Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Thể dục Skkn kinh nghiệm tổ chức tập luyện và kiểm tra thể lực đối với học sinh khối 10....

Tài liệu Skkn kinh nghiệm tổ chức tập luyện và kiểm tra thể lực đối với học sinh khối 10.

.DOC
25
1202
120

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) Đề tài KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TẬP LUYỆN VÀ KIỂM TRA THỂ LỰC ĐỐI VỚI HỌC SINH KHỐI 10 Người thực hiện: NGUYỄN BÌNH NAM Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục: - Phương pháp dạy học bộ môn:  THỂ DỤC - Lĩnh vực khác: .................................................  Có đính kèm : Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học 2014 – 2015 Trang 1 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN BÌNH NAM 2. Ngày tháng năm sinh: 07- 04 -1976 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: k4/21, Khu phố 1, Phường Long Bình Tân, Biên Hòa, Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613834289 (CQ)/ 6. Fax: ĐTDĐ: 0919036960 E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Giáo viên tổ TD-GDQP 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 1999 - Chuyên ngành đào tạo: Thể dục thể thao III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công tác đoàn, giảng dạy môn thể dục - Số năm có kinh nghiệm: 16 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Kinh nghiệm giảng dạy môn thể thao tự chọn bóng chuyền đối với học sinh khối 12. + Kinh nghiệm giảng dạy chạy tiếp sức đối với học sinh khối 12 + Kinh nghiệm tổ chức trò chơi vận động trong giờ học môn thể thao tự chọn bóng chuyền Trang 2 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Biên Hòa, ngày 25 tháng 5 năm 2015 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014-2015 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TẬP LUYỆN VÀ KIỂM TRA THỂ LỰC ĐỐI VỚI HỌC SINH KHỐI 10 Họ và tên tác giả: NGUYỄN BÌNH NAM - Chức vụ: Chi ủy viên, phó CT công đoàn, TTCM Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ CM THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nguyễn Bình Nam Lê Thị Minh Tri Phan Quang Vinh Trang 3 TÊN ĐỀ TÀI: Kinh nghiệm tổ chức tập luyện và kiểm tra thể lực đối với học sinh khối 10 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thể lực trong các hoạt động TDTT rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh và kết quả thi đấu của các vận động viên. Một trong những mục tiêu của công tác giáo dục thể chất trong các trường phổ thông là làm sao cho học sinh có sức khỏe tốt đảm bảo cho việc học tập và sinh hoạt của bản thân. Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh đến nay đã 17 năm thành lập, với số lượng học sinh dao động hàng năm từ 1200 học sinh đến 1300 học sinh, vì vậy công tác giáo dục thể chất rất được nhà trường quan tâm, trong những năm gần đây bộ Giáo dục và Đào Tạo yêu cầu các trường học trong cả nước phải tiến hành kiểm tra thể lực định kỳ hằng năm để đánh giá thực trạng thể lực của học sinh theo Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh ban hành kèm theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đó việc nâng cao thể chất, phát triển thể lực là nhiệm vụ thường xuyên của bộ môn GDTC. Hiện nay kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của học sinh còn ở mức bình thường. Sau 02 năm triển khai kiểm tra thể lực toàn trường thể lực của học sinh được đánh giá chưa đạt còn ở mức cao, nhất là đối với học sinh nữ (đang chiếm tỷ lệ lớn hơn so với học sinh nam). Vì vậy nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục để nâng cao thể lực cho học sinh trong nhà trường là việc làm rất cần thiết góp phần nâng cao kết quả GDTC, giáo dục con người toàn diện. Do đặc điểm khối 10 là nhóm học sinh mới còn nhiều thời gian học tại trường và để có thời gian kiểm chứng đề tài vào các năm học sau . Xuất phát từ những lý do trên với mục đích góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nên tôi mạnh dạn thực hiện đề tài : “Kinh nghiệm tổ chức tập luyện và kiểm tra thể lực đối với học sinh khối 10 ” Trang 4 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Thể lực là năng lực vận động của con người. Mỗi người đều có một năng lực vận động nhất định. Mức độ thể hiện và phát triển thể lực không chỉ do bẩm sinh mà điều quan trọng có tính quyết định là quá trình lao động và rèn luyện. Giáo dục thể chất là một yếu tố tích cực nhất thúc đẩy sự hình thành và phát triển thể lực học sinh một cách toàn diện và khoa học. Khi tập luyện và phát triển kỹ năng vận động, cũng là lúc thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện thể lực học sinh. Đó là hai mặt có tính đặc thù và đồng thời có ảnh hưởng qua lại thúc đẩy và hạn chế lẫn nhau trong quá trình giảng dạy. Vì vậy ngoài việc sử dụng các phương pháp truyền thụ kiến thức kỹ năng còn phải tìm chọn và tiến hành những phương pháp để phát triển thể lực học sinh một cách toàn diện và khoa học. Rèn luyện thể lực đó là quá trình huấn luyện bằng các phương tiện thể dục thể thao (chủ yếu là các bài tập thể lực), để có tác động có chủ đích đến sự phát triển và hoàn thiện về hình thái, chức năng, tố chất thể lực và sức khỏe của người tập. Các tố chất thể lực thể hiện năng lực hoạt động chức năng của cơ thể dưới sự chỉ đạo của hệ thống thần kinh trung ương, thường phân thành sức mạnh, sức bền, tốc độ (sức nhanh), độ mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động. Các tố chất thể lực tuy chỉ là một số năng lực, không phải là vật chất tạo nên cơ thể con người, nhưng sự phát triển của chúng lại phụ thuộc vào chức năng điều khiển của hệ thống thần kinh trung ương, cấu tạo cơ thể, trình độ chức năng, sự tích lũy, sự trao đổi chất, năng lượng và hoạt tính của các loại men. Trong huấn luyện thể thao, thường lấy phát triển tố chất thể lực làm nội dung chủ yếu để huấn luyện thể lực cho VĐV (Trích : Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo vận động – PGS.PTS Nguyễn Toán). Tuy nhiên hiện nay trong các hoạt động rèn luyện thể chất của học sinh ít được gia đình và bản thân học sinh chú trọng do phải chịu áp lực từ việc học các môn khác quá nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề phát triển thể chất và đặc biệt là vấn đề thể lực của học sinh đa số là yếu. vì những cơ sở nêu trên Trang 5 việc có những phương pháp rèn luyện thể lực cho học sinh tốt là những yêu cầu bức thiết và phù hợp với những quá trình đổi mới phương pháp giáo dục học sinh mà ngành giáo dục của chúng ta đang hướng đến. Muốn đạt được mục đích thì đòi hỏi người giáo viên phải biết tổ chức giảng dạy để học sinh nắm đựơc kĩ thuật động tác, tổ chức tập luyện nghỉ ngơi tích cực, tăng cường khối lượng vận động hợp lí để thúc đẩy các em say mê tập luyện. Đối với học sinh khối 10 các em đang trong thời kì phát triển của cơ thể, đòi hỏi phải vận động nhiều. Vì vậy việc tập luyện thường xuyên, đều đặn hợp lí, tích cực, khoa học ở lứa tuổi này dễ đem lại kết quả như mong muốn. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Đối tượng, phạm vi thực hiện : - Học sinh lớp 10a7 và 10a8 trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh do tôi trực tiếp giảng dạy. - Lớp 10a7 có sĩ số 39 (15 nam, 24 nữ ) và lớp 10a8 có sĩ số 40 (16 nam, 24 nữ). 2. Công việc cụ thể : - Lên kế hoạch chuẩn bị cho nội dung SKKN đã đăng ký. - Soạn thảo nội dung và chương trình chi tiết từng tuần. - Tập trung các nội dung thực nghiệm để rút kinh nghiệm, theo dõi đánh giá đối tượng thực nghiệm để điều chỉnh cho phù hợp. - Mời các giáo viên trong tổ dự giờ để góp ý. - Thường xuyên kiểm tra học sinh để đánh giá tác dụng của nội dung thực nghiệm. - Tổng hợp, phân tích. 3. Thời gian thực hiện : - Tháng 8/2014 căn cứ vào bản đăng ký thi đua của tổ và cá nhân lên kế hoạch thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. Trang 6 - Tháng 9/2014 : đăng ký sáng kiến kinh nghiệm cho ban thi đua nhà trường. - Tháng 10-12/2014 : căn cứ vào kế hoạch của sở GDĐT để lên kế hoạch kiểm tra cho học sinh cả trường, lồng ghép hướng dẫn và giảng dạy các nội dung kiểm tra thể lực trong giờ học chính khóa - Từ tháng 01/2015 cho đến hết tháng 3/2015 là thời gian thực nghiệm SKKN. - Tháng 4/2015 : Kiểm tra thể lực toàn trường vào chủ nhật 02 tuần. - Tháng 5/2015 : hoàn thành nội dung và in ấn để hội đồng thẩm định. 4. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 4.1 Những điều kiện cần thiết trong việc thực hiện rèn luyện và kiểm tra thể lực cho học sinh Thực hiện Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh ban hành kèm theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ vào kế hoạch số Căn cứ kế hoạch số 3000/KH-SGDĐT ngày 24/12/2014 của Sở giáo dục và Đào Tạo Đồng Nai về việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh. Trường THPT Nguyễn Hữu cảnh đã có kế hoạch số 14 KH-THPT ngày 30/01/2015 về việc tổ chức kiểm tra thể lực cho học sinh toàn trường. Hiệu trưởng đã quyết định giao toàn bộ các công việc cho tổ TD-GDQPAN của trường thực hiện. Để thống nhất việc kiểm tra thể lực đạt kết quả tốt toàn bộ các thành viên thống nhất sẽ kiểm tra thể lực cho toàn thể học sinh vào tháng 04 năm 2015. Do không có thời gian riêng dành cho việc tập luyện thể lực (vì các học sinh phải học các nội dung chính theo PPCT) nên giáo viên chỉ có thể lồng ghép vào các tiết dạy, sao cho vừa đảm bảo truyền đạt được các nội dung chính, vừa rèn được thể lực chung cho các em học sinh. Đây là điểm mấu chốt cần được giáo viên giải quyết một cách có khoa học . Trang 7 Do thời gian không có nhiều nên để giảng dạy có hiệu quả thì giáo viên phải đầu tư nhiều về việc chuẩn bị các nội dung cho chất lượng đảm bảo cho học sinh khi học xong phải hình thành được kỷ năng thực hiện động tác và đảm bảo thể lực cho việc kiểm tra theo các quy định mà Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành. Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường nên tổ chọn 4 nội dung để kiểm tra gồm : Bật xa tại chổ, chạy 30m xuất phát cao, nằm ngữa gập bụng và chạy tùy sức 5 phút. Từ đầu tháng 02/2015 đến cuối tháng 03/2015 được chia thành 8 tuần vì vậy giáo viên cần lập kế hoạch cho riêng nội dung rèn thể lực, vì đây là nội dung lồng ghép nên kế hoạch phải cụ thể rõ ràng thể hiện thời gian, bài tập theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và giáo viên phải nắm bắt sự phát triển của từng học sinh trong lớp để điều chỉnh bài tập cho phù hợp (nên chú ý phân nhóm học sinh để tránh quá sức đối với học sinh có thể trạng yếu). Thời gian dành cho các bài tập được lồng ghép xen kẽ vào nội dung chính. Sau đây là nội dung kế hoạch : KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY THỂ LỰC CHO HỌC SINH LỚP 10 Tuần Nội dung bài tập Phương pháp và cách thực hiện Thời gian Hướng dẫn cách tập luyện các nội dung sẽ kiểm tra : 1 - Giáo viên giảng giải các bài - Bật xa tại chổ kiểm tra và cách thức thực - Nằm ngữa gập bụng hiện các bài kiểm tra, đồng - Chạy 30m xp cao thời làm mẫu và thông qua - Chạy tùy sức 5 p các thành tích cần phải đạt 20 phút theo chuẩn RLTT - Kiểm tra đợt 1 bật xa 2 - Kiểm tra lần lượt từng học sinh, mỗi hs bật 2 lần lấy kết quả cao nhất Trang 8 30 phút - Kiểm tra đợt 1 nằm ngữa - Một bạn giữ chân, một bạn gập bụng. kiểm tra và ngược lại. GV bấm giây và ghi kết quả. - Tập luyện bài tập bổ trợ : - Cho 2 hs chạy 01 lượt, giáo chạy tăng tốc độ 3 lần (nam viên hô xuất phát. 80m, nữ 60m) - Kiểm tra đợt 1 chạy 30m - 2 hs chạy 1 lượt, lớp trưởng xp cao. hô và phất cờ xuất phát. GV bấm giây và ghi thành tích. 3 - Bài tập bổ trợ sức bền: - Cho 2 hs chạy 01 lượt, lớp 30 phút Chạy lặp lại 3 lần (nam trưởng hô xuất phát. GV 100m, nữ 80 ) với tốc độ nhắc nhở và điều chỉnh động trung bình tác. - Kiểm tra đợt 1 chạy tùy Mỗi lượt chạy 7 4 sức 5 phút hs, GV quan sát bấm giờ. Kết thúc 5 phút đứng lại tại chổ để GV - Tập luyện bật xa 30 phút ghi thành tích. - Tập luyện đồng loạt và lần lượt (nam 5 lần , nữ 3 lần) GV quan sát sửa sai. - TL nằm ngữa gập bụng 5 - Đồng loạt (Nam 15 lần gập, nữ 10 lần gập) theo nhịp hô 30 phút (Xuống, lên) của GV - Bài tập phát triển sức - Chia nhóm và thực hiện bền : Chạy có thay đổi tốc theo hướng dẫn của GV. 6 độ (trò chơi tốc độ) - Tập luyện chạy tốc độ - Mỗi lượt chạy 2 học sinh, 30m xp cao. chạy với tốc độ tối đa (Mỗi hs chạy 2 lần) Trang 9 30 phút - TL nằm ngữa gập bụng - Đồng loạt (Nam 20 lần gập, nữ 15 lần gập) theo nhịp hô (Xuống, lên) của GV - Bài tập phát triển sức - Chia nhóm có thể lực tương bền : Chạy chậm kết hợp đồng nhau. tăng tốc độ (nam 1000m, nữ 800m) - Tập luyện bật xa - Tập luyện lần lượt (nam 10 lần , nữ 6 lần). - Tập luyện chạy tốc độ - Mỗi lượt chạy 2 học sinh, 7 30m xp cao. chạy với tốc độ tối đa (Mỗi hs chạy 2 lần) 30 phút - Bài tập : Chạy liên tục kết - Chia nhóm có thể lực tương hợp tăng tốc độ các đoạn đồng nhau. ngắn Chia nhóm ngẫu nhiên để 8 - Chạy 5 phút tùy sức làm quen với việc kiểm tra thể lực chính thức vào tuần 30 phút sau. Từ kế hoạch chi tiết trên giáo viên cần phải chuẩn bị một số nội dung sau để tiến hành thực hiện theo kế hoạch  Chuẩn bị sân bãi, dụng cụ. - Vẽ đường chạy 30m, đồng hồ bấm giây. - Chọn khu vực bật xa và kẻ số m từ 1m đến 3m. - Quy định khu vực chạy bền bằng cách vẽ các mũi tên chỉ hướng. - Chọn khu vực gập cơ bụng : Khu vực phẳng và sạch.  Chuẩn bị giáo án giảng dạy. Trang 10 Căn cứ vào kế hoạch chi tiết giáo viên đưa vào giáo án các nội dung nêu trên để đảm bảo việc giảng dạy đạt kết quả cao  Thực hiện đánh giá kiểm tra thường xuyên. Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên giúp học sinh phấn đấu tập luyện, cũng thông qua đó giáo viên nắm được và điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng nhóm học sinh. Trong quá trình giảng dạy nội dung chính giáo viên cũng chú ý các nội dung thể lực và xem đây như là một tiêu chí để chấm điểm chọ học sinh.  Cho các bài tập về nhà. Mỗi tuần học sinh chỉ được học 02 tiết. Với thời gian đó cho dù giáo viên sử dụng phương pháp tích cực thì cũng khó nâng cao được thành tích của học sinh nên giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tập luyện ở nhà đặc biệt là nội dung chạy tùy sức 5 phút, đây là nội dung khó đạt nhất trong 4 nội dung kiểm tra, vì vậy cần khuyến khích học sinh tập luyện thêm nội dung này vào các buổi sáng.  Biểu dương và thi đấu Đối với học sinh việc tập luyện thuần túy sẽ ít tạo không gây thi đua, để khắc phục điều đó giảo viên chỉ cần kích thích bằng việc trong mỗi buổi học tổ chức thi đấu trong nhóm với nhau để tạo sự ganh đua và cố gắng nâng cao thành tích, đồng thời khen thưởng, biểu dương bằng các phần quà nhỏ cũng giúp các em hào hứng trong các buổi tập sau. 4.2 Quá trình thực hiện : Do phạm vi của đề tài chỉ chú trọng vào cách tập luyện và kiểm tra thể lực cho nên tôi chỉ thể hiện các bài tập và cách thức kiểm tra đánh giá học sinh và kết quả thực nghiệm ở các lớp khối 10 do tôi giảng dạy để khẳng định việc giảng dạy có kế hoạch, có khoa học sẽ giúp học sinh đạt kết quả kiểm tra thể lực tốt hơn. Đồng thời thể hiện cụ thể các bài tập mà tôi đã triển khai để qúy đồng nghiệp xem, nếu có những nội dung chưa phù hợp mong được sự góp ý chân Trang 11 thành để bản thân tôi điều chỉnh nhằm góp phần giúp học sinh của chúng ta ngày càng có một nền thể lực tốt hơn. Sau đây là các bước tiến hành giảng dạy cụ thể theo từng tuần mà tôi đã thực hiện giảng dạy trong thời gian qua:  Tuần thứ nhất : Sau khi học các nội dung chính khóa, cuối giờ Giáo viên cho học sinh thực hiện các bài tập thể lực dưa trên kế hoạch đã lập : - Hướng dẫn kỹ thuật bật xa tại chổ : Tư thế chuẩn bị, cách đánh tay và động tác bật, động tác tiếp đất. Đồng loạt và lần lượt - Hướng dẫn động tác xuất phát cao: Đồng loạt và lần lượt. - Hướng dẫn phần lý thuyết chạy bền: cách thở trong chạy bền, phân phối sức và hiện tượng “cực điểm” và cách khắc phục (Nêu cụ thể ở sách giáo viên lớp 10). - Hướng dẫn tư thế gập bụng : Mỗi học sinh thực hiện đồng loạt 5 lần để làm quen. Do đây là tuần đầu nên chủ yếu là giới thiệu cho học sinh biết cách thực hiện những nội dung chuẩn bị sẽ kiểm tra trong tương lai.  Tuần thứ 2: - Kiểm tra đợt 1 : bật xa tại chổ và nằm ngữa gập bụng - Bài tập bổ trợ sức bền : chạy tăng tốc độ 3 lần (nam 80m, nữ 60m) chú ý tăng tốc độ nhịp nhàng, không cần tăng tốc độ tối đa, đảm bảo chạy đúng kỹ thuật phối hợp tốt chân, tay và thở. Không cố gắng quá sức để có cảm giác ngừng chạy.  Tuần thứ 3: - Kiểm tra đợt 1 : Chạy 30m xuất phát cao- GV cho chạy 1 lần 02 học sinh và ghi thành tích, lớp trưởng phất cờ xuất phát, chú ý học sinh chạy với tốc độ tối đa. - Bài tập bổ trợ bật xa: bật nhảy bằng 2 chân với vào vật chân cao, đứng lên ngồi xuống bằng 1 chân có tay vịn. - Bài tập bổ trợ sức bền: Chạy lặp lại 3 lần (nam 100m, nữ 80 ) với tốc độ trung bình, bước dài thả lỏng và phối hợp với thở. Nên cho chạy nhóm 5,6 em có Trang 12 cùng chiều cao ,thể lực và phải chạy đều chân. Đây là bài tập củng cố kĩ thuật và nhịp điệu chạy, nên khi chạy không gò bó gắng quá sức. Cần chạy đều mà không cần cố gắng vượt lên.  Tuần thứ 4 : - Kiểm tra thử chạy 5 phút tùy sức : Mỗi lượt chạy từ 7 – 10 học sinh ( nam chạy riêng, nữ chạy riêng), giáo viên hô lệnh xuất phát và bấm giờ. Khi hết thời gian 5 phút học sinh đứng lại tại chổ để GV ghi thành tích. Kết quả kiểm tra đợt 1 : Sau tuần thứ 4 cho kiểm tra thử đợt 1 đủ 4 nội dung gồm bật xa tại chổ, nằm ngữa gập bụng, chạy tùy sức 5 phút. Kết quả đạt được như sau: + Lớp 10a7 sĩ số 39 (15 nam, 24 nữ có 1 hs miễn kiểm tra do bệnh tim còn 23 em) : Số học sinh xếp loại tốt : 3/38 học sinh chiếm tỉ lệ 7,9 % Số học sinh xếp loại đạt : 7/38 học sinh chiếm tỉ lệ 18,4 % Số học sinh xếp loại chưa đạt : 28/38 học sinh chiếm tỉ lệ 73,7 % (01 hs bị bệnh tim miễn kiểm tra), trong đó nữ có 25 em chiếm tỉ lệ 65,8 % (Đính kèm tại phụ lục số 1) + Lớp 10a8 sĩ số 40 (16 nam, 24 nữ) : Số học sinh xếp loại tốt : 0 /40 học sinh chiếm tỉ lệ Số học sinh xếp loại đạt : 0% 14 /40 học sinh chiếm tỉ lệ 35 % Số học sinh xếp loại chưa đạt : 26 /40 học sinh chiếm tỉ lệ 65 %, trong đó nữ có 20 em chiếm tỉ lệ 50 % (Đính kèm tại phụ lục số 2) Từ kết quả như trên chúng ta nhận thấy tỉ lệ học sinh chưa đạt về mặt thể lực đạt tỉ lệ cao, đặc biệt là chưa đạt về nội dung chạy tùy sức 5 phút chiếm tỉ lệ cao nhất và số lượng nữ chiếm số lượng đa số. Đây là kết quả đánh giá thực chất tình trạng thể lực đối với học sinh lớp 10 mà qua những kỳ kiểm tra thể lực trước chúng ta đã từng biết. Vì vậy việc cũng cố thể lực, đặc biệt là cũng cố sức bền cho học sinh là điều mà giáo viên cần phải chú trọng nhiều hơn. Chính vì Trang 13 điều này các bài tập sức bền phải được đưa vào trong các tuần kế tiếp nhằm cải thiện thành tích cho học sinh để đảm bảo đạt chuẩn theo quy định.  Tuần thứ 5: - Ôn tập bật xa tại chổ : Tập đồng loạt cả lớp chú ý cách đánh tay, sau đó lần lượt thực hiện tại các vạch kẽ sẳn ( Nam thực hiện 5 lần hết sức, nữ 3 lần hết sức). Giáo viên quan sát sửa sai tập trung vào kỹ thuật bật. - Ôn tập nằm ngữa gập bụng : Nam 15 lần gập, nữ 10 lần gập theo nhịp hô “Lên, xuống” của GV. - Bài tập phát triển sức bền : Chạy có thay đổi tốc độ (trò chơi tốc độ). Học sinh chạy với tốc độ trung bình, khi nghe tín hiệu còi của GV thì lập tức chạy nhanh 10 bước rồi tiếp tục chạy với tốc độ ban đầu. Mỗi lần tập nên cho tăng tốc 6-8 lần, thời gian tăng tốc khoảng 20-30 giây. Bài tập này có thể sử dụng bằng các dạng như : đi, đi nhanh, chạy chậm, chạy tăng tốc hoặc chạy tốc độ nhanh đây là bài tập có tác dụng rất tốt so với các bài tập như chạy đều.  Tuần thứ 6 - Tập luyện chạy tốc độ 30m xp cao: Gv tập trung hướng dẫn động tác và đốc thúc chạy với tốc độ tối đa. Mỗi lượt chạy 2 học sinh và mỗi học sinh chạy 2 lần. - Tập luyện nằm ngữa gập bụng: Nam 20 lần gập, nữ 15 lần gập theo nhịp hô “Lên, xuống” của GV. Chú ý các học sinh có thể lực yếu thì giáo viên yêu cầu bạn trợ giúp bằng cách đở nhẹ lưng để hoàn thành đủ khối lượng quy định. - Bài tập phát triển sức bền : Chạy chậm kết hợp tăng tốc độ (nam 1000m, nữ 700m), chia lớp thành 03 nhóm (chọn HS có sức khỏe tương đương) chạy theo hàng dọc tốc độ chậm, khi có hiệu lệnh của GV thì học sinh chạy cuối sẽ tăng tốc chạy lên đầu hàng và cứ liên tục cho đến hết cự li. Chú ý phối hợp thở cho tốt. Đối với nhóm yếu giáo viên yêu cầu hoàn thành bài tập với thời gian dài hơn.  Tuần thứ 7 Trang 14 - Tập luyện bật xa: Lần lược thực hiện như các tuần trước nhưng số lượng nhiều hơn (Nam thực hiện 8 lần hết sức, nữ 5 lần hết sức), giáo viên quan sát sữa sai và đốc thúc các học sinh còn chưa đạt. - Tập luyện chạy tốc độ 30m xp cao:Tương tự như tuần 6. - Bài tập phát triển sức bền : Chạy liên tục có kết hợp tăng tốc độ các đoạn ngắn. Tương tự tuần 6 nhưng cho chạy với thời gian 5 phút (có thể đi bộ 01 đoạn ngắn). Chú ý nhắc học sinh thở sâu để cung cấp đủ ô xi, không nên tăng tốc ngay mà phải chạy chậm sau đó mới tăng dần tốc độ. Đối với nhóm học sinh yếu cho phép chạy chậm hơn nhưng phải cố gắng hoàn thành cự li và thời gian.  Tuần thứ 8: - Chạy 5 phút tùy sức: Chia nhóm ngẫu nhiên để làm quen với việc kiểm tra thể lực chính thức vào tuần sau, giáo viên cho khởi động kỹ và phổ biến cụ thể khoảng cách mà học sinh cần đạt được. Khuyến khích các học sinh yếu hơn để đạt đủ cự ly quy định. Sau tuần này giáo viên đánh giá kết quả tập luyện và giao bài tập về nhà cho học sinh rèn luyện đó là ôn tập toàn bộ các nội dung sẽ kiểm tra. Đặc biệt là nội dung chạy tùy sức 5 phút đây là nội dung khó đạt nhất. 02 tuần tiếp theo cả trường sẽ kiểm tra tập trung vào 2 ngày chủ nhật cả 4 nội dung cho học sinh toàn trường , kết quả kiểm tra cuối cùng sẽ được tổng kết báo cáo nhà trường và sở GDĐT . IV. HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI Với những bài tập trên bản thân tôi đã áp dụng thông qua giờ dạy trong thời gian qua đã đem lại kết quả cao trong việc rèn luyện thể lực, sức khỏe và nâng cao thành tích ở các nội dung kiểm tra định kỳ theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể mà Bộ giáo dục ban hành, đặc biệt là áp dụng cho các em học sinh khối lớp 10 của trường vì khoảng thời gian các em còn học ở trường là 02 năm nữa hi vọng việc áp dụng các bài tập trên vào các năm sau sẽ đảm bảo kết quả đạt cao hơn. Trang 15 Qua kết quả kiểm tra chính thức 4 nội dung trong năm học tôi nhận thấy rằng học sinh có thể lực chưa đạt giảm nhiều, số học sinh đạt loạt tốt tăng lên đáng kể ngoài ra học sinh đã bắt đầu phát huy được tính tích cực, tự giác trong học tập và rèn luyện thể lực xem đây là một nội dung chủ yếu trong việc học tập thể dục và phấn đấu nâng cao thể lực cho bản thân. Sau đây là kết quả kiểm tra thể lực 02 lớp 10 mà tôi giảng dạy mà tôi giảng dạy theo thang điểm ở phần trên Sau khi kiểm tra thể lực chính thức kết quả kiểm tra đạt được như sau :  Lớp 10a7 sĩ số 39 (15 nam, 24 nữ) do 1 HS nữ miễn kiểm tra do bệnh tim còn 23 em nữ. - Số học sinh xếp loại tốt : 6 /38 học sinh chiếm tỉ lệ 15,8 % - Số học sinh xếp loại đạt : 30 /38 học sinh chiếm tỉ lệ 78,9 % - Số học sinh xếp loại chưa đạt : 2/38 học sinh chiếm tỉ lệ 5,3 % , trong đó nữ có 2 em . (Đính kèm tại phụ lục số 3)  Lớp 10a8 sĩ số 40 (16 nam, 24 nữ) - Số học sinh xếp loại tốt : 9 /40 học sinh chiếm tỉ lệ 22,5 % - Số học sinh xếp loại đạt : 31 /40 học sinh chiếm tỉ lệ 77,5 % - Số học sinh xếp loại chưa đạt : 0/40 học sinh chiếm tỉ lệ 0 % . (Đính kèm tại phụ lục số 4) Từ kết quả trên nhận thấy sự tiến bộ vượt bật so với thời gian đầu chưa thực nghiệm, số lượng học sinh 02 lớp 10a7 và 10a8 có kết quả từ đạt trở lên 99% , tỉ lệ này vược trội so với các lớp 10 khác (kết quả toàn trường đã gửi về sở GDĐT vào tháng 4). Điều này khẳng định các bài tập đã có tác dụng tốt đến các học sinh, giúp học sinh tự tin hơn trong đợt kiểm tra chính thức do nhà trường tổ chức. Từ việc vận dụng đề tài “Kinh nghiệm tổ chức tập luyện và kiểm tra thể lực đối với học sinh khối 10 ” tôi nhận thấy rằng đây là việc làm thiết thực phù hợp với chương trình đổi mới theo hướng tích cực cho người học hiện nay, Trang 16 đồng thời tạo thói quen rèn luyện sức khỏe cho học sinh thông qua các bài tập thể lực. Nói tóm lại, hoạt động TDTT là một bộ phận không thể tách rời với việc học các bộ môn văn hóa khác vì vậy việc tập luyện phải thường xuyên liên tục là hết sức cần thiết, vừa rèn luyện thân thể ,vừa tăng cường sức khỏe, giáo dục nhân cách đạo đức lối sống lành mạnh cho học sinh, làm phong phú đời sống văn hóa ,tinh thần cho mọi người. Trên đây, là kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy thời gian qua, mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài, nhưng ý kiến còn mang tính chủ quan.Vì vậy rất mong các bạn đồng nghiệp và qúy thầy cô góp ý để đề tài hoàn thiện hơn và bản thân tôi sẽ cố gắng phấn đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để giảng dạy cho học sinh tốt hơn trong thời gian sắp tới. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Đề tài này mang tính hiệu quả cao đáp ứng được yêu cầu đổi mới của GDTC hiện nay theo tôi có thể áp dụng toàn trường . - Đề nghị tăng cường đầu tư về trang thiết bị rèn luyện thể chất công cộng để học sinh tập luyện thêm ngoài giờ. VI .TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.PTS Nguyễn Toán .Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo VĐV, nhà xuất bản TDTT năm 1998 2. Sách giáo viên thể dục lớp 10, 11,12. 3. Sách hướng dẫn giảng dạy thể dục thể thao , Nhà xuất bản TDTT năm 1993 VII. PHỤ LỤC Trang 17 PHỤ LỤC SỐ 1 KẾT QỦA KIỂM TRA THỂ LỰC ĐỢT 1- LỚP 10A7 NĂM HỌC 2014 – 2015  Ghi chú viết tắt ( Tốt : T; Đạt : Đ; Chưa đạt : CĐ) Stt Họ đệm Tên Tuổi Giới tính Na m Chạy 30 m Kết quả Nằm ngửa gập bụng Bật xa tại chổ Kết Chạy tùy sức 5 ph Kết quả Xếp loại Nữ (s) Ph loại Kết quả Phân loại quả(cm) Ph loại (m) Ph loại X 8,17 CĐ 15 Đ 1,30 CĐ 700 CĐ CĐ 6,45 CĐ 16 Đ 1,80 CĐ 1000 Đ CĐ X 6,22 Đ 14 Đ 1,55 Đ 680 CĐ CĐ 16 X 6,78 Đ 16 Đ 1,55 Đ 550 CĐ CĐ 16 X 9,20 CĐ 17 T 1,00 CĐ 660 CĐ CĐ X 5,55 Đ 18 Đ 2,20 T 980 Đ Đ 16 X 6,13 CĐ 16 Đ 1,70 CĐ 780 CĐ CĐ Duy 16 X 5,19 Đ 17 Đ 2,00 Đ 1020 Đ Đ Duy 16 X 4,78 T 17 Đ 1,95 Đ 980 Đ Đ Võ Lê Khánh Duy 16 X 4,95 T 19 Đ 1,80 CĐ 1080 T CĐ 11 Trần Nam Dương 16 X 5,05 Đ 20 T 2,30 T 1100 T T 12 Hoàng Thị Thanh Hà 16 X 6,98 Đ 12 CĐ 1,60 Đ 800 CĐ CĐ 13 Nguyễn Thị Hà 16 X 6,78 Đ 13 Đ 1,40 CĐ 860 Đ CĐ 14 Phạm Thị Thanh Hằng 16 X 7,30 CĐ 14 Đ 1,55 Đ 880 Đ CĐ 15 Trần Thị Thúy Hiền 16 X 7,45 CĐ 17 T 1,30 CĐ 840 Đ CĐ 16 Nguyễn Thị Quỳnh Hương 16 X 17 Kiều Mỹ Linh 16 X 7,32 CĐ 10 CĐ 1,20 CĐ 650 CĐ CĐ 18 Lương Đỗ Nhật Linh 16 X 6,66 Đ 12 CĐ 1,50 Đ 780 CĐ CĐ 19 Trần Hải Nam 16 4,90 T 21 T 2,10 Đ 1100 T T 20 Trần Uyển Nghi 16 7,51 CĐ 16 Đ 1,50 Đ 750 CĐ CĐ 1 Hồ Kim Anh 16 2 Lê Trường Anh 16 3 Nguyễn Thị Vân Anh 16 4 Phạm Lan Anh 5 Phạm Ngọc Lan Anh 6 Nguyễn Trọng Bằng 16 7 Nhiêng Cao Bình 8 Lê Quốc 9 Nguyễn Đức 10 X X X bệnh tim Trang 18 21 Bùi Nguyễn Yến Nhi 16 X 7,23 CĐ 14 Đ 1,40 CĐ 660 CĐ CĐ 22 Võ Trúc Phương 16 X 8,63 CĐ 6 CĐ 1,55 Đ 440 CĐ CĐ 23 Đỗ Văn Quang 16 X 4,68 T 22 T 2,30 T 1050 T T 24 Phạm Đức Quang 16 X 4,76 T 18 Đ 2,00 Đ 980 Đ Đ 25 Triệu Thị Thảo Sương 16 X 7,12 CĐ 15 Đ 1,65 Đ 660 CĐ CĐ 26 Phạm Thị Thanh 16 X 5,88 T 14 Đ 1,65 Đ 680 CĐ CĐ 27 Lê Thị Thảo 16 X 7,56 CĐ 13 Đ 1,40 CĐ 560 CĐ CĐ 28 Nguyễn Thị Thu Thuyên 16 X 7,09 CĐ 15 Đ 1,40 CĐ 680 CĐ CĐ 29 Trần Thị Huỳnh Tiên 16 X 6,17 Đ 12 CĐ 1,30 CĐ 680 CĐ CĐ 30 Hoàng Thanh Trang 16 X 6,24 Đ 13 Đ 1,50 Đ 660 CĐ CĐ 31 Vũ Thị Huyền Trang 16 X 7,34 CĐ 18 T 1,60 Đ 650 CĐ CĐ 32 Nguyễn Thị Thanh Trâm 16 X 6,88 Đ 12 CĐ 1,45 Đ 860 Đ CĐ 33 Trần Thị Bảo Trân 16 X 6,46 Đ 14 Đ 1,35 CĐ 830 Đ CĐ 34 Trần Văn Trung 16 X 5,67 Đ 16 Đ 1,95 Đ 980 Đ Đ 35 Nguyễn Ngọc Tường 16 X 5,73 Đ 15 Đ 1,95 Đ 1000 Đ Đ 36 Nguyễn Văn Tướng 16 X 5,99 Đ 18 Đ 2,00 Đ 1100 T Đ 37 Nguyễn Thị Vân 16 6,75 Đ 17 T 1,40 CĐ 680 CĐ CĐ 38 Đinh Hoàng Vũ 16 X 6,81 CĐ 17 Đ 2,15 Đ 1100 T CĐ 39 Trịnh Anh Minh 16 X 6,74 CĐ 14 Đ 2,00 Đ 880 CĐ CĐ X PHỤ LỤC SỐ 2 KẾT QỦA KIỂM TRA THỂ LỰC ĐỢT 1- LỚP 10A8 NĂM HỌC 2014 – 2015 Trang 19  Ghi chú viết tắt ( Tốt : T; Đạt : Đ; Chưa đạt : CĐ) Giới tính Stt Họ đệm Tên Chạy 30 m Nằm ngửa gập bụng Tuổi Nam Nữ Kết quả (s) Ph loại Kết quả Phân loại Bật xa tại chổ Kết Chạy tùy sức 5 ph Kết quả quả(cm) (m) Ph loại Xếp loại Ph loại 1 Huỳnh Nhựt Anh 16 X 6,54 Đ 20 T 1,55 Đ 780 CĐ CĐ 2 Nguyễn Thị Tú Anh 16 X 5,89 T 15 Đ 1,20 CĐ 660 CĐ CĐ 3 Phạm Thị Minh Anh 16 X 6,15 Đ 10 CĐ 1,60 Đ 780 CĐ CĐ 4 Phạm Thị Ngọc Anh 16 X 6,89 Đ 15 Đ 1,55 Đ 660 CĐ CĐ 5 Nguyễn An Bình 16 X 5,05 Đ 16 Đ 2,40 T 980 Đ Đ 6 Vũ Văn Hiếu 16 X 5,12 Đ 14 Đ 2,00 Đ 1020 Đ Đ 7 Ngô Minh Hoàng 16 X 6,00 Đ 17 Đ 2,05 Đ 980 Đ Đ 8 Nguyễn Huy Hoàng 16 X 5,78 Đ 16 Đ 2,05 Đ 780 CĐ CĐ 9 Vũ Việt Hoàng 16 X 4,90 T 20 T 1,90 CĐ 900 CĐ CĐ 10 Nguyễn Đình Hổ 16 X 5,55 Đ 21 T 2,10 Đ 1000 Đ Đ 11 Giang Thị Mỹ Huyền 16 X 6,02 Đ 16 Đ 1,40 CĐ 880 Đ Đ 12 Phan Thị Lan Hương 16 X 6,45 Đ 9 CĐ 1,30 CĐ 680 CĐ CĐ 13 Nguyễn Sỷ Kiệt 16 4,87 T 17 Đ 2,15 Đ 980 Đ Đ Nguyễn Thị Quỳnh Mai 16 X 6,89 Đ 13 Đ 1,20 CĐ 660 CĐ CĐ 15 Phan Lê Chi Mai 16 X 7,05 Đ 14 Đ 1,30 CĐ 780 CĐ CĐ 16 Đoàn Công Nghĩa 16 6,45 CĐ 18 Đ 2,00 Đ 780 CĐ CĐ 17 Giang Thị Yến Nhi 16 X 7,03 CĐ 17 T 1,55 Đ 660 CĐ CĐ 18 Trần Thị Hồng Nhung 16 X 6,14 Đ 17 T 1,60 Đ 870 Đ Đ 19 Nguyễn Kiều Oanh 16 X 6,99 Đ 8 CĐ 1,40 CĐ 660 CĐ CĐ 20 Phạm Hồ Nhật Phương 16 X 6,71 Đ 15 Đ 1,30 CĐ 660 CĐ CĐ 21 Huỳnh Tấn Sang 16 X 5,84 Đ 20 T 1,95 Đ 1000 Đ Đ 22 Trương Nguyễn Bá Sang 16 X 6,78 Đ 14 Đ 1,95 Đ 980 Đ Đ 23 Đỗ Văn Tài 16 X 5,43 Đ 18 Đ 2,10 Đ 980 Đ Đ 24 Đỗ Phương Thanh 16 X 6,28 Đ 17 T 1,30 CĐ 810 Đ CĐ 25 Huỳnh Thị Kim Thanh 16 X 6,38 Đ 14 Đ 1,40 CĐ 880 Đ CĐ 14 X X Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan