Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Thể dục Skkn một số bài tập phát triển kỹ thuật và sức mạnh cho học sinh lớp 10 về môn b...

Tài liệu Skkn một số bài tập phát triển kỹ thuật và sức mạnh cho học sinh lớp 10 về môn bóng chuyền

.DOC
19
1985
144

Mô tả:

Một số kinh nghiệm nhằm phát triển thể lực cho học sinh THPT (Môn Bóng Chuyền) MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO HỌC SINH THPT ( MÔN BÓNG CHUYỀN ) I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nói đến thể dục thể thao là nói đến một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp những thành tựu khoa học của xã hội và sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất con người một cách có chủ định nhằm nâng cao sức khỏe và nắm được kỹ thuật. Luyện tập thể dục thể thao bồi bổ sức khỏe được Bác Hồ xác định đó là quyền lợi, là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân yêu nước: “Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. . . dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta, ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Thể dục đem lại những kết quả kỳ diệu lắm, thần kỳ lắm... thể dục là biện pháp rất mầu nhiệm và không có gì hơn nó đâu”. Với ngày nay nhờ vào các công trình nghiên cứu khoa học, nhờ nắm vững quy luật khách quan và phát triển thể chất con người nên thể dục thể thao đã vươn tới và xâm nhập vào tất cả các lãnh vực xã hội, vào việc chuẩn bị chuyên môn cho con người vào các ngành nghề khác nhau. Giáo dục thể dục thể thao chẳng những giúp cho việc nâng cao sức khỏe mà còn ảnh hưởng tốt đến các mặt giáo dục khác vì đặc tính quan trọng của thể dục thể thao làm ảnh hưởng của nó tới trạng thái nhạy cảm của con người được biểu thị qua sự phát sinh các tình cảm tốt, vui sướng, hài lòng, lạc quan, đồng thời còn phát triển tốt những chức năng tâm lý như tính thụ cảm, trí nhớ, sự chú ý, sự suy nghĩ. Mặt khác trong quá trình tập luyện thể dục thể thao sẽ hình thành những phẩm chất đạo đức cần thiết như ý chí, tính kiên nhẫn,sức mạnh, lòng dũng cảm, quả quyết, sự dẻo dai, tính kỷ luật và tinh thần tập thể. Hiện nay môn thể dục ngày càng cải tiến và đã đưa vào chương trình môn học (các môn thể thao) cùng với việc xây dựng, cải tiến và thúc đẩy xã hội phát triển, loài người đã sáng tạo ra ngày càng nhiều các môn thể thao. Ở tuổi học sinh trung học phổ thông, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn. Mặt khác, trong thực tế môn học thể dục có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có em có sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, có em tật bẩm sinh.v.v. Sau 9 năm trực tiếp giảng dạy, tôi đã có một số nhận định về môn thể thao (bóng chuyền) lớp 10. Vậy phải làm thế nào với những em không phải đứng nhìn các bạn tập luyện mà thèm muốn buồn tủi. Phải như thế nào? Phải dùng 1 Một số kinh nghiệm nhằm phát triển thể lực cho học sinh THPT (Môn Bóng Chuyền) những biện pháp nào? Một câu hỏi đang đặt ra. Vậy trên nền tảng GDTC đặt ra, với những phương pháp được sử dụng hợp lý có tác dụng quan trọng đến đối tượng tập luyện kích thích, hay động viên, nhiều phương pháp khác để cho các em có thể tập luyện nâng cao sức khoẻ, phục vụ tốt cho việc học tập. Với những yêu cầu cấp bách trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Một số bài tập phát triển kỹ thuật và sức mạnh cho học sinh lớp 10 về môn bóng chuyền. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận Nhiệm vụ trọng tâm trong trường học là hoạt động của thầy và hoạt động của học sinh, xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài: và phát triển con người toàn diện trong thời kì mới về các phương diện như “Đức, Trí, Thể, Mỹ” được xây dựng trên cơ sở ban đầu là hình thành nhân cách cho học sinh để từ đó học sinh có thể kết hợp giữa lý luận với thực tiễn lao động, học tập hoặc học lên bậc học cao hơn. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh nắm vững những tri thức khoa học của bộ môn thể dục một cách có hệ thống từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó… Đặc trưng của môn thể dục là môn khoa học được đưa vào cấp học, ngành học, là một trong những môn mà tất cả học sinh đều phải hoàn thành trong các cấp học. Môn học thể dục là môn mà người học cần phải có sức khoẻ tốt mới hoàn thành tốt được nhiệm vụ mà ngành giáo dục đã đưa ra. Mà những phương pháp giáo viên đứng lớp đưa ra phải gây hứng thú yêu thích, đưa các em từ chưa biết đến lòng đam mê môn thể thao mà các em đang được học, đó là vấn đề cần thiết để chúng ta quan tâm. 2. Thực tiễn 2.1 Thuận lợi - Phân môn thể dục là bộ môn đặc thù đa phần là thực hành nên được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo nhà trường nên giáo viên được cung cấp khá đầy đủ đồ dùng dạy học sân tập. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để tạo hứng thú tập luyện cho các em. - Khi tiến hành thực hiện đề tài luôn được hướng dẫn tận tình các đồng nghiệp trong tổ, nhóm và sự nhiệt tình của các em. - Ham thích bộ môn bóng chuyền. - Đa số học sinh lớp 10 ngoan, nghiêm túc tập luyện, chấp hành đúng quy định. 2.2 Khó khăn - Nói đến môn thể dục phần lớn các em chỉ cho là môn phụ nên ít quan tâm. - Hiện nay rất nhiều em đam mê các trò chơi trên mạng nên ít tham gia chơi các môn thể thao. 2 Một số kinh nghiệm nhằm phát triển thể lực cho học sinh THPT (Môn Bóng Chuyền) - Theo phân công chuyên môn của nhà trường nên rất ít lớp học giáo viên được theo giảng dạy các em liên tục năm học này sang năm học tiếp theo. - Sân bãi luyện tập ở trường THPT Thanh Bình còn hạn chế. 3. Khảo sát Khảo sát 1: Trước khi tôi nghiêm cứu về chủ đề này tôi đã khảo sát lớp 10A4 gồm 39 em học sinh trường THPT Thanh Bình xã Phú Bình – Tân Phú – Đồng Nai về kỹ thuật đệm bóng (chuyền bóng thấp tay) được kết quả như sau: Nội dung Số lượng Tỉ lệ Tương đối chính xác 3 7,7% Thực hiện được động tác 8 20,5% Thực hiện động tác cơ bản đúng 19 48,7% Thực hiện không đúng động tác Đệm bóng (hay chuyền bóng thấp tay) Mức độ 9 23,1% Khảo sát 2: Trước khi tôi nghiêm cứu về chủ đề này tôi đã khảo sát lớp 10A 2 gồm 40 em học sinh trường THPT Thanh Bình xã Phú Bình – Tân Phú – Đồng Nai về kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay và được kết quả như sau: Nội dung Số lượng Tỉ lệ Thực hiện tốt động tác Chuyền bóng cao tay bằng hai tay Mức độ 5 12,5% Thực hiện được động tác 25 62,5% Thực hiện không đúng động tác 10 23,1% 3 Một số kinh nghiệm nhằm phát triển thể lực cho học sinh THPT (Môn Bóng Chuyền) III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Nội dung Mỗi bộ môn có những phương pháp giảng dạy khác nhau, riêng môn thể dục, quá trình tập luyện các em là ở ngoài trời cho nên khi tập luyện cần có những phương pháp thật sự hợp lý với nội dung giảng dạy, nhằm tạo hứng thú cho các em. Phát huy tối đa khả năng tiếp thu, hình dung kĩ thuật động tác của học sinh qua đó giúp học sinh hình thành hoàn thiện những kĩ năng vận động cơ bản nhất, đặc biệt là tiếp thu những kĩ thuật động tác khó đòi hỏi người học phải có một nền tảng thể lực và có kĩ năng kĩ xảo vận động đã quy định trong chương trình môn học. 2. Biện pháp Đối với môn thể dục, để có một tiết học đạt kết quả cao, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, tập luyện, nắm vững được nội dung bài học, không cần ghi lý thuyết, thực hiện động tác một cách chính xác, hoàn hảo không có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản tập luyện cho có, cho xong, phải đảm bảo tốt chất lượng môn học. Muốn đạt được những yêu cầu trên, cần phải có những phương pháp thiết yếu sau : Trước hết giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Giáo viên phải tập làm mẫu từng động tác, thao tác nhuần nhuyễn, phân tích rõ ràng từng chi tiết, yếu lĩnh kỹ thuật động tác trước khi lên lớp để học sinh hiểu và nắm bắt ngay. Đã gọi là làm mẫu thì động tác phải đạt yêu cầu chính xác, đẹp, đúng kỹ thuật. Vì những động tác ban đầu dễ gây ấn tượng sâu trong trí nhớ các em. Đối với giáo viên không chuyên, giáo viên không có khả năng làm mẫu thì nên cho học sinh quan sát kỹ tranh ảnh, xem phim hoặc có thể bồi dưỡng cán sự, chọn những em có năng khiếu tốt về mặt này để làm mẫu thay cho giáo viên khi giảng dạy động tác mới. Khi giảng giải phân tích kỷ thuật động tác nên ngắn gọn, chính xác, xúc tích dễ hiểu. Ngoài trời có thể sử dụng tranh ảnh, biểu đồ để minh hoạ làm tăng sự chú ý trong các em. Do đặc điểm của học sinh lứa tuổi THPT tính hiếu động, ít tập trung, thích chơi, nhất là khi lên lớp ngoài trời hay bị các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng. Do vậy, để các em học sinh không chán nản, không bị nản trí khi học tập, giáo viên nên đưa những bài tập từ cơ bản, những động tác dễ thực hiện trước. Trong tiết học thể dục không nhất thiết phải tuân theo qui định khuôn khổ mà phải luôn luôn thay đổi thêm vào một số tình tiết mới dễ gây hứng thú cho học sinh. Như thông qua một số biện pháp trò chơi, thi đua khen thưởng, tăng độ khó. Qua đó có thể giúp các em phần nào nắm được kỹ thuật của động tác mà giáo viên cần truyền đạt cho học sinh. 2.1 Kỹ thuật đệm bóng (chuyền bóng thấp tay) và một số sai sót thường mắc phải trong khi thực hiện kỹ thuật đệm bóng. 2.1.1. Kỹ thuật đệm bóng ( chuyền bóng thấp tay). Đệm bóng là kỹ thuật quan trọng của bóng chuyền, dùng để đỡ phát bóng, đỡ đập bóng và cứu bóng. 4 Một số kinh nghiệm nhằm phát triển thể lực cho học sinh THPT (Môn Bóng Chuyền) - Chuẩn bị: người đứng ở tư thế trung bình thấp, chân rộng bằng hoặc hơn vai, hai tay co tự nhiên ở hai bên lườn, mắt quan sát bóng. - Động tác: khi xác định chính xác điểm rơi của bóng, hai tay đưa ra đỡ bóng. Hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay đặt chéo lên nhau và nắm lại, bàn tay nọ bọc lấy bàn tay kia, hai ngón cái song song kề với nhau. Bóng đến tầm ngang hông, cách thân khoảng một cánh tay thì thực hiện đệm bóng. Lúc này, hai chân đạp đất duỗi khớp gối, nâng trọng tâm cơ thể và nâng tay. Hai tay được chuyển động từ dưới lên và dùng phần giữa cẳng tay đệm dưới bóng. Khi hai tay chạm bóng cũng là lúc hơi gập cổ tay xuống dưới làm căng các nhóm cơ cẳng tay, kết hợp với hóp bụng, giữ chắc bả vai và khuỷu tay, toàn thân hơi lao về trước. Nếu bóng đến chậm thì kết hợp đạp chân, nâng tay nhanh để đẩy bóng đi. Nếu bóng đến với tốc độ nhanh, mạnh thì phải ghìm tay để bóng đi theo ý muốn. 2.1.2. Một số sai phạm thường mắc phải trong khi thực hiện kỹ thuật đệm bóng. - Di chuyển chậm không kịp đến để đệm bóng. - Hai tay gập ở khớp khuỷu. - Vị trí tiếp xúc bóng không đúng. - Lực tiếp xúc bóng quá mạnh hoặc quá nhẹ. - Thực hiện đệm bóng không vào vị trí chính xác. - Thực hiện hoàn thiện động tác đệm bóng chưa tốt. 5 Một số kinh nghiệm nhằm phát triển thể lực cho học sinh THPT (Môn Bóng Chuyền) 2.2 Một số bài tập bổ trợ kỹ thuật đệm bóng (hay chuyền bóng thấp tay) và phát triển thể lực. - Đối với môn bóng chuyền, những kĩ thuật và động tác đòi hỏi học sinh phải có thể lực và hình thành những kĩ năng, kĩ xảo tương đối tốt thì mới đảm bảo hoàn hành những nhiệm vụ môn học đưa ra. Có nền thể lực tốt hơn và bước đầu hình dung được những yếu lĩnh kĩ thuật cơ bản mà giáo viên cần truyền đạt cho học sinh. Do đó, một số động tác bổ trợ kỹ thuật đệm bóng (chuyền bóng thấp tay) và phát triển thể lực được đưa vào trong các tiết dạy môn bóng chuyền là rất cần thiết, giúp các em có khả năng thực hiện các động tác khó trong bóng chuyền. 2.2.1 Tập hình tay đón đỡ bóng và các bước di chuyển (thực hiện không bóng, thực hiện trong các tiết đầu trong phân phối chương trình thể thao tự chọn) - Chuẩn bị: đứng 4 hàng ngang cự ly rộng so le. Tay nắm thành hình tay chính xác. - Động tác: thực hiện các bước đi thường, bước trượt, bước chéo, bước tiến, bước lùi. ( Tư thế chuẩn bị) 2.2.2 Bài tập hình tay - Chuẩn bị: cho các em học sinh thực hiện hai người một cặp đứng cạnh nhau. Em thứ nhất đứng tư thế chuẩn bị của đệm bóng, tay nắm lại theo kỹ thuật hình tay. Em còn lại đứng bên cạnh, cầm trái bóng đưa cao ngang dưới ngực. - Động tác: em thứ nhất dùng hai tay cầm ngang trái bóng, duỗi thẳng tay, tầm bóng cao ngang dưới ngực. Em thứ hai thực hiện kỹ thuật đệm bóng, duỗi thẳng cẳng tay, xác định đúng điểm tiếp xúc của bóng với cẳng tay. Thực hiện tại chỗ kỹ thuật đệm bóng lên xuống liên tục. Bài tập này giúp các em làm quen và xác 6 Một số kinh nghiệm nhằm phát triển thể lực cho học sinh THPT (Môn Bóng Chuyền) định được hình tay, điểm tiếp xúc bóng, biết phối hợp nhịp nhàng toàn thân khi đê êm bóng. Tác dụng: giúp sửa sai mô êt số sai phạm thường mắc phải trong kĩ thuâ êt đê êm bóng như: đê êm bóng không đúng hình tay, vị trí tiếp xúc bóng không đúng, chưa kết hợp nhịp nhàng toàn thân khi thực hiê ên đô ng tác. ê 2.2.3 Bài tập đệm bóng tại chỗ - Chuẩn bị: mỗi học sinh cầm một trái bóng chuyền trên tay. Khoảng cách giữa hai học sinh đủ rộng để thực hiện động tác. - Động tác: từng học sinh dùng hai tay tung bóng lên cao 2 – 3m, sau đó di chuyển và thực hiện đệm bóng. Đối với các em chưa thực hiện tốt thì thực hiện từng cái một rồi sau đó tăng dần. Các em học sinh thực hiện tương đối tốt có thể thực hiện liên tục. - Tác dụng: giúp sửa sai mô êt số sai phạm thường mắc phải trong kĩ thuâ êt đê êm bóng như: di chuyển châ êm, xác định điểm rơi của bóng chưa chính xác, lực tiếp xúc bóng quá mạnh hoă êc nhẹ… € € € € € € € € € € € € 2.2.4 Bài tập một người tung bóng, một người đệm bóng - Chuẩn bị: hai học sinh đứng đối diện cách nhau khoảng 4 – 5m. Một em cầm một trái bóng chuyền, em còn lại đứng tư thế chuẩn bị của kỹ thuật đệm bóng. - Động tác: em cầm bóng dùng hai tay tung bóng theo hình vòng cung từ dưới thấp lên cao đến vị trí bạn đối diện. Em còn thực hiện đệm bóng trở lại vị trí bạn vừa tung bóng. Chụp bóng lại, em cầm bóng tiếp tục tung cho bạn đệm bóng. Tiếp tục như vậy sau một khoảng thời gian thì đổi lại. - Tác dụng: giúp sửa sai và rèn luyê ên mô êt số kỹ năng trong kĩ thuâ êt đê m bóng ê như: xác định hình tay, điểm tiếp xúc khi đê m bóng, óc quan sát và phán đoán ê tình huống, lực tiếp xúc bóng vừa đủ, phối hợp cơ thể khi thực hiê ên đê m ê bóng… € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € 7 Một số kinh nghiệm nhằm phát triển thể lực cho học sinh THPT (Môn Bóng Chuyền) 2.2.5 Bài tập đệm bóng vào tường - Chuẩn bị: mỗi học sinh cầm một trái bóng, đứng cách tường khoảng 2 – 3m. Đứng tư thế chuẩn bị của kỹ thuật đệm bóng, mắt tập trung vào trái bóng trước mặt. - Động tác: Thực hiện dùng hai tay ném bóng vào tường sao cho bóng nảy ra vừa ngang tầm dưới ngực. Thực hiện động tác đệm bóng ngược trở lại cho bóng chạm tường và nảy ra tiếp. Những học sinh thực hiện chưa tốt có thể thực hiện từng lần một, những em học sinh thực hiện tốt có thể thực hiện liên tục. - Tác dụng: giúp sửa sai và rèn luyê ên mô êt số kỹ năng trong kĩ thuâ êt đê m bóng ê như: xác định hình tay, điểm tiếp xúc khi đê m bóng, óc quan sát và phán đoán ê tình huống, di chuyển không bóng, lực tiếp xúc bóng vừa đủ, phối hợp cơ thể khi thực hiê ên đê êm bóng, dần phát triển kỹ năng đê m bóng thành kỹ xảo khi ê thực hiê ên… € € € € € € € € € € € € € 2.2.6 Bài tập đệm bóng * Bài tập 1: Đệm bóng qua lại - Chuẩn bị: Hai học sinh đứng đối diện nhau, cách nhau khoảng 4 – 5m. Đứng tư thế chuẩn bị của kỹ thuật đệm bóng. - Động tác: một học sinh tung bóng, học sinh đối diện đệm bóng ngược trở lại, học sinh tung bóng cũng thực hiện đệm bóng ngược trở lại cho bạn. Thực hiện vừa đệm bóng, vừa di chuyển và phán đoán hướng bóng tới. - Tác dụng: giúp sửa sai và rèn luyê ên mô êt số kỹ năng trong kĩ thuâ êt đê m bóng ê như: xác định hình tay, điểm tiếp xúc khi đê m bóng, óc quan sát và phán đoán ê tình huống, di chuyển không bóng, lực tiếp xúc bóng vừa đủ, phối hợp cơ thể khi thực hiê ên đê êm bóng, dần phát triển kỹ năng đê m bóng thành kỹ xảo khi ê thực hiê ên… € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € 8 Một số kinh nghiệm nhằm phát triển thể lực cho học sinh THPT (Môn Bóng Chuyền) * Bài tập 2: Đệm bóng lên vị trí số 3 (vị trí chuyền hai trong thi đấu) - Chuẩn bị: chia lớp thành hai nhóm, đề cử hai bạn lên vị trí chuyền hai trên gần lưới. Giáo viên cũng cử hai cán sự lớp có khả năng tốt về bóng chuyền lên để tung bóng cho bạn. - Động tác: cán sự lớp đứng bên này lưới thực hiện tung bóng qua lưới đến vị trí bạn chuẩn bị đệm bóng. Người nhận bóng thực hiện động tác đệm bóng, xác định vị trí điểm rơi, di chuyển và đệm bóng vừa đủ lực sao cho bóng bay theo hình vòng cung lên vị trí số 3 (vị trí chuyền hai). Bạn ở vị trí chuyền hai chụp bóng và gom gọn vào để tiếp tục cho các bạn phía sau thực hiện. - Tác dụng: giúp sửa sai và rèn luyê ên mô êt số kỹ năng trong kĩ thuâ êt đê m bóng ê như: xác định hình tay, điểm tiếp xúc khi đê m bóng, óc quan sát và phán đoán ê tình huống, di chuyển không bóng, lực tiếp xúc bóng vừa đủ, phối hợp cơ thể khi thực hiê ên đê êm bóng, dần phát triển kỹ năng đê m bóng thành kỹ xảo khi ê thực hiê ên… €€€€€€€ €€€€€€€ € € 2.3 Một số trò chơi giúp phát triển kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cho học sinh lớp 10. - Bóng chuyền là môn thể thao không dễ đối với các em học sinh lớp 10. Với suy nghĩ và tính hiếu động của các em , những trò chơi cần đưa vào trong quá trình giảng dạy đó là phương pháp tạo hưng phấn cho các em trong những tiết học, giúp các em mạnh dạn tiếp xúc môn bóng chuyền và phát huy hết khả năng của các em trong quá trình thực hiện các kĩ thuật trong bóng chuyền. 2.3.1 Chuyền và bắt bóng tiếp sức. - Chuẩn bị: chia học sinh trong lớp thành 2 nhóm chơi đều nhau (nam riêng, nữ riêng). Kẻ hai vạch giới hạn cách nhau 2 – 3m, mỗi nhóm chia làm 2 nhóm nhỏ đứng đối diện nhau ở hai bên vạch giới hạn. Một trong hai em đứng trên cùng của mỗi nhóm cầm một quả bóng chuyền. 9 Một số kinh nghiệm nhằm phát triển thể lực cho học sinh THPT (Môn Bóng Chuyền) - Động tác: khi có lệnh, em cầm bóng nhanh chóng chuyền bóng bằng hai tay trên cao cho đồng đội của mình ở bên kia, sau đó chạy vòng về cuối hàng. Em đối diện bắt bóng bằng hai tay, sau đó chuyền bóng bằng hai tay trên cao cho bạn đối diện, rồi chạy về cuối hàng. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy, nhóm nào xong trước, nhóm đó thắng cuộc. Ai để bóng rơi, nhanh chóng nhặt bóng, tiếp tục trò chơi. 2.3.2 Chuyền và bắt bóng qua lại giữa hai người. - Chuẩn bị: chia học sinh trong lớp thành 2 nhóm chơi đều nhau (nam riêng, nữ riêng). Kẻ hai vạch giới hạn cách nhau 3 – 4m, mỗi nhóm chia làm 2 nhóm nhỏ đứng đối diện nhau ở hai bên vạch giới hạn. Ở giữa vị trí vạch giới hạn là vị trí của người đứng giữa. - Động tác: người ở giữa sân không di chuyển, mà chỉ quay người về phía người chuyền bóng sau đó đưa ray cản không cho bạn chuyền bóng thấp sang bên đối diện. Hai nhóm chuyền bóng cho nhau, nếu để bóng chạm tay người đứng ở giữa hoặc để bóng rơi thì phải vào thay thế vị trí người ở giữa và ngược lại. * Lưu ý: đây là nội dung trò chơi áp dụng cho những tiết đầu có nội dung trò chơi này. Nếu học sinh đã thực hiện tương đối thành thạo động tác chuyền và bắt bóng bằng hai tay, giáo viên có thể cho người ở giữa được quyền di động để tranh cướp bóng. €€€€€€€€ €€€€€€€€ €€€€€€€€ €€€€€€€€ 2.3.3 Một số bài tập bổ trợ kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay và phát triển thể lực. - Đối với môn bóng chuyền, những kĩ thuật và động tác đòi hỏi học sinh phải có thể lực và hình thành những kĩ năng, kĩ xảo tương đối tốt thì mới đảm bảo hoàn hành những nhiệm vụ môn học đưa ra. Có nền thể lực tốt hơn và bước đầu hình 10 Một số kinh nghiệm nhằm phát triển thể lực cho học sinh THPT (Môn Bóng Chuyền) dung được những yếu lĩnh kĩ thuật cơ bản mà giáo viên cần truyền đạt cho học sinh. Do đó, một số động tác bổ trợ kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay và phát triển thể lực được đưa vào trong các tiết dạy môn bóng chuyền là rất cần thiết, giúp các em có khả năng thực hiện các động tác khó trong bóng chuyền. 2.3.3.1Bài tập tung và bắt bóng hai tay cá nhân. - Chuẩn bị: cầm bóng bằng hai tay trên đầu, lòng bàn tay hướng lên cao, hơi chếch vào nhau ôm lấy bóng, mặt ngửa, thân và chân tự nhiên. - Động tác: dùng sức cổ tay, các ngón tay và cẳng tay tung bóng lên cao. Di chuyển về hướng bóng rơi, bắt bóng bằng hai tay trên cao, sau đó lại tung bóng lên rồi lại đón bóng và tiếp tục như vậy trong nhiều lần . Nếu để bóng rơi, nhanh chóng nhặt bóng lên, tiếp tục thực hiện €€€€€€€€ €€€€€€€€ €€€€€€€€ €€€€€€€€ 2.3.3.2 Bài tập tung và bắt bóng hai người. - Chuẩn bị: hai người đứng đối diện nhau, cách nhau khoảng 3m, một người cầm bóng bằng hai tay cao ngang chán. - Động tác: người cầm bóng tung cho người đối diện. Người đối diện dùng hai tay đón bắt bóng ở trên cao. Sau đó đẩy bóng bằng hai tay lại cho bạn. 11 Một số kinh nghiệm nhằm phát triển thể lực cho học sinh THPT (Môn Bóng Chuyền) 2.3.3.3Bài tập ném bóng trúng đích bằng hai tay trên đầu. - Chuẩn bị: vẽ một vòng tròn có đường kính khoảng 0,3 – 0,5m ở trên tường (dùng phấn nhìn rõ và có thể tẩy chùi), tâm vòng tròn cách mặt đất 2 – 3m (nếu có nhiều bóng, có thể thay thế cách vẽ vòng tròn bằng cách treo bóng cách mặt đất khoảng 2,5 – 4m). Đứng chuẩn bị cách đích (vòng tròn hoặc bóng) khoảng 2 – 4m, hai tay cầm bóng trên đầu. - Động tác: Dùng hai tay đưa bóng cao lên ngang và trên trán, ném bóng vào đích sau đó di chuyền bắt bóng nảy ra. €€€€€€€€ €€€€€€€€ €€€€€€€€ €€€€€€€€ * Lưu ý: nếu thấy thực hiện động tác đứng tại chỗ ném bóng tương đối chính xác thì có thể chuyển sang bật nhảy bằng hai chân, ném bóng vào đích bằng hai tay cao ngang và trên trán. 2.3.3.4. Bài tập dùng cổ tay và lòng bàn tay ném bóng. - Chuẩn bị: mỗi học sinh cầm một trái bóng, đứng cách tường khoảng 0,3 – 0,4m. Hai chân rộng bằng vai, người đứng thẳng, mắt tập trung vào trái bóng trước mặt. - Động tác: thực hiện dùng hai tay nắm bóng sao cho bóng nằm gọn trong lòng bàn tay (giống hình tay trong chuyền bóng cao tay). Dùng cổ tay đẩy nhẹ bóng đập vào tường, bóng bật ra và nhanh chóng thực hiện tiếp đẩy bóng vào, thực hiện liên tục và động tác nhanh dần. €€€€€€€€ €€€€€€€€ €€€€€€€€ €€€€€€€€ 2.3.3.5 Bài tập đứng tại chỗ tung bóng và thực hiện chuyền bóng cao tay tại chỗ. - Chuẩn bị: mỗi học sinh cầm một trái bóng, người đứng thẳng. 12 Một số kinh nghiệm nhằm phát triển thể lực cho học sinh THPT (Môn Bóng Chuyền) - Động tác: thực hiện dùng hai tay tung bóng lên cao vượt tầm với của tay, mắt quan sát bóng rơi xuống. Bóng đến tầm cao trên trước trán thực hiện động tác chuyền bóng cao tay bằng hai tay lên cao. Sau đó chụp bóng lại, tiếp tục thực hiện tung bóng và chuyền bóng cao tay. Giáo viên hướng dẫn các em vị trí bóng rơi xuống và di chuyển đến vị trí bóng rơi. * Lưu ý: đối với những em học sinh đã thực hiện tốt, giáo viên có thể cho các em thực hiện chuyền bóng liên tục. Các em thực hiện chưa tốt giáo viên hướng dẫn các em thực hiện từng lần một, nếu đã thực hiện tốt từng lần thì có thể hướng dẫn cho các em thực hiện tăng liên tục số lần. 2.3.3.6 Bài tập một học sinh tung bóng – một học sinh chuyền bóng - Chuẩn bị: hai học sinh một trái bóng chuyền, đứng đối diện cách nhau khoảng 4m – 5m. - Động tác: học sinh thứ nhất cầm bóng, thực hiện tung bóng từ dưới lên cao xuống theo hình vòng cung đến vị trí học sinh thứ hai. Học sinh thứ hai thực hiện đón bóng và chuyền bóng cao tay sao cho bóng trở ngược lại bạn tung bóng. Học sinh thứ nhất chụp bóng lại và tiếp tục tung bóng cho bạn thực hiện tiếp tục. Sau một khoảng thời gian thì đổi ngược lại. * Lưu ý: các em học sinh thường không đoán đúng điểm bóng rơi hoặc tung bóng chưa đến hay đi xa hơn bạn đối diện. Giáo viên hướng dẫn cho các em cách tung bóng (làm mẫu) và cách di chuyển đến hướng bóng để thực hiện. Các em thực hiện tốt thì giáo viên hướng dẫn thêm cho các em hoàn thiện, các em thực hiện chưa tốt có thể để bóng chạm vào lòng bàn tay một nhịp rồi sau đó mới chuyền bóng đi. CHỈ DẪN KỸ THUẬT TRƯỚC KHI ĐÁNH GIÁ Trong chương trình bóng chuyền lớp 10 thì nội dung chủ yếu là kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay. Để tạo cho học sinh nắm được kĩ thuật cơ bản, biết cách thực hiện kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay, tạo tiền đề để các em lên các lớp cao hơn và thực hiện những động tác khó hơn. Do đó, một số phương pháp giảng dạy kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay sẽ giúp giáo viên đạt được mục đích cần truyền đạt cho học sinh. Chuẩn bị: Trước khi chuyền bóng cần phán đoán hướng bóng đến để di chuyển về phía đó và đứng ở tư thế chuẩn bị (ổn định tư thế trước khi bóng đến). Động tác: đoán đúng điểm rơi của bóng, nhanh chóng đưa hai tay về phía bóng. Hai bàn tay mở khum, hai đầu ngón tay hướng vào nhau, chếch xuống dưới. Các ngón còn lại chia đều thành nửa vòng tròn theo đường cong của quả bóng. Tiếp xúc bóng tầm trước và trên trán. Sau đó, dùng sức của 10 đầu ngón tay, chủ yếu là ngón cái, trỏ và giữa để “búng” bóng đi. Khi chuyền bóng, động tác cần phối hợp nhịp nhàng, chân đạp đất duỗi hết khớp gối, nâng trọng tâm lên cao, đồng 13 Một số kinh nghiệm nhằm phát triển thể lực cho học sinh THPT (Môn Bóng Chuyền) thời duỗi cánh tay rồi “bật” cổ tay và các ngón tay để đẩy bóng đi. Khi bóng rời khỏi tay, hai tay và thân người thả lỏng, sau đó nhanh chóng về tư thế chuẩn bị. * Bước 1: cho học sinh xem những tranh ảnh vể kĩ thuật chuyền bóng cao tay, kết hợp phân tích những điểm kĩ thuật cơ bản trong chuyền bóng cao tay bằng hai tay. * Bước 2: chia lớp thành 2 nhóm (nam, nữ riêng), đứng đối diện cách nhau khoảng 4 – 6m. Một bên thực hiện cầm bóng và tung lên cao sao cho điểm rơi ngay tại vị trí mà người đối diện đứng, hàng đối diện đứng trong tư thế chuẩn bị đón bóng, đoán điểm rơi của bóng, di chuyển và thực hiện chuyền bóng cao tay bằng hai tay sao cho bóng bay cao về lại vị trí bạn đối diện vừa tung bóng. Sau một khoảng thời gian thì chuyền người tung bóng. Đây là phương pháp áp dụng cho những tiết học bóng chuyền đầu tiên. € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € 14 Một số kinh nghiệm nhằm phát triển thể lực cho học sinh THPT (Môn Bóng Chuyền) Bước 3: sau khi các em học sinh bước đầu thực hiện được chuyền bóng cao tay bằng hai tay, giáo viên chia lớp thành hai nhóm (nam, nữ riêng) thực hiện chuyền bóng cao tay bằng hai tay qua lại. Giáo viên chọn một số em có khả năng thực hiện tốt đi sửa sai và hướng dẫn cho các bạn thực hiện chưa được tập luyện. Với các hình thức thay đổi trên sẽ làm cho học sinh không cảm thấy chán nản.Trong quá trình dạy học, nếu các em có dấu hiệu mệt mỏi giáo viên cần thay đổi nội dung để tạo lại sự hứng thú, lấy lại tâm lý trạng thái vui tươi, có thể cho chơi một số trò chơi nhỏ hay kể một câu chuyện ngắn gọn về tinh thần luyện tập thể thao, lời kêu gọi tập luyện thể dục của Bác Hồ… Dụng cụ học tập rất quan trọng, nên áp dụng triệt để vì nó dễ tạo nên hưng phấn. Cho nên mỗi nội dung, mỗi tiết học, giáo viên nên chuẩn bị dụng cụ như: bóng chuyền, tranh ảnh, … hay các vật dụng khác mang màu sắc áp dụng trong bài học và trò chơi, sẽ tác động vào mắt các em gây sự hứng thú hấp dẫn trong tập luyện. Trong suốt tiết học, giáo viên cũng nên dùng phương pháp thi đua khen thưởng để động viên các em, mỗi một nội dung cho các tổ thi đua với nhau, giáo viên nhận xét khen thưởng sẽ tạo nên sự tranh đua, gắng sức tập luyện. Nói một cách cầu kỳ, ở tâm lý học sinh chỉ cần động viên khen ngợi một điều gì đó là các em sẽ thích thú ngay. Để tìm hiểu tình hình học sinh một cách toàn diện, trong mỗi lớp học, tìm hiểu khả năng vận động của các em, có sức khoẻ tốt, có sức khoẻ yếu, hay bệnh tật…Để có hình thức bồi dưỡng tập luyện khác nhau. Đối với học sinh yếu, khuyết tật, không để các em nghỉ, mà giáo viên phải tổ chức riêng cho các em tập với cường độ nhẹ hoặc cho các bạn có sức khoẻ tốt giúp đỡ các bạn yếu, giáo viên nên động viên khích lệ các em này. Tạo điều kiện cho các em, chẳng hạn cho các em này làm trọng tài trong các trò chơi, các hoạt động thi đua hoặc áp dụng phương pháp tập luyện bằng cách “ phục hồi chức năng” với hình thức nhẹ nhàng, nội dung phù hợp để các em này được hoạt động, tạo cho các em một tinh thần thoả mái, vui vẻ phấn khởi tập luyện nâng cao sức khoẻ cùng các bạn. Nói chung chương trình dạy thể dục trong trường THPT rất đa dạng, phong phú nhưng tuỳ theo một mức độ khác nhau. Chúng ta nghiên cứu trong mỗi tiết dạy tạo mọi điều kiện, sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi 15 Một số kinh nghiệm nhằm phát triển thể lực cho học sinh THPT (Môn Bóng Chuyền) các em, đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn, tạo nên sự hứng phấn, kích thích các em say mê luyện tập, nâng cao sức khoẻ đảm bảo việc học tập. IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Sau khi áp dụng một số phương pháp như trên, tôi đã được kết quả như sau: a. Đệm bóng (chuyền bóng thấp tay): Nội dung Số lượng Tỉ lệ Tương đối chính xác 20/39 51,3% Thực hiện được động tác 12/39 30.8% Thực hiện động tác cơ bản đúng 6/39 15,4% Thực hiện không đúng động tác Đệm bóng (chuyền bóng thấp tay) Mức độ 1/39 2.5% Mức độ Số lượng Tỉ lệ Thực hiện tốt động tác 22/40 55% Thực hiện được động tác 17/40 42,5% Thực hiện không đúng động tác 1/40 2.5% b. Chuyền bóng cao tay: Nội dung Chuyền bóng cao tay bằng hai tay Sau thời gian áp dụng hai phương pháp trên chúng tôi thấy rất thuận tiện trong việc soạn giảng cũng như về thực tế nội dung tiết học đa số các em có tiến bộ nhiều trong môn học, cụ thể là học sinh khối 10 rất ham thích luyện tập bóng chuyền, mỗi lớp đã tự mua cho mình 2 đến 3 trái bóng để tập luyện thêm. Các em thường trông đến tiết học thể dục, chất lượng tăng lên rõ rệt qua từng giai đoạn, kể cả học sinh sức khoẻ yếu, bệnh tật, các em đã nắm kỹ nội dung chương trình, tuy không đòi hỏi mức độ cao ở các em song cũng đủ đảm bảo tốt về mặt sức khoẻ, tinh thần ý thức, tổ chức kỷ luật. 16 Một số kinh nghiệm nhằm phát triển thể lực cho học sinh THPT (Môn Bóng Chuyền) V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1. Kết luận Tóm lại việc học môn thể dục trong nhà trường phổ thông là một động lực quan trọng để góp phần hoàn thiện về mặt thể chất ngoài ra còn có tác dụng tích cực thúc đẩy các mặt giáo dục khác phát triển. Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta phải trau dồi kiến thức, tự hoàn thiện mình, luôn trăn trở tìm ra những phương pháp soạn giảng, tập luyện phù hợp khắc phục những khó khăn để đưa chất lượng GDTT ngày càng phát triển. Đào tạo cho xã hội thế hệ tương lai là những con người toàn diện có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cường tráng, dũng khí kiên cường để tiếp túc sự nghiệp cách mạng của Đảng và sống cuộc sống vui tươi lành mạnh. Đề tài này tuy rằng đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi hạn chế thiếu sót, mong các bạn đồng nghiệp và Ban giám khảo đóng góp ý kiến, bổ sung để tôi có thêm các biện pháp mới hay hơn, sát thực hơn với thực tiễn địa phương và từng đối tượng học sinh, để góp phần xây dựng con người phát triển một cách toàn diện. 2. Khuyến nghị Theo kết quả khảo sát trên, nhìn chung đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy môn thể dục tương đối đầy đủ, có trình độ chuyên môn vững vàng từ đại học trở lên, thời gian công tác mấy năm vừa qua đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, giáo viên có lòng nhiệt tình, hăng say nhiệt huyết với công việc và đặc biệt rất ham thích môn bóng chuyền, đó là vấn đề thuận lợi cho quá trình hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tập luyện. Điều kiện cơ sở vật chất đối với môn học thể dục là rất cần thiết, trong nhiều năm trước do nhiều quan điểm và cách nhìn quá đơn thuần nên việc quy hoạch của nhiều trường không có sân rộng để tập thể dục. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại ban đầu thì thấy cơ sở vật chất hiện có phục vụ cho công tác giảng dạy và học môn thể dục ở mức tương đối đầy đủ. Nhưng thực tế thì điều kiện cơ sở vật chất của trường hiện nay chỉ áp dụng được vào những tiết nội khoá, chưa khai thác áp dụng cho những tiết ngoại khoá. Do đó, cần xây dựng và phát triển cơ sở vật chất hơn nữa (về sân bóng, bóng tập luyện và các vật dụng cần thiết khác…) để phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn thể thao tại cơ sở trường học đạt hiệu quả cao hơn, góp phần phát hiện và đào tạo những vận động viên trong tương lai. 17 Một số kinh nghiệm nhằm phát triển thể lực cho học sinh THPT (Môn Bóng Chuyền) VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa điền kinh -Dương Nghiệp Chớ- NXB TDTH Hà Nội năm 2000. 1. Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất TS Vũ Đào Hùng – PTS Nguyễn Mậu Loan – NXB Giáo dục - 1998 2. Lý luận và phương pháp TDTT– NXB TDTT Hà Nội – năm 1993. 3. Sách sinh lý học TDTT 4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III. 5. Sách giáo viên môn thể dục 10. NXB Giáo dục - 2004 NXB Giáo dục – 2006 6. Trò chơi vận động và vui chơi giải trí Người thực hiện Nguyễn Đức Minh Hoàng 18 Một số kinh nghiệm nhằm phát triển thể lực cho học sinh THPT (Môn Bóng Chuyền) VII. MỤC LỤC I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1-2 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2-3 1. Cơ sở lý luận 2. Thực tiễn Thuận lợi Khó khăn Khảo sát III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 4-16 1. Nội dung 2. Giải pháp 2.1 Kỹ thuật đệm bóng (hay chuyền bóng thấp tay) và 4-9 một số sai sót thường mắc phải trong khi thực hiện kỹ thuật đệm bóng. 2.2 Một số bài tập bổ trợ kỹ thuật đệm bóng 5-9 2.3 Một số trò chơi giúp phát triển kỹ thuật chuyền 9-16 bóng cao tay bằng hai tay cho học sinh lớp 10. (chuyền bóng thấp tay) và phát triển thể lực. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 16 V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 17 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 VII. MỤC LỤC 19 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan