Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo GDCD-GDNGLL Skkn facebook và bạo lực học đường ở một số trường thpt tỉnh gia lai. ...

Tài liệu Skkn facebook và bạo lực học đường ở một số trường thpt tỉnh gia lai.

.DOC
24
1462
55

Mô tả:

Facebook và Bạo lực học đường ở một số trường THPT Tỉnh Gia Lai. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong khoảng một thập niên trở lại đây, thế giới đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong cách sống, cách làm việc, giải trí của giới trẻ. Đó là trào lưu sử dụng mạng xã hội, phổ biến nhất hiện nay là Facebook. Có thể nói rằng, giới trẻ ngày nay “ăn Facebook, chơi Facebook, ngủ Facebook” và đáng báo động là thực trạng bạo lực học đường liên quan đến Facebook. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của trang web wearesocial.net đến năm 2015 có 31 triệu người sử dụng Internet, 66% truy cập Internet mỗi ngày và 86% sử dụng truy cập mạng xã hội. Đồng nghĩa với việc có khoảng 26,66 triệu người dùng mạng xã hội. Trong số đó có 19,6 triệu người sử dụng Facebook. Chiếm 21,42% dân số cả nước. Trung bình cứ 3 giây có một người dân Việt Nam đăng ký tài khoản Facebook. Cũng theo trang này, độ tuổi sử dụng mạng xã hội Facebook chủ yếu là từ 13 đến 24, chiếm 71%. Người sử dụng mạng xã hội Facebook không phân biệt lứa tuổi, nhưng nhiều nhất, thường xuyên nhất, và bị ảnh hưởng nhất là giới trẻ, trong đó chủ yếu là lứa tuổi học sinh, sinh viên, tầng lớp trí thức. Việc sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng mạng xã hội là nhu cầu chính đáng của tất cả mọi người. Những tiện ích mà công nghệ mang lại đã và đang phục vụ rất hữu dụng cho cuộc sống học tập, giải trí, giao lưu, kết bạn, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của con người trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, sử dụng mạng xã hội, lợi bất cập hại. Hàng loạt vụ việc liên quan đến bạo lực học đường trong thời gian gần đây liên quan đến Face book đã khiến xã hội, nhà trường, thầy cô lo lắng. Nhận thức được vấn nạn này thực sự đáng lo ngại trong trường Trung học phổ thông, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu Facebook và bạo lực học đường ở một số trường trung học phổ thông để góp phần giáo dục nâng cao ý thức cho các em học sinh sử dụng Face book có văn hóa, lịch sự, hữu ích cho cuộc sống. Trang…………………………………………………………………………… 1 Facebook và Bạo lực học đường ở một số trường THPT Tỉnh Gia Lai. 2. Mục đích nghiên cứu. Bài viết chỉ ra được những bất cập trong việc sử dụng Facebook dẫn đến gia tăng tình trạng bạo lực học đường. Giúp các em học sinh trang bị kiến thức, kĩ năng sống, sử dụng Facebook tích cực, có văn hóa. Đưa ra một số kinh nghiệm giáo dục học sinh kịp thời, nắm bắt diễn biến tâm lý của các em có cách giáo dục hiệu quả. 3. Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành bài viết này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp sưu tầm: Sưu tầm các bài viết về Facebook và bạo lực học đường qua sách, báo, tạp chí, Internet... Phương pháp thống kê: Từ thực tiễn của một số trường trung học phổ thông(THPT) – trung học cơ sở (THCS) trên cả nước trong đó có địa bàn tỉnh Gia Lai chủ yếu thời gian gần đây. Chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu, trao đổi để các đồng nghiệp cùng tìm hướng tháo gỡ, tuyên truyền giáo dục học sinh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này là kết quả nghiên cứu thực tế về thực trạng học sinh THPT sử dụng Facebook và hệ lụy từ nó – bạo lực học đường. Phạm vi nghiên cứu: Hiện trạng này ở một số trường THPT – THCS trên địa bàn Tỉnh Gia Lai. 5. Đóng góp của đề tài. Đề tài Facebook và bạo lực học đường trong một số trường THPT tỉnh Gia Lai là những kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn. Vì vậy, chúng tôi hi vọng bài viết sẽ giúp cho các đồng nghiệp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh tại đơn bị mình công tác, giúp các em có hiểu biết về những lợi ích và bất cập khi sử dụng các trang mạng xã hội. Trang…………………………………………………………………………… 2 Facebook và Bạo lực học đường ở một số trường THPT Tỉnh Gia Lai. PHẦN 2. NỘI DUNG Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Facebook và những lợi ích kì diệu. Facebook (FB) là mạng xã hội ảo, được ra đời từ năm 2004 từ Mĩ, hiện nay, giám đốc điều hành trang mạng xã hội này là Mark Zuckerberg – người sáng lập ra nó từ khi anh còn là sinh viên trường đại học Havard. Tham gia mạng xã hội này chúng ta có thể tìm thấy gần như mọi lĩnh vực của đời sống trong FB. Ngoài vai trò là một trang mạng mang tính giải trí hấp dẫn, nơi giao lưu, chia sẻ của bạn bè, người thân, FB còn là một công cụ hữu hiệu trong việc truyền tải những thông điệp, thông tin đến hàng triệu người trên khắp hành tinh. Nó gần giống như một cuốn nhật kí sinh động ghi lại những cảm xúc, ấn tượng, tình cảm, sẻ chia trong cuộc đời thường nhật. FB là một tiện ích, một mạng xã hội năng động liên tục mang đến cho người trẻ những trải nghiệm cùng công cụ kết bạn, giao lưu, nói chuyện, tìm kiếm thông tin vô cùng thú vị. Chỉ cần có một tài khoản trong FB, người dùng có thể đưa (post) lên đó những nội dung, những bức ảnh, clip,… chia sẻ cùng mọi người, tham gia bình luận (comment), thích (like)...động viên tác giả. Sự kết nối của FB ban đầu từ nhóm những người bạn, hoặc cùng trường lớp, cơ quan, sở thích,…và từ đó có thể mở rộng không cùng. FB như một đế chế không biên giới, ở đó các thành viên hoàn toàn bình đẳng, tự do. Trong thế giới toàn cầu hoá này, FB quả vô cùng tiện ích. Qua FB có thể hiểu được cuộc sống, tâm tư, tình cảm của người thân nơi xa xôi, có thể an ủi, động viên, “gỡ rối” những tình huống khó mà họ gặp phải. Nó có thể giúp người ta tìm thấy nhau trong đời, tìm lại nhau sau bao thất lạc, xa cách. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tinh thần, tình cảm, FB còn có rất nhiều tiện ích khác. Nó có thể là một công cụ độc đáo và hiệu quả để tố giác quan chức nhũng nhiễu. Nó có thể giúp cơ quan chức năng tìm ra tội phạm buộc chúng tra tay vào còng. Nó giúp tìm kiếm Trang…………………………………………………………………………… 3 Facebook và Bạo lực học đường ở một số trường THPT Tỉnh Gia Lai. việc làm, kinh doanh, đó là một kênh quảng cáo toàn cầu hiệu quả. Nó giúp các hội, đoàn, các đội tình nguyện hoạt động từ thiện, nhân đạo, vì môi trường,… Nó có thể cứu những phận đời, giúp đỡ, an ủi người bất hạnh. Nó có thể giúp người ta cách thức làm ăn. Nó có thể trở thành những lớp học online thú vị, là nơi trao đổi bài vở, kiến thức,… Và còn vô vàn tiện ích khác nữa nảy sinh, đáp ứng những nhu cầu đa dạng và sự thông minh của con người trên khắp hành tinh. Từ khi xuất hiện máy tính bảng như ipad,… hỗ trợ những ứng dụng vào FB ở mọi nơi, thì dù ở đâu, đang làm gì, người sử dụng cũng có thể vào FB. Laptop, điện thoại là những công cụ dễ dàng để thỏa mãn nhu cầu của con người tham gia vào FB. Chính vì nhiều lẽ đó mà FB có sức hút mãnh liệt với mọi người, nhất là giới trẻ, khi mà nhu cầu giao tiếp, giao lưu, chia sẻ, khám phá, hiểu biết, trải nghiệm,… ở họ vô cùng lớn. 2. Facebook và những hệ lụy khôn lường. Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, In-ter-net nói chung, FB nói riêng hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức,… và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân với nhiều hệ lụy khôn lường. Do được sáng tạo trong một môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hoá. Có những kẻ đã lợi dụng FB để bôi xấu chế độ, lãnh tụ, bôi nhọ, xúc phạm người khác. Có những kẻ đưa lên đó những nội dung không lành mạnh, không phù hợp với đạo đức, thuần phong mĩ tục của người Việt. Có những đứa con bất hiếu biến FB thành nơi trút giận cả với cha mẹ, nhục mạ cả đấng sinh thành. Có kẻ đưa lên mạng những bức ảnh vô cùng phản cảm như những nữ sinh ăn mặc lố lăng ngồi tạo dáng nơi tôn nghiêm… Nữ sinh lớp 8 ở Quảng Nam đăng tải trên FB bài viết “Tuyên ngôn học sinh trường THCS Lí Tự Trọng” kêu gọi bạn bè phải bằng mọi cách, kể cả những Trang…………………………………………………………………………… 4 Facebook và Bạo lực học đường ở một số trường THPT Tỉnh Gia Lai. biện pháp tiêu cực để có thể “qua” đợt kiểm tra học kì I. Tệ hại hơn, bài viết còn có những nội dung xúc phạm nghiêm trọng đến nhà trường, thầy cô giáo, tất nhiên học sinh đó đã bị kỉ luật. Không ít kẻ tung lên FB tất cả những ngôn từ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thoá mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tuỳ tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. FB có thể liên quan đến những hành vi bạo lực, lừa gạt tình dục, lừa gạt tài sản, bắt cóc,… chẳng khác nào những hậu quả như ở Gam online, “Cứu Net”,… Nhiều kẻ đã lợi dụng FB để moi tiền những người tốt bụng, cả tin khi nhân danh kẻ đáng thương hay hội, đoàn hoạt động từ thiện,… FB có thể làm tan nát nhiều gia đình. Không ít người trở thành nạn nhân của trộm cắp vì chia sẻ nhiều, lộ ra những bí mật cá nhân, thời gian vắng nhà,… Đáng chú ý một số bạn trẻ học sinh vô cảm, cổ súy cho những video (clip) bạo lực của các bạn học sinh nhằm hạ nhục nhân phẩm của nhau. Hẹn nhau thanh toán quay clip, chửi nhau, nói xấu nhau trên FB…. FB là nơi số lượng câu like có thể sản xuất được và đầy rẫy cạm bẫy, lừa lọc. Tuổi trẻ ngây thơ, trong sáng, ham hiểu biết, muốn khẳng định nhưng chưa đủ kinh nghiệm, tri thức để phân biệt đúng, sai, có khi chỉ hùa theo “tâm lí đám đông”. FB kết nối trên thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách con người giao tiếp, thể hiện tình cảm thật. Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh, thậm chí mất niềm tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, trầm cảm, thu mình lại. Nhiều ông bà, cha mẹ thấy cô đơn khi con cháu họ chỉ “ôm” điện thoại, laptop. Trang…………………………………………………………………………… 5 Facebook và Bạo lực học đường ở một số trường THPT Tỉnh Gia Lai. Đặc biệt, với nhiều hấp dẫn và tiện ích như vậy, FB dễ gây nghiện với giới trẻ. Các nhà tâm lí học đã giới thiệu một căn bệnh mới mang tên FAD (Facebook Addiction Disorder) – chứng nghiện FB, thường xảy ra với người trẻ tuổi, dưới 25. Nó là một loại nghiện hành vi, còn dễ gây nghiện hơn cả rượu, thuốc lá,… Một bộ phận trong giới trẻ hiện nay đang rơi vào tình trạng lạm dụng FB quá đà. FB vào Việt Nam từ năm 2007, trở nên phổ biến từ năm 2010, cho đến nay đã có số người sử dụng tăng nhanh vào loại đứng đầu thế giới. Nhiều người lo ngại cả một thế hệ sẽ trượt dài trên FB. Họ nằm dài hằng ngày, hằng đêm cập nhật từng phút, thậm chí ăn, ngủ cùng FB. Mỗi khi viết câu gì đó (status), hay đăng (post) ảnh lên là chỉ ngồi đợi mọi người cùng nhau “chém gió”, rồi hàng giờ liền ngồi comment, like lại. Họ bỏ cả nửa thời gian mỗi ngày để tán gẫu(chát), trò chuyện, cứ vài phút lại lướt FB một cách vô thức. Không vào được FB họ thấy bứt rứt, khó chịu, không yên. Họ quên ăn, mất ngủ vì nó. Họ mua điện thoại, laptop cũng chỉ vì muốn được FB ở khắp mọi nơi. Có những con nghiện, đến mức ăn gì, uống gì, nghĩ gì, làm gì cũng đưa lên đó, thậm chí, mua cái áo mới cũng chụp hình lên để mọi người cùng “chém gió”, đang ăn cũng phải viết mấy status để cập nhật, vừa tắm xong cũng vào đó than “Lạnh quá!”, đang chạy thoát hiểm cũng vào FB. Họ đã tiêu phí thời gian, sức khoẻ của mình vào FB để rồi sao lãng học hành, công việc. Nhiều bạn trẻ mê FB mà quên đọc sách, bỏ bê bài vở, kết quả học tập sa sút, “phây” đến phờ phạc thì còn đâu sức lực để học tập, làm việc. Nhiều thống kê cho thấy, những học sinh, sinh viên lạm dụng FB thì kết quả học tập kém hơn nhiều những người không dùng FB. FB tưởng mang lại ánh sáng của tri thức thì lại đẩy người ta vào tăm tối của ngu dốt. Những người nghiện FB có biết rằng họ đã bị tha hoá, bị đánh giá thấp trong mắt người khác, ngay cả bạn bè trong nhóm của họ cũng thấy khó chịu vì những nội dung ngớ ngẩn, nhàm chán, vô nghĩa lí mà họ đưa lên đó. Trang…………………………………………………………………………… 6 Facebook và Bạo lực học đường ở một số trường THPT Tỉnh Gia Lai. Nghiện thì dễ mà cai lại khó. Cũng như nghiện Net, nghiện game, nghiện chát,…những con nghiện FB cũng thừa nhận là khó cai, cai mãi không thành, đến mức có cả “Hội những người cai FB nhưng không thành” lên tới cả gần 1600 thành viên. Vì những mặt trái của nó, FB từng bị cấm ở một số quốc gia, một số công sở, trường học. Nhiều phụ huynh chưa khỏi lo lắng vì nạn nghiện game, nghiện chát,… thì giờ lại lo lắng vì nạn nghiện FB. Trò lên “phây”, thầy lo lắng, cha mẹ phiền lòng. FB đúng là con dao hai lưỡi. Trang…………………………………………………………………………… 7 Facebook và Bạo lực học đường ở một số trường THPT Tỉnh Gia Lai. CHƯƠNG II. FACEBOOK VÀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI (Trích ảnh nguồn Internet) 1. Hiện trạng bạo lực học đường trong trường THPT. Sự vụ 1: Nữ sinh đánh nhau, quay clip tung lên facebook. Ngày 2 tháng 4 năm 2014 Ông Phạm Ngọc Thạch - GĐ Sở GDĐT tỉnh Gia Lai - cho biết, liên quan đến vụ việc xảy ra tại Trường THPT Trần Phú (xã Thăng Hưng, huyện Chư Prông), do có mâu thuẫn từ trước nên nữ sinh Nguyễn Thanh Hằng (lớp 10B3) vào lớp 10B4 đánh nữ sinh Nguyễn Thị Thu Duyên. Các học sinh chứng kiến không những không đứng ra can ngăn mà còn dùng điện thoại ghi lại cảnh tượng phản cảm này, kích động, xúi giục để hai nữ sinh này đánh nhau “ác liệt” hơn. Sau khi xem xét mức độ vi phạm, hội đồng kỷ luật Trường THPT Trần Phú đã có báo cáo hình thức kỷ luật cụ thể từng học sinh gửi đến Sở GDĐT tỉnh. Theo đó, buộc thôi học có thời hạn đối với học sinh Nguyễn Thanh Hằng về hành vi đánh bạn, xúc phạm thân thể, danh dự người học. Học sinh Đinh Triều Vỹ và Ngô Thị Mỹ Hường (cùng lớp 10B4) bị cảnh cáo trước toàn trường vì có những lời lẽ kích động, dùng điện thoại quay clip. Cùng bị kỷ luật khiển trách trước toàn trường có các học sinh Nguyễn Trần Thảo Quyên, Nguyễn Ngọc Diễm Trang…………………………………………………………………………… 8 Facebook và Bạo lực học đường ở một số trường THPT Tỉnh Gia Lai. Trinh, Nguyễn Trung Thực (đều lớp 10B4) - vì đã dùng điện thoại quay lại clip đánh nhau, và phát tán chia sẻ trên facebook. (GLO - Thu Nguyễn) Sự vụ 2: Nữ sinh đánh nhau vì… “xin lỗi không thật lòng”. Theo Tin Gia Lai: Sau thời gian chửi nhau qua điện thoại và Facebook, vào buổi đầu tiên của năm học mới, nữ sinh M. gọi nữ sinh L. xuống lớp để “nói chuyện”. Tại đây, em L. đã nói xin lỗi em M. Nhưng thấy L. “xin lỗi không thật lòng” nên M. đã xông vào đánh L. Tối ngày 25/2, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện đoạn video quay lại cảnh đánh nhau của 2 nữ sinh, cùng với sự cổ vũ của một số học sinh khác tại một phòng học của Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (thị trấn Ia Kha, Ia Grai, Gia Lai). Chiều ngày 26/2, trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Đại - Hiệu trưởng nhà trường xác nhận, sự việc trên xảy ra trong trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Bản thân ông Đại và các giáo viên khác cũng mới biết sự việc vào lúc 21h tối ngày 25/2, khi đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội được khoảng 1 tiếng. Sau khi xác định được các “nhân vật” chính trong vụ việc, chiều ngày 26/2, ông Đại đã mời các học sinh và phụ huynh lên trường để làm rõ vấn đề. Nội dung vụ việc được các học sinh tường trình như sau: Vào khoảng ngày 3 Tết, Nguyễn Thanh S. (học lớp 10A7), Nguyễn Thị M. (lớp 10A7), Cao Thị Khánh L. (lớp 10A2) cùng một số học sinh Trang…………………………………………………………………………… 9 Facebook và Bạo lực học đường ở một số trường THPT Tỉnh Gia Lai. khác đi chơi. Tối cùng ngày, S. chở L. về nhà, rồi quay về nhà mình. Do về nhà quá muộn, nên S. bị cha mẹ la mắng. Vì vậy, S. đã nhắn tin trách mắng L., tại đưa L. về mà S. mới về nhà muộn và bị cha mẹ mắng. Thấy S. nhắn tin trách mình, L. đã đưa sự việc lên mạng xã hội để nói xấu S. M. biết việc nên đã điện thoại cho L. để nói chuyện, rồi cả hai nảy sinh mâu thuẫn, bắt đầu nói xấu nhau trên facebook và nhắn tin qua lại chửi nhau. Trưa ngày 15/2, là buổi học đầu tiên của năm mới, M., L. và một số học sinh khác đi học khá sớm. M. đã lên lớp L., gọi L. xuống lớp mình để nói chuyện. Tại đây, cả hai tiếp tục lời qua tiếng lại. Sau lời “cổ vũ” của một học sinh nam, M. đã lao vào đánh L. Khi xảy ra sự việc, có khá nhiều học sinh chứng kiến nhưng không ai vào can ngăn, một lúc sau thì có một học sinh nữ lao vào can ngăn thì sự việc mới dừng lại. M. cho biết, trong lúc gặp mặt để giải quyết mâu thuẫn, do thấy L. xin lỗi nhưng không thật lòng nên em đã lao vào đánh L. Bà Châu Thị Thư (45 tuổi), mẹ học sinh M. cho biết, bản thân bà không hề biết về vụ việc. Trưa ngày 26/2, bà đang đi làm trên rẫy thì nhận được điện thoại của nhà trường thông báo sự việc, bà vội vàng công việc chạy về trường. Bản thân bà rất bất ngờ và buồn về hành vi của con mình. Hiệu trưởng Phạm Văn Đại làm việc với các học sinh và phụ huynh. “Ở nhà, vợ chồng tôi luôn cố gắng làm lụng để nuôi con ăn học thật tốt. Thấy con mình như vậy tôi rất buồn, con cái không hiểu được cha mẹ, Trang…………………………………………………………………………… 10 Facebook và Bạo lực học đường ở một số trường THPT Tỉnh Gia Lai. thầy cô dạy dỗ mà như vậy thì cũng uổng công. Giờ tôi chỉ mong thầy cô tha thứ cho các cháu, để các cháu có cơ hội sửa chữa”, bà Thư vừa nói vừa khóc. Còn mẹ nữ sinh L. là chị Phạm Thị Hương (SN 1980) cho biết, sau khi nhận thông tin từ nhà trường, chị rất bất ngờ và vội vàng đến trường. Bản thân chị cũng rất buồn, vợ chồng chị mưu sinh bằng nghề nông nên chỉ biết làm thật nhiều để nuôi con ăn học thành người. “Vợ chồng tôi trước đây đã nghèo khổ, không được học hành nhiều nên cũng thiệt thòi. Nên tôi rất mong con mình được học hành đàng hoàng, chúng tôi cho cháu đi học không phải để làm lớn, để kiếm nhiều tiền vì điều này quá xa xỉ. Chỉ mong cháu học để nhận thức tốt hơn, để hiểu biết hơn, để làm người tốt hơn và ứng xử với đời, với mọi người đúng hơn. Tôi chỉ cần cháu học hết cấp ba là cũng được. Nên tôi rất mong nhà trường cho cháu cơ hội để cháu tiếp tục đi học, giờ cho cháu nghỉ học thì cháu về cũng không làm được gì, mà đi ra xã hội thì nhận thức cháu còn rất nhiều hạn chế”, chị Hương bộc bạch. Theo ông Đại, thời điểm xảy ra vụ đánh nhau của các em học sinh thì có hơn 10 em chứng kiến và tham gia vụ việc. Người quay phim là em Mai Văn Q. (lớp 10A8), em Q. đã mượn điện thoại của một học sinh lớp trên và quay, nhưng người phát tán đoạn video lại là một người khác, và nhà trường đã nhờ phía công an điều tra. Ông Đại cho biết thêm, ông đã yêu cầu tất cả các em học sinh viết tường trình, bản kiểm điểm: “Nhà trường rất buồn khi sự việc trên xảy ra. Vụ việc xảy ra do nhận thức của các em vẫn còn hạn chế, do cảm xúc cá nhân của các em. Nếu không có điện thoại, không có Facebook… thì các em không nhắn tin chửi nhau, nói xấu nhau… thì chắc không có vụ đánh nhau”, ông Đại chia sẻ. Hiện tại, trường cũng đã yêu cầu những em học sinh chứng kiến làm bản kiểm điểm vì các em chứng kiến sự việc nhưng không chạy ra báo cáo bảo vệ, không can ngăn các bạn. Còn hai em học sinh M. và L. thì trường Trang…………………………………………………………………………… 11 Facebook và Bạo lực học đường ở một số trường THPT Tỉnh Gia Lai. sẽ kỷ luật vì hành vi gây rối an ninh học đường và không có tinh thần đoàn kết. Nhưng mức độ xử lý như thế nào thì còn phải xem xét đến hành vi. Được biết, em L. có học lực khá, hạnh kiểm tốt. Còn em M. có học lực trung bình, hạnh kiểm khá. (Thiên Thư - Phạm Hoàng) Sự vụ 3: Xúc phạm nhân phẩm lẫn nhau trên facebook. Sự việc nữ sinh R.C.L lớp 11B3 tại trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện IaGrai, bị bạn cùng lớp xúc phạm vì những hiểu lầm trên Facebook, dẫn tới bị chấn thương tâm lý, không thể nói được, hoảng sợ không muốn tiếp xúc với các bạn học sinh, có ý định tự sát. Biết được sự việc cô giáo chủ nhiệm lớp 11B3 – cô H.T.V đã kịp thời động viên, hòa giải đưa em R.C.L trở lại lớp học bình thường. Tìm hiểu nguyên nhân cô giáo cho biết chỉ vì hiểu lầm khi đăng status mà bạn nữ cùng lớp thiếu kiềm chế, dùng những lời lẽ thô tục, xúc phạm nhân phẩm bạn. Ảnh minh họa (nguồn In ternet) Trường hợp nữa xảy ra trong năm học 2014 – 2015, hai học sinh nữ lớp 12C2 Trường THPT Phạm Văn Đồng, nữ sinh Phạm.T.N.B và Trương P.L cùng lớp nói xấu nhau trên Facebook, gây gổ nhau dẫn đến đánh nhau Trang…………………………………………………………………………… 12 Facebook và Bạo lực học đường ở một số trường THPT Tỉnh Gia Lai. trong trường, ngay khi biết được sự việc Hội đồng kỉ luật nhà trường đã họp kiểm điểm giáo dục học sinh. Mới đây nhất tại nhà trường, 2 nam sinh lớp 11 B5 là N.Đ.Hiếu và V.V. Hà(10A5) vì mâu thuẫn liên quan đến nữ sinh cùng trường học lớp 10 qua facebook. Hai học sinh nam đánh nhau, hậu quả học sinh Hiếu bị đánh gãy sóng mũi phải nhập viện phẫu thuật… Sau khi hoàn thành các hồ sơ kỉ luật, Hội đồng kỉ luật nhà trường đã tiến hành họp xét kỉ luật học sinh. Kết quả em Hà buộc thôi học một năm. Học sinh nữ bị hình thức cảnh cáo trước hội đồng kỉ luật nhà trường. Qua các kênh thông tin các nhà giáo chúng tôi cũng không khỏi giật mình trước những status của chính những học sinh mình. Một người bạn cùng lớp không may chết vì tai nạn giao thông, nhưng một bạn nữ cùng lớp lại lên Facebook chia sẻ nội dung vô cảm như sau: Trang…………………………………………………………………………… 13 Facebook và Bạo lực học đường ở một số trường THPT Tỉnh Gia Lai. Kết quả là: các bạn trong lớp đứa rủ rê tập thể đòi đánh hội đồng, đứa tuyên bố đừng để tao gặp, gặp đâu tao đánh đó… đọc những comment của các học sinh thầy cô không khỏi lo lắng. Thực trạng đạo đức của tất cả các em đều đang bị một thứ axit vô hình nào đó ăn mòn. Trọng trách của người dạy học càng nặng nề. Thế nhưng thực tế thầy (cô) giáo cũng đang là nạn nhân của nhiều sóng gió từ facebook. Hôm nay được tung hô nhà giáo, nhưng ngày mai mọi chuyện đã thay đổi chỉ vì một cái nhìn thiển cận, không đầy đủ. Chúng tôi liệu được ai lên tiếng bảo vệ hay cũng là những trò đùa con tạo của xã hội. Trước đó, ngày 21/10, cô Hải Âu đăng trên Facebook cá nhân về việc cô hiệu phó gặp tai nạn sụp cầu khi qua cầu M3 ở điểm trường. "Trưa nay… một cán bộ quản lý trường tôi trên đường đi công tác ở điểm trường về thì gặp tai nạn khi chạy qua cầu M3. Cả người và xe rơi xuống kinh lớn với độ sâu hơn 10 m và ngang khoảng 13 m. Giả sử nếu không có đồng nghiệp đi cùng thì người ấy giờ sẽ ra sao… Nhớ lại cách đây vài năm với trường hợp tương tự, một giáo viên trường tôi đã ra đi vĩnh viễn. Thử hỏi có ai nhìn thấy được cảnh nơm nớp lo sợ hay mọi nguy hiểm luôn đe dọa với người dân đi trên con đường này, cán bộ chính quyền địa phương có thấy được điều này không? Họ đã và đang làm gì? Họ có biết và hiểu được nhân dân mong mỏi ở họ điều gì không? Thật chất chúng tôi không cần trải thảm nhung để đi nhưng chúng tôi cần sự an toàn". Ngay sau status trên cô giáo đã đối diện với cơn bão dư luận, ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Chi bộ trường tiểu học Tân Hiệp đã nhắc nhở, phê bình và yêu cầu cô Âu phải viết kiểm điểm, giải trình vụ việc vì đưa thông tin xã lên Facebook. Tuy nhiên, cô Hải Âu không đồng tình vì cho rằng mình không sai. Đến ngày 3/12, trong buổi họp xét bình bầu tư cách Đảng viên, cô Hải Âu chỉ được xếp loại "Hoàn thành nhiệm vụ", trong khi cô tự nhận xét "Hoàn thành tốt nhiệm vụ". Trang…………………………………………………………………………… 14 Facebook và Bạo lực học đường ở một số trường THPT Tỉnh Gia Lai. Hình ảnh cô Hải Âu đăng trên Facebook. Đáng báo động hơn, chỉ vì nhắc nhở học sinh không nghiêm túc trong giờ học mà thầy Hoàng Thanh Hải-Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (huyện Đak Đoa) đã bị một nhóm học sinh cá biệt nhờ người đánh đến mức phải nhập viện… Trên đây là những vụ việc được ghi chép lại từ việc thu thập thông tin và kiểm nghiệm thực tế. Là giáo viên THPT tôi nhận thấy vấn nạn bạo lực học đường trong nhà trường ở nam sinh và nữ sinh có dấu hiệu gia tăng, khi tìm hiểu nguyên nhân thật bất ngờ đều liên quan đến facebook. Thiết nghĩ đã đến lúc thầy (cô) cần quan tâm, tìm hiểu để có biện pháp giáo dục học sinh ngăn chặn vấn nạn bạo lực học đường. Ảnh minh họa (nguồn Internet) Trang…………………………………………………………………………… 15 Facebook và Bạo lực học đường ở một số trường THPT Tỉnh Gia Lai. 2. Nguyên nhân do đâu? Chưa bao giờ vấn nạn bạo lực học đường lại trở nên nhức nhối như hiện nay, muốn ngăn chặn dứt điểm tình trạng này, điều cốt lõi là chúng ta cần biết những nguyên nhân nào khiến tình trạng bạo lực học đường xuất hiện ngày càng nhiều để tìm cách giải quyết, tháo gỡ và ngăn chặn kịp thời tình trạng này, đem đến môi trường học đường lành mạnh và đảm bảo an toàn cho mọi học sinh. - Nguyên nhân sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT). Trung bình cứ 3 giây có một người dân Việt Nam đăng ký tài khoản facebook. Độ tuổi sử dụng mạng xã hội chủ yếu là từ 13 đến 24 chiếm 71% trong đó chủ yếu là lứa tuổi học sinh THPT. Tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Tp. Hồ Chí Minh, qua kết quả khảo sát Đoàn trường trong tổng số 820 học sinh, kết quả có 799 học sinh(97,44%) sử dụng mạng xã hội. Tại trường THPT Phạm Văn Đồng, tiết Nghị luận xã hội Lớp 12 C5, 11B1, khi giáo viên khảo sát về tài khoản facebook các em rất sôi nổi chia sẻ. Kết quả Lớp 12C5 sĩ số 37(30/37), Lớp 11B1 sĩ số 41(41/41) học sinh sử dụng thường xuyên các trang mạng xã hội. - Nguyên nhân từ bản thân học sinh: Sự chuyển biến về tâm lý ở độ tuổi dậy thì từ 12 - 17 tuổi, là giai đoạn hình thành nhân cách con người và cũng là thời kỳ tâm lý không ổn Trang…………………………………………………………………………… 16 Facebook và Bạo lực học đường ở một số trường THPT Tỉnh Gia Lai. định, cái tôi quá lớn khiến các em cảm thấy bức bối, muốn giải thoát và thể hiện. Sự phát triển thiếu toàn diện về nhân cách, thiếu kỹ năng ứng xử, kĩ năng sống, sự sai lệch trong quan điểm sống dẫn đến thái độ tiêu cực trong nhận thức và hành động của trẻ. Đặc biệt là các em chưa định hình được lý tưởng sống đúng đắn, hướng thiện khiến bản thân dễ sa đọa. Giới trẻ có nhu cầu được chia sẻ, tâm sự, giao lưu, kết bạn ngày càng nhiều. Một bộ phận thì muốn hướng đến một thế giới “ảo”, đăng status (tâm sự) lãng mạn, câu like(thích). Trang…………………………………………………………………………… 17 Facebook và Bạo lực học đường ở một số trường THPT Tỉnh Gia Lai. - Nguyên nhân xuất phát từ gia đình: Phụ huynh ít quan tâm, không dành nhiều thời gian chăm sóc con cái, chưa có sự giáo dục đúng đắn là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi bạo lực của đứa trẻ. Đặc biệt, quan hệ giữa con cái - cha mẹ là yếu tố then chốt dẫn đến sự phát triển về mặt tính cách và nhận thức của trẻ. Nếu gia đình không có sự yêu thương, đùm bọc, chia sẻ của bố mẹ, gia đình rạn nứt, cha mẹ có hành vi bạo lực, vi phạm các quy tắc, chuẩn mực... đều khiến các em có xu hướng gia nhập vào nhóm bạn xấu, hình thành nên các hành bi bạo lực, đánh bạn, sa vào các tệ nạn xã hội. Nếu gia đình không có sự yêu thương, đùm bọc rất dễ khiến trẻ bị sa ngã (Ảnh minh họa: Internet) - Tác động của nhà trường Việc tuyên truyền nhắc nhở học sinh sử dụng facebook có văn hóa từ phía nhà trường chưa đủ. Sự thiếu quan tâm, theo dõi của giáo viên phụ trách lớp học, những giải pháp xử lý kịp thời chưa đủ sức răn đe, khiến tình trạng bạo lực học đường dễ nảy sinh và phát triển nhanh chóng. Các tổ chức Đoàn còn nặng nề, xa cách Đoàn viên thanh niên, ít sân chơi tích cực nhằm thu hút Đoàn viên thanh niên. Trang…………………………………………………………………………… 18 Facebook và Bạo lực học đường ở một số trường THPT Tỉnh Gia Lai. - Ảnh hưởng từ môi trường xã hội Những đồ chơi, truyện tranh, những bộ phim, clip, chơi game trực tuyến... đầy tính chất bạo lực, xuất hiện ồ ạt trên các phương tiện truyền thông mà không hề có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức năng cũng như về phía gia đình của các em. Trẻ thường làm theo, học theo những hành vi bạo lực ấy đưa ra ngoài thực tiễn gây nên nhiều vụ việc đau lòng với những hệ quả không thể lường trước được. Xã hội ẩn chứa nhiều đối tượng xấu và nhiều môi trường không lành mạnh. Khi trẻ tiếp xúc, không có sự dạy dỗ và định hướng rõ ràng sẽ dễ sa vào bạo lực và các tệ nạn xã hội. 3. Một số giải pháp nhằm ngăn chặn nạn bạo lực học đường và sử dụng facebook văn minh. Thứ nhất, về phía nhà trường, cần tăng cường tổ chức các buổi ngoại khóa tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh. Trong các buổi chào cờ đầu tuần, nhà trường chú trọng công tác phân tích nguyên nhân, lý do của các vụ việc đánh nhau cũng như hình thức xử lý kỉ luật một cách công khai, đó cũng là cách để giáo dục tất cả các học sinh khác. Thứ hai, về phía Đoàn thanh niên, nên tổ chức đội thanh niên xung kích mà thành phần tham gia được lấy từ chính các học sinh trong trường và dưới sự chỉ đạo của các thầy cô chủ nhiệm, ban nề nếp. Theo tôi, việc phát hiện sớm những nguy cơ có thể dẫn đến việc học sinh đánh nhau sẽ tốt hơn rất nhiều việc chúng ta phải giải quyết hậu quả của những hành vi đó. Vì thế, việc thành lập đội xung kích mà thành viên là chính các em học sinh sẽ giúp chúng ta nhanh chóng nắm bắt tình hình cũng như dễ dàng tìm hiểu chính xác nguyên nhân của những mâu thuẫn nảy sinh từ phía học sinh. Từ đó việc giải quyết tình trạng học sinh đánh nhau sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Thứ ba, về phía giáo viên chủ nhiệm, đây là những người gần gũi, thân thiết và hiểu học sinh của mình nhất - cần thường xuyên trao đổi, trò chuyện để nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Giáo Trang…………………………………………………………………………… 19 Facebook và Bạo lực học đường ở một số trường THPT Tỉnh Gia Lai. viên cần đặt mình vào vị thế của các em để lắng nghe tích cực các vấn đề của các em, khích lệ những suy nghĩ và thái độ hành vi tích cực đối với những vấn đề các em đang phải đương đầu. Nguyên tắc chủ yếu là giáo viên cần cố gắng bình tĩnh, hiểu học sinh, tôn trọng học sinh và dùng các phương pháp kỷ luật tích cực, khích lệ, kiềm chế bản thân để giải quyết mọi vấn đề. Giáo viên cần kiềm chế, không nên thể hiện thái độ quá nóng nảy, căng thẳng trước mặt học sinh. Nếu giáo viên không kiểm soát được cảm xúc thì có thể khiến học sinh trở nên tức giận hơn, làm học sinh suy nghĩ tiêu cực dẫn đến hậu quả không lường. Đồng thời, GVCN có thể dành thời gian từ các buổi ngoại khoá, các cuộc trò chuyện, tâm sự để dạy học sinh kỹ năng kìm chế cảm xúc vì thực tế cho thấy, chính việc học sinh không biết cách kìm chế cảm xúc là nguyên nhân chủ yếu làm cho các mâu thuẫn nhỏ trở thành những xô xát lớn. Muốn thay đổi hành vi của học sinh một cách hiệu quả, giáo viên cần có sự hợp tác của học sinh, được học sinh tin cậy. Muốn vậy, theo tôi người giáo viên phải có tình yêu thương với học sinh của mình. Bằng tình yêu thương chứ không phải bằng kỷ luật, tôi tin các em HS cũng sẽ yêu thương, tôn trọng bạn bè, thầy cô và những người xung quanh. Tóm lại, việc giải quyết vấn đề bạo lực học đường nói chung và giải quyết tình trạng học sinh đánh nhau ở trường THPT Phạm Văn Đồng nói riêng các trường THPT trên địa bàn tỉnh và rộng hơn cả nước ta không phải là việc làm dễ dàng. Nó đòi hỏi sự chung tay của tất cả các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Đặc biệt, cần đến sự vào cuộc của tất cả các thầy, cô và các em học sinh trong toàn trường. Đã có không ít những bài viết nói về bạo lực học đường, cũng có không ít những giải pháp được đưa ra. Nhưng theo tôi, nói thì rất dễ, làm mới khó, đặc biệt làm để đem lại hiệu quả cao thì còn khó hơn rất nhiều. Vì vậy, tuỳ theo từng đối tượng và hoàn cảnh của từng HS cụ thể, bằng tình yêu thương với học sinh và tình yêu với nghề, tôi tin chúng ta sẽ có những biện pháp để giáo dục, cảm hoá các em. Với quyết Trang…………………………………………………………………………… 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan