Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Skkn một số kinh nghiệm tạo hứng thú học tập tích cực môn địa lí cho học sinh tr...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm tạo hứng thú học tập tích cực môn địa lí cho học sinh trường thpt sông ray

.DOC
14
1367
125

Mô tả:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP TÍCH CỰC MÔN ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT SÔNG RAY I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh (HS) phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.” (Điều 23- luật giáo dục). Muốn đạt được mục tiêu đó trong quá trình học tập HS phải có hứng thú học tập, có nhu cầu được học và học tập một cách tích cực, phải có tình yêu, niềm đam mê với việc học các môn học, trong đó có môn Địa lí. Tùy vào đặc trưng môn học, điều kiện giảng dạy giáo viên (GV) có thể thiết kế các hoạt động dạy học, ứng dụng những phương pháp dạy học thích hợp. Đặc trưng của môn Địa lí là tính trực quan, nội dung đa dạng bao gồm: Tự nhiên, kinh tế- xã hội nên có thể ứng dụng nhiều cách thức dạy học khác nhau để tạo hứng thú học tập cho HS. Bằng cách nào để nâng cao chất lượng giáo dục, tạo được niềm yêu thích môn học, vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống cho HS luôn là vấn đề mà các thầy- cô giáo luôn trăn trở. Học sinh trường THPT Sông Ray nhìn chung chưa quan tâm nhiều đến môn Địa lí, chất lượng học tập chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn của GV giảng dạy và lãnh đạo nhà trường. Do vậy để góp một phần nhỏ nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí ở trường THPT Sông Ray, tôi chọn đề tài này. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lí luận: 1.1. Khái niệm về hứng thú học tập: Piaget (1896-1996) nhà tâm lí học người Thụy Sĩ, rất chú trọng đến hứng thú học tập của học sinh, ông viết: ” Trường học kiểu mới đòi hỏi phải hoạt động thật sự, phải làm việc một cách chủ động dựa trên nhu cầu và hứng thú cá nhân”. Ông cho rằng mọi việc làm của trí thông minh đều dựa trên một hứng thú. Hứng thú là một trạng thái tâm lí năng động của sự đồng hóa. Tâm lí học Macxit nhận xét: Hứng thú là thái độ nhận thức tích cực của cá nhân với các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Là thái độ khao khát đi sâu vào các khía cạnh của thế giới xung quanh. Hứng thú là động lực của cảm xúc, sự kết hợp độc đáo của các quá trình tình cảm, ý chí, trí tuệ taọ nên tính tích cực của con người trong quá trình hoạt động. Tâm lí học đại cương của nhóm tác giả Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy cho rằng: Khi ta có hứng thú về một cái gì đó thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa ở ta xuất hiện một tình cảm đặc biệt với nó. Vì vậy hứng thú lôi cuốn hướng dẫn chúng ta tiếp cận đối tượng và tạo nên tâm lí đi sâu tìm hiểu đối tượng. Do vậy theo tôi: Hứng thú học tập có thể hiểu là sự tổng hợp các cảm xúc, tình yêu và niềm đam mê tìm hiểu nghiên cứu tri thức môn học một cách chủ động, sáng tạo và tích cực của học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động của giáo viên. Hứng thú học tập là một động lực quan trọng để HS vươn lên chiếm lĩnh kiến thức ở 1 nhiều mức độ khác nhau. Nếu trong quá trình học tập học sinh không có hứng thú học tập hay không có hứng thú với một môn học nào thì chắc chắn kết quả học tập môn học đó sẽ không cao. 1.2. Khái niệm về học tập tích cực: Họat động học tập tích cực của HS có thể nói là kết quả của cách dạy học lấy HS làm trung tâm hay dạy học theo hướng tập trung vào HS của GV. Tâm lí học hoạt động chỉ ra rằng: Bằng hoạt động và thông qua hoạt động con người tự sinh ra tâm lí, tạo thành và phát triển ý thức cũng như nhân cách của mình. HS vừa là sản phẩm vừa là chủ thể tích cực của hoạt động. Kết quả học tập phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của học sinh. Học “ là sự biến đổi bản thân mình trở nên có thêm giá trị, bằng lỗ lực của chính mình để chiếm lĩnh nhưng giá trị mới từ bên ngoài” (Jacques Delors – Learning: The treasure within, USNECO, Pari 1996). Việc khích thích, tổ chức, chỉ đạo, và điều khiển của GV trong các hoạt động của HS một cách tích cực là yếu tố quan trọng giúp học sinh học tập tích cực. A. Cômenxki (1592-1670) đã viết “ Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách. Hãy tìm ra phương pháp cho phép GV dạy ít hơn, HS học nhiều và tích cực hơn”. Từ thế kỉ XIX, nhiều nhà giáo dục đã tiến hành các phương pháp giúp học sinh học tập tích cực, làm cho HS tự hoạt động và tạo điều kiện cho sự trưởng thành nhanh chóng của HS. Ở Việt Nam từ cuối thập kỉ 80, bắt đầu xuất hiện những ý tưởng đề cao vai trò, lợi ích của người học và để người học tự phát triển hay việc sử dụng những phương pháp dạy học hoặc các hình thức tổ chức dạy học phát huy được tinh thần chủ động lĩnh hội tri thức, tích cực sáng tạo. Tóm lại hứng thú học tập tích cực của HS là quá trình lĩnh hội kiến thức một cách tích cực và chủ động, tự giác, sáng tạo và hợp tác với niềm yêu thích và sự đam mê tìm hiểu môn học, dưới sự tổ chức, hướng dẫn và điều khiển của GV. 1.3. Vai trò của môn Địa lí trong trường phổ thông. - Trang bị cho HS một khối lượng tri thức phong phú về tự nhiên, dân cư- xã hội, kinh tế và mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế với xã hội; Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong cuộc sống: Xử lí thông tin, vận dụng kiến thức địa lí vào trong thực tiễn, đặc biệt kĩ năng bản đồ. - Bồi dưỡng cho HS thế giới quan khoa học và những quan điểm đúng đắn: Vận dụng kiến thức địa lí để giải thích một số hiện tượng sự vật trong tự nhiên và đời sống, quan hệ giữa con người và tự nhiên: Giải thích các hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực hay tại sao có hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo vĩ độ hoặc giữa các mùa trong năm, tại sao phải bảo vệ môi trường… - Môn Địa lí phổ thông có khả năng hình thành cho HS những phầm chất của người lao động trong xã hội nhờ vào việc nghiên cứu trực tiếp, thường xuyên liên hệ với thực tế đời sống đất nước và thế giới, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và mong muốn được cống hiến sức lao động của mình cho sự phát triển giàu đẹp của đất nước. Như vậy tạo được hứng thú học tập tích cực cho HS trong học tập môn Địa lí sẽ đạt được kết quả cao ở nhiều khía cạnh: HS có kiến thức về địa lí tự nhiên, kinh tế-xã hội từ đó nhận thức được các hiện tượng sự vật đúng đắn, khách quan và khoa học , giáo 2 dục kĩ năng sống, nâng cao ý thức trách nhiệm bản thân của mỗi HS đối với cuộc sống và môi trường. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài. 2.1. Nội dung: 2.1. 1.Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài: a.Thuận lợi: - Những yêu cầu đổi mới trong dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng không ngừng được đẩy mạnh nên GV có nhiều cơ hội tạo hứng thú học tập giúp HS học tập tích cực bằng những phương pháp dạy học mới: Làm việc nhóm, thuyết trình báo cáo, thực địa… - Chương trình giáo khoa Địa lí đã đổi mới nhiều về nội dung chương trình, hình thức trình bày và mục đích yêu cầu. Qua môn Địa lí HS có được những kiến thức căn bản, cần thiết về Trái Đất- môi trường sống của con người và các hoạt động sống của loài người trên bình diện toàn thế giới và đât nước mình nên GV có thể dễ dàng liên hệ với các sự vật- hiện tượng xung quanh, thực tiễn trong quá trình dạy học. - Đội ngũ giáo viên môn Địa lí tại trường THPT Sông Ray có 04 GV, trình độ đạt chuẩn (có 01 GV trên chuẩn), không ngừng học hỏi, tìm tòi nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng giảng dạy. GV trẻ, nhiệt tình trong công tác, tích cực tìm tòi, vân dụng những phương pháp dạy học giúp HS có hứng thú học tập môn Địa lí tích cực hơn. - Nhận thức của HS về vai trò của môn Địa lí đối với đời sống ngày càng cải thiện, và từng bước có sự yêu thích môn học. - Học sinh THPT đang ở lứa tuổi rất nhiệt tình tìm kiếm, khám phá thế giới xung quanh để lĩnh hội tri thức, thích hoạt động, đặc biệt những hoạt động mang tính sáng tạo, có tinh thần tập thể và tinh thần văn nghệ. - Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, tư liệu tham khảo được trang bị khá đầy đủ. Sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông giúp cho việc tìm kiếm thông tin, tư liệu của thầy và trò rất thuận lợi. - Các cấp lãnh đạo nhà trường và cấp trên luôn quan tâm tạo điều kiện cho GV nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác và cơ hội để GV thể hiện tài năng của mình như: Tổ chức các kì thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh hay cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn và tổ chức các chuyên đề cấp Sở,… b. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Sông Ray với mục tiêu: “Giúp HS có hứng thú học tập môn Địa lí”, tôi thấy còn tồn tại một số khó khăn: - Khái niệm “môn học phụ” đối với môn Địa lí còn tồn tại trong suy nghĩ của nhiều HS, đặc biệt những HS ở các lớp Ban khoa học tự nhiên (KHTN) và những HS có xu hướng thi CĐ- ĐH khối A, B nên không đầu tư nhiều thời gian cho môn học Địa lí. Thậm chí đối với HS lớp 12 môn Địa lí là môn học có khả năng là một trong các môn thi tốt nghiệp thì cũng vẫn không phải môn học được chú trọng của các em. - GV bộ môn Địa lí tuy nhiệt tình, nhưng đều có hoàn cảnh gia đình neo đơn hoặc khó khăn, kinh nghiệm tích lũy chưa nhiều nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực hoặc xây dựng các hình thức dạy học tạo 3 được hứng thú học tập tích cực, ở đó HS có thể phát huy được khả năng của riêng mình, HS vừa được học tập, vừa được vui chơi và yêu thích môn Địa lí hơn. - Thực hiện một tiết dạy có vận dụng những hình thức và phương pháp dạy học giúp HS có hứng thú học tập tích cực phải mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị giáo án, tiến hành dạy học (trong khi đó một tiết học chỉ có 45 phút). - Trường THPT Sông Ray nằm ở vùng nông thôn, kinh tế còn nhiều khó khăn, xa các trung tâm nên không dễ tổ chức một số hoạt động như tham quan địa lí (tham quan tìm hiểu một số hoạt động công nghiệp, dịch vụ- thương mại, thực địa tìm hiểu các sự vật hiện tượng địa lí tự nhiên…). - Ngoài ra còn một số khó khăn khác: Phương tiện dạy học, băng đĩa tư liệu cần thiết cho việc dạy và học tập của GV và HS của nhà trường còn thiếu; Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của GV địa lí trong trường còn hạn chế, kĩ thuật cắt, chỉnh sửa phim ảnh và ứng dụng các phầm mềm dạy học trên máy tính chưa cao… 2.1.2. Số liệu thống kê về mức độ hứng thú học tập tích cực môn Địa lí trước khi triển khai thực hiện chuyên đề: Việc thống kê mức độ hứng thú học tập môn Địa lí ở trường THPT Sông Ray vào tháng giữa tháng 10 năm 2013, được tiến hành ở 3 lớp: 10A3 (43HS - Ban KHTN), 11C5 (45HS- Ban cơ bản), 12B1(44 HS- Ban KHTN), khi được yêu cầu trả lời câu hỏi: ”Em thích học môn Địa lí không? Vì sao?”, tôi thống kê thấy có 3 mức độ cảm xúc (hứng thú học) về môn Địa lí: Không thích, bình thường và rất thích học. Các mức độ hứng thú học tập môn Địa lí cũng khác nhau giữa các khối lớp. Cụ thể tỷ lệ từng lớp như sau: 4 Các mức độ hứng thú học tập Lớp10A3 Lớp11C5 Lớp12B1 (%) Không thích học môn Địa lí 23,3 33,3 28,0 Bình thường 63,5 60,0 60,8 Rất thích học môn Địa lí 13,2 6,7 11,2 Qua bảng số liệu thống kê trên chúng ta thấy: - Thái độ không quan tâm và xem môn Địa lí chỉ là môn học phụ (thậm chí không thích học) có tỷ lệ khá cao (28,0% trong tổng số HS của 3 lớp). + Riêng lớp 11C5 có tỷ lệ HS không thích học môn Địa cao nhất (33,3%) trong 3 lớp. Nguyên nhân chính là các em có đầu vào thấp (học lực yếu), trong quá trình học tập một số kiến thức Địa lí lớp 10 khá khó và trừu tượng, cách dạy - học bình thường, chưa hấp dẫn, chưa tạo được tình cảm yêu thích môn học cho các em. + Lớp 12B1, 10A3, tỷ lệ không thích học môn Địa cao (lớp 12B1: 28,0 %) chủ yếu là do các em thuộc Ban khoa học tự nhiên, các môn xã hội trong đó có môn Địa lí thường không là trọng tâm, ít tạo được chú ý . - Có thái độ bình thường (là môn học trong chương trình nên phải học) chiếm tỷ lệ rất lớn (61,4% tổng số HS 3 lớp), trong đó lớp có tỷ lệ cao nhất 10A3 (63,5%). Nguyên nhân chính là do chưa thấy sự khác biệt về cách truyền đạt của thầy cô và việc học của HS giữa cấp2 và cấp3. - Yêu thích và mong muốn tìm hiểu nhiều hơn về môn Địa lí vì môn học này giúp cho HS có sự hiểu biết nhiều vấn đề trong cuộc sống chiếm tỷ lệ không lớn (10,6% tống số HS 3 lớp). 2. Biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: Nhằm khắc phục tình trạng trên, đồng thời tạo hứng thú tập tích cực môn Địa lí, tôi tiến hành thực nghiệm các biện pháp dạy học sau đây: 2.1. Sử dụng giáo án điện tử trong dạy học. Giáo án điện tử là phương tiện hố trợ cho GV, giúp bài giảng sinh động , trực quan hơn. Qua những hình ảnh trực quan của sự vật hiện tượng địa lí, Hs thấy hứng thú trong học tập và dễ dàng tiếp thu bài học. Giáo án điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, giảng dạy giáo án điện tử mang tính trực quan cao, giúp HS có sự tin tưởng vào tính chân thực của sự vật hiện tượng được quan sát. Giảng dạy bằng giáo án điện tử giúp HS có hứng thú học tập và phát triển trí tuệ thông qua sự kết hợp giữa hình ảnh trực quan và kênh chữ. Ví dụ: Bài 3- Địa lí 11: “Một số vấn đề mang tính toàn cầu” + GV chiếu những hình ảnh về sức ép của dân số đông, tăng nhanh: Sự chật chội của các khu dân cư, ách tắc giao thông, khói bụi, chất thải sản xuất và sinh hoạt, những hình ảnh về sự đói nghèo, sự quá tải trong các bệnh viện,… ở các nước đang phát triển thì HS sẽ hiểu đựơc ngay vấn đề là dân số đông, tăng nhanh sẽ gây ra hậu quả lớn cho con người. + Những hình ảnh về hoạt động sản xuất công nghiệp với nước thải, khí thải chưa xử lí vào môi trường, khí thải có gốc axit: CO2, NO2, khí CFC của các phương tiện giao thông, thiết bị và máy lạnh…sẽ giúp HS nhận thức được nguyên nhân gây ra 5 hiệu ứng nhà kính, sự biến đổi khí hậu toàn cầu và sự suy giảm tầng ôzôn, ô nhiễm nguồn nước trong các sông suối, biển và đại dương… Để giúp HS khắc sâu kiến thức, kích thích nguồn cảm hứng học tập của HS bằng việc sử dụng giáo án điện tử theo tôi khí dạy học giáo viên cần phải: - Kết hợp hài hòa giữa slide hình ảnh, video clip và lời giảng, giữa màn hình và ghi bảng trong các hoạt động sao cho linh hoạt và uyển chuyển. - Nghiêm túc xác định mục tiêu tiết dạy của mình. - Có sự đầu tư cao trong việc tìm kiếm, cắt chỉnh phim - ảnh để lấy được những tư liệu mang tính cập nhật, chính xác và sinh động nhất nhằm tránh tình trạng sử dụng quá nhiều hình ảnh và nhiều hiệu ứng gây tác dụng ngược và làm cho tiết học bị loãng. Ngoài ra khi sử dụng giáo án điện tử, kĩ năng sử dụng giáo án điện tử của giáo viên thật vững để xử lí kịp thời những sự cố kĩ thuật có thể xảy ra trong tiết dạy, giúp cho quá trình học tập được liên tục và hoàn chỉnh, tránh gây ra sự thất vọng và giảm hứng thú học tập của học sinh. 2.2. Tích cực dự giờ, thăm lớp sẽ phát huy được tinh thần học tập của học sinh. Hoạt động dự giờ thăm lớp không chỉ là việc thực các quy định về chuyên môn. Hoạt động dự dự giờ thăm lớp được xây dựng trong kế hoạch của mỗi cá nhân và tổ chuyên môn hàng tháng và trong mỗi năm học. Dự giờ thăm lớp có rất nhiều ưu điểm: - Giáo viên chủ động, tích cực đầu tư nhiều hơn cho bài giảng của mình. - Khi có đồng nghiệp dự giờ, GV sẽ chuẩn bị bài dạy kĩ hơn, sẵn sàng trao đổi về bài dạy với đồng nghiệp trước khi lên lớp, xác định những phương pháp dạy học thích hợp, các công việc khác được chú ý như: Việc lựa chọn phim ảnh, đồ dùng hoặc soạn giảng…tạo nên một tiết học hấp dẫn, có nhiều “món” ngon. - Là hoạt động cần thiết và thiết thực để trau dồi những kinh nghiệm quý báu trong tổ chức dạy học cho HS giữa các GV với nhau. - Ngoài ra hoạt động này còn thể hiện được sự quan tâm của GV với HS và cũng là động lực để HS học tập có hiệu quả. - HS thường học tập sôi nổi, tích cực, ý thức học tập nâng cao. Đây là điều kiện thuận lợi để phát huy ý thức tự giác, sáng tạo trong học tập và thể hiện tài năng, tạo được hứng thú học tập cho HS. - Thể hiện sự quan tâm của GV đến hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng HS. Ví dụ : Trong kì thi giáo viên dạy giỏi cấp trường tổ chức vào tháng 3 năm 2013, bản thân tôi đã tham gia thi và được phân công dạy hai tiết ở lớp 12B6, 10A6. + Theo GV chủ nhiệm và GV giảng dạy các bộ môn của hai lớp này nhận định thì đây là hai lớp học rất trầm, rất thụ động. Thậm một số đồng nghiệp còn khuyên tôi xin Ban tổ chức xem xét đổi lớp khác. + Sau hai tiết dạy thao giảng (có nhiều GV gồm Ban giám hiệu, GV bộ môn và GV chủ nhiệm dự giờ) tôi thấy không khí lớp học và tinh thần học tập của HS hai lớp trên hoàn toàn ngược lại. HS của hai lớp chuẩn bị bài rất tốt, xung phong phát biểu hăng hái, tích cực xây dựng bài, chủ động trong quá trình học tập, tiếp thu bài rất tốt. Những HS được xem là thành phần cá biệt hay quậy phá trong các giờ học cũng học tập rất tích cực và ngoan ngoãn. 6 Tích cực dự giờ là động lực thúc đẩy sự sáng tạo, tích cực của HS trong quá trình dạy học. Biện pháp quan trọng giúp giáo viên luôn chuẩn bị đầy đủ kiến thức, hồ sơ giảng dạy trước khi đến lớp, tránh tình trạng “dạy chay”và trình bày nội dung bài dạy qua loa gây nhàm chán cho HS. 2.3. Tạo kịch tính trong giờ học. Thay vì giảng dạy theo trình tự bình thường, Gv có thể biến tiết dạy của mình thành một vở kịch hay một trò chơi hoặc lồng ghép một đoạn kịch ngắn, âm nhạc, thơ ca… vào bài dạy Địa lí với những hình ảnh, tình huống sống động khiến HS cảm thấy sảng khoái, muốn được học và quên cả giờ ra chơi. Ví dụ: Dạy bài” Thương mại và du lịch”- Địa lí 12 + Vào đầu tiết học GV tiến hành bài học bình thường bằng giáo án điện tử. Sau khi kết thúc phần I - Thương mại. GV mở bài hát “Bốn phương trời” và bắt nhịp cho HS hát tập thể bài hát này vừa để xả strees vừa khẳng định tinh thần đa phương hóa trong ngoại giao và buôn bán quốc tế. + Sang phần II- Du lịch, Gv chọn trong lớp 2HS (hoặc 3HS) có khả năng dẫn chương trình (HS xung phong hiệu quả hơn) làm hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về tuyến du lịch xuyên Việt (Lưu ý nên chọn trước để HS chuẩn bị được bài giới thiệu và hình ảnh về tuyến du lịch). Số HS còn lại là du khách (nội địa và quốc tế) sẽ đánh giá bài giới thiệu thông qua số lượng khách đăng kí tham gia theo đoàn của mỗi hướng dẫn viên. + Sau khi 2 HS “hướng dẫn viên” làm xong nhiện vụ giới thiệu về tuyến du lịch xuyên Việt với nội dung chủ yếu là giới thiệu về tài nguyên du lịch và các trung tâm du lịch trên tuyến, GV đánh giá hai bài thuyết trình bằng số lượng khách tham gia ủng hộ mỗi đoàn, nhận xét nội dung bài thuyết trình, củng cố lại nội dung và mở Video clip ca khúc “Việt Nam quê hương tôi” hoặc “ Một thoáng quê hương” để kết thúc bài dạy. Như vậy thông qua các hoạt động vui chơi và giải trí bằng trò chơi và lồng ghép âm nhạc nêu trên, tôi thấy: - HS thi đua học tập một cách tự giác, sáng tạo và không khí trong lớp học sôi động. - Tài năng của HS được phát huy, thậm chí có thể định hướng nghề nghiệp tương lai cho HS. - Thực tế cho thấy HS không chỉ nắm nội dung bài học một cách chủ động, mà còn cảm nhận được cái đẹp của thiên nhiên, giá trị của các hoạt động sản xuất và lao động của con người, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc. Tạo hứng thú học tập tích cực môn Địa lí bằng cách lồng ghép âm nhạc, thơ ca, phim ảnh hay diễn tả nội dung bài học qua thuyết trình, tổ chức các trò chơi và đóng kịch…không khó, không tốn thời gian (thời gian một tiết học vẫn có thể đảm bảo nội dung) nhưng: - GV cần phải chú trọng trong việc tìm tư liệu, chọn lọc thông tin, xử lí nội dung, tư liệu thành một vấn đề kịch tính. - HS tham gia trong tiết học này cần phải chuẩn bị trước nội dung hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV để tiết học đạt hiệu quả như mong muốn. 7 2.4. Các phương thức dạy học tạo hứng thú học tập tích cực khác: Tổ chức thuyết trình về các vấn đề Địa lí có giải thưởng; Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Đố vui để học, sân khấu hóa các vấn đề về môi trường, biển- đảo; tổ chức câu lạc bộ Địa lí…đều có những ưu điểm: - Tạo môi trường học tập thân thiện, vui tươi có sự đồng cảm giữa GV và HS. - Kích thích HS có hứng thú học tập tích cực, chủ động và yêu thích môn học nhiều hơn. - Sự mới mẻ trong dạy và học làm cho HS muốn khám phá và lĩnh hội tri thức. - Sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của GV tạo nên sự lôi cuốn và đam mê học tập cho HS. Ngoài sự vận dụng các phương thức dạy học kể trên để tạo được hứng thú học tập tích cực cho HS, GV cần: - Phong cách giảng dạy chững chạc, khả năng truyền đạt tốt. - Giao tiếp, ứng xử với HS vui vẻ, đúng mực và công bằng. - Lựa chọn và cô đọng nội dung bài dạy một cách ngắn gọn, xúc tích để tạo cảm giác “dễ học” cho HS. - Trong dạy học nói chung và dạy Địa lí nói riêng có nhiều phương pháp giảng dạy với những ưu điểm khác nhau cho nên GV cần kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp tạo nên sự biến hóa nhanh chóng phù hợp với hoàn cảnh khách quan. 3. Giáo án minh họa cho một trong những biện pháp nêu trên: Ví dụ: Sử dụng giáo án điện tử để giảng dạy (có phụ lục PowerPoint kèm theo). Bài 11- tiết 11: KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Sau bài học HS cần: 1. Về kiến thức: - Biết khái niệm khí quyển. - Hiểu được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí. - Biết khái niệm front và các front. Tác động của front đối với thời tiết. - Hiểu được nhiệt độ không khí ở tầng đối lưu chủ yếu do nguồn BXMT cung cấp. - Trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất và nguyên nhân của sự phân bố đó. 2. Về kĩ năng: - Sử dụng bản đồ, phân tích bản số liệu, tranh ảnh để hiểu về khí quyển và sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất. - Kĩ năng sống được GD trong bài: + Tự nhận thức về vai trò quan trọng của khí quyển đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái Đất. Sự nguy hiểm của việc tầng Ozon bị suy thoái. + Lắng nghe tích cực và suy nghĩ , trình bày suy nghĩ về việc bảo vệ môi trường. Quản lí thời gian khi làm việc nhóm để tìm hiểu sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất. 8 3. Về thái độ: Có ý thức về việc dùng năng lượng Mặt Trời thay thế năng lượng truyền thống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu và giáo án soạn thảo trên PowerPoint. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Giảng bài mới: GV mở một đoạn bài hát “Gửi nắng cho em - Anh ở trong này chưa thấy mùa đông…Gửi nắng về sưởi ấm những bàn tay”. Tại sao có những vùng có khí hậu nóng, nhưng cũng có những nơi khí hạu lạnh? Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu vì sao như vậy. Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Cả lớp GV chiếu slide 2, giới thiệu khái quát cho HS biết thành phần các chất khí có trong khí quyển. Khẳng định vai trò của hơi nước trong khí quyển. - HS quan sát hình 11.2 (sgk – slide 3) + hiểu biết của mình nêu khái niệm khí quyển. - GV chiếu slide 4 giới thiệu khái quát về cấu trúc của khí quyển. Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường qua việc giới thiệu về vai trò của tầng Ozon ở tầng bình lưu. Hoạt động 2: Cá nhân - GV cho HS quan sát lược đồ các khối khí ở bán cầu Bắc ( slide 6) và yêu cầu HS: Nêu tên và xác định các khối khí. Nguyên nhân vì sao có sự tồn tại của các khối khí trên Trái Đất? GV chuẩn kiển thức. Nêu tính chất của các khối khí trên? Minh họa: - Sự di chuyển và biến tính khi di chuyển từ lục địa ra đại dương và ngược lại. - Sự di chuyển của Pc từ Xibia vào nước ta ở nửa đầu mùa đông và nửa sau mùa đông. Đồng thời giải thích sự khác biệt về khí hậu 2 miền Nam- Bắc nước ta thể hiện trong bài hát “Gửi năng cho em” HS được nghe đầu giờ. Đặc điểm của các khối khí là gì? - GV: Giữa các khối khí cực đới và ôn đới Nội dung bài học I. Khí quyển. 1. Khái niệm: Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất. Chịu tác động mạnh mẽ bởi Vũ Trụ. 2. Các khối khí: - Ở mỗi bán cầu có 4 khối khí: Địa cực (A), ôn đới (P), chí tuyến (T), xích đạo (E). - Tính chất của các khối khí khác nhau, luôn di chuyển và bị biến tính dẫn đến sự hình thành các khối khí mang tính chất hải dương (m) hoặc lục địa (c). 9 hay ôn đới và nhiệt đới (chí tuyến) tồn tại một mặt ngăn cách (tiếp xúc) gọi là Front. Front là gì? Trên Trái Đất có những F nào? Số lượng? Vì sao giữa khối khí xích đạo và chí tuyến không tồn tại F? Liên hệ Việt Nam: Huế là nơi có lượng mưa cao nhất ở nước ta, một phần do ảnh hưởng của CIt. Hoạt động 3: Nhóm và cá nhân Bước 1: HS xem hình 11.2 (slide 8) Xác định tỷ lệ lượng BXMT mà Trái Đất hấp thụ? GV Khẳng định một lần nữa vai trò của tầng Ozon và GD ý thức bảo vệ MT (slide 9). Quan hệ giữa BXMT và nhiệt độ không khí trên Trái Đất là gì? GV nhấn mạnh bức xạ Mặt Trời là nguồn năng lượng vô tận để con người sử dụng phục vụ cho mục đích sinh hoạt và SX thay thế cho nguồn năng lượng truyền thống. Quan sát hình 11.3, 11.4 và bảng số liệu 11.1(sgk- Slide10), nêu nhận xét về sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất? Bước 2: - GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Nhóm 1: Tìm hiểu sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ (slide11). Nhóm 2: Phân bố nhiệt độ không khí giữa lục địa và đại dương (slide 12). Nhóm 3: Sự phân bố nhiệt độ không khí theo địa hình (slide13). Bước 3: HS thảo luận theo bàn và trình bày phần tìm hiểu của mình. GV chuẩn kiến thức kết hợp yêu cầu HS giải thích sự phân bố đó? Đà Lạt, Sapa là 2biểu hiện rõ rệt sự phân hóa nhiệt độ theo độ cao đại hình của nước ta. 3. Front (F): - Front là mặt ngăn cách giữa 2 khối khí có tính chất khác biệt nhau. - Mỗi bán cầu có 2 front: Front cực (FA), front ôn đới (PA) và một dải hội tụ nhiệt đới (CIt) chung cho cả 2 bán cầu. - Nơi có F hoặc CIt di chuyển qua thường làm cho thời tiết bị biến đổi đột ngột. II. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất: 1. Bức xạ Mặt Trời và nhiệt độ không khí: BXMT là nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu. 2. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất: - Phân bố theo vĩ độ. - Phân bố theo lục địa và đại dương. - Phân bố theo độ cao và hướng phơi địa hình. 4. Đánh giá: (slide 14) a. Khí quyển đang đứng trước nguy cơ đe dọa nào? Nguyên nhân gây ra và biện pháp giải quyết các nguy cơ đó. 10 b. Tại sao khối khí xích đạo chỉ có một kiểu duy nhất là xích đạo hải dương (Em). 5. Dặn dò: Ôn bài cũ và chuẩn bị bài 12. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: 1. Số liệu thống kê sau khi triển khai thực nghiệm đề tài: Sau nhiều năm giảng dạy tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trên và một năm học 2012-2013 tiến hành thực nghiệm chuyên đề bằng cách đánh giá qua các hoạt động trong các tiết học, đánh giá qua điểm số các bài kiểm tra thường xuyên cũng như định kì của HS các lớp 10A3, 11C5, 12B1 trường THPT Sông Ray, đồng thời tiếp tục yêu cầu HS các lớp trả lời câu hỏi: “Em có thích học môn Địa lí không? Tại sao?” , tôi thông kê được kết quả như sau: 11 Các mức độ hứng thú học tập Lớp10A3 Lớp11C5 Lớp12B1 (%) Không thích học môn Địa lí 11,6 14,9 8,0 Bình thường 36,5 40,1 42,8 Rất thích học môn Địa lí 51,9 45,0 49,2 So với trước đây các mức độ hứng thú học tập tích cực của HS được nâng cao, chuyển biến rõ rệt, tỷ lệ yêu thích và không thích môn học Địa lí đảo ngược nhau: Trước đây 1 năm, tỷ lệ không thích học ở cả 3 lớp khoảng 28,0% và thích học 10,6% còn lại là thái độ bình thường. Sau một năm học tỷ lệ không thích học ở cả 3 lớp khoảng 11,5% và thích học trên 48% còn lại là thái độ bình thường. Cụ thể: - Thái độ không quan tâm và xem môn Địa lí chỉ là môn học phụ (thậm chí không thích học) giảm rất nhiều và chiếm tỷ lệ không lớn (Lớp 12B1 còn 8,0%, lớp 11C5 giảm xuống còn 14,9%). - Có thái độ bình thường (là môn học trong chương trình nên phải học) giảm nhiều (10A3 thấp nhất: 36,5%). - Yêu thích và mong muốn tìm hiểu nhiều hơn về môn Địa lí vì môn học này giúp cho HS có sự hiểu biết nhiều vấn đề trong cuộc sống chiếm tỷ lệ lớn hơn lúc đầu (khoảng trên 45% số HS mỗi lớp). Trong đó lớp có tỷ lệ này cao nhất là 10A3: 51,9 %. 2. Một số ý kiến của HS: Ngoài việc thống kê số liệu ở các lớp, tôi đã tiếp thu được một số đề xuất của HS các lớp thực nghiệm như sau: - Lớp 10A3: “Chúng em thật sự yêu thích các tiết học cô dạy bằng giáo án điện tử hay tổ chức các buổi thuyết trình và đóng kịch ở một số bài học: Các quy luật của lớp vỏ địa lí, Địa lí các ngành GTVT, Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững,... Chúng em cũng rất thích các tiết học có lồng ghép âm nhạc hoặc các trò chơi vì nó tạo cho chúng em cảm giác rất thoải mái, tiết học rất nhẹ nhàng và vui vẻ”. - “Khi có giáo viên dự giờ lớp chúng em thường học rất tích cực, hào hứng, tập trung và rất nghiêm túc, chúng em tham gia xây dựng bài sôi nổi, chúng em không muốn cô thất vọng, vì khi có thầy cô đến dự giờ có lẽ cô phải mất nhiều thời gian chuẩn bị và những tiết học đó rất hấp dẫn”. - Lớp 11C5. - “Những tiết học Địa lí có cải tiến, dạy bằng công nghệ thông tin, có sử dụng phim - ảnh, lồng ghép trò chơi, âm nhạc hay diễn kịch…rất lôi cuốn chúng em, chúng em rất thích nhưng những tiết học như vậy còn quá ít. Chúng em rất mong được học tập tích cực và chủ động, sôi nổi và sáng tạo như những tiết học mà cô đã dạy vừa qua. Chúng em học 12 nên chúng em mong muốn các bạn 10,11 sẽ được học nhiều hơn những tiết học giáo án điện tử, hay lồng ghép các trò chơi, tổ chức thi thuyết trình…”- lớp 12B1. IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Trong phạm vi trường THPT Sông Ray, tôi xin có một số ý kiến đề xuất: 1. Đối với giáo viên dạy học môn Địa lí: - Chúng ta cần tích cực tìm tòi những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp để khơi dậy được những tình cảm, ý thức tích cực của HS nhằm có những hoạt động tích cực để chiếm lĩnh kiến thức. 12 - Cần tích cực học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các giáo viên bộ môn nhằm nâng cao năng lực công tác và khả năng dạy học môn Địa lí. - Trong quá trình dạy học cần phối hợp linh hoạt các phương và hình thức tổ chức dạy học tạo môi trường học tập thân thiện, học tích cực. Quan tâm sâu sắc đến tâm tư nguyện vọng của HS, cảm thông và chia sẻ những khó khăn với HS trong cuộc sống. Niềm tin của HS vào những tình cảm chân thành của GV đôi khi cũng tạo nên hứng thú trong học tập. 2. Đối với các cấp lãnh đạo: - Cần hết sức quan tâm tạo điều kiện cho GV có cơ hội thực hiện những hoạt động dạy học tạo được hứng thú học tập tích cực cho HS. - Đẩy mạnh các hoạt động thi đua, các phong trào dạy tốt, học tốt… - Có biện pháp hữu hiệu khuyến khích GV tích cực áp dụng những phương pháp, hình thức dạy học mang lại cảm hứng học tập tích cực cho HS, phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, đáp ứng được nhu cầu người lao động mới của xã hội trong tương lai. - Sắp xếp thời gian kết hợp tổ trưởng chuyên môn dự giờ thăm lớp định kì nhằm tạo sự gần gũi, thông hiểu lẫn nhau giữa lãnh đạo nhà trường với GV và HS. Tạo được hứng thú học tập tích cực cho HS là rất cần thiết. Nó không chỉ mang lại hiệu quả về mặt nhận thức kiến thức cho HS mà còn khơi dậy được ở các em những tiềm năng vốn có, giúp HS biết đánh giá được nhu cầu học tập của mình. Đặc biệt với HS cuối cấp (lớp 12) hứng thú học tập chính là động lực để HS vươn tới tương lai, có định hướng đúng đắn về sự lựa chọn nghề nghiệp của mình. Trên đây là một vài ý kiến của tôi về việc tạo hứng thú học tập tích cực môn Địa lí cho HS trường THPT Sông Ray. Bản thân tôi vì những khó khăn nhất định do hoàn cảnh nên tích lũy kinh nghiệm chưa nhiều, đề tài này là những ý kiến chủ quan của bản thân tôi về việc dạy và học môn Địa lí trong phạm vi trường THPT Sông Ray nên không thể không có sai xót. Kính mong nhận được sự góp ý của quý đồng nghiệp để tôi được học hỏi và hoàn thiện đề tài này, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy môn Địa lí. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Tâm lí học đại cương- Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy- Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, 2002. 2. Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trường THPT- Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen- Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, 2004. 3. Sách giáo khoa, sách giáo viên Địa lí 10- Lê Thông (tổng chủ biên)- Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, 2006. 4. Sách giáo khoa, sách giáo viên Địa lí 11- Lê Thông (tổng chủ biên)- Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, 2007. 5. Sách giáo khoa Địa lí 12- Lê Thông, Nguyễn Viết Thịnh- Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, 2005. Người thực hiện 13 Hoàng Thị Lương 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan