Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Skkn dùng power point hướng dẫn học viên lớp 10 vẽ một số dạng biểu đồ ....

Tài liệu Skkn dùng power point hướng dẫn học viên lớp 10 vẽ một số dạng biểu đồ .

.DOC
12
1088
119

Mô tả:

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH CÁ NHÂN I. THÔNG TIN CÁ NHÂN: 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ MỸ TRANG 2. Ngày tháng năm sinh: 16 – 05 – 1980 3. Giới tính: Nữ 4. Địa chỉ: Trung tâm Giáo dục thường xuyên thành phố Biên Hoà. 5. Điện thoại: 097 2300460 6. Chức vụ: Giáo viên môn Địa lí 7. Đơn vị công tác: Trung tâm Giáo dục thường xuyên thành phố Biên Hoà. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân. - Năm nhận bằng: 2003. - Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân Địa lí trường ĐH Sư phạm Tp.HCM. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC: - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy. - Số năm kinh nghiệm: 09 năm. - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: DÙNG POWER POINT HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN LỚP 10 VẼ MỘT SỐ DẠNG BIỂU ĐỒ 1 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ CHO HỌC VIÊN LỚP 12 – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong quá trình dạy học, để phát huy tính tích cực của học viên thì việc sử dụng thiết bị dạy học là không thể thiếu. Đối với học viên lớp 12, Atlat địa lí Việt Nam (Atlat) là một phương tiện dạy và học rất cần thiết và quan trọng. Trong điều kiện trang bị bản đồ của Trung tâm còn thiếu thốn, Atlat không chỉ có tác dụng minh hoạ nội dung bài học mà còn là nguồn cung cấp kiến thức mới cho học tập trong nhà trường, trong học tập và cả trong lao động sản xuất. Atlat giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, hỗ trợ học viên tự học, tự nghiên cứu, chuyển từ ghi nhớ máy móc sang học hiểu, đặc biệt đối với các môn thuộc khối Khoa học Xã hội, học viên sợ nhất là lượng kiến thức cần phải học thuộc. Riêng đối với môn Địa lí, nếu sử dụng thành thạo Atlat, học viên sẽ giảm được rất nhiều lượng kiến thức phải ghi nhớ như là sự phân bố, tình hình phát triển các đối tượng địa lí và đặc biệt là các số liệu thống kê. Dù vậy, học viên có khai thác được lượng kiến thức có sẵn từ Atlat hay không mới là vấn đề quan trọng. Sau mỗi lần chấm bài kiềm tra, kể cả chấm thi Tốt nghiệp THPT, tôi không khỏi băn khoăn khi thấy phần lớn học viên sử dụng Atlat không hiệu quả. Vì vậy, với đề tài “Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí cho học viên lớp 12 - Giáo dục thường xuyên”, tôi rèn luyện cho học viên từng bước khai thác kiến thức từ Atlat, thực hiện phương pháp dạy học tích cực, giúp học viên yêu thích môn học và học tập hiệu quả hơn. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Như đã đề cập, Atlat được coi là một công cụ không thể thiếu để dạy và học chương trình địa lí lớp 12. Hiện nay, Atlat Địa lí Việt Nam của NXB Giáo dục được in ấn với nội dung phong phú, hình thức biểu hiện đa dạng (bản đồ, bảng số liệu thống kê, biểu đồ, lát cắt, tranh ảnh.v.v…), màu sắc đẹp. Atlat bổ sung kênh hình cho Sách giáo khoa, là phương tiện rất bổ ích, hấp dẫn đối với học viên trong việc học tập địa lí Việt Nam. Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat giúp học viên lĩnh hội tri thức một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và ghi nhớ lâu bền. Cách học tập tích cực, chủ động giúp học 2 viên nắm kiến thức, trau dồi phương pháp học tập, nghiên cứu, phát triển tư duy địa lí và nâng cao được năng lực trí tuệ nói chung. Tuy nhiên ngoài quyển “Hướng dẫn ôn tập Địa lí lớp 12” của Bộ Giáo dục Đào tạo phát hành có hướng dẫn sơ lược, còn chưa có một tài liệu nào hướng dẫn cụ thể cách sử dụng Atlat, học viên khi tiếp xúc với Atlat vẫn còn mơ hồ không biết sử dụng ra sao. Về phía học viên Giáo dục thường xuyên còn gặp phải nhiều khó khăn, đa số vừa học vừa làm, thời gian nghiên cứu, tự học không nhiều, lại nhanh quên. Hầu như tất cả các em chưa được tiếp xúc nhiều với các loại bản đồ, kĩ năng đọc và phân tích bản đồ cũng như đọc hiểu bảng số liệu, biểu đồ còn nhiều hạn chế. Trong cấu trúc đề kiểm tra học kỳ, thi tốt nghiệp THPT, riêng câu hỏi dành cho kĩ năng sử dụng Atlat đã chiếm 2 điểm, chưa kể đến học viên có thể dùng Atlat cho các câu hỏi khác. Vì vậy, việc sử dụng Atlat không hiệu quả là một thiệt thòi lớn đối với học viên. Dưới đây là số liệu thống kê bài kiểm tra khi chưa thực hiện đề tài: Đề bài 1: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, anh chị hãy kể tên các dãy núi, đỉnh núi, cao nguyên của vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc. Thực hiện tại hai lớp 12N1 và 12N2 năm học 2011-2012 với tổng số học viên tham gia làm bài là 52. Kết quả thu được: có 3 học viên kể đúng tên các dạng địa hình dãy núi, đỉnh núi, cao nguyên của hai vùng núi trên; 21 học viên còn nhầm lẫn giữa dãy núi và đỉnh núi; 25 học viên xác định không đúng giới hạn của vùng, kể luôn cả hai cao nguyên của nước Lào là Xiêng Khoảng và Hủa Phan; kể tên các đỉnh núi của hai vùng trên còn lẫn lộn với nhau. Đề bài 2: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, anh chị hãy nêu sự phân bố của một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên theo bảng sau: Cây công nghiệp Tỉnh Cà phê Chè Cao su Tiêu Thực hiện tại hai lớp 12C1 và 12C2 năm học 2011-2012 với tổng số học viên tham gia làm bài là 79. 3 Kết quả thu được như sau: 9 học viên xác định đúng yêu cầu; số còn lại không phân biệt được tên tỉnh và các địa danh khác trong tỉnh ví dụ như sự phân bố cà phê, học viên trình bày có cả Buôn Ma Thuột, Pleiku, Di Linh… Qua đó chúng ta thấy rằng việc sử dụng Atlat tưởng chừng như đơn giản nhưng thật sự không phải như vậy. Vì vậy rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat cho học viên là nội dung cần thiết trong suốt quá trình dạy học. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ CHO HỌC VIÊN LỚP 12 – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Atlat được dùng trong việc rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ, phân tích xử lí số liệu, vì thế muốn sử dụng Atlat hiệu quả hướng dẫn học viên vừa học kiến thức trong sách giáo khoa vừa tham khảo thêm số liệu trong Atlat. Hầu hết các số liệu về các ngành kinh tế và các vùng kinh tế đều có trong Atlat. Ví dụ, khi học bài 22 vấn đề phát triển nông nghiệp học viên cần tham khảo thêm trong Atlat phần bản đồ nông nghiệp chung và tình hình phát triển của cây lương thực, cây công nghiệp lâu năm và hàng năm, như vậy học viên vừa đỡ phải nhớ nhiều số liệu, vừa khai thác được Atlat một cách hiệu quả. Môt điều lưu ý là khi đọc Atlat có hai trang học viên cần tham khảo nhiều là phần Các kí hiệu chung trang đầu tiên và phần mục lục trang cuối. Khi có phần tham khảo trong Atlat, cần xem phần mục lục để tìm đúng bản đồ cần xem và tham khảo phần kí hiệu để đọc cho đúng. Atlat là một tập hợp của nhiều nội dung: bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê, tranh ảnh, lát cắt địa hình…Việc hình thành và rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat cho học viên là một quá trình lâu dài, thường xuyên và có tính kế thừa. Giáo viên rèn luyện cho học viên từng bước từ đơn giản đến phức tạp; liên tục, thường xuyên sử dụng Atlat trong các bài học. Cần có hệ thống câu hỏi gợi mở để học viên tìm ra kiến thức. Bên cạnh đó, cần thiết rèn luyện cho học viên tính cẩn thận, tỷ mỉ, không chủ quan khi làm bài. Để đọc được Atlat hiệu quả hơn, theo tôi, giáo viên chú ý vào một số kĩ năng, đó là kĩ năng đọc bản đồ, biểu đồ, xử lý phân tích số liệu và đánh giá mối quan hệ giữa các nội dung với nhau. 4 2.1. Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ: Đây là kĩ năng quan trọng nhất khi sử dụng Atlat. Giáo viên nên rèn luyện kĩ năng này từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp lên cao thể hiện qua các nội dung: a. Rèn luyện kĩ năng nhận biết, đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ: Các đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ gồm các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội. Các yếu tố tự nhiên có: phân tầng địa hình, độ cao, độ sâu, hang động, đèo, sông, thác, kênh đào, san hô, đầm lầy, dòng biển, khoáng sản. Các yếu tố công nghiệp: quy mô trung tâm công nghiệp, khai thác khoáng sản, các ngành công nghiệp. Các yếu tố nông nghiệp: Vùng trồng cây lương thực thực phẩm, cây công nghiệp, rừng, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản, các loại cây trồng, vật nuôi. Các yếu tố khác: đơn vị hành chính, biên giới, ranh giới vùng miền. Giáo viên cần thiết rèn luyện kĩ năng này cho học viên trước tiên vì đây là cơ sở để rèn luyện kĩ năng khác một cách dễ dàng hơn. Những nội dung này được thể hiện rõ ở bảng chú giải nên trước khi sử dụng Atlat giáo viên hướng dẫn học viên xem trang Các kí hiệu chung - trang đầu tiên - để nhận biết các ký hiệu, nhớ một số ký hiệu thường gặp như khoáng sản, cây trồng, vật nuôi, ranh giới vùng…, hình thành cho học viên các biểu tượng địa lí, ví dụ tên tỉnh là chữ màu nâu đỏ, đồng bằng màu xanh, khoáng sản sắt hình tam giác, than hình vuông…. Khi đã có kĩ năng này học viên dễ dàng tìm ra các nội dung cần thiết mà không cần phải lật lại trang chú giải mỗi khi sử dụng Atlat, bên cạnh đó hạn chế được một số lỗi thường gặp như nhầm lẫn ranh giới các vùng miền, kể sai sự phân bố của đối tượng địa lí… b. Rèn luyện kĩ năng xác định hướng của các đối tượng địa lí trên bản đồ: Giáo viên hướng dẫn học viên ôn tập lại các hướng chính trên bản đồ để từ đó xác định được: - Hướng địa hình: hướng núi, thung lũng sông. - Hướng dịch chuyển của bão, hướng gió, dòng chảy. 5 - Hướng tiếp giáp của các vùng lãnh thổ: vùng núi, miền tự nhiên, vùng kinh tế… Ví dụ: Bài Đất nước nhiều đồi núi: Học viên xác định được các hướng núi tây bắc – đông nam, bắc - nam; Trường Sơn đông, Trường Sơn tây. Bài Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa: Học viên xác định được gió tây nam, gió đông bắc, gió đông nam… Các bài của phần Địa lí các vùng kinh tế: Học viên xác định được hướng tiếp giáp của các vùng kinh tế… c. Rèn luyện kĩ năng xác định vị trí, phạm vi lãnh thổ: Đầu tiên, giáo viên cần hướng dẫn cho học viên tìm hiểu về ranh giới để xác định đúng vị trí, từ đó sẽ xác định chính xác phạm vi lãnh thổ. Xác định được ranh giới, vị trí, phạm vi lãnh thổ là điều quan trọng đối với việc khai thác kiến thức từ Atlat. Nếu xác định ranh giới sai dẫn tới tìm sự phân bố đối tượng địa lí không chính xác. Về ranh giới, Atlat có đường biên giới quốc gia, địa giới tỉnh, ranh giới miền tự nhiên, vùng kinh tế. Dựa vào các ký hiệu đó, giáo viên hướng dẫn học viên xác định đúng vị trí, phạm vi lãnh thổ của các đối tượng địa lí theo từng nội dung bài học. Đặc biệt, giáo viên giúp học viên phân biệt được vị trí, phạm vi: bốn vùng núi, ba miền tự nhiên, hai miền khí hậu, bảy vùng kinh tế, ba vùng kinh tế trọng điểm…từ đó hình thành một số biểu tượng địa lí về ranh giới mà khi nhắc đến học viên sẽ dễ nhớ, đặc biệt là ranh giới tự nhiên, ví dụ: - Sông Hồng là ranh giới giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc; - Sông Cả là ranh giới giữa Tây Bắc và Trường Sơn bắc; - Dãy Bạch Mã là ranh giới giữa Trường Sơn bắc - Trường Sơn nam, giữa hai miền khí hậu Bắc - Nam, giữa hai miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung bộ Nam Trung bộ và Nam bộ. Ngoài ra, cần chú ý hướng dẫn học viên phân biệt ranh giới vùng tự nhiên với vùng kinh tế, ví dụ: - Vùng núi Tây Bắc: từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. - Tiểu vùng kinh tế Tây Bắc: Xác định theo ranh giới của bốn tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình. 6 d. Rèn luyện kĩ năng xác định phân bố đối tượng địa lí: Đây là kĩ năng quan trọng nhất khi đọc Atlat. Để xác định phân bố đúng lãnh thổ yêu cầu, giáo viên cần giúp học viên phân biệt được đối tượng địa lí đó là tự nhiên hay kinh tế xã hội; nhìn rõ yêu cầu nêu phân bố ở vùng núi, miền tự nhiên, miền khí hậu, vùng kinh tế hay vùng kinh tế trọng điểm, tỉnh, trung tâm công nghiệp, giáo viên nên hướng dẫn học viên liệt kê theo trình tự từ Bắc xuống Nam, hoặc từ Đông sang Tây.v.v… để khỏi bỏ sót. Sự phân bố đối tượng địa lí theo miền tự nhiên gồm: yếu tố khí hậu, địa hình, sông ngòi, khoáng sản, động – thực vật.v.v…; phân bố theo vùng kinh tế và tỉnh gồm: cây trồng, vật nuôi, tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, tài nguyên du lịch, trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải.v.v… e. Rèn luyện kĩ năng đánh giá mối quan hệ giữa các bản đồ trong Atlat: Các bản đồ trong Atlat được sắp xếp theo trình tự phù hợp với tiến trình bài học trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, không phải mỗi bản đồ chỉ được dùng cho một bài duy nhất, mà nội dung mỗi bản đồ có thể sử dụng cho nhiều bài. Ví dụ: - Bản đồ hành chính có thể sử dụng cho các bài trong phần Địa lí các vùng kinh tế (các đơn vị hành chính). - Bản đồ khí hậu, Địa chất khoáng sản, Hình thể, Các hệ thống sông, Các nhóm và các loại đất chính không chỉ sử dụng cho các bài trong phần Địa lí tự nhiên mà còn có thể sử dụng cho các bài trong các phần sau. - Muốn tìm sự phân bố cây công nghiệp học viên có thể tìm trong bản đồ các vùng kinh tế và bản đồ Nông nghiệp chung.v.v… 2.2. Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ: a. Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ: Kĩ năng này học viên đã được rèn luyện trong suốt quá trình học địa lí từ trung học cơ sở. Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ có hai nội dung chính: Rèn luyện cho học viên kĩ năng khai thác số liệu từ biểu đồ và kĩ năng nhận xét biểu đồ. Atlat có gần như đầy đủ các dạng biểu đồ: biểu đồ cột, tròn, miền, đường biểu diễn, tháp dân số… Nhận xét biểu đồ cần đảm bảo ba nội dung chính: - Nhận xét tổng quát (như tăng nhanh, chậm, liên tục hoặc không ổn định…). 7 - Nhận xét từng phần: chú ý các giai đoạn chuyển tiếp, đột biến, so sánh giữa phần cao nhất và thấp nhất. - Nhận định xu hướng phát triển thường sử dụng các từ như tóm lại, nhìn chung hoặc nói chung… Cụ thể hơn: - Đối với biểu đồ cột và biểu đồ đường (hay còn gọi là đường biểu diễn), học viên sẽ nhận xét về sự phát triển của đối tượng địa lí: tăng hay giảm, tăng (giảm) như thế nào (liên tục, nhanh, chậm, giai đoạn nào phát triển mạnh). - Đối với biểu đồ cơ cấu: nhận xét về mặt cơ cấu, tỷ trọng nhiều nhất, ít nhất và nhận xét cả về động lực (nếu là biểu đồ tròn); sự thay đổi cơ cấu qua các giai đoạn. - Đối với biểu đồ khí hậu: Nhận xét được về nhiệt độ (tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất, biên độ nhiệt độ năm) và lượng mưa (mưa nhiều hay ít, theo mùa, phân bố ở những tháng nào trong năm), từ đó rút ra kết luận về khí hậu. b.Rèn luyện cho học viên xác định được mối quan hệ giữa biểu đồ và bản đồ: Nếu bản đồ thể hiện đối tượng địa lí “ở đâu” thì biểu đồ cho ta biết tình hình phát triển của đối tượng địa lí đó, hay nói cách khác, trả lời được câu hỏi “như thế nào”. Thông thường, học viên chỉ chú ý đến bản đồ mà ít khi để ý đến biểu đồ. Trong quá trình dạy học, giáo viên rèn luyện cho học viên vừa đọc bản đồ vừa sử dụng biểu đồ trong Atlat để làm rõ kiến thức, điều này giúp cho học viên chuyển từ học thuộc lòng sang học hiểu. Biểu đồ cung cấp hệ thống số liệu và bất cứ học viên nào cũng sợ phải nhớ, vấn đề là phải biết lấy số liệu nào từ biểu đồ nào. Ví dụ: Khi muốn tìm số liệu về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế nước ta, học viên phải biết lật trang Atlat Kinh tế chung – biểu đồ miền; hoặc khi muốn biết số liệu về dân số nước ta, cơ cấu lao động thì học viên sẽ tìm đến trang Dân số trong Atlat.v.v… III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Sau một thời gian dài thực hiện đề tài, áp dụng vào các lớp 12 của Trung tâm, số liệu thống kê từ bài kiểm tra có nội dung sử dụng Atlat, so với đầu năm cho thấy học viên đã sử dụng Atlat hiệu quả hơn. 8 Đề bài 1: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, anh chị hãy kể tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của ba vùng kinh tế trọng điểm. Thực hiện tại các lớp 12C1, 12C2 và 12C3 năm học 2011 - 2012 với tổng số học viên tham gia làm bài là 139. Kết quả thu được: còn 12 học viên còn nhầm lẫn giữa thành phố và tỉnh, thành phố thuộc địa phương và thành phố thuộc trung ương, số còn lại trả lời chính xác yêu cầu đề ra. Đề bài 2: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, anh chị hãy kể tên, quy mô, cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp thuộc vùng kinh tế Đông Nam bộ. Thực hiện tại các lớp 12N1 và 12N2 năm học 2011 - 2012 với tổng số học viên tham gia làm bài là 52. Kết quả thu được: còn 5 học viên kể sai quy mô; 7 học viên trình bày cơ cấu ngành còn thiếu, chỉ kể tên được 2 đến 3 ngành; số còn lại trả lời chính xác các yêu cầu đề ra. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Để hình thành được kĩ năng sử dụng Atlat cho học viên cần một quá trình lâu dài, có tính kế thừa. Học viên đọc Atlat tốt còn phụ thuộc những năm học trước, giáo viên cần rèn luyện các kĩ năng đọc bản đồ, biểu đồ, phân tích số liệu từ những lớp dưới đặc biệt là cho học viên làm quen với bản đồ. Có vậy học viên lớp 12 mới có thể sử dụng Atlat một cách nhanh chóng, chính xác. Điều kiện của Trung tâm hiện nay có nhiều cơ sở, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, đặc biệt là hệ thống bản đồ nên việc rèn luyện kĩ năng này gặp không ít khó khăn. Từ thực tế nêu phần trên cho thấy việc sử dụng Atlat là không khó, nhiều khi học viên làm sai còn do thiếu cẩn thận, xác định sai đề, sơ sài… Vì vậy bên cạnh việc rèn luyện kĩ năng, giáo viên cần động viên học viên tích cực, chủ động hơn trong học tập, thổi lên trong các em niềm say mê, yêu thích môn học, có vậy chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên cũng không nên quá phụ thuộc vào Atlat bởi Atlat chỉ được khai thác hiệu quả khi học viên đã có kiến thức cơ bản môn Địa lí lớp 12. Nếu trong lúc học các em không thực hành chung với Atlat thì sẽ rất lúng túng khi đi thi. 9 Trên đây là những kinh nghiệm tôi học hỏi từ đồng nghiệp và đúc kết được trong quá trình dạy học, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn, tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI THỰC HIỆN 10 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Rèn luyện kĩ năng Địa lí – Mai Xuân San – NXB Giáo dục – 1999. 2. Hướng dẫn giải các dạng bài tập địa lí 12 theo chủ đề – PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ – NXB ĐHQG Tp.HCM – 2008. 3. Hướng dẫn ôn tập Địa lí lớp 12 – Nguyễn Việt Hùng – Điêu Thị Thuỷ Nguyên – Lê Mỹ Phong – NXB Giáo dục – 2010, 2011,2012. 11 MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................................................... trang 2 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI........................................................................................................... 2 1. Cơ sở lý luận............................................................................................................................................................ 2 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài....................................... 4 2.1. Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ............................................................................................... 4 2.2. Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ.............................................................................................. 7 III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................................................... 8 IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG................................................... 9 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................. 10 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan