dài? - Ở sa mạc nhiệt độ cao, khô hạn, ít mưa -> lượng nước trong đất rất ít, mực nước ngầm sâu -> cây phải có rễ dài để tím nguồn nước cung cấp cho cây 11. Tại sao về mua đông ở nước ta khi có các đợt rét đậm, rét hại thì 1 số cây trồng( VD mạ) thường bị chết? Cần áp dụng biện pháp gì để chống rét cho cây? * Cây chết rét do: - Khi nhiệt độ hạ thấp -> độ nhớt CNS tăng -> cản trở di chuyển của nước -> cản trở quá trình hấp thụ nước ở rễ - Hô hấp của rễ giảm -> giảm hút nước - Sự bốc hơi nước ở bề mặt lá giảm -> hút nước giảm -> thoát hơi nước giảm - Rễ giảm khả năng sinh trưởng, nếu nhiệt quá thấp thì hệ thống lông hút bị chết và hồi phục rất chậm * Biện pháp: - che chắn bằng polietilen - bón tro bếp - gieo đúng thời vụ 12. Tại sao nói trao đổi nước và khoáng của cây xanh liên hệ mật thiết với nhau? - Chất khoáng hòa tan trong nước, cây hút khoáng theo dòng nước - Các chất khoáng hút vào rễ cây -> tăng nồng độ chất tan trong các tế bào lông hút -> tăng ASTT của các TB -> tăng hút nước -> TĐ nước và TĐ khoáng gắn liền và thúc đẩy lẫn nhau. 13. Sau khi bón phân, khả năng hút nước của rễ thay đổi như thế nào? Bón vừa phải: - Ban đầu khi mới bón phân, nồng độ chất tan trong dịch đất tăng cao hơn nồng độ dịch bào của tế bào lông hút -> rễ không hút được nước - Về sau, rễ cây hút khoáng -> tăng nồng độ dịch bào -> hút nước dễ dàng hơn 9 Bón quá nhiều: Cây khó lấy nước -> Cây sẽ bị héo BÀI 2- VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN 1: C¸c b»ng chøng vÒ kh¶ n¨ng hót vµ ®Èy níc mét c¸ch chñ ®éng cña hÖ rÔ ntn? Trong canh t¸c ®Ó c©y hót níc dÔ dµng cÇn chó ý nh÷ng biÖn ph¸p kü thuËt nµo? TL: *B»ng chøng vÒ kh¶ n¨ng hót vµ ®Èy níc chñ ®éng cña hÖ rÔ: + HiÖn tîng rØ nhùa: C¾t ngang th©n c©y gÇn mÆt ®Êt, mét thêi gian sau ë mÆt c¾t rØ ra c¸c giät nhùa; chøng tá rÔ ®· hót vµ ®Èy níc chñ ®éng. + HiÖn tîng ø giät: óp chu«ng thuû tinh lªn c©y nguyªn vÑn sau khi tíi ®ñ níc, mét thêi gian sau, ë mÐp l¸ xuÊt hiÖn c¸c giät níc. Sù tho¸t h¬i níc bÞ øc chÕ, níc tiÕt ra thµnh giät ë mÐp l¸ qua c¸c lç khÝ chøng tá c©y hót vµ ®Èy níc chñ ®éng. * BiÖn ph¸p kü thuËt ®Ó c©y hót níc dÔ dµng: Lµm cá, sôc bïn, xíi ®Êt kÜ ®Ó c©y h« hÊp tèt t¹o ®iÒu kiÖn cho qu¸ tr×nh hót níc chñ ®éng. 2.. Tại sao các cây như rêu thường có kích thước nhỏ? TL Vì rêu chưa có mạch dẫn phát triển, có thân và rễ giả -> không vận chuyển nước lên cao Mặc dù quãng đường di chuyển của nước ngắn nhưng vận chuyển nước qua chất nguyên sinh có sự cản lớn -> không vận chuyển lên cao lên lá -> kích thước cây nhỏ BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ 1.Trình bày cấu tạo lá phù hợp với chức năng thoát hơi nước?. TL: - Bề mặt ngoài lá bao phủ bới lớp TB biểu bì. - Các TB biểu bì có thể biến đổi thành TB khí khổng. - Các TB khí khổng có lục lạp => tiến hành quang hợp. - Thành TB trong dày, thành ngoài ngoài mỏng. - Phủ bề mặt ngoài lá có thể phủ lớp cutin để chống thoát hơi nước. 2: Tại sao về mùa lạnh cây thường bị rụng lá? TL: Vì: Khi nhiệt độ thấp 10 + CNS trở nên đặc -> nước khó vận chuyển -> cây khó hút nước + Hô hấp giảm -> ATP được tổng hợp ít -> giảm quá trình hút nước + KHông khí ngoài môi trường trở nên khô hanh -> tăng quá trình THN => trong điều kiện quá trình hút nước được ít và thoát hợ nước nhiều thì cây rụng lá để giảm bớt quá trình THN 3. Vào những ngày nắng nóng, TB lỗ khí kiểm soát tốc độ mất nước của cây như thế nào (Khi cây bị hạn, hàm lượng axit abxixic - AAB trong lá tăng lên có ý nghĩa gì )? Tại sao hiện tượng đó vừa có lợi lại vừa có hại? TL + Khi nắng nóng, cây mất nước (cây bị hạn) -> lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng có tác dụng kích thích bơm ion K+ hoạt động để đưa ion ra khỏi TB khí khổng -> TB mất nước -> KK đóng hạn chế thoát hơi nước.. Ngoài ra AAB làm giảm hoạt tính enzym amilaza (biến đổi tinh bột thành đường) làm cho áp suất thẩm thấu của TB khí khổng giảm  TB không hút được nước  mất nước  khí khổng đóng. + Tác dụng - Lợi: Hạn chế sự mất nước của cây -> Cây không bị héo và chết - Hại: KK đóng -> hạn chế lấy CO2 -> giảm cường độ QH KK đóng -> O2 không thoát ra ngoài, nồng độ O2 trong tế bào > CO2  hô hấp sáng 4. Vì sao khi bứng cây đi trồng nơi khác cần cắt bớt 1 phần lá? TL - Để giảm quá trình thoát hơi nước trong khi cây chưa hút nước do rễ bị tổn thương - Các quá trình sinh lí khác của TV diễn ra bình thường -> nước không cung cấp đủ cho cây -> cây héo -> chết 5. Cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày, sau đó trời nắng to thì cây bị héo và có thể chết? TL Khi bị ngập úng lâu ngày, môi trường xung quanh rễ cây bị thiếu oxi -> rễ không hô hấp được -> bị thối -> giảm quá trình hút nước - Khi trời nắng to, lá cây thoát hơi nước mạnh -> cây bị mất nước nhiều -> cây héo. Khi lượng nước mất quá nhiều -> cây có thể bị chết 6. Tại sao khi trời mưa lâu ngày, đột ngột nắng to thì cây bị héo? TL 11 - Mưa lâu ngày: độ ẩm không khí cao -> cản trở sự thoát nước do các TB xung quanh tế bào hạt đậu no nước -> đóng KK bị động - Nắng to đột ngột -> lá bị đốt nóng vì sự thoát nước ở lá khó khăn -> lá bị héo 7. Tại sao khi bón nhiều phân vào gốc cây thì cây bị héo? TL - Khi bón quá nhiều phân vào gốc cây -> ASTT của dịch đất tăng cao, lớn hơn ASTT của tế bào lông hút -> TB lông hút không hút được nước, thậm chí nước từ cây đi ra đất. Mặt khác quá trình thoát nước ở cây vẫn diễn ra -> cây bị mất nước -> héo 8. Tại sao khi tưới nước vào buổi trưa nắng gắt thì cây thường dễ bị héo lá? TL Trưa nắng gắt , cây thoát nước mạnh -> tế bào thiếu nước Lúc mới tưới, rễ hút nước mạnh -> đẩy nước lên trên -> thoát nước mạnh. Lượng nước thoát ra lớn hơn lượng nước cây lấy vào -> cây héo - Nước đọng trên lá giống như thấu kính hội tụ -> hấp thụ AS -> đốt nóng lá cây - Mặt khác, mặt đất đang nóng, tưới nước vào đất -> nước bốc hơi mang theo nhiệt độ của đất-> làm lá nóng hơn -> TB lá mất nước -> giảm sức trương nước -> cây héo 9. Sự thích nghi nào của lá giúp giảm sự mất nước do thoát hơi nước? TL - Phần lớn TV điều chỉnh sự thoát hơi nước bằng việc đóng mở khí khổng - Đa số TV sống trong môi trường khô hạn có lá nhỏ được phủ tần cutin dày -> đẩy nhanh thoát nhiệt bởi sự đối lưu tốt hơn do sự bay hơi của nước. Tầng cutin dày -> giúp giảm thoát hơi nước - Khí khổng nhỏ và tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá -> tránh tác động của ASMT - Khí khổng lõm và bao phủ bởi lông - 1 số TV rụng lá về mùa đông -> hạn chế thoát nước trong điều kiện hút nước khó khăn ( Cây rụng lá về mùa đông vì khi nhiệt độ hạ thấp rễ cây không hút được nước -> cây sẽ rụng lá để tiết kiệm nước) - Cây ở sa mạc hoặc cây mọng nước hạn chế mất nước bằng việc mở khí khổng ban đêm và đóng vào ban ngày hoặc lá biến gai - Đa số cây trồng vào ban trưa nhiệt độ cao, AS mạnh KK đóng, ion K+ thoát ra ngoài và trong lá xuất hiện nhiều AAB 10. Ở câY ngô, thấy số lượng khí khổng ở mặt trên lá là 7684 lỗ/ cm 2; mặt dưới là 9300 lỗ/ cm 2 . tổng S lá trung bình cả 2 mặt là 6100 cm2 Kích thước KK 25.6 x 3,3 µm a. Tại sao ở nhiều loài cây khác KK thường tập trung ở mặt dưới nhưng ở ngô không vậy? b. Tính S KK/ S lá 12 c. Tại sao tỉ lệ S KK/ S lá rất nhỏ nhưng nước bốc qua KK là rất lớn? TL a. vì lá ngô mọc đứng còn các loài khác lá mọc ngang b. tổng khí khổng: ( 7684+ 9300) x 6100 = 103602400 103602400 x 25,6x 3,3 x 1000 : 6100x 100 ) x 100% = 0.14% c. vì các phân tử nước ở mép bốc hơi nhanh hơn các phân tử nước ở vị trí khác -> hq mép 11. Tại sao thoát hơi nước ở lá liên hệ chặt chẽ với quang hợp? TL - Điều hòa nhiệt độ lá -> hoạt tính E -> ảnh hưởng QH - Làm KK mở -> trao đổi CO2 -> nguyên liệu QH - Tạo lực hút nước và khoáng -> nguyên liệu ÔN CHUNG 3 BÀI 1: Con đường vận chuyển nước, chất khoáng hoà tan và chất hữu cơ trong cây?. Động lực vận chuyển của các con đường đó? TL: Nội dung Nước và chất khoáng hoà tan Chất hữu cơ Con đường vận chủ yếu bằng con đường qua mạch gỗ, theo dòng mạch rây chuyển: tuy nhiên nước có thể vận chuyển từ trên xuống theo mạch rây hoặc vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây hoặc ngược lại Động lực vận Lực đẩy của rễ (áp suất rễ), Sự chênh lệch ASTT giữa cơ quan nguồn chuyển: (nơi saccarozo được tạo thành) có ASTT cao lực hút của lá (do thoát hơi nước) và lực trung gian (lực liên kết giữa các và cơ quan chứa (nơi saccarozo được sử phân tử nước và lực bám giữa các phân dụng hay dự trữ) có ASTT thấp tử nước với thành mạch dẫn ) 2. Đặc điểm, các con đường và cơ chế trao đổi nước ở cây? TL Nội dung Đặc điểm QT hấp thụ nước ở rễ 1 chiều, Ngắn, vận chuyển QT vận chuyển nước ở thân 1 chiều từ rễ -> lá, dài, vận QT thoát hơi nước ở lá 1 chiều, ngắn, vận nước và khoáng hòa tan chuyển nước và khoáng hòa chuyển nước 13 Con đường + Chất nguyên sinh - không tan mạch gỗ bào + Qua khí khổng + Qua tầng cutin + Thành tế bào gian bào với đai caspari kiểm soát và điều chỉnh lượng nước và Cơ chế khoáng hòa tan vào rễ khuếch tán, vận chuyển khuếch tán khuếch tán và được điều nước theo sự chênh lệch thế 3 động lực đảm bảo sự vận chỉnh nhờ sự đóng, mở nước( từ nơi có thế nước cao chuyển nước ở thân -> thấp) khí khổng + Lực hút của lá: động lực chính + Lực đẩy của rễ + Lực trung gian 14 ĐỀ LUYỆN SỐ 1 Câu 1(1 điểm): Cho các thành phần sau đây: Lông hút, đai Caspari, tế bào nhu mô vỏ, tế bào trụ bì, tế bào nội bì, gian bào. Hãy mô tả 2 con đường đi của nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất tới mạch gỗ của cây? Câu 2(1.5 điểm): Trình bày khái niệm áp suất rễ? Giải thích tại sao áp suất rễ thường được quan sát ở cây bụi thấp?. Câu 3(0.5 điểm): Tại sao các loài cây trên cạn không sống được ở vùng đất ngập mặn? Câu 4(2 điểm): Dựa vào cơ chế hấp thụ nước ở thực vật, em hãy cho biết: a. Các lực nào quyết dịnh quá trình vận chuyển nước b. Trong các lực trên, lực nào là chủ yếu?. Vì sao?. c. Xác định vị trí của vòng đai Caspari và nêu vai trò của nó? Câu 5(2 điểm). Điều gì xảy ra cho sự vận chuyển nước khi có 1 bọt khí hình thành trong mạch gỗ? Câu 6(3 điểm). Cường độ thoát hơi nước thay đổi như thế nào khi: - lộng gió - AS mạnh( không quá gắt) - Sau cơn mưa dầm ĐỀ LUYỆN SỐ 1 Câu 1(1 điểm): Cho các thành phần sau đây: Lông hút, đai Caspari, tế bào nhu mô vỏ, tế bào trụ bì, tế bào nội bì, gian bào. Hãy mô tả 2 con đường đi của nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất tới mạch gỗ của cây? Câu 2(1.5 điểm): Trình bày khái niệm áp suất rễ? Giải thích tại sao áp suất rễ thường được quan sát ở cây bụi thấp?. Câu 3(0.5 điểm): Tại sao các loài cây trên cạn không sống được ở vùng đất ngập mặn? Câu 4(2 điểm): Dựa vào cơ chế hấp thụ nước ở thực vật, em hãy cho biết: a. Các lực nào quyết dịnh quá trình vận chuyển nước b. Trong các lực trên, lực nào là chủ yếu?. Vì sao?. c. Xác định vị trí của vòng đai Caspari và nêu vai trò của nó? Câu 5(2 điểm). Điều gì xảy ra cho sự vận chuyển nước khi có 1 bọt khí hình thành trong mạch gỗ? Câu 6(3 điểm). Cường độ thoát hơi nước thay đổi như thế nào khi: - lộng gió - AS mạnh( không quá gắt) - Sau cơn mưa dầm 15 ĐỀ LUYỆN SỐ 1 Câu 1(1 điểm): Cho các thành phần sau đây: Lông hút, đai Caspari, tế bào nhu mô vỏ, tế bào trụ bì, tế bào nội bì, gian bào. Hãy mô tả 2 con đường đi của nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất tới mạch gỗ của cây? Câu 2(1.5 điểm): Trình bày khái niệm áp suất rễ? Giải thích tại sao áp suất rễ thường được quan sát ở cây bụi thấp?. Câu 3(0.5 điểm): Tại sao các loài cây trên cạn không sống được ở vùng đất ngập mặn? Câu 4(2 điểm): Dựa vào cơ chế hấp thụ nước ở thực vật, em hãy cho biết: a. Các lực nào quyết dịnh quá trình vận chuyển nước b. Trong các lực trên, lực nào là chủ yếu?. Vì sao?. c. Xác định vị trí của vòng đai Caspari và nêu vai trò của nó? Câu 5(2 điểm). Điều gì xảy ra cho sự vận chuyển nước khi có 1 bọt khí hình thành trong mạch gỗ? Câu 6(3 điểm). Cường độ thoát hơi nước thay đổi như thế nào khi: - lộng gió - AS mạnh( không quá gắt) - Sau cơn mưa dầm ĐÁP ÁN ĐỀ LUYỆN SỐ 1 Câu 1(1 điểm): Cho các thành phần sau đây: Lông hút, đai Caspari, tế bào nhu mô vỏ, tế bào trụ bì, tế bào nội bì, gian bào. Hãy mô tả 2 con đường đi của nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất tới mạch gỗ của cây? TL: - Con đường tế bào chất: Nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất => lông hút => tế bào nhu mô vỏ => tế bào nội bì => tế bào trụ bì => mạch gỗ (0.5 điểm ) - Con đường gian bào: Nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất => lông hút => gian bào => đai Caspari => tế bào nội bì => tế bào trụ bì => mạch gỗ (0.5 điểm ) Câu 2(1.5 điểm): Trình bày khái niệm áp suất rễ? Giải thích tại sao áp suất rễ thường được quan sát ở cây bụi thấp? TL: Áp suất rễ: lực đẩy nước từ rễ lên thân. (0.5 điểm )  Áp suất rễ thường quan sát ở cây bụi thấp vì: + Áp suất rễ: không lớn(0.5 điểm ) + Cây bụi thấp: Do chiều cao thân ngắn, mọc thấp gần mặt đất, không khí dễ bão hòa (trong điều kiện ẩm ướt)=>áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá => nên trong điều kiện môi trường bão hoà hơi nước thì áp suất rễ đẩy nước lên thân gây hiện tượng ứ giọt hoặc rỉ nhựa. (0.5 điểm ) 16 Câu 3(0.5 điểm): Tại sao các loài cây trên cạn không sống được ở vùng đất ngập mặn? TL Do đất mặn có nồng độ muối cao -> ASTT dịch đất cao hơn ASTT của tế bào lông hút -> rễ cây không lấy được nước từ đất -> mất cân bằng nước -> cây héo và chết Câu 4(2 điểm): Dựa vào cơ chế hấp thụ nước ở thực vật, em hãy cho biết: a. Các lực nào quyết dịnh quá trình vận chuyển nước b. Trong các lực trên, lực nào là chủ yếu?. Vì sao?. c. Xác định vị trí của vòng đai Caspari và nêu vai trò của nó? TL a. Các động lực quyết định: + Lực đẩy do áp suất rễ(0.25 điểm ) + Lực hút do sự thoát hơi nước của lá(0.25 điểm ) + Lực trung gian: Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn(0.25 điểm ) a. - Trong các động lực trên lực chủ yếu là lực hút của lá (0.25 điểm ) - vì: nó tạo ra 1 lực hút rất lớn, có thể kéo được cột nước lên cao hàng trăm mét, trong khi đó lực đẩy của rễ chỉ đẩy cột nước lên vài ba mét (0.5 điểm ) c. – Vòng đai Caspari nằm trên thành của tế bào nội bì, (0.25 điểm ) - có vai trò ngăn nước và các chất khoáng hòa tan vận chuyển theo con đường thành tế bào và gian bào, phải đi vào tế bào nội bì để điều chỉnh lượng nước, tốc độ vận chuyển và các chất khoáng hòa tan được kiểm tra(0.25 điểm ) Câu 5(2 điểm). Điều gì xảy ra cho sự vận chuyển nước khi có 1 bọt khí hình thành trong mạch gỗ? TL - Nước được vận chuyển trong thân cây chủ yếu bằng mạch gỗ ngược chiều trọng lực thành dòng liên tục nhờ 3 động lực: thoát hơi nước ở lá, áp suất rễ và lực trung gian. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn -> cột nước liên tục(1 điểm ) - Khi trong mạch dẫn xuất hiện bọt khí -> làm đứt gãy sự liên tục của cột nước -> nước không vận chuyển được xa hơn, nước từ đất không vận chuyển được lên lá(1 điểm ) Câu 6(3 điểm). Cường độ thoát hơi nước thay đổi như thế nào khi: - lộng gió, - AS mạnh( không quá gắt), - Sau cơn mưa dầm TL a. Lộng gió: - các phân tử nước di chuyển nhanh hơn, độ ẩm không khí thấp -> nước dễ k.tán từ khí khổng -> ngoài -> thoát nước mạnh(1 điểm ) b. AS mạnh: KK mở, nhiệt tăng -> nước di chuyển nhanh -> thoát nước tăng(1 điểm ) c. Sau mưa: KK đóng, độ ẩm KK cao ở mức bão hòa, các phân tử nước khó k. tán -> THN giảm(1 đ) 17 CHUYÊN ĐỀ TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ 1. Câu hỏi trong SGK: Câu 1(T21- SCB): Nêu khái quát vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu? Câu 2 (T24 - SCB): Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào loại đất, loại phân bón, giống và các loại cây trồng? Câu 2’: (T24 - SCB): Hãy liên hệ vơí thực tế, nêu một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thu đối với cây? Câu 3(T21 - SNC) =( đề HSG 2009 – 2010): a. Các nguyên tố khoáng được hấp thụ từ đât vào cây theo những cách nào?. Sự khác nhau giữa các cách đó? b. Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và khoáng liên quan đến quá trình hô hấp của rễ cây?. Câu 4: (T21 - SNC): Nêu vai trò các nguyên tố N, P, K, S, Ca, Mg, Fe. Triệu chứng bên ngoài của cây khi thiếu chúng? Câu 5: (T21 - SNC): Tại sao các nguyên tố vi lượng lại chỉ cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật?. Câu 6: (T27 - SCB): Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa không thể sống được?= T24 – SCB: Nêu vai trò của N đối với đời sống TV? Câu 7(T27 - SCB): TV có đặc điểm thích nghi ntn trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH 3 đầu độc? = NH4+ tích lũy nhiều trong mô sẽ gây ra ngộ độc cho tế bào nhưng khi cây sinh trưởng mạnh lại thiếu NH4+. Vậy cơ thể TV đã giải quyết mâu thuẩn đó ntn? Câu 8(T24- SNC): Vì sao trong mô thực vật xảy ra quá trình khử nitrat? Cơ chế = (T24 – SCB): Nêu vai trò của quá trình khử nitrat? 18 Câu 9(T24 - SNC): Trình bày mối quan hệ giữa chu trình Crep và qúa trình đồng hoá NH3?. Câu 10: (T31 - SCB): Nêu các dạng N có trong đất và các dạng N mà cây hấp thụ được? Câu 11: (T31 – SCB = T24 SNC): Trình bày vai trò của quá trình cố định nito phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nito của thực vật?. Câu 12(T27 – SNC): Tại sao đất chua (pH axit) thường nghèo các chất dinh dưỡng? Câu 13(T31 - SCB). Thế nào là bón phân hợp lý và biện pháp đó có tác dụng gì đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường? Câu 14(T27 - SNC). Tại sao trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp như cày, bừa, xới xáo đất tơi xốp? ĐÁP ÁN. A. Câu hỏi trong SGK Câu 1(T21- SCB): Nêu khái quát vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu? TL + Nhóm nguyên tố đa lượng: Tham gia cấu tạo các thành phần cấu trúc trong tế bào, hoạt hóa en zim, tham gia cơ chế đóng mở khí khổng + Nhóm nguyên tố vi lượng: Tham gia cấu trúc các loại emzim, điều hòa các quá trình trao đổi chất Câu 2 (T24 - SCB): Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào loại đất, loại phân bón, giống và các loại cây trồng? TL Vì: + Nhằm đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt, năng suất cao + Nhằm nâng cao hiệu quả của phân bón, giảm chi phí đầu vào 19 + Không gây ô nhiễm môi trường và nông phẩm Cần bón phân theo chỉ dẫn của cơ quan khuyến nông ð Câu 2’: (T24 - SCB): Hãy liên hệ vơí thực tế, nêu một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thu đối với cây? TL ð ð Các biện pháp: ð + Làm cỏ sục bùn, phá váng sau khi đất bị ngập úng ð + Cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống ð + Bón vôi cho đất chua Câu 3(T21 - SNC) =( đề HSG 2009 – 2010): a. Các nguyên tố khoáng được hấp thụ từ đât vào cây theo những cách nào?. Sự khác nhau giữa các cách đó? b. Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và khoáng liên quan đến quá trình hô hấp của rễ cây?. TL: a. Cơ chế thụ động Cơ chế chủ động - Iôn khoáng từ đất vào rễ theo - Ngược građien nồng độ. građien nồng độ. - Không hoặc ít tiêu tốn ATP. - Tiêu tốn ATP - Không cần chất mang - Cần chất mang b. - Vì hô hấp ở rễ có vai trò quan trọng tới quá trình hấp thụ nước và khoáng + tạo ra ATP và các chất tải ion cung cấp chủ yếu cho sự hấp thụ các chất khoáng qua các tế bào của rễ + Tạo ra các chất trung gian gây ra ASTT cao trong dịch bào giúp hút được nước và muối khoáng + Tạo ra CO2, CO2 + H2O => HCO3 -+ H+ , H+ sinh ra thực hiện hút bám trao đổi với các ion khoáng bám trên bề mặt keo đất Câu 4: (T21 - SNC): Nêu vai trò các nguyên tố N, P, K, S, Ca, Mg, Fe. Triệu chứng bên ngoài của cây khi thiếu chúng? TL - Các nguyên tố này tham gia cấu tạo nên các chất sống và điều tiết các hoạt động sống của cây. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan