Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ và các dạng bài tập liên q...

Tài liệu Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ và các dạng bài tập liên quan trong thi hsgqg

.DOC
22
1411
110

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP LIÊN QUAN TRONG THI HSGQG A. PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Địa lí dịch vụ là nội dung kiến thức quan trọng trong phần địa lí kinh tế -xã hội đại cương ở lớp 10. Chương về Địa lí dịch vụ gồm 8 bài (chương XII trong SGK Địa lí 10 nâng cao). Có thể nói đây là chương có nội dung kiến thức rộng, có những quan niệm cập nhật về ngành dịch vụ, về các xu hướng mới trong sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới, vì thế có nhiều điểm mới và khó.Trong khi tài liệu giáo khoa phục vụ cho việc giảng dạy và học tập chương trình chuyên sâu phần này lại được đề cập đến rất ít. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu về địa lí dịch vụ là hết sức cần thiết, nhằm cung cấp những kiến thức bổ ích, thiết thực cho giáo viên, học sinh trong việc dạy và học chương trình địa lí chuyên và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí đạt hiệu quả cao. II. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ - Cung cấp một cách khá toàn diện, hệ thống và cụ thể hơn các kiến thức về: Khái niệm, cơ cấu, vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố các ngành dịch vụ; địa lí các ngành GTVT,TTLL, thương mại và du lịch. - Đưa ra một số dạng câu hỏi và bài tập về ngành dịch vụ trong quá trình tập huấn đội tuyển và trong các đề thi HSG Quốc gia. - Có tác dụng hỗ trợ tốt trong dạy – học chuyên sâu và bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí. 1 B. PHẦN NỘI DUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NGÀNH DỊCH VỤ 1. Khái niệm Khu vực dịch vụ là một khái niệm rất rộng, bao gồm tất cả các ngành kinh tế không thuộc khu vực 1 (nông-lâm-thủy sản) và khu vực 2 (công nghiệp-xây dựng). 2. Cơ cấu Dịch vụ là ngành có cơ cấu hết sức phức tạp, đa dạng. - Theo Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), dịch vụ được chia thành 12 ngành chính: kinh doanh, truyền thông, xây dựng và kĩ sư công trình, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, xã hội, du lịch và lữ hành, văn hóa và giải trí, vận tải và các hoạt động dịch vụ khác. - Ở nhiều nước, người ta chia các ngành dịch vụ ra thành 3 nhóm: + Dịch vụ kinh doanh, bao gồm: giao thông vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp… + Dịch vụ tiêu dùng, bao gồm: các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân: y tế, giáo dục, thể dục thể thao… + Dịch vụ công bao gồm các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc… 3. Vai trò Trong nền kinh tế thế giới hiện đại, khu vực dịch vụ có vị trí ngày càng cao. Ở các nước phát triển tỉ trọng của các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP thường rất cao (trên 60%), còn ở các nước đang phát triển thường chỉ dưới 50%. -Các ngành dịch vụ phát triển mạnh có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất và trở thành một động lực quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế (phân tích) 2 - Các ngành dịch vụ không chỉ đóng góp vào nền kinh tế bằng việc tạo ra giá trị mà điều quan trọng hơn là tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước. - Sự phát triển của các ngành dịch vụ còn cho phép khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên và sự ưu đãi của tự nhiên, các di sản văn hóa, lịch sử cũng như các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại để phục vụ con người. Các ngành dịch vụ phát triển là điều kiện để nâng cao đời sống của nhân dân. - Sự phân bố các ngành dịch vụ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố của các ngành kinh tế (dẫn chứng) - Sự phát triển của các ngành dịch vụ trên thế giới có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. 4.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ - Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ về: quy mô, cơ cấu, chất lượng và số lượng(phân tích) - Những đặc điểm của dân cư như quy mô dân số, cơ cấu tuổi và giới tính, tốc độ gia tăng dân số, mức sống và các đặc điểm về văn hóa-tộc người (phong tục tập quán, truyến thống văn hóa, thói quen tiêu dùng..) có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ về: quy mô, nhịp độ và cơ cấu ngành dịch vụ, tổ chức các trung tâm dịch vụ…(phân tích) - Sự phân bố dân cư, nhất là mạng lưới điểm quần cư có ảnh hưởng rõ nét tới sự phân bố mạng lưới dịch vụ (phân tích) - Các thành phố là các trung tâm dịch vụ. Thành phố là nơi tập trung rất đa dạng các dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công. Các thành phố cũng là các trung tâm kinh tế, vì vậy các loại dịch vụ kinh doanh phải được phát triển một cách tương xứng. Nhiều thành phố, thị xã còn là các trung tâm chính trị của cả nước hay của tỉnh, vì vậy các dịch vụ về hành chính, văn hóa, giáo dục… cũng được tập trung ở đây. -Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (cả tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 3 5. Đặc điểm - Sản phẩm của ngành dịch vụ không mang tính vật chất, đó cũng là điểm khác biệt với các sản phẩm của ngành nông nghiệp và công nghiệp. - Hoạt động dịch vụ có tính linh hoạt cao, nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của sản xuất và của đời sống xã hội. - Dịch vụ là khu vực kinh tế đa ngành, đa nghề. - Dịch vụ có tính hệ thống và tính xã hội hóa cao. II.MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ 1.NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI 1.1. Vai trò. Giao thông vận tải (GTVT) là một ngành thuộc khu vực dịch vụ, có vai trò ngày càng quan trọng trong mọi lĩnh vực của đất nước từ kinh tế, văn hóa, xã hội cho đến an ninh, quốc phòng. Cụ thể: -GTVT tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm cuối cùng đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường. GTVT phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện. - GTVT hình thành nên mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các vùng cũng như trong nội bộ từng vùng với nhau, vì thế, những nơi nằm gần các tuyến giao thông vận tải lớn hoặc các đầu mối giao thông vận tải cũng là những nơi tập trung các ngành sản xuất, dịch vụ, và dân cư. Những tiến bộ của ngành GTVT đã có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới. - GTVT góp phần hình thành và phát triển phân công lao động theo ngành và theo lãnh thổ trong nước cũng như phân công lao động giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. - GTVT phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng núi xa xôi, vùng sâu, vùng xa củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong nước. 4 - Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế- xã hội, GTVT còn tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước. 1.2. Đặc điểm - Sản phẩm của ngành GTVT chính là sự chuyên chở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.Chất lượng của sản phẩm dịch vụ này được đo bằng một số tiêu chí như tốc độ chuyên chở, mức độ tiện nghi, an toàn… cho hành khách và hàng hóa. -Để đánh giá tình hình vận tải, người ta thường dùng đơn vị đo là khối lượng vận chuyển (số lượt khách, số tấn hàng được vận chuyển), khối lượng luân chuyển (số lượt khách x km, số tấn x km) và cự li vận chuyển trung bình. Giá của sản phẩm chính là cước phí vận chuyển. 1.3 Các tiêu chí đánh giá hoạt động GTVT Để đánh giá kết quả hoạt động GTVT của một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay một tỉnh, thành phố, người ta thường sử dụng hai nhóm chỉ tiêu là mạng lưới giao thông và hoạt động vận tải. a.Các chỉ tiêu về mạng lưới GT: mạng lưới đường, mật độ đường giao thông và chất lượng đường. b. Các chỉ tiêu vận tải: * Doanh thu vận tải: * Năng lực vận tải: - Khối lượng vận chuyển: là số lượng hàng hóa hoặc hành khách được vận chuyển, không phân biệt độ dài quãng đường vận chuyển. Đơn vị tính KLHH vận chuyển là tấn (hoặc nghìn tấn, triệu tấn), số lượng hành khách vận chuyển là lượt người (hoặc nghìn lượt, triệu lượt người) - Khối lượng luân chuyển: là khối lượng hàng hóa hoặc hành khách được vận chuyển tính theo chiều dài của quãng đường vận chuyển. Đơn vị tính là: tấn x km hoặc lượt người x km. - Cự li vận chuyển trung bình: là quãng đường thực tế đã vận chuyển hàng hóa từ nơi đi đến nơi nhận, hoặc hành khách từ nơi đi đến nơi đến. Đơn vị tính bằng km. Cự li vận chuyển trung bình được dùng làm căn cứ để tính giá cước vận chuyển và giá vé. 5 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành GTVT a. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên. * Vị trí địa lí: ảnh hưởng tới các loại hình vận tải… * Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng chủ yếu đến các khía cạnh kinh tế-kĩ thuật của việc phân bố và khai thác mạng lưới GTVT: - Địa hình:ảnh hưởng đến việc xây dựng các công trình, hướng vận chuyển và quy định sự phân bố mạng lưới GTVT. Ví dụ địa hình núi non hiểm trở đòi hỏi phải làm các đường hầm xuyên núi…hoặc ở miền núi sông ngắn và dốc thì khó có thể phát triển ngành GTVT đường sông. - Mạng lưới sông ngòi có ảnh hưởng đến vận tải thủy nội địa và chi phí cầu phà. - Địa hình bờ biển, điều kiện hải văn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và hoạt động của các cảng biển. + Các cảng biển lớn trên thế giới thường xây dựng ở những vũng biển kín gió, có các đảo tự nhiên chắn sóng hoặc các cửa sông.Ví dụ ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nước ta có nhiều vũng vịnh sâu, bán đảo thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu. + Điều kiện thủy triều có ảnh hưởng không nhỏ đến việc ra vào cảng của tàu thuyền; điều kiện đóng băng của các cảng biển vùng ôn đới ảnh hưởng rất lớn đến sự khai thác cảng… -Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của các phương tiện vận tải.Ví dụ ở vùng hoang mạc, ô tô là phương tiện quan trọng nhất; ở xứ lạnh, về mùa đông nước sông đóng băng, tàu thuyền không qua lại được… b. Nhân tố kinh tế -xã hội Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến quy mô, hướng và cường độ của các luồng vận chuyển và cơ cấu của các loại hàng hóa vận chuyển trên các tuyến đường, từ đó quyết định đến sự phát triển và phân bố các ngành GTVT. Cụ thể là: - Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành GTVT, đó là vì : + Các ngành kinh tế quốc dân là khách hàng của ngành GTVT. 6 Tình hình phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế của các vùng, quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định mật độ mạng lưới GTVT, các loại hình VT, hướng và cường độ của các luồng vận chuyển. + Mặt khác các ngành công nghiệp (cơ khí vận tải, công nghiệp xây dựng) và dịch vụ khác (thông tin liên lạc) cũng góp phần trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho ngành GTVT. -Sự phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phốlớn và các chùm đô thị quy định sự phân bố mạng lưới vận tải, tạo ra hình thái đặc biệt là GTVT đô thị. 1.5.Địa lí các ngành GTVT 1.5.1. Đường ô tô a. Ưu, nhược điểm * Ưu điểm: - Tiện lợi, cơ động, khả năng thích cao với các điều kiện địa hình. - Hiệu quả kinh tế cao trên các cự li ngắn và trung bình. - Khả năng thông hành tương đối lớn. - Là phương tiện vận tải phối hợp được với hoạt động của các loại phương tiện vận tải khác (như đường sắt, đường hàng không..) * Nhược điểm: - Sử dụng nhiều sắt thép và xăng dầu. - Ảnh hưởng đến môi trường. - Ách tắc, tai nạn giao thông. b. Tình hình phát triển và phân bố - Vận tải bằng ô tô đang ngày càng chiếm ưu thế, do những cải tiến về phương tiện vận tải, hệ thống đường, thiết bị chuyên dùng, đặc biệt do chế tạo được những ô tô tốn ít nhiên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường. - Tổng chiều dài đường ô tô lớn nhất là châu Á, rồi đến Bắc Mĩ, châu Âu. - Về phương tiện vận tải, hiện toàn thế giới có khoảng hơn 800 triệu xe ô tô đang hoạt động. Hoa Kì là thị trường ô tô lớn nhất thế giới với gần 250 triệu xe các loại, chiếm 7 31% của TG. Tính riêng 5 nước có số lượng xe ô tô lớn nhất thế giới là : Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức Trung Quốc và Pháp, tập trung tới hơn 55% xe ô tô các loại. 1.5.2 Ngành đường sắt a. Ưu, nhược điểm * Ưu điểm: - Vận chuyển được các hàngnặng trên những tuyến đường xatốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ. - Đường sắt tiết kiệm đất xây dựng vả ít gây ô nhiễm môi trường. - Sản xuất có tính tập trung thống nhất, chi phí xây dưng và hoạt động lâu dài không lớn. * Nhược điểm: - Chỉ hoạt động được trên các tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray, tính linh động không cao. - Chi phí xây dựng ban đầu lớn để đặt đường ray, xây dựng hệ thống nhà ga và có đội ngũ công nhân viên lớn để quản lí và điều hành công việc. b. Tình hình phát triển và phân bố: - Trong mấy chục năm gần đây, ngành đường sắt bị cạnh tranh khốc liệt bởi ngành vận tải ô tô, nên mạng lưới đường sắt trên thế giới ít thay đổi. Ở Hoa Kì và Tây Âu nhiều tuyến đường sắt đã bị dỡ bỏ. Tính đến năm 2009 tổng chiều dài đường sắt thế giới là 1 013 276 km. Mạng lưới đường sắt phân bố không đều theo châu lục, phản ánh sự phát triển kinh tế và phân bố công nghiệp. Ở các nước phát triển như Tây Âu, bắc Mĩ mạng lưới đường sắt dày đặc, khổ đường rộng, các nước đang phát triển đoạn đường ngắn, khổ hẹp. - Trước đây tốc độ và sức vận tải của các đoàn tầu thấp, vì đầu máy chủ yếu là máy hơi nước, chạy bằng củi hoặc bằng than. Ngày nay tốc độ và sức vận tải đã tăng lên nhiều nhờ các đầu máy chạy bằng dầu, điện. Các toa tầu ngày càng tiện nghi, chuyên dụng. Đường ray khổ rộng và khổ tiêu chuẩn thay thế các đường ray khổ hẹp. Thành tựu lớn nhất là sự ra đời các loại tàu cao tốccó thể đạt tốc độ 500km/h. 1.5.3. đường sông hồ, đường biển. a. Ưu, nhược điểm 8 * Ưu điểm - Cước phí vận chuyển rẻ. - Thích hợp với việc vận chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh - Mức độ đảm bảo an toàn khá lớn. * Nhược điểm - Phụ thuộc vào thiên nhiên. - Tốc độ vận chuyển chậm. - Gây ô nhiễm môi trường nước sông, môi trường biển (tràn dầu, chất thải hóa học..) b. Tình hình phát triển và phân bố - Phương tiện vận tải không ngừng được hiện đại hóa, sức vận tải được nâng cao. - Các kênh đào ( Xuyê, Kien, Panama) được cải tạo, xây dựng thêm nhiều âu tàu, tạo điều kiện thúc đẩy ngành vận chuyển. - Các nước phát triển mạnh hệ thống đường sông: Hoa Kì, LB Nga, Canađa. - Hoạt động vận tải đường biển phát triển sầm uất nhất ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Các cảng lớn trên thế giới : Thượng Hải, Xingapo, Rôttecđam, Thiên Tân, Quảng Châu, Tookyo, Mac-xay, Luân Đôn, Lốt Angiolet, NiuIooc…Đội tàu buôn trên thế giới không ngừng tăng lên, 10 nước có đội tàu buôn lớn nhất thế giới (năm 2008) là: Panama, Nhật Bản, Hoa Kì, Inđônêxia, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Xingapo, Liberia, Philippin. 1.5.4. Đường hàng không a. Ưu, nhược điểm - Tốc độ vận chuyển nhanh, tiện lợi, lịch sự. - Cước phí vận tải đắt, dễ gây ô nhiễm không khí, tải trọng thấp. b. Tình hình phát triển và phân bố - Các loại máy bay vận chuyển hành khách và hàng hóa khổng lồ liên tục ra đời: Boing (Hoa Kì), Airbus (EU), Rolls Royce PLC (Anh)… 9 - Năm 2009 toàn thế giới có 5616 sân bay dân dụng đang hoạt động. - Hoa Kỳ, Tây Âu là nơi tập trung chủ yếu các sân bay Quốc tế. Các cường quốc hàng không trên Thế giới: Hoa Kì, Anh, Pháp, LB Nga. 1.5.5 Đường ống a. Ưu, nhược điểm * Ưu điểm - Giá thành rẻ, do phương tiện vận tải không chuyển dịch trong quá trình vận chuyển. - Hiệu quả kinh tế cao, an toàn, tiện lợi. - Vận chuyển liên tục ngày đêm * Nhược điểm - Có thể xảy ra sự cố: rò rỉ, vỡ ống… b. Tình hình phát triển và phân bố. - Vận tải bằng đường ống là một loại hình vận tải rất trẻ, mới được xây dựng trong thế kỉ XX. Sự phát triển ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển dầu mỏ, các sản phẩm dầu mỏ và khí đốt. vì vậy hệ thống các đường ống chủ yếu được xây dựng để nối các khu khai thác dầu khí đến các hải cảng và các khu vực tiêu thụ lớn. - Chiều dài đường ống trên thế giới không ngừng tăng lên, tập trung chủ yếu ở Trung Đông, LB Nga, Trung Quốc, Hoa Kì. Ở Việt Nam đường ống phát triển mạnh ở khu vực Đông Nam Bộ 2. NGÀNH THÔNG TIN LIÊN LẠC 2.1. Vai trò - Là ngành đảm nhiệm sự vận chuyển tin tức nhanh chóng, kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và các nước. - Những tiến bộ của ngành TTLL đã góp phần quan trọng vào việc thay đổi cách tổ chức kinh tế trên thế giới, nhờ đó nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất mới có thể tồn tại và phát triển, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, phát triển đời sống, xã hội. 2.2. Tình hình phát triển và phân bố ngành TTLL 10 - TTLL đã tiến bộ không ngừng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người; nhờ đó ngày nay con người được sống trong xã hội thông tin. - Các phương tiện, thiết bị ngành TTLL ngày càng hiện đại, với nhiều chủng loại: điện thoại, điện báo, telex, Fax, máy tính cá nhân và Internet… 3. NGÀNH THƯƠNG MẠI 3.1. Những vấn đề chung a. Một số khái niệm * Thương mại - Theo nghĩa rộng, thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh, được hiểu như là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. - Theo nghĩa hẹp, thương mại là quá trình mua, bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Nếu hoạt động trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì người ta gọi đó là ngoại thương. * Hàng hóa Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi (mua bán). Hàng hóa có 2 thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Hàng hóa là một phạm trù lịch sử, xuất hiện và tồn tại khi có phân công lao động xã hội với những sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất hoặc những chủ thể kinh doanh. *Thị trường Thị trường là nơi người mua và người bán tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ.Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu. Quy luật cung cầu: Quy luật về sức mua, khả năng thanh toán của nền kinh tế (cầu) và các yếu tố nguồn lực tác động trực tiếp tới đầu ra của nền kinh tế (cung) b. Vai trò Thương mại có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân.Thương mại là một bộ phận hợp thành của tái sản xuất, là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. 11 Đối với nhà sản xuất, hoạt động TM có tác động đến việc cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc cùng việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Đối với người tiêu dùng, TM không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn có tác dụng tạo ra thị hiểu mới, nhu cầu mới. Thương mại có vai trò điều tiết sản xuất, bởi trong một nền sản xuất, hàng hóa của người sản xuất chỉ được xã hội hóa khi sản phẩm của họ làm ra được đưa vào trao đổi. Nếu ngành thương mại giúp mở rộng thị trường, mở rộng đầu ra cho sản phẩm thì nó sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngành TM đặc biệt là các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi.. có vai trò rất lớn trong việc hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra các tập quán tiêu dùng mới. Thương mại có ý nghĩa rất lớn đối với sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng trong nước và quốc tế. c. Cơ cấu Thương mại là ngành bao gồm nhiều hoạt động và diễn ra trong phạm vi không gian rất rộng lớn. Trên thực tế TM có thể được phân chia theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí khác nhau. Cách phân chia có ý nghĩa và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là chia thương mại thành 2 bộ phận: nội thương và ngoại thương. 3.2. Địa lí nội thương a. Khái niệm Nội thương là hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi biên giới của một quốc gia. Trong hoạt động NT, chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng được coi là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động. b. Vai trò Thương mại nói chung và nội thương nói riêng là điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Thông qua hoạt động buôn bán trên thị trường, nhà sản xuất được cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc và tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Đối với người tiêu dùng, hoạt động nội thương không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ mà còn có tác dụng tạo ra thị hiểu mới, nhu cầu mới. Điều đó đảm bảo cho quá trình sản xuất được 12 bình thường, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng, lưu thông hàng hóa và dịch vụ trong nước được thông suốt. Thông qua hoạt động quảng cáo, khuyến mãi …hoạt động nội thương có vai trò rất lớn trong việc hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra các tập quán tiêu dùng mới. Nội thương có ý nghĩa rất lớn đối với sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng trong nước. c. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành nội thương - Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước, nhất là của các ngành sản xuất vật chất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành, phát triển và phân bố ngành nội thương. - Những đặc điểm của dân cư (quy mô dân số, cơ cấu tuổi và giới tính, tốc độ gia tăng dân số, sức mua ) và các đặc điểm về văn hóa (phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng..) có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố nội thương (phân tích) - Sự phân bố dân cư, nhất là mạng lưới điểm quần cư có ảnh hưởng rất rõ nét tới sự phân bố hoạt động nội thương (phân tích) - Các nhân tố về khoa học công nghệ và về chính sách cũng tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu nội thương…. 3.3. Địa lí ngoại thương a. Khái niệm Ngoại thương là hoạt động thương mại diễn ra giữa các quốc gia trên thế giới. Trong hoạt động ngoại thương thường gắn với một số thuật ngữ sau: xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu, tỉ lệ xuất nhập khẩu…. -Xuất khẩu: là việc bán hàng hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài; gồm hai loại hình: xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu dịch vụ - Nhập khẩu là việc mua hàng hoặc dịch vụ từ thị trường nước ngoài - Cán cân xuất nhập khẩu là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu (còn gọi là kim ngạch xuất khẩu) và giá trị nhập khẩu (còn gọi là kim ngạch nhập khẩu) b. Vai trò 13 Hoạt động ngoại thương góp phần giải quyết nhiều vấn đề kinh tế -xã hội của đất nước. Thông qua đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế trong nước có được động lực mạnh mẽ để phát triển. -Trước hết, hoạt động xuất khẩu tạo đầu ra cho sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế của nhiều ngành sản xuất . Việc đẩy mạnh xuất khẩu tạo vốn cho công nghiệp hóa, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện để đẩy mạnh nhập khẩu. - Việc đẩy mạnh nhập khẩu, sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Nhập khẩu thiết bị, máy móc góp phần hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật của các ngành kinh tế. Nhập khẩu nguyên nhiên liệu cho phép mở rộng sản xuất, bù đắp các nhu cầu trong nước mà chưa đáp ứng được, tạo điều kiện nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Hoạt động ngoại thương còn góp phần quan trọng mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ đối ngoại. c. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngoại thương * Vị trí địa lí Vị trí địa lí là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển hoạt động ngoại thương. (lấy ví dụ nước ta và phân tích) *Nhân tố tự nhiên Tài nguyên thiên nhiên (đất đai, khí hậu, nước, rừng, biển, khoáng sản..) tạo ra tiền đề vật chất quan trọng cho việc phát triển nhiều mặt hàng xuất khẩu từ các ngành nônglâm-thủy sản, công nghiệp khai thác (ví dụ ở nước ta) *Nhân tố kinh tế -xã hội - Sự phát triển kinh tế đã tạo ra động lực và trở thành cơ sở thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. Cụ thể sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất tạo ra hàng loạt mặt hàng xuất khẩu, nhiều về số lượng và tốt về chất lượng.Đồng thời sự phát triển của nền kinh tế làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu máy móc, nguyên nhiên liệu nhằm đẩy mạnh sản xuất hơn nữa cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. (lấy ví dụ ở nước ta) - Cơ sở hạ tầng (GTVT, thông tin LL) đóng góp lớn vào khả năng phát triển của hoạt động ngoại thương (phân tích) - Dân cư và nguồn lao động có ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngoại thương (phân tích) 14 - Chính sách của nhà nước… d. Đặc điểm thị trường thế giới - Thị trường thế giới ngày nay là một hệ thống toàn cầu, phức tạp, luôn biến động không ngừng. - Tỉ trọng buôn bán tập trung chủ yếu ở các nước phát triển, chiếm đại đa số trong cán cân thương mại toàn cầu. Tây Âu là thị trường lớn nhất thế giới (trong đó lớn nhất là TT Đức, Pháp, Italia và Anh), tiếp đến là thị trường Bắc Mĩ (Hoa Kì, Canada) và châu Á (Trung Quốc và Nhật Bản). - Trong cơ cấu hàng xuất khẩu trên thế giới, chiếm tỉ trọng ngày càng cao là các sản phẩm công nghiệp chế biến. - Xu hướng toàn cầu hóa đang tồn tại song song với xu hướng khu vực hóa. Toàn cầu hóa là sự gia tăng mạnh mẽ các mối quan hệ gắn kết, tác động phụ thuộc lẫn nhau, là quá trình mở rộng quy mô, cường độ các hoạt động giữa các khu vực, các quốc gia trên phạm vi toàn cầu trong sự vận động và phát triển. 4. NGÀNH DU LỊCH a. Vai trò b. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành du lịch c. Tình hình phát triển và phân bố ngành du lịch III.VỀ KĨ NĂNG - Đọc và phân tích, nhận xét các bản đồ/lược đồ về các ngành dịch vụ. - Biết tính toán và nhận xét các số liệu về GTVT, thương mại, du lịch.. - Vẽ và phân tích các sơ đồ, biểu đồ. IV. VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1.Về phương pháp - Tập trung vào các PP mới nhằm phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh: phương pháp thảo luận, đặt và giải quyết vấn đề, đàm thoại, bài tập nhận thức…Hình thành ở HS phương pháp và nhu cầu tự học, tạo niềm vui và hứng thú trong học tập. 15 - Cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, phối hợp các hình thức tổ chức dạy học khác nhau khi tiến hành dạy học trên lớp: dạy học theo nhóm, cặp, cá nhân..nhằm phát huy cao độ tính tích cực của HS; kết hợp dạy học trong lớp với dạy học ngoài lớp. 2. Phương tiện dạy học - Các bản đồ treo tường về Các nước trên TG, BĐ về GTVT thế giới, Du lịch thế giới. - Các sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu của các ngành dịch vụ. - Một số đĩa băng hình có liên quan đến ngành dịch vụ…. - Các tài liệu liên quan : SGK, sách tham khảo… ***** V. CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Giải thích tại sao ngành dịch vụ trên thế giới ngày càng phát triển mạnh? Gợi ý: * Dịch vụ có vai trò rất quan trọng: -Các ngành DV phát triển mạnh có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các ngành sx vật chất. Tác động đến sự phân bố của các ngành kinh tế, đến quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế TG. -Góp phần sử dụng tốt hơn nguån lao ®éng, t¹o thªm nhiÒu viÖc lµm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống XH. - Sự PT của các ngành DV còn cho phép khai thác tốt hơn các TNTN, các di sản văn hóa, lịch sử¸ góp phần BVMT. * Các nhân tố tác động tới ngành DV: - Các ngành sản xuất vật chất SX VC càng phát triển thì dịch vụ cũng ngày càng PT(diễn giải) - Dân cư có t/đ tới ngành DV (diễn giải) - Đô thị hóa phát triển từ đó thúc đẩy DV phát triển …. 2. Chứng minh các ngành dịch vụ phát triển có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển. Gợi ý - Các ngành DV ( thương mại, GTVT..) tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng…. và vào việc phân phối, tiêu thụ sản phẩm, như vậy DV tác 16 động ở đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất.Vì vậy DV càng phát triển, càng đáp ứng tốt nhu cầu, sx càng phát triển. - DV đưa sp đến với người tiêu dùng, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn có tác dụng tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới...từ đó thúc đẩy sx ở quy mô lớn hơn và chất lượng, mẫu mã tốt và mới hơn. 3. Chứng minh sự phân bố các ngành dịch vụ có ảnh hưởng rất lớn đến phân bố của các ngành kinh tế. Gợi ý - Các ngành GTVT, TTLL (nhất là viễn thông) thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng, trở thành những nhân tố quan trọng trong phân bố sản xuất, đặc biệt là phân bố công nghiệp và các ngành dịch vụ khác. - Các đầu mối GTVT có sức hút đặc biệt đối với sự PB các khu CN mới. - Các ĐK DV được thuận lợi và thông thoáng là những yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư. 4. Giải thích tại sao dịch vụ tiêu dùng trên thế giới ngày càng phát triển? - Các dịch vụ tiêu dùng gồm: hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch… - Dịch vụ tiêu dùng trên TG ngày càng PT do tác động của các nhân tố sau: + Sự thay đổi dân số: quy mô, gia tăng, cơ cấu, phân bố… . Quy mô DS đông, sức mua lớn -> DV pt với quy mô lớn . Gia tăng DS nhanh -> DV tăng nhanh . Cơ cấu tuổi, giới tính khác nhau… -> DV phát triển đa dạng . DS phân bố càng rộng – DV càng lớn + Trình độ phát triển KT-XH, năng suất lao động xã hội …(phân tích) + Quá trình đô thị hóa trên TG (phân tích) 5.Tại sao nói sự phát triển của các ngành dịch vụ có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình công nghiệp hóa? * Tác động của CNH đến dịch vụ: - Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho các ngành dịch vụ. - Chuyển một phần lao động từ sản xuất vật chất sang dịch vụ. - Đặt ra yêu cầu và thúc đẩy sự phát triển, phân bố của dịch vụ. 17 - Đẩy mạnh đô thị hóa, từ đó dịch vụ phát triển * Tác động của dịch vụ đối với công nghiệp hóa: - Cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc, tiêu thụ sản phẩm… đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ trong công nghiệp hóa. - Sự phát triển của một số ngành dịch vụ tác động đến phân bố công nghiệp. - Dịch vụ ở các đô thị phát triển làm cơ sở cho phát triển công nghiệp hóa. 6. Tại sao nói sự phát triển của dịch vụ gắn liền với sự phát triển của Đô thị hóa? 7.Tại sao các thành phố lớn trên thế giới cũng đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn? - Các TP lớn trên TG như: Niu Iooc, Tôkio, Luân Đôn.. đồng thời là các TT dịch vụ lớn nhất thế giới hiện nay - Vì: + Tập trung rất đa dạng các loại hình DV khác nhau: DV sx. DV tiêu dùng, DV công + Là nơi TT đông dân cư nên DV tiêu dùng pT mạnh + Là các TT CN, TT kinh tế lớn, loại hình DV SX, DV kinh doanh phát triển tương xứng + Là các TT hành chính, văn hóa, KH, GD nên các DV về hành chính, VH, GD... cũng được tập trung PT` 8. Tại sao nói sự phát triển và phân bố giao thông vận tải có quan hệ mật thiết với các ngành kinh tế? Gợi ý * Tác độngcủa các ngành kinh tế đến GTVT: - Các ngành kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy GTVT phát triển. - Các ngành KT (CN, xây dựng, TTLL…) trang bị máy móc, thiết bị, phương tiện, xây dựng cơ sở vc cho ngành GTVT. - Các ngành KT còn là khách hàng của GTVT, đặt ra yêu cầu và thúc đẩy GTVT phát triển. - Các ngành KT có quy mô lớn, trình độ PT nhanh, cơ cấu càng đa dạng, phân bố càng rộng khắp thì GTVT cũng phân bố rộng và phát triển tương ứng.. - Ở các vùng CN lâu đời thường có mạng lưới GTVT dày đặc * Tác động của GTVT đến các ngành kinh tế: - GTVT là chất xúc tác để hình thành và PT Khu CN tập trung, TTCN - Từ các khu sx tới nơi tiêu thụ được nối với nhau bởi mạng lưới GTVT …. 18 9. Chứng minh GTVT là ngành sx đặc biệt. Tại sao nói để phát triển KT – XH miền núi, GTVT phải đi trước một bước? Gợi ý * CM: GTVT là ngành sx đặc biệt: - GTVT là ngành không trực tiếp sx ra của cải vật chất cho XH - S¶n phÈm lµ sù chuyªn chë ngêi vµ hàng hóa¸ từ nơi này đến nơi khác. - ChØ tiªu ®¸nh gi¸:(nêu 3 chỉ tiêu cơ bản) - Vai trò quan trọng đặc biệt mà ngành khác không có (DC) b. để phát triển KT – XH miền núi, GTVT phải đi trước một bước vì: - Thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương miền núi và giữa miền núi và ĐB nhờ đó phá thế cô lập của nền KT ở miền núi. - Tạo ĐK khai thác các TNTN, hình thành các nông – lâm trường thúc đẩy CN, đô thị PT, thu hút dân cư từ các vùng ĐB lên TD MN - Thúc đẩy sự phân công LĐ theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi, thúc đẩy các hoạt động y tế, văn hóa, giáo dục…. 10. Sự phát triểncủa giao thông vận tải có tác động như thế nào đến phân bố dân cư đô thị? - Sự phát triển của GTVT thể hiện ở sự PT của: mạng lưới, phương tiện, tốc độ, tiện nghi.... - Tác động: dân cư phân bố xa hơn ở các vùng ngoại thành, do người dân không cần ở tập trung gần nơi làm việc hoặc gần trung tâm vẫn có thể đi về hàng ngày. 11. Chứng minh rằng các điều kiện kinh tế xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải? 12.Chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến công việc xây dựng, khai thác mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải. 13.So sánh sự khác nhau giữa ngành GTVT đường biển và đường hàng không. 14. Tại sao nói thương mại kích thích sản xuất phát triển và có tác động mạnh mẽ đến tái sx và mở rộng sx? - TM là khâu nối giữa sx và tiêu dùng: Cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc đến việc tiêu thụ sản phẩm - TM không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ mà còn có t/d tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới. - Từ đó thúc đẩy sx ở quy mô và chất lượng mới 19 15. Tại sao sự phát triển của ngành nội thương sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng? 16. Hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ với nhau như thế nào? Tại sao nói thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, nền kinh tế trong nước sẽ có động lực mạnh mẽ để phát triển? 17. Giải thích vai trò tạo động lực cho sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. -Hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh sẽ kích thích sản xuất trong nước phát triển (Tiêu thụ các nguồn hàng, thu ngoại tệ) để tiếp tục đầu tư cho sản xuất (tái sản xuất mở rộng) … -Hoạt động nhập khẩu sẽ đáp ứng các nhu cầu phục vụ cho sản xuất (nhập máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất…); và nhu cầu đời sống xã hội… -Tạo sự gắn kết thị trường trong nước và thị trường thế giới, thúc đẩy hội nhập, hợp tác quốc tế. - Tạo sự cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 18. Phân tích vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu trong sự phân công lao động theo lãnh thổ.(đề thi chọn HSG QG năm 2010) 19. Phân tích nguyên nhân của tình trạng cán cân xuất, nhập khẩu và tác động của tình trạng đó đến sự phát triển kinh tê –xã hội nước ta (đề thi chọn HSG QG năm 2010) C. PHẦN KẾT LUẬN Trên đây là nội dung chuyên đề mà chúng tôi đã nghiên cứu và biên soạn dựa trên cơ sở chương trình Địa lí lớp 10 nâng cao và chuyên sâu của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan