Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Skkn kinh nghiệm trong tuyển chọn & bồi dưỡng hsg môn địa lý ...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm trong tuyển chọn & bồi dưỡng hsg môn địa lý

.PDF
9
1225
120

Mô tả:

Kinh nghiệm trong tuyển chọn & bồi dưỡng HSG môn địa lý SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thanh Long 2. Sinh ngày 01 tháng 3 năm 1965 3. Nam 4. Địa chỉ: 20/1 khóm 2, phường Thống Nhất, Thành phố Biên Hòa 5. Điện thoại: Cơ quan – 0613828107, nhà riêng – 0613916161 6. Fax: không có E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Tổ phó – tổ Sử Địa 8. Trường PTTH chuyên Lương Thế Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO  Đại học  Năm nhận bằng 1986  Chuyên ngành Địa lý Đại học sư phạm III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC  Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Địa lý  Số năm có kinh nghiệm: 24 năm  Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây 1. Ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy ở trường phổ thông có hiệu quả 2. Cách sử dụng bản đồ trong giảng dạy. 3. Sử dụng phương pháp đóng vai trong giảng dạy địa lý lớp 11. 4. Chuẩn bị tốt tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi như thế nào? 5. Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm GV Nguyễn Thanh Long – Lương Thế Vinh Đồng Nai – 2012 - Năm học 2011 Page 1 Kinh nghiệm trong tuyển chọn & bồi dưỡng HSG môn địa lý KINH NGHIỆM TRONG TUYỂN CHỌN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ năm học 1997 – 1998, Bộ giáo dục – Đào tạo chủ trương tổ chức thi học sinh giỏi môn Địa Lý cấp tỉnh và cấp quốc gia, theo tôi thì điều này góp phần cải thiện vị trí môn địa lý trong nhà trường phổ thông, tạo sự chuyển biến nhất định trong việc nhìn nhận môn học đối với giáo viên lẫn học sinh và xã hội. Thực tế nhiều năm qua, để có được học sinh đội tuyển HSG môn địa lý vẫn còn rất lận đận và nhiều trăn trở bởi vì các lý do sau: Nguồn học sinh để tuyển chọn rất hạn chế, mặc dù là trường chuyên thành lập từ 1994 đến nay nhưng vẫn không có lớp chuyên Địa nên đội tuyển Địa lại chủ yếu dựa vào lớp mặt bằng nên quá trình học tập cũng không ổn định, chắc chắn. Môn địa lý vẫn chưa có vị trí đáng kể trong nhà trường phổ thông, vẫn như là một môn phụ, một thực tế không thể chối bỏ. Cho nên cả học sinh lẫn xã hội ít quan tâm. Các môn thi HSG gắn với các môn thi đại học mới tạo nên sự hấp dẫn, gắn bó với học sinh. Tuy vậy thì môn địa lý thuộc khối C mà khối thi này thì ngày càng có xu hướng giảm sút số lượng thí sinh đăng ký do ngành thi hạn chế, cơ hội việc làm trong tương lai cũng khó khăn hơn các ngành khác (ngành kĩ thuật, kinh tế) II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TUYỂN CHỌN Phát hiện và tuyển chọn là một vấn đề rất quan trọng trong việc thành lập đội tuyển HSG vì liên quan đến chất lượng và hiệu quả của đội tuyển trong quá trình bồi dưỡng, rèn luyện và tham gia kỳ thi HSG quốc gia. Mặc dù, nguồn tuyển chọn rất hạn chế nhưng việc tuyển chọn cũng được thường xuyên thực hiện với một số kinh nghiệm sau:  Học sinh phải được xếp lọai học lực từ khá giỏi, đặc biệt môn địa lý để tạo nên cái nền chung cho việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng. Gv Nguyễn Thanh Long – Lương thế Vinh Đồng Nai – Năm học 2011 – 2012 Kinh nghiệm trong tuyển chọn & bồi dưỡng HSG môn địa lý  Học sinh có hứng thú say mê, yêu thích bộ môn, cần cù trong học tập, nếu không có sự ham mê thì khó đạt được đến thành công. Cho nên giáo viên bộ môn rất quan trọng đối với học sinh trong việc hình thành lòng yêu thích này, đặc biệt là ở khối lớp 10 và 11.  Học sinh phải có khả năng học tập bộ môn:  Khả năng tích tụ kiến thức cần thiết một cách tích cực, chủ động thông minh sáng tạo trong tư duy, có trăn trở với các bài tập, lý thuyết từ đó tìm ra mối liên hệ của bài giảng của các quy luật vốn có mà không phải học vẹt, nhớ bài một cách máy móc  Khả năng thực hiện các kỹ năng: xử lý, phân tích bảng số liệu, thống kê, đọc được bản đồ, biểu đồ từ đó tìm ra mối quan hệ giữa chúng với nhau. Đó là các mối quan hệ nhân – quả giữa hiện tượng tự nhiên với kinh tế – xã hội, giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa kinh tế – xã hội với nhau. Khi phân tích số liệu phải biết làm sinh động các con số đó thông qua việc so sánh, đánh giá nó để rút ra những nhận xét cần thiết.  Khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, đây là khả năng quan trọng thể hiện rõ nét để chọn HSG địa lý.  Học sinh có khả năng tư duy, sáng tạo và nhanh nhạy trong tiếp thu kiến thức, phán đoán và xử lý vấn đề.  Phải có ý thức thu thập thêm tài liệu ở sách báo, phương tiện thông tin đại chúng rồi sau đó biết xử lý, phân tích tài liệu nhất là với các bài tập, trao đổi với giáo viên bộ môn, với bạn bè để tìm ra kết quả tốt nhất.  GV cần chú ý bài làm kiểm tra của học sinh về cách trình bày, phải biết cách diễn đạt cho rõ ràng, chính xác, tránh trình bày câu chữ khó hiểu, lộn xộn, không logic. Từ đó, GV đánh giá được khả năng biết, hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh.  GV cũng cần chú ý đến học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, qua các bài kiểm tra, nhất là các bài kiểm tra có tính tuyển chọn.  Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cần được tiến hành từ đầu lớp 10. Nên chọn ngay từ lớp 10 để học sinh tham gia và có cơ hội cọ xát qua các kì thi khu vực như Olympic 30-4, qua đó những năm sau thành tích có thể tốt hơn. Vì, thứ nhất, các em đã rút được kinh nghiệm, thứ 2, các em đã được học tập và trau dồi qua thời gian dài, có khả năng tự học, tự nghiên cứu cao. Đó là nguồn rất tốt cho việc thi HSGQG. Gv Nguyễn Thanh Long – Lương thế Vinh Đồng Nai – Năm học 2011 – 2012 Kinh nghiệm trong tuyển chọn & bồi dưỡng HSG môn địa lý III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC BỒI DƯỠNG HSG 1. Nội dung bồi dưỡng a. Về kiến thức  Nội dung kiến thức chủ yếu bồi dưỡng đội tuyển bao gồm địa lý tự nhiên đại cương, địa lý kinh tế – xã hội đại cương (lớp 10) và địa lý Việt Nam (lớp 12). Đối với học sinh giỏi, cần nắm kiến thức cả theo chiều rộng lẫn chiều sâu để đến thời điểm thi HSGQG là phải hoàn thành xong chương trình.  Trong quá trình bồi dưỡng, cần:  Cũng cố kiến thức cơ bản, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, kiến thức được vận dụng cho việc giải quyết các vấn đề mới.  Soạn các chuyên đề nâng cao như Hệ quả các chuyển động của Trái đất, Khí quyển, Địa lý công nghiệp, Địa lý Dịch vụ,… Nhưng lưu ý các kiến thức trong chuyên đề không vượt quá nội dung chương trình vì những năm gần đây các đề thi HSGQG nội dung rất sát với chương trình học. Ví dụ khi soạn chuyên đề về khí quyển, giáo viên yêu cầu học sinh phải nắm được:  Khái niệm và thành phần của khí quyển  Cấu trúc của khí quyển gồm mấy tầng? Tầng nào là quan trọng nhất? Vì sao?  Phân biệt thời tiết với khí hậu.  Các khối khí trong khí quyển và các front (phạm vi, toàn cầu hóa)  Nguyên nhân sinh ra nhiệt trên Trái đất. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt trên Trái đất?  Sự thay đổi nhiệt độ trên Trái đất? Nguyên nhân?  Mưa, các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố mưa trên Trái đất? Nguyên nhân của sự phân hóa lượng mưa trên Trái đất.  Khí áp: khái niệm, khí áp trung bình, khí áp cao, khí áp thấp. Sự phân bố, thay đổi khí áp trên Trái đất? Nguyên nhân?  Gió: nguyên nhân sinh ra gió, các loại gió trên Trái đất (đặc điểm và phạm vi hoạt động). Các loại xoáy thuận, xoáy nghịch (nguyên nhân hình thành, đặc điểm, ảnh hưởng đến thời tiết khí hậu)  Các vòng đai nhiệt và các đới khí hậu trên Trái đất (phạm vi, đặc điểm)  Các bài tập nhận xét về kênh hình, kênh chữ trong sgk hay bài tập liên quan đến Việt Nam.  Cho học sinh làm nhiều bài tập ở cấp độ vận dung và hiểu phù hợp các đề thi HSGQG như dạng bài tập về phân tích mối quan hệ, giải thích và so sánh,… Ví dụ một số câu hỏi ở đề thi HSGQG năm 2010 và 2011:  Phân tích mối quan hệ về phân bố các vòng đai nhiệt và các đai khí áp trên Trái đất Gv Nguyễn Thanh Long – Lương thế Vinh Đồng Nai – Năm học 2011 – 2012 Kinh nghiệm trong tuyển chọn & bồi dưỡng HSG môn địa lý  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước của sông ngòi Duyên hải Nam Trung Bộ.  Phân tích sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ  Giải thích vì sao nhiệt độ trung bình của bán cầu bắc vào thời kỳ Trái đất ở xa Mặt Trời cao hơn thời kỳ Trái đất ở gần Mặt Trời  Vì sao cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với vì saoệc phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng dân tộc ít người?  Giải thích vì sao có sự khác nhau về loài thực vật ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với Nam Trung Bộ và Nam Bộ.  Giải thích vì sao các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều  So sánh việc phát triển tổng hợp kinh tế biển của Đông Nam Bộ với Duyên hải Nam Trung Bộ b. Về kĩ năng Đây là yêu cầu quan trọng khi bồi dưỡng HSG cho đội tuyển, nó thể hiện rõ tính đặc trưng của bộ môn. Vì thế, trong đề thi HSG rất chú trọng đến yêu cầu này, cho nên GV cần rèn luyện học sinh kĩ năng sau:  Kĩ năng sử dụng bản đồ, atlas  Học sinh phải nắm được các kiến thức về bản đồ: tỉ lệ bản đồ, phương hướng trên bản đồ, các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ, hệ thống các ký hiệu, ước hiệu trên bản đồ.  Đọc được các đối tượng, hiện tượng địa lý trên bản đồ  Xác định được các mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng địa lý trên bản đồ  Trong việc khai thác bản đồ, atlas cần khả năng vận dụng kiến thức đã học với khả năng tư duy, sáng tạo để giải quyết vấn đề  Đặc biệt là phải sử dụng thành thạo atlas địa lý Việt Nam. Trong đề thi HSGQG trung bình có 3 – 4 câu hỏi liên quan đến sử dụng atlas địa lý Việt Nam, ví dụ:  Đề thi năm 2011 có 5 câu:  Giải thích vì sao đất ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đa dạng  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước của Duyên hải Nam Trung Bộ  Phân tích sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ.  Giải thích vì sao có sự khác nhau về loài thực vật ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.  Hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Đông Nam Bộ  Phân tích sự phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng.  So sánh thế mạnh tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên  Đề thi năm 2012 có 5 câu: Gv Nguyễn Thanh Long – Lương thế Vinh Đồng Nai – Năm học 2011 – 2012 Kinh nghiệm trong tuyển chọn & bồi dưỡng HSG môn địa lý  So sánh thế mạnh tự nhiên để phát triển du lịch biển đảo ở Duyên hải Nam Trung Bộ với Bắc Trung Bộ.  Việc khai thác khoáng sản ở ven biển miền Trung nước ta có tác động như thế nào đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường?  Vì sao cả hai loại gió đều gặp dãy Trường Sơn Nam, nhưng gió Tây Nam từ vịnh Bengan đến gây ra hiện tượng khô nóng, còn gió mùa Tây Nam (tín phong bán cầu Nam) lại gây mưa ở cả hai sườn núi.  Phân tích tác động của địa hình đến sông ngòi, đất và sinh vật nước ta.  Nhận xét và giải thích phân bố đô thị nước ta.  Kĩ năng phân tích bảng số liệu  Cần phân tích bảng số liệu theo hàng ngang, hàng dọc, không bỏ sót số liệu để rút ra được nhận xét thể hiện được bản chất của hiện tượng, đồng thời sự biến động của đối tượng theo thời gian hoặc so sánh các đối tượng địa lý.  Cần cho học sinh làm nhiều bài tập với nhiều dạng khác nhau để tạo được kĩ năng thành thạo.  Ví dụ đề thi năm 2012 là “ Nhận xét và giải thích chế độ mưa ở mỗi địa điểm theo bảng số liệu sau Lượng mưa các tháng ở một số địa điểm (mm) Tháng Lạng Sơn Quảng Trị Cần Thơ I 24 II III IV V VI VII VIII IX 41 53 96 165 200 258 255 164 157 66 66 58 111 12 2 81 80 X 79 XI 34 XII 23 110 436 621 491 281 10 50 177 206 227 217 273 277 155 41  Kĩ năng vẽ biểu đồ  Cần cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về biểu đồ, phân biệt cách nhận dạng các biểu đồ  Phân biệt mỗi dạng biểu đồ đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nên phải biết cách chọn thích hợp  Nhưng hiện nay thì câu hỏi loại này ít khi có ngoài trừ năm 2005  Kĩ năng tính toán  Đây là kĩ năng cần thiết và phổ biến nên đối với HSG phải thành thạo kĩ năng này  Để tính toán học sinh cần nắm vững các công thức, biến đổi các công thức. Tất nhiên, không phải câu hỏi chỉ đơn thuần là xử lý ngay mà cần phải biết biến đổi. Gv Nguyễn Thanh Long – Lương thế Vinh Đồng Nai – Năm học 2011 – 2012 Kinh nghiệm trong tuyển chọn & bồi dưỡng HSG môn địa lý  Các nội dung thường gặp là tính góc nhập xạ, thời gian hay vị trí Mặt Trời lên thiên đỉnh, xác định tọa độ địa lý của 1 địa điểm, dân số … Hoặc xử lý lại số liệu để vẽ biểu đồ, nhận xét bảng số liệu  Kĩ năng làm việc với hình vẽ, tranh ảnh địa lý  Thật ra thì chính bản thân hình vẽ, tranh ảnh địa lý chứa đựng nguồn tri thức địa lý quan trọng, đồng thời phương tiện để minh họa cho đối tượng địa lý cần làm rõ.  Khi rèn luyện cho học sinh cần kết hợp thường xuyên trong truyền đạt kiến thức hoặc thông qua các bài tập cụ thể về hình ảnh, hình vẽ. Ví dụ trong đề thi HSGQG đã ra các câu hỏi như:  Quan sát lược đồ khí hậu tháng 1 (của Châu Âu), hãy cho biết lượng mưa của các nhóm vùng a, a’; b và b’; c, c’ và c”. Giải thích tình hình mưa của từng vùng (năm 2000).  Cho hình vẽ lược đồ 1 khu vực trên thế giới với các mũi tên OA, OB, OC,… cho biết rõ từng hướng đi từ O tới các địa điểm A, B, C, D, E, G, H, I, K 2. Thời gian bồi dưỡng  Việc bồi dưỡng HSG là cả quá trình lâu dài, nếu đội tuyển thành lập càng sớm thì việc bồi dưỡng càng thuận lợi vì học sinh có thời gian mà ngấm được kiến thức.  Việc bồi dưỡng tập trung trong thời gian ngắn, học dồn ép sẽ hạn chế hiệu quả như lớp 12 đầu năm học mới chọn được vào đội tuyển thì tháng 11 thi HSG cấp tỉnh, sau đó bồi dưỡng đến tháng 2 thi sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bồi dưỡng do thời gian quá hạn hẹp. 3. Giáo viên tham gia bồi dưỡng  Để công tác bồi dưỡng đội tuyển có kết quả tốt, vai trò của các giáo viên tham gia giảng dạy rất quan trọng. Việc tham gia giang dạy đội tuyển HSG mất nhiều thời gian và công sức cho việc soạn giảng, tích lũy kinh nghiệm. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, tâm huyết với công việc và với học sinh.  Trong nhóm giáo viên tham gia thì cần có sự đồng bộ nhất định về năng lực chuyên môn. Để thực hiện công tác bồi dưỡng cần có sự phân công rõ ràng, phù hợp năng lực, thế mạnh riêng của từng giáo viên, sự phối hợp chặt chẽ giữa các giáo viên trong quá trình bồi dưỡng, kiểm tra để nắm bắt tình hình học tập của từng học sinh trong đội tuyển  Sự ổn định của nhóm giáo viên tham gia đội tuyển cũng là thuận lợi, học mang nhiều kinh nghiệm, cập nhật kiến thức điều chỉnh phương pháp giảng Gv Nguyễn Thanh Long – Lương thế Vinh Đồng Nai – Năm học 2011 – 2012 Kinh nghiệm trong tuyển chọn & bồi dưỡng HSG môn địa lý dạy thích hợp. Qua đó tính chuyên môn hóa được hình thành rõ hơn và hiệu quả hơn 4. Hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tiếp cận đề thi và làm bài  Rèn kĩ năng hiểu và phân tích đề thi nhằm tránh lạc đề dẫn đến việc giải quyết các câu hỏi không trọng tâm, câu thì dài quá, câu thì sơ sài, học sinh phải biết nhận định đề nhanh, chính xác và phát triển tư duy sáng tạo.  Khi đọc đề, học sinh cần chú ý nội dung hỏi, dung lượng kiến thức trả lời, số điểm cho từng câu để phân phối thời gian làm bài cho phù hợp. Ví dụ đề thi năm 2010 câu “Giải thích vì sao nhiệt độ trung bình của bán cầu bắc vào thời kỳ Trái đất ở xa Mặt Trời cao hơn thời kỳ Trái đất ở gần Mặt Trời”. Khi đọc kỹ đề, học sinh sẽ khẳng định được ngay là do thời kỳ Trái đất ở xa Mặt Trời thì Bán cầu bắc chúc về phía Mặt Trời nên có góc nhập xạ lớn, thời gian chiếu sáng dài hơn thời gian khuất trong bóng tối; thời kỳ Trái đất ở gần Mặt Trời thì bán cầu bắc lại chếch xa Mặt Trời nên có góc nhập xạ nhỏ, thời gian chiếu sáng ngắn nên nhiệt độ trung bình thấp. Như vậy việc đọc kỹ đề thi trước khi làm bài có ý nghĩa quan trọng với kết quả bài thi.  Rèn kĩ năng lập đề cương sơ lược bài làm 5. Chấm và sửa bài:  Đối với các em học sinh giỏi, khi chấm bài giáo viên phải chỉ ra được điểm mạnh, yếu cơ bản của mỗi bài; theo dõi và động viên kịp thời mức độ tiến bộ của mỗi học sinh trong từng bài viết. Như đã nói ở trên là giáo viên phải lập nhật ký chấm bài với học sinh đội tuyển.  Khi chấm, giáo viên phải chỉ ra các lỗi cụ thể về dùng từ, viết câu, tổ chức ý... phân tích cho học sinh hiểu nguyên nhân và định hướng cách chữa để học sinh có thể tự sửa chữa các lỗi của mình.  Và để tạo hứng thú, giáo viên có thể tổ chức hướng dẫn học sinh đọc và chữa bài cho nhau. IV. KẾT LUẬN Thực tế giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhiều năm qua giúp tôi nhận ra rằng, học sinh có năng khiếu là hết sức quan trọng. Song trên thực tế, không có một tài năng nào tự nó có thể đi đến thành công. Bởi thế, vai trò người thầy là rất quan trọng. Những hệ thống tri thức, con đường tiếp nhận tri thức và cả những hứng thú, không ai có thể làm thay được người thầy. Vì vậy, muốn có học sinh giỏi, trước hết người thầy phải luôn có ý thức tích luỹ tri thức và kinh nghiệm giảng dạy một cách nghiêm túc. Điều kiện của giáo viên địa lý rất hạn hẹp, của học sinh càng khó khăn hơn. Chỉ có sự say mê, nghiêm túc, những kiến thức thực sự bổ ích từ Thầy Cô mới là nguồn truyền Gv Nguyễn Thanh Long – Lương thế Vinh Đồng Nai – Năm học 2011 – 2012 Kinh nghiệm trong tuyển chọn & bồi dưỡng HSG môn địa lý cảm hứng đến cho học sinh, khiến học sinh cố gắng tham gia đội tuyển, cố gắng học hỏi và đạt thành tích. Do đó, đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của người thầy là rất lớn. Trong đó, sự nhạy cảm trong phát hiện năng khiếu học sinh, phương pháp bồi dưỡng luôn là yếu tố hàng đầu để có được thành công. Trên đây là một số kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi của bản thân tôi được đúc kết và rút ra từ thực tế giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi suốt trong nhiều năm qua. Có thể những điều này không còn mới mẻ với những đồng nghiệp có bề dày kinh nghiệm, nhưng với tôi, đó là những điều tôi tâm đắc và bước đầu đã có được những thành công. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp để tôi có thể tiếp tục làm tốt công việc này trong những năm học tiếp theo. Gv Nguyễn Thanh Long – Lương thế Vinh Đồng Nai – Năm học 2011 – 2012
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan