Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Skkn kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp môn địa lí...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp môn địa lí

.DOC
19
3461
136

Mô tả:

SÔÛ GIAO DUC VÀ ĐÀO TAO ÑOÀNG NAI TR ƯƠ NG THPT TOÂ N ÑÖÙ C THAÉ N G TỔ SỬ- ĐỊA-CD ---  --- Mã số………………… Sáng kiến kinh nghiệm : KINH NGHIEÄM OÂN THI TOÁT NGHIEÄP MOÂN ÑÒA LÍ Người thực hiện: Nguyễn Viết Dinh Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí giáo dục: Phương pháp dạy học bộ môn: Phương pháp giáo dục: Lĩnh vực khác: Có đính kèm Mô hình Phần mềm Phim ảnh Tân Phúù, tháng 05-2012 Trang 1 Hiện vật khác SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. 1. 2. 3. 4. 5. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN Họ và tên: Nguyễn Viết Dinh Ngày tháng năm sinh: Ngày 02 tháng 9 năm 1982 Giới tính: Nam Địa chỉ: KDC 1, Ấp 01, Xã Phú Hòa – Định Quán – Đồng Nai Điện thoại: 0977493087 Fax: E-mail: [email protected] 6. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn., Trưởng ban thanh tra nhân dân 7. Đơn vị công tác: Trường THPT Tôn Đức Thắng II. - TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Năm nhận bằng: 2005 Chuyên ngành đào tạo: Địa Lí III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn và chủ nhiệm lớp. - Số năm có kinh nghiệm: 07 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Lồng ghép kĩ năng vẽ biểu đồ trong các tiết lí thuyết ở lớp 10. + Kĩ năng chủ nhiệm. Trang 2 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tân Phú, ngày 20 tháng 5 năm 2012 BÁO CÁO TÓM TẮT Đề nghị xét tặng chiến sĩ thi đua cấp cơ sở Họ và tên: Nguyễn Viết Dinh . Năm sinh: 1982 Chức vụ: Tổ trưởng tổ Sử-Địa-CD . Ngày nhận: 08/2007 Đơn vị: Trường THPT Tôn Đức Thắng, huyện Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai. Tôi xin tóm tắt một số thành tích đạt được năm học 2011-2012 1. Nhiệm vụ công tác được giao. - Giảng dạy. - Chủ nhiệm lớp. - Bồi dưỡng học sinh giỏi: 2 giải 3, 1 giải khuyến khích. 2. Nhiệm vụ khác: - Hoàn thành công tác trưởng ban thanh tra. 3. Một số thành tích đạt được trong các năm: - Các năm học: 2006-2007, 2007-2008, 2008-2009, 2009-2010, 20102011, 2011-2012 đều đạt danh hiê uê LĐTT. - Năm 2008 đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. - Các năm học : 2007-2008, 2008-2009, 2009-2010, 2010-2011 và 2011-2012 đều có học sinh giỏi cấp tỉnh. Người viết báo cáo Nguyễn Viết Dinh Trang 3 A. PHẦN MỞ ĐẦU. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Xuất phát từ thực tế giảng dạy địa lí lớp 12, đặc biệt là việc hướng dẫn học sinh ôn tập và thi tốt nghiệp THPT môn địa lí trong những năm qua còn đạt hiệu quả chưa cao. Tỉ lệ học sinh dưới trung bình của trường chiếm gần 1/3 (30,0%), đây là một tỉ lệ cao mặc dù môn địa lí vẫn được coi là môn dễ học. Điểm trên trung bình phần lớn ở mức từ 5,0 đến 6,5 điểm, số học sinh đạt điểm loại giỏi từ 8,0 trở lên còn ít, không có học sinh đạt từ 9,5 đến 10 điểm. Tại sao một bộ môn vốn được coi là không khó, có thể đạt điểm cao khi thi lại có kết quả như vậy, đó là lí do cấp thiết khiến tôi chọn đề tài “ Kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp môn Địa Lí”. II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU: Trong quá trình giảng dạy địa lí ở lớp 12, các giáo viên đều quan tâm đến vấn đề hướng dẫn học sinh cách ôn tập để thi tốt nghiệp đạt kết quả cao. Đây là một vấn đề khó, trong nhiều hội thảo chuyên môn theo chuyên đề ôn thi tốt nghiệp THPT đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, các giáo viên thường chỉ đề cấp đến những giải pháp cụ thể để giúp học sinh ôn tập và thi tốt nghiệp, như: Rèn luyện kĩ năng khai thác Atlat địa lí Việt Nam; kĩ năng vẽ biểu đồ; kĩ năng khai thác bảng số liệu; kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích những vấn đề địa lí tự nhiên, kinh tế -xã hội .. Tuy nhiên chưa có sự tổng kết chung, để rút ra những kinh nghiệm mang tính tổng thể về các biện pháp hướng dẫn học sinh ôn thi môn địa lí như thế nào để đạt kết quả tốt nhất. Do vậy việc tổng kết những kinh nghiệm chung đã nêu ở trên là vấn đề có ý nghĩa quan trong về lí luận và thực tiễn cấp bách, nhằm gíup học sinh dễ ôn tập, đỡ mất thời gian, công sức những vẫn đạt điểm cao khi thi tốt nghiệp môn địa lí. III. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: - Hướng dẫn học sinh nắm được các kĩ năng địa lí cần có như: Kĩ năng khai thác Atlat địa lí Việt Nam, kĩ năng vẽ biểu đồ, kĩ năng khai thác bảng số liệu, kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích những vấn đề địa lí tự nhiên, kinh tế -xã hội .. - Hướng dẫn học sinh cách học để nắm vững những kiến thức-kĩ năng cơ bản tối thiểu (chuẩn kiến thức-kĩ năng địa lí) về lí thuyết của môn địa lí - Giúp học sinh dễ ôn tập, đạt kết quả tốt hơn khi làm bài thi địa lí tốt nghiệp THPT cũng như thi vào các trường địa học và cao đẳng khối C. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Đốí tượng nghiên cứu: Trang 4 - Giáo viên trong giảng dạy đặc biệt là trong việc dạy học sinh ôn tập. - Học sinh trong ôn tập và làm bài thi môn địa lí. 2. Phạm vi nghiên cứu: - Chương trình địa lí lớp 12, liên quan tới thi tốt nghiệp THPT và thi đại học. - Giới hạn trong các phương pháp dạy học sinh nắm chắc các kĩ năng và khả năng vận dụng các kĩ năng: Khai thác Atlat địa lí Việt Nam, kĩ năng vẽ biểu đồ, kĩ năng khai thác bảng số liệu, kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích những vấn đề địa lí tự nhiên, kinh tế -xã hội .. đặc biệt là kĩ năng học và nắm những kiến thức lí thuyết địa lí cơ bản tối thiểu vào việc làm bài thi địa lí. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, giúp học sinh nắm vững và vận dụng thành thạo các kĩ năng địa lí trong quá trình ôn tập và làm bài thi. - Hướng dẫn học sinh học cách học để nắm những kiến thức lí thuyết cơ bản và tối thiểu của môn địa lí. - Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập cho học sinh rèn luyện các kĩ năng ôn tập, qua đó đánh giá kết quả nghiên cứu vủa đề tài. - Tổng kết thành chuyên đề chung về dạy học sinh ôn tập và làm bài thi tốt nghiệp môn địa lí để có thể giúp các đồng nghiệp làm tốt nhiệm vụ ôn tập cho học sinh khi phải thi môn địa lí. Trang 5 B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG: - Trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn tập môn địa lí, giáo viên cần nhận thức được những kĩ năng địa lí học sinh cần có để ôn tập và làm bài thi địa lí cho tốt là những kĩ năng sau: + Kĩ năng sử dụng và khai thác Atlat địa lí Việt Nam trong quá trình ôn tập và làm bài thi. + Kĩ năng chọn và vẽ các dạng biểu đồ hình cột, biểu đồ hình tròn, biểu đồ đường, biểu đồ miền, biểu đồ kết hợp cột và đường, . + Kĩ năng phân tích, khai thác thông tin từ các bảng số liệu để rút ra những vấn đề về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế-xã hội Việt Nam. - Hướng dẫn học sinh cách học để nắm vững những kiến thức-kĩ năng cơ bản tối thiểu (chuẩn kiến thức-kĩ năng địa lí) về lí thuyết của môn địa lí, đây là một vấn đề còn ít được giáo viên quan tâm, một phần cũng do thời gian cho ôn tập môn địa lí không nhiều thường tập trung vào giai đoạn từ sau khi đã thông báo môn thi tốt nghiệp. - Hướng dẫn học sinh cách vận dụng kiến thức, kĩ năng và Atlat địa lí Việt Nam vào làm bài thi, trong thời gian 90 phút như thế nào để đạt kết quả cao nhất theo khả năng của từng học sinh. II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 1. Kĩ năng sử dụng và khai thác Atlat địa lí Việt Nam. Atlat địa lí Việt Nam là tài liệu quan trọng mà học sinh được phép sử dụng trong khi thi tốt nghiệp môn địa lí. Biết sử dụng Atlat giúp học sinh đỡ phải ghi nhớ máy móc, có thể tái hiện lại những kiến thức địa lí cần thiết để làm bài thi. Để khai thác được Atlat học sinh phải biết cách sử dụng Atlat: Nắm được cấu trúc của Atlat ngay ở trang bìa có phần kí hiệu chung, nội dung của Atlat được sắp xếp theo trình tự sách giáo khoa với 3 phần: Địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế-xã hội, địa lí vùng kinh tế. Biết khai thác các biểu đồ, các bảng số liệu và lược đồ có trong Atlat để trình bày về tình hình phát triển và phân bố của các sự vật hiện tượng địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Biết sử dụng số trang bản đồ Atlat cần thiết để giải quyết các câu hỏi khác nhau. Với mỗi trang atlat chứa đựng rất nhiều thông tin, có thể nói chúng bao gồm những nội dung chính và nhửng nội dung phụ. Với số lượng 31 trang atlat, nội dung chứa đựng trong đó rất nhiều. Do vậy việc hướng dẫn cho học sinh khai thác là một vấn đề cần phải quan tâm hơn cả. Sau đây là một vài ví dụ điển hình giúp hình thành cách học Địa Lí qua Atlat: Trang 6 1. a. Bản đồ hành chính Việt Nam + Tên bản đồ: Bản đồ hành chính +Nội dung chính - Thể hiện toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam gồm 63 tỉnh thành, vùng lãnh thổ, hải đảo, vùng trời - Giáp với các nước Trung Quốc; Lào; Campuchia - Diện tích biển: > 1 triệu km2. - Diện tích đất liền -Diện tích đảo; quẩn đảo thuộc tỉnh nào thì sẽ mang màu nền của tỉnh đó. Có ranh giới các tỉnh trong đó thể hiện tên tỉnh, thành phố, tên thủ đô, các thành phố trực thuộc trung ương, các đường quốc lộ, tên các đảo, quần đảo, hệ thống sông. + Nội dung phụ - Vị trí Việt Nam trên thế giới, khu vực Đông Nam Á - Diện tích, tên, dân số các tỉnh thành phố + Phương pháp thể hiện: - Phương pháp khoanh vùng diện tích + Phương pháp sử dụng: Bước 1: Cho học sinh đọc tên bản đồ Bước 2: Xác định ranh giới: ? Địa giới ? Màu sắc ? Tên tỉnh ? Tỉnh lỵ (trung tâm) ? Đảo, quần đảo thuộc tỉnh nào, màu sắc thuộc tỉnh đó Bước 3: Cho học sinh tìm hiểu sâu hơn các tỉnh bằng cách cho học sinh tra bảng diện tích, dân số các tỉnh . Giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc bản đồ bằng cách đặt câu hỏi: - Nhận xét vị trí địa lý nước ta trong khu vực; giáp với các nước nào trên thế giới? Toạ độ địa lý? - Nhận xét màu sắc của bản đồ - Các tỉnh giáp biển - Những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lý đem lại 1.b. Bản đồ hình thể Việt Nam + Tên bản đồ: Bản đồ hình thể Việt Nam +Nội dung chính - Thể hiện nét khái quát về hình thể lãnh thổ Việt Nam. - Phạm vi cả nước, biển, đảo. +Nội dung phụ - Thể hiện một số hình ảnh các miền ở nước ta + Phương pháp sử dụng Phương pháp đường đẳng trị - Đối với đất liền: Dùng đẳng cao - Đối với biển : Dùng đẳng sâu + Phương pháp sử dụng: Cho học sinh sử dụng bản đồ với các gợi ý: -.Bản đồ này thể hiện từ khái quát tổng thể đến chi tiết - Thể hiện địa hình đồng bằng; vùng đồi núi bằng các màu sắc. -Vùng đồng bằng: - Các đồng bằng lớn Trang 7 - Nhận xét các đồng bằng - Vùng núi: - Các dãy núi lớn - Hướng các dãy núi - Các sơn nguyên, cao nguyên - Đặc điểm hình thái biển Đông ? ý nghĩa kinh tế. - Nhận xét 4 cảnh quan tiêu biểu ở nước ta. - Vùng núi cao: Phanxipăng - Cao nguyên: Mộc Châu - Đồng bằng: Nam Bộ - Biển: Vịnh Hạ Long - Cho xây dựng lát cắt địa hình ở một số khu vực. Nhược điểm: - Thang bậc nền màu độ cao, độ sâu ghi chưa chính xác. - Cánh cung Đông Triều bị sai. - Dãy Trường Sơn có phạm vi lãnh thổ chưa thống nhất. 3. Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam + Tên bản đồ: Bản đồ địa chất khoáng sản + Nội dung chính - Thể hiện các mỏ khoáng sản chính của nước ta. - Thể hiện địa chất, địa tầng nước ta. - Các đối tượng địa chất khác như phun trào axít; maphic; xâm nhập axít; trung tính  -Bản đồ nhỏ thể hiện địa chất biển Đông và các vùng kế cận. + Nội dung phụ - Bản đồ nhỏ góc trái dưới cùng trang thể hiện sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam . + Phương pháp thể hiện. - Phương pháp nền chất lượng : thể hiện địa tầng. - Phương pháp ký hiệu dạng đường: thể hiện ranh giới địa chất, đường đứt gãy - Phương pháp vùng phân bố: Các đối tượng địa chất khác như phun trào maphic; axít; xâm nhập axít  - Ký hiệu trên nền màu: Ví dụ ký hiệu các mỏ khoáng sản. + Phương pháp sử dụng: - Bản đồ này được sử dụng nhằm khai thác các nội dung địa chất, khoáng sản Việt Nam nên giáo viên thể hiện cho học sinh khai thác theo gợi ý: - Nhận xét đặc điểm phân bố các mỏ khoáng sản Việt Nam? - Đặc điểm địa chất Việt Nam: Nhận xét các thang địa tầng ở nước ta (đơn vị phân chia lớn nhất thang . - Bản đồ địa chất và các vùng kế cận thể hiện địa chất vùng kề phần đất liền Việt Nam - Mối quan hệ giữa địa chất với khoáng sản. Nhược điểm: - Một số đối tượng không được giải thích trên bản đồ lớn. 2. Kĩ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu thống kê. Môn Địa lý thường có câu hỏi yêu cầu phân tích bảng số liệu thống kê. Từ những thông tin số hóa trong bảng thống kê, bài tập sẽ yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ, rút ra nhận xét so sánh, đánh giá khả năng phát trển về kiến thức kinh tế hiện tại hay tương lai của xã hội… Đây là một yêu cầu tương đối cao, gây lúng túng đối với các học sinh còn yếu hay trung bình.Tập làm quen và khắc phục yếu điểm này các em cần chú ý: Trang 8 Trước khi phân tích bảng số liệu học sinh phải nắm vững tên bảng số liệu, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, yêu cầu cụ thể của bài tập. Nguyên tác chung khi khai thác bảng số liệu là: - Trước hết đọc kỹ bảng số liệu từ tên bảng đến các trường thuộc tính để nắm mục đích thể hiện của bảng thống kê muốn nói gì? Phát hiện chính xác các tiêu chí cần so sánh, quan sát số liệu chi tiết theo dòng, theo cột một cách đầy đủ để quy kết, định hướng cho nhận xét. - Không được bỏ sót dữ kiện. Giống như khi giải toán, các dữ kiện được đưa vào bảng số liệu đều được chọn lọc, có ý đồ từ trước. Bởi vậy việc bỏ sót có thể dẫn đến cắt nghĩa sai, hoặc nêu không đủ những nhận xét cần thiết. - Nếu bảng số liệu là các số các số liệu tuyệt đối (ví dụ: Triệu tấn, tỉkw/h ), thì cần tính toán ra một số đại lượng tương đối ( ví dụ tỉ trọng của ngành trong cơ cấu, tốc độ tăng trưởng ), nhưng khi phân tích phải sử dụng linh hoạt các chỉ tiêu tuyệt đối và các chỉ tiêu tương đối. - Phân tích các số liệu có tầm tổng quát cao (phân tích khái quát), sau đó mới đi sâu vào các thành phần chi tiết (hoặc các yếu tố) cụ thể. - Phân tích các mối liên hệ giữa các số liệu theo cột và theo hàng, chú ý đến các giá trị nổi bật như giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, giá trị trung bình, những điểm đột biến (tăng, giảm đột ngột). Chú ý so sánh cả số liệu tuyệt đối và tương đối. - Khi nhận xét nên theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng, từ cao xuống thấp,…bám sát các yêu cầu của câu hỏi và kết quả xử lí số liệu. Mỗi nhận xét cần có dẫn chứng cụ thể để tăng tính thuyết phục. - Trình tự so sánh lần lược thứ tự hợp lý các tiêu chí để dễ viết đúng, đủ không thiếu sót. (Chẳng hạn đối với tình hình sản xuất cây trồng cần chú ý nhận xét cơ cấu, diện tích, sản lượng, năng suất; nhận xét về đồ thị chú ý phân bố, quy mô, chức năng, phân cấp; về tỉ trọng phát triển kinh tế ngành công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ du lịch chú ý đến tốc độ, quy mô, giải quyết lao động, hiệu quả GDP…). - Theo thời gian cần chú ý các mốc: Mốc khởi đầu, thời điểm liền kề, thời điểm cuối, các mốc có biên độ thay đổi đột biến, rộng hẹp khác nhau. - Những so sánh các khu vực lãnh thổ, so sánh phải có sự tương ứng và tương phản như lãnh thổ lớn với lớn, nhỏ với nhỏ và cuối cùng lớn với nhỏ. - Nhận xét đánh giá, thường học sinh hay lúng túng điểm này. Không có gì e ngại, vì các bảng số liệu thống kê là những con số biết nói, kiểu báo cáo số liệu này là điểm mạnh trong báo cáo kế hoạch khoa học theo toán thống kê ngày nay. Các em cứ dựa trên phân tích so sánh ở trên mà rút ra nhận xét trung thực logic đáp ứng theo yêu cầu của câu hỏi. (Vd: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, tỉ trọng công nghiệp tăng chậm, thương mại tăng nhanh, đặc biệc dịch vụ và du lịch tăng đột biến…Những nhận xét trên vừa căn cứ trên số liệu vừa hợp lý với thực tiễn đất nước, vì quy mô sản xuất nông nghiệp thu hẹp dần, công nghiệp tăng nhưng bão hoà, còn dịch và du lịch tăng nhanh do tốc độ tăng dân số, đô thị hoá đồng thời chất lượng cuộc sống ngày một nâng lên…) Cuối cùng nhằm tránh sự hụt hẫng và thiếu sót, học sinh nên vạch ý trước có thứ tự. Ngoài ra, có thể xử lý số liệu thô thành số liệu biểu đồ hoặc chuyển từ số liệu tuyệt đối (cụ thể) thành số liệu tương đối (trung bình). Để chắc chắn các em có Trang 9 thể vẽ nháp đơn giản đường biến thiên và ghi ngay vì sao(?). Để có được sự chuẩn bị tốt cho kỳ thi, ngay bây giờ các em tham khảo các đề và hướng dẫn các năm trước, kiểm nghiệm lại nguyên tắc để có tự tin hơn! Môn Địa lí không nên hiểu là môn học thuộc lòng, môn học này tìm hiểu sự phát triển kinh tế xã hội trên nền tảng của thế giới tự nhiên. VD Tham khảo: BẢNG DÂN SỐ CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 19212007(tính theo triệu người) Năm Dân số Năm Dân số 1921 15.5 1979 52.7 1936 18.8 1989 64.4 1956 27.5 1999 76.3 1960 30.2 2007 85.2 1. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tình hình tăng dân số ở nước ta giai đoạn (1921-2007). 2. Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét tình hình tăng dân số ở nước ta và giải thích. 3. Nêu hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh ở nước ta. Vận dụng làm sườn bài gần với đáp án: - Đây là bảng số liệu tuyệt đối, thời gian mốc nhiều năm cách khoảngg không đều nhau. Phải xử lý số liệu! Với số liệu khá lớn, dài nên tính đơn vị thời gian trên đồ thị là 10 năm. - Nối các điểm lại bằng đường gấp khúc, chú ý độ dốc tăng nhanh chậm ở những mốc nào? Biểu đồ Nhận xét: Trang 10 - Giai đoạn 1921 đến 1936 tốc độ tăng chậm, thời gian này đang ở pha tìm phát, hơn nữa trình độ y học còn kém, khả năng sinh cao nhưng tuổi khai sinh mẫu giáo thấp. - Từ những năm 1936 đến 1956,1960 tốc độ tăng nhanh, ngược với giai đoạn trước, lúc này dân số đã cao hơn, tuổi sinh sản nhiều hơn, tiến bộ y học có khá hơn. Hơn nữa yêu cầu con người cho chiến tranh vệ quốc, xây dựng đất nước đã kích thích sự tăng dân số.. . - Từ những năm 1960 đến 1980, tốc độ tăng đột biến, lý do hoà bình lập lại ở Miền Bắc, Miền Nam sống chế độ Mỹ Thiệu, một phần cơ số đang sinh sản tăng, một phần nỗi lo chiến tranh ám ảnh, sự mất con, mất chồng rình rập, đời sống kinh tế, văn hoá, y tế khá hơn nhiều. - Từ sau năm 1980 về sau, tốc độ tăng chậm lai, lý do rõ nhất là chính sách dân số của nhà nước, pháp lệnh dân số ra đời, mặt khác tiến bộ văn hoá, y học, đặc biệt nhu cầu chất lượng cuộc sống đã giải tỏa tâm lý “giàu con hơn giàu của” ở phụ nữ tuổi sinh sản. - Một lưu ý, sự gia tăng dân số của nước ta từ 1921-1979 đều bị chi phối của chiến tranh nhưng không đáng ngại so với tương lai sau này. Hậu quả: - Sức khỏe bà mẹ trẻ em… - Gánh nặng về kinh tế … - Gánh nặng về văn hoá, giáo dục, y tế… - Gia tăng tệ nạn xã hội, bệnh tật, đại dịch HIV/AIDS… - Ô nhiễm môi trường… 3. Kĩ năng chọn và vẽ các dạng biểu đồ: Biểu đồ là một công cụ trực quan rất có công dụng trong giảng dạy , học tập môn địa lý THPT: Rèn luyện đầy đủ các bước: + Cách chọn loại biểu đồ cho thích hợp với đề bài yêu cầu và bảng số liệu cho. + Nắm được những lưu ý quan trọng trong khi vẽ để tránh những sai sót thường gặp. Học sinh có thể tự nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh các bài tập trên lớp và về nhà. Rèn luyện cho nhiều đối tượng (chọn nội dung phù hợp với từng đối tượng học sinh: khá, giỏi, khối 10, khối 11…) Tiết kiệm được thời gian, ít tốn kém. Tạo cho các em có một cách học tích cực, hiệu quả cao, tiết học thêm phần sinh động. Các em được thực hành thường xuyên và nắm kỹ năng có hệ thống hơn.Các kỹ năng này sẽ giúp các em học tập trên lớp và làm bài tập ở nhà tốt hơn, hiệu quả trong các bài kiểm tra sẽ cao hơn làm cơ sở nền tảng cho lớp 11,12 cũng như thi tốt nghiệp và thi vào các trường cao đẳng, đại học sau này. 3.1 Kĩ năng chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất để vẽ: Trong địa lí có rất nhiều Trang 11 loại biểu đồ khác nhau, trước hết học sinh cần biết căn cứ vào yêu cầu của bài thi để chọn các dạng biểu đồ phù hợp, nếu câu hỏi chưa nêu rõ phải vẽ loại biểu đồ gì. - Nếu câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tình hình tăng trưởng, phát triển thì dạng biểu đồ thích hợp là biểu đồ hình cột, biểu đồ đường. - Nếu câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng, thì dạng biểu đồ thích hợp biểu đồ đường. - Nếu câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu thì dạng biểu đồ thích hợp là biểu đồ hình tròn, biểu đồ miền (với số liệu từ 4 năm trở lên). - Nếu câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tình hình tăng trưởng, phát triển với 2 đối tượng địa lí có sự khác nhau về đơn vị tính, thì dạng biểu đồ thích hợp là kết hợp 2 loại biểu đồ hình cột, biểu đồ đường. - Cần lưu ý có trường hợp phải xử lí bảng số liệu trước khi vẽ biểu đồ, nếu bảng số liệu cho trước chưa thích ứng với kiểu biểu đồ cần vẽ. 3. 2 Kĩ năng vẽ biểu đồ : - Vẽ biểu đồ phải đảm bảo được các yêu cầu sau: + Có tên biểu đồ, đảm bảo tương đối chính xác, số liệu được ghi trên biểu đồ, biểu đồ phải đảm bảo tính thẩm mĩ. + Nếu có các trục tung, trục hoành thì tại các đầu trục phải có chú dẫn, ví dụ triệu tấn, hoặc năm  + Trên biểu đồ nếu có kí hiệu cho các đối tượng địa lí khác nhau, thì phải có bảng chú giải để giải thích các kí hiệu đó. - Các dạng biểu đồ chính: + Biểu đồ tròn: 20% 3% 5% 17% 8% 63% 51% 9% 16% 8% Cơ cấu sử dụng đất ở Đồng Bằng Sông Hồng năm 2005 Cơ cấu sử dụng đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2005 Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dụng Đất ở Đất chưa sử dụng , sông suối + Biểu đồ cột: Trang 12 Biểu đồ tăng trưởng GDP của Mĩ Latinh + Biểu đồ đường: Biểu đồ thể hiện tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp của thế giới. + Biểu đồ miền: Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐB sông Hồng + Biểu đồ kết hợp cột và đường: Trang 13 Sản lượng than, dầu và điện của nước ta 4. Cách học để nắm vững những kiến thức-kĩ năng cơ bản tối thiểu về lí thuyết của môn địa lí: - Các kiến thức lí thuyết cần có của môn địa lí để thi tốt nghiệp THPT, được thể hiện trong các bài học của chương trình địa lí lớp 12, với gần 40 tiết học trong cả năm học. Số lượng kiến thức cần nhớ không nhỏ, nhất là với những học sinh học trung bình và yếu. Để học sinh nắm chắc được những kiến thức này, trong quá trình dạy học giáo viên cần bám sát các chuẩn kiến thức và kĩ năng môn học để giảng dạy, làm sao giúp học sinh chỉ cần ghi nhớ những kiến thức cơ bản nhất ở từng bài. - Khi hướng dẫn học sinh ôn tập để thi tốt nghiệp, giáo viên nên tham khảo các tài liệu ôn tập khác nhau để giúp học sinh làm đề cương, hệ thống được những kiến thức lí thuyết cần thiết. Không nên viết dài dòng, lan man, mà phải nêu ra được các ý chính từ đó có thể suy ra các ý khác. - Trong quá trình ôn tập cần lưu ý học sinh cách tư duy liên hệ, để tái hiện lại kiến thức trong mối liên hệ giữa các bài, các chương và trong ngay trong từng bài, có như vậy các em mới giảm được thời gian ôn ôn tập, dễ nhớ và dễ tái hiện lại kiến thức khi làm bài. 5. Hướng dẫn học sinh cách vận dụng kiến thức, kĩ năng và Atlat địa lí Việt Nam vào làm bài thi. - Khi làm bài thi địa lí học sinh cần biết sử dụng kết hợp giữa Atlat địa lí và vốn kiến thức đã học. Dựa vào Atlat địa lí sẽ thấy được những kiến thức về sự phân bố cụ thể, mối quan hệ về không gian lãnh thổ của các sự vật hiện tượng địa lí ... và các em đỡ phải mất công ghi nhớ máy móc. - Nhưng nếu chỉ dựa vào Atlat địa lí thì nhiều kiến thức về tình hình phát triển, nguyên nhân phát triển, về đường lối, chính sách, kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của dân cư . không được đề cập một cách đầy đủ và hợp lí. - Khi làm bài cần phân chia thời gian hợp lí cho từng câu, từng phần trong câu; trước hết cần lập dàn ý sơ lược của bài làm để khi làm bài khỏi sót ý. Trong quá trình làm bài phải bổ sung những ý còn quên vào dàn ý, để bài làm được hoàn thiện không thiếu ý so với đáp án. - Trong quá trình học cũng như làm bài thi địa lí, với các câu hỏi giải thích cần lưu ý đây là những câu hỏi theo dạng nguồn lực. Để giải thích bất cứ một hiện Trang 14 tượng địa lí nào đó ta đều phải căn cứ vào các nguồn lực tự nhiên, kinh tế-xã hội. Các nguồn lực tự nhiên đó là: Vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, khoáng sản, đất đai, nguồn nước ....); điều kiện kinh tế- xã hội (dân cư, lao động, đường lối, chính sách, nguồn vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật, thị trường ). Tuy nhiên việc vận dụng cụ thể vào giải thích từng câu hỏi cụ thể có sự khác nhau. Ví dụ khi giải thích sự phát triển và phân bố công nghiệp khai thác thì nhân tố khoáng sản phải được quan tâm, nhưng với phát triển và phân bố nông nghiệp thì không cần đưa vào. III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI: - Trong nhiều năm qua, trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã áp dụng sáng kiến này để rèn luyện kĩ năng cho học sinh và giúp các em làm bài kiểm tra, làm bài thi môn địa lí. Tôi nhận thấy việc áp dụng sáng kiến này đã mang lại hiệu quả thiết thực. - Với sự hướng dẫn của tôi các em đã đỡ mất nhiều thời gian ghi nhớ kiến thức máy móc, nắm chắc và thành thạo các kĩ năng chọn dạng, vẽ các dạng biểu đồ; kĩ năng học ôn các kiến thức lí thuyết, kĩ năng vận dụng kiến thức vào làm bài kiểm tra đạt kết quả cao. - Các lớp 12 học sinh tôi được phân công giảng dạy, các em đều nắm được những kiến thức cơ bản của môn địa lý và những kỹ năng cơ bản trong sử dụng bản đồ, Atlat.. Cụ thể là: 100% học sinh lớp 12 tôi giảng dạy đều biết chọn dạng biểu đồ thích hợp, biết vẽ các dạng biểu đồ khác nhau. Có thể sử dụng thành thạo Atlat để làm bài thi tốt nghiệp THPT, và biết cách sử dụng các ứng dụng của bản đồ, biết cách vận dụng các kiến thức địa lí đã học vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn hàng ngày. - Trong kì thi thử tốt nghiệp đầu tháng 05 năm 2012, mặc dù thời gian ôn tập chưa nhiều nhưng kết quả tỉ lệ học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên khá cao, trong đó có nhiều học sinh đạt kết quả khá, giỏi. Tôi hi vọng trong kì thi tốt nghiệp này nhờ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên, kết quả thi tốt nghiệp của các lớp 12 sẽ tốt hơn, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi môn địa lí sẽ cao hơn năm học trước. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I . KẾT LUẬN CHUNG: Trong quá trình giảng dạy địa lí ở lớp 12, đặc biệt là trong việc hướng dẫn học sinh ôn thi tốt nghiệp môn địa lí, việc rèn luyện các kĩ năng hết sức cần thiết để học sinh đạt kết quả cao trong các kì thi là: + Kĩ năng sử dụng và khai thác Atlat địa lí Việt Nam trong quá trình ôn tập và làm bài thi. + Kĩ năng chọn và vẽ các dạng biểu đồ hình cột, biểu đồ hình tròn, biểu đồ Trang 15 đường, biểu đồ miền, biểu đồ kết hợp cột và đường, . + Kĩ năng phân tích, khai thác thông tin từ các bảng số liệu để rút ra những vấn đề về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế-xã hội Việt Nam. + Kĩ năng học và nắm vững những kiến thức-kĩ năng cơ bản tối thiểu (chuẩn kiến thức-kĩ năng địa lí) về lí thuyết của môn địa lí. + Kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và Atlat địa lí Việt Nam vào làm bài thi, trong thời gian 90 phút như thế nào để đạt kết quả cao nhất theo khả năng của từng học sinh. Trong quá trình áp dụng sáng kiến tôi đã thu được những kết quả đáng mừng, qua kết quả bài thi tốt nghiệp của học sinh. Từ đó có thể thấy ràng trong quá trình giảng dạy địa lí ở lớp 12 việc rèn luyện cho học sinh các kĩ năng địa lí về biểu đồ, Atlat, kĩ năng về ôn tập các kiến thức lí thuyết và vận dụng vào làm bài thi là việc làm rất quan trọng. II. KIẾN NGHỊ - Đối với giáo viên giảng dạy địa lí cần tạo mọi điều kiện về thời gian trên lớp để hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng cần thiết sử dụng bản đồ, Atlat để khai thác kiến thức; kĩ năng vẽ biểu đồ, kĩ năng ôn tâp và vận dụng kiến thức kĩ năng vào làm bài thi môn địa lí. - Nhà trường cần đầu tư mua thêm một số bản đồ còn thiếu và bổ sung thêm cuốn Atlat mới để tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy địa lí đạt kết quả cao. - Trên đây là toàn bộ những nội dung sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi, rất mong ý kiến đóng góp bổ sung của các đồng nghiệp, để sáng kiến có giá trị tốt hơn đối với công tác giảng dạy hướng dẫn học sinh ôn tập thi tốt nghiệp, thi đại học và cao đẳng môn địa lí. ------------------------------------------------------------------------- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Hướng dẫn ôn tập và trả lời câu hỏi địa lí - Lê Thông. Ôn tập địa lí theo chủ điểm - Nguyễn Viết thịnh. Tuyển chọn những bài ôn luyện kĩ năng thực hành môn địa lí - Đỗ Ngọc Tiến Địa lí kinh tế Việt Nam - Lê Thông Những vấn đề chung về đổi mới giảng dạy trung học phổ thông môn địa lí - NXB Giáo dục. Atlat Địa Lí Việt Nam Hướng dẫn thực chuẩn kiến thức, kĩ năng môn địa lí - Bộ Giáodục và Đào tạo. Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp môn địa lí - Phạm Thị Sen ..... Trang 16 MỤC LỤC A. Phần mở đầu. I. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................Trang 3 II. Tình hình nghiên cứu .....................................................................................Trang 3 III. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm ...........................................................Trang 3 IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................Trang 3 1. Đốí tượng nghiên cứu .....................................................................................Trang 3 2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................Trang 4 V. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................Trang 4 B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm I. Những vấn đề chung ........................................................................................Trang 5 II. Nội dung cụ thể của sáng kiến kinh nghiệm ..................................................Trang 5 1. Kĩ năng sử dụng và khai thác Atlat địa lí Việt Nam....................................... Trang 5 2. Kĩ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu thống kê .....................................Trang 7 3. Kĩ năng chọn và vẽ các dạng biểu đồ ..........................................................Trang 10 3.1 Kĩ năng chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất để vẽ ......................................Trang 10 3. 2 Kĩ năng vẽ biểu đồ .....................................................................................Trang 11 4. Cách học để nắm vững những kiến thức-kĩ năng cơ bản tối thiểu về lí thuyết của môn địa lí .......................................................................................Trang 13 5. Hướng dẫn học sinh cách vận dụng kiến thức, kĩ năng và Atlat địa lí Việt Nam vào làm bài thi .................................................................................................Trang 13 C. Kết luận và kiến nghị I . Kết luận chung .............................................................................................Trang 14 II. Kiến nghị .....................................................................................................Trang 14 Tài liệu tham khảo ..........................................................................................Trang 15 Trang 17 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tân Phú, ngày 20 tháng5 năm 2012 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2011-2012 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Họ và tên tác giả: Nguyễn Viết Dinh; Đơn vị :Trường THPT Tôn Đức Thắng Lĩnh vực: Dạy học bộ môn Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: ………….  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: … ……………………… III. Tính mới a. Có giải pháp hoàn toàn mới  b. Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  IV. Hiệu quả - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã phát triển áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  V. Khả năng áp dụng a. Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  Trang 18 b. Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  c. Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Trang 19 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan