Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Giáo án tích hợp liên mônngữ văn 6 tiết 5. văn bản thánh gióng...

Tài liệu Giáo án tích hợp liên mônngữ văn 6 tiết 5. văn bản thánh gióng

.DOC
11
8896
127

Mô tả:

Phụ lục I PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nôi Phòng Giáo dục và Đào tạo Hoài Đức Trường: THCS Đức Thượng Địa chỉ: Đức Thượng – Hoài Đức – Hà Nội Điện thoại: 0433993890 Email : c2ducthuong-hd@hanoiedu. vn Họ và tên giáo viên: Lê Thị Ngọc Linh: Số điện thoại - 0983429674 1 Phụ lục II Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên 1. Tên hồ sơ dạy học: Môn Ngữ văn 6 Tiết 5. Văn bản: THÁNH GIÓNG ( Truyền thuyết ) 2. Mục tiêu dạy học a. Kiến thức: Giúp HS - Nắm được nội dung ý nghĩa , một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng. - Củng cố đặc điểm của thể loại truyền thuyết. - Hiểu được quan niệm, ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc cứu nước. - Kể lại được truyện. b. Kĩ năng - Rèn cách đọc, kể tóm tắt truyện. - Biết cách tìm hiểu nhân vật trong truyền thuyết. - Tích hợp với phần Tập làm văn để viết bài văn tự sự. - Làm việc cá nhân, nhóm để phát huy năng lực bản thân giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác… - Vận dụng kiến thức liên môn lịch sử, địa lí, giáo dục công dân để giải quyết các vấn đề trong bài học. c. Thái độ - Giáo dục HS lòng tự hào về truyền thống yêu nước đánh giặc ngoại xâm của ông cha ta ngay từ buổi đầu dựng nước. - Giáo dục HS lòng biết ơn những người anh hùng đánh giặc cứu nước. - Có những hành động cụ thể thể hiện lòng biết ơn của mình. 3. Đối tượng dạy học của bài học - Đối tượng: Học sinh - Số lượng: 32 em - Số lớp thực hiện: 1 - Khối lớp 6 - Đặc điểm cần thiết khác của học sinh: + Bài dạy thực hiện một tiết Ngữ văn 6 phần văn bản + Là học sinh lớp 6, việc tiếp cận kiến thức và phương pháp học văn ở bậc THCS còn mới mẻ, bỡ ngỡ. 4. Ý nghĩa của bài học 2 - Việc kết hợp kiến thức liên môn học vào đẻ giải quyết một vấn đề nào đó trong môn học là việc làm hết sức cần thiết. - Điều đó đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải trau dồi kiến thức các môn khác để tổ chức, hướng dẫn học sinh giải quyết những tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. - Tích hợp trong giảng dạy Ngữ văn 6 ở tiết học này sẽ giúp học sinh phát huy óc tư duy, suy nghĩ, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống, có những hành động thiết thực thể hiện lòng biết ơn của mình đối với thế hệ cha ông. 5. Thiết bị dạy học, học liệu - Tranh ảnh liên quan đến văn bản Thánh Gióng - Học liệu, tranh ảnh về đền thờ Gióng và lễ hội Gióng. - Trang thiết bị liên quan đến CNTT. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học. Tiết 5. Văn bản: THÁNH GIÓNG ( Truyền thuyết ) A. Mục tiêu dạy học 1. Kiến thức: Giúp HS - Nắm được nội dung ý nghĩa , một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng. - Củng cố đặc điểm của thể loại truyền thuyết. - Hiểu được quan niệm, ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc cứu nước. - Kể lại được truyện. 2. Kĩ năng - Rèn cách đọc, kể tóm tắt truyện. - Biết cách tìm hiểu nhân vật trong truyền thuyết. - Tích hợp với phần Tập làm văn để viết bài văn tự sự. - Làm việc cá nhân, nhóm để phát huy năng lực bản thân giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác… - Vận dụng kiến thức liên môn lịch sử, địa lí, giáo dục công dân để giải quyết các vấn đề trong bài học. 3. Thái độ - Giáo dục HS lòng tự hào về truyền thống yêu nước đánh giặc ngoại xâm của ông cha ta ngay từ buổi đầu dựng nước. - Giáo dục HS lòng biết ơn những người anh hùng đánh giặc cứu nước. - Có những hành động cụ thể thể hiện lòng biết ơn của mình. B. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học 3 1. Hoạt động khởi động: ( GV HS quan Hình thành và phát triển năng lực Quan sát cho trình chiếu trên máy chiếu 2. Hoạt động hình thành kiến sát - bày tỏ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt ý kiến thức mới Phù Đổng Thiên Vương phổ biến với tên gọi Thánh Gióng, là một trong bốn vị Tứ bất tử, là 4 vị Thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ông được xem là tượng trưng cho tinh thần Nghe chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.Tiết học hôm nay, cô cùng các con sẽ đi tìm hiểu truyền thuyết Thánh Gióng để hiểu rõ hơn về nhân vật này. GV hướng dẫn HS cách đọc GV đọc mẫu một đoạn – HS đọc tiếp – GV nhận xét Gọi HS kể tóm tắt truyện Truyện thuộc thể loại gì ? Phương thức biểu đạt chính là gì? GV hướng dẫn HS giải thích một 2 HS đọc phần 2, 3 của vb HS trả lời cá nhân I. Đọc - Tìm hiểu chung 1. Đọc - Tóm tắt 2. Thể loại: Truyền Giao tiếp TV Phát hiện thuyết 3. Phương thức biểu số từ khó đạt chính: Tự sự GV giải thích thêm một số từ 4. Chú thích (SGK) - Tục truyền 4 - Tâu Văn bản có thể chia làm mấy Thảo phần? Ý chính mỗi phần? luận trả Truyện có mấy nhân vật ? Ai là lời 5. Bố cục: 3 phần Tiếng II. Đọc – Hiểu văn nhân vật chính? bản Thánh Gióng ra đời ntn? 1. Hình ảnh Thánh Tuổi thơ của Gióng ra sao? Nhận xét về sự ra đời và tuổi thơ Giao tiếp HS làm Gióng việc cá a. Sự ra đời của chú nhân bé làng Gióng của Gióng ? - Bà mẹ ướm thử vết GV: Yếu tố kì lạ ->quan niệm của chân to, thụ thai, mười nhân dân về sự ra đời của người hai tháng mới sinh anh hùng khác với bình thường. - Lên ba, không nói, HS đọc đoạn 2 không cười, đặt đâu Những chi tiết nào tiếp tục nói lên nằm đấy. Việt sự kì lạ của Gióng? Theo em Thảo  Yếu tố tưởng tượng Hợp tác những chi tiết ấy là tưởng tượng luận -> Sự ra đời và tuổi trình bày hay có thật? nhóm thơ kì lạ khác thường. + Lên 3 tuổi vẫn chưa biết nói, Đại diện biết cười HS trình + Đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp bày – sắt để đánh giặc. nhận xét b. Chú bé lớn lên và + Lớn nhanh như thổi, vươn vai đi đánh giặc thành tráng sĩ. - Tiếng nói đầu tiên + Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên của chú bé là tiếng nói đường đánh giặc. đi đánh giặc + Đánh giặc xong, người và ngựa - Đòi ngựa sắt, roi sắt, đều bay lên trời. áo giáp sắt để đánh 5 (GV cho trình chiếu trên máy giặc chiếu hình ảnh Gióng nhổ tre đánh - Lớn nhanh như thổi, giặc) Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh : vươn vai thành tráng sĩ - Roi sắt gãy, Gióng “Ai có súng …giáo mác” nhổ tre bên đường đánh giặc -> Yếu tố tưởng tượng Ngoài các chi tiết kì lạ, đoạn truyện còn có chi tiết nào là sự thật? Với những chi tiết trên nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì? Trí tưởng tượng bay bổng của ông cha ta từ ngàn xưa đã xây dựng lên hình ảnh của người anh hùng dân tộc vừa hồn nhiên , gần gũi như một đứa trẻ được lớn lên từ cuộc sống của người dân cần lao giản dị lại vừa kì vĩ, lạ lùng như một kì nhân bước ra từ thế HS tự - Bà con làng xóm bộc lộ cá góp gạo nuôi Gióng. nhân Bày tỏ ý kiến -> Yếu tố thật => Lòng yêu nước luôn thường trực trong mỗi người dân. Đất nước lâm nguy, lòng yêu nước biểu hiện cụ thể. Sức mạnh thắng giặc là sức mạnh của tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và vũ khí. giới thần linh -> Nhân dân ta quan niệm người anh hùng giết giặc cứu nước phải là người có tài năng kì lạ, xuất thân từ nhân dân mà ra. Sức mạnh của người anh hùng ấy là sức mạnh của truyền thống cha ông, của tinh thần đoàn kết của vũ khí đơn giản mà tự nhiên, hiện đại mà mới mẻ. . GV cho trình chiếu trên máy chiếu 6 hình ảnh Gióng bay về trời) Bức tranh minh họa cho sự việc nào trong truyện? Tại sao giặc tan Gióng không về triều đình nhận tước lộc mà lại về c. Tráng sĩ về trời HS thảo - Giặc tan, Gióng cởi Hợp tác luận áo giáp sắt để lại và trình bày bay về trời. trời? ->Không màng danh Để tưởng nhớ công ơn Thánh lợi,bất tử . Gióng, vua và nhân dân đã làm gì? - Vua phong là Phù Đổng thiên vương, lập đền thờ ở quê nhà, Việc nhân dân lập đền thờ, mở hội hàng năm mở hội to. hàng năm thể hiện điều gì? => Lòng biết ơn của (Tích hợp với môn GDCD) nhân dân dành cho người anh hùng đã xả thân đánh giặc cứu nước. Những dấu tích nào còn sót lại chứng tỏ câu chuyện không hoàn toàn là tưởng tượng? Làng Gióng hay làng Phù Đổng 2. Dấu tích lịch sử HS trình còn lại Giao tiếp bày cá Làng Gióng, tre đằng Tiếng nhân ngà, hồ, ao… Việt hiện nay ở đâu? (Tích hợp với môn Địa lý) Làng Gióng - Gia Lâm - Hà Nội -> cửa ngõ phía đông Hà Nội. Em biết gì về lễ hội Gióng? (Tích hợp với môn lịch sử) Hội Gióng nói chung và hội Gióng ở đền Phù Đổng (9/4 âm lịch) và đền Sóc (6/1 âm lịch) nói riêng đã được UNESCO công nhận là di sản 7 văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại bởi lẽ hội Gióng là lễ hội « độc nhất vô nhị » ở Việt Nam ( GV trình chiếu đoạn clip hình ảnh về lễ hội Gióng trên máy chiếu) Quan sát Quan sát Theo em truyện Thánh Gióng phản ánh sự thật lịch sử nào? 3. Ý nghĩa của hình (Thời Hùng Vương, chiến tranh tự tượng Thánh Gióng vệ huy động sức mạnh cả cộng HS thảo Tiêu biểu cho lòng yêu Hợp tác đồng chống giặc ngoại xâm, xuất luận - nước, tinh thần kiên hiện những anh hùng giỏi giang) trình bày cường dũng cảm Hình tượng Thánh Gióng có ý chống xâm lược và sức nghĩa ntn? mạnh phi thường, ý chí Trình bày quyết thắng giặc của Nghệ thuật nổi bật của truyện là nhân dân ta. gì? Nêu ý nghĩa của truyền thuyết III. Tổng kết (Ghi nhớ Thánh Gióng? Hoạt động cá - SGK / 123) Giao tiếp TV nhân 1. Hoạt động thực hành Câu chuyện giúp em hiểu gì về tình cảm của nhân dân đối với người anh hùng? (Trân trọng, biết HS làm Cảm thụ ơn) vào thẩm mĩ Hình ảnh nào của Thánh Gióng để phiếu bài lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tập em? Tại sao? Trong lịch sử nước ta có những tấm gương anh hùng nhỏ tuổi nào? 8 2. Hoạt động ứng dụng Là một HS, em thể hiện lòng biết ơn với Thánh Gióng nói riêng, các HS làm anh hùng lịch sử nói chung ntn? việc cá (Tích hợp với môn GDCD, văn nhân minh lịch sự) Em hãy cho biết ý nghĩa của phong trào Hội khỏe Phù Đổng trong nhà trường phổ thông? 3. Hoạt động bổ sung Bài tập trắc nghiệm: (GV trình chiếu bài tập trắc nghiệm trên máy chiếu *.Ý kiến nào nói đúng về nhân vật Thánh Gióng? A. Là nhân vật không có thật; B. Là nhân vật có thật; C. Là nhân vật vừa có thật vừa không có thật. *. Để khẳng định điều đó em dựa vào lời giải thích nào dưới đây? A. Gióng là nhân vật tưởng tượng kì ảo; B. Gióng là nhân vật được xây dựng trên cơ sở thực tế lịch sử; C. Gióng là nhân vật tưởng tượng kì ảo nhưng cũng là nhân vật được xây dựng trên 9 cơ sở thực tế lịch sử thể hiện lòng yêu nước, tinh thần quật khởi của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. GV liên hệ thực tế bằng hình ảnh trên máy chiếu Dặn dò - Học bài, kể lại truyện Thánh Gióng. - Soạn bài “Từ mượn” 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Kiểm tra HS bằng hình thức kiểm tra 15 phút Đề: Em hãy cho biết ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng và suy nghĩ hành động của em sau khi học xong văn bản Thánh Gióng? Yêu cầu HS trình bày được các nội dung sau: - Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Tiêu biểu cho lòng yêu nước, tinh thần kiên cường dũng cảm chống xâm lược và sức mạnh phi thường, ý chí quyết thắng giặc của nhân dân ta. - Suy nghĩ hành động: + Trân trọng biết ơn những người anh hùng đánh giặc cứu nước 10 + Có hành động cụ thể thể hiện lòng biết ơn: học tập tốt, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, bảo vệ các di tích lịch sử, giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng ở địa phương… 8. Các sản phẩm của học sinh - 6 học sinh đạt điểm : 8 - 9 - 18 học sinh đạt điểm 6 - 7 - 8 học sinh đạt điểm : 5 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan