Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Skkn-nâng cao hiệu suất dạy học bằng hình vẽ minh họa trong môn địa lí bậc thcs...

Tài liệu Skkn-nâng cao hiệu suất dạy học bằng hình vẽ minh họa trong môn địa lí bậc thcs

.DOC
11
2522
150

Mô tả:

3 NÂNG CAO HIỆU SUẤT DẠY HỌC BẰNG HÌNH VẼ MINH HỌA TRONG MÔN ĐỊA LÝ BẬC THCS. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là vấn đề rất được sự quan tâm của các giáo viên trung học. Tuy nhiên việc vận dụng nó vào thực tiễn giảng dạy không phải là chuyện dễ dàng. Đối với giáo viên Địa lí, lâu nay nhiều người vẫn giảng dạy theo các phương pháp truyền thống đôi khi lại vận dụng chúng một cách cứng nhắc và thụ động, thiếu tích cực và không hiệu quả, chúng ta có thể hình dung như sau: - Giáo viên trình bày toàn bộ bài giảng - học sinh nghe. - Giáo viên đặt câu hỏi - học sinh trả lời (thậm chí học sinh đọc nguyên văn sách giáo khoa để trả lời câu hỏi) - Giáo viên ghi bảng - học sinh chép vào vở (đôi khi giáo viên đọc cho học sinh chép). Một giờ giảng như thế chúng ta có thể hình dung như thế này: -Giáo viên giảng bài học sinh chăm chú lắng nghe. - Giáo viên đặt câu hỏi học sinh trả lời. Làm được như thế được xem là tiết học đạt yêu cầu, tuy rằng chất lượng chưa cao, học sinh không hứng thú. Vậy một tiết học đạt hiệu suất cao phải là tiết học đạt được mức yêu cầu chuẩn về Kiến thức - Kĩ năng và Tư duy đã được đặt ra trong mục đích yêu cầu của từng bài học. Để có được một tiết dạy đạt hiệu suất cao thì giữa thầy và trò phải có sự phối hợp nhịp nhàng trong đó thầy giữ vai trò chủ đạo, trò giữ vai trò chủ động. Nhưng làm thế nào để đạt được điều đó ở mức cao nhất lại luôn làm những người thầy giáo có tâm huyết với nghề phải trăn trở nhất là khi mà người thầy giáo còn bị gò bó bởi nhiều thứ : Chương trình, sách giáo khoa, thời lượng một tiết dạy, quy trình một tiết dạy phải thực hiện,... Đối với bộ môn địa lí, để một tiết dạy đạt hiệu suất cao không còn cách nào tốt hơn là tích cực khai thác các loại kênh hình trong sách giáo khoa như: Bản đồ, biểu đồ, lát cắt, tranh ảnh, hình vẽ, atlat,...Tuy nhiên, sách giáo khoa địa lí hiện nay, mặc dù qua các lần thay sách đã có sự bổ sung đáng kể về kênh hình nhưng ở một số bài cụ thể vẫn còn thiếu hoặc một số hình quá trừu tượng không giúp được gì nhiều cho học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức. Để giải quyết một cách triệt để những hạn chế vừa nêu, trong nhiều năm qua tôi đã chọn đề tài “ Nâng cao hiệu suất dạy học bằng hình vẽ minh họa trong môn Địa Lý ở bậc THCS” làm nội dung nghiên cứu. Bản thân đã cố gắng suy nghĩ, tìm tòi vẽ thêm nhiều tranh, bảng biểu và hình minh họa để phục vụ cho việc giảng dạy đạt được hiệu quả cao như mong muốn. Nhưng do khả năng còn hạn chế tôi chỉ mới dám làm thử nghiệm ở chương trình địa lí lớp 6. T¸c gi¶: Huúnh Kim L©n - Trêng THCS Phan Béi Ch©u, Th¨ng B×nh, Qu¶ng Nam. 4 II. Cơ sở lí luận: Mặc dù ở cấp Tiểu học các em đã được làm quen với một số khái niệm, biểu tượng, sự vật và hiện tượng địa lí đơn giản thường xảy ra trong tự nhiên chung quanh nhưng các em vẫn không khỏi ngỡ ngàng khi tiếp thu những kiến thức địa lí ở cấp THCS, đặc biệt là những kiến thức địa lí đại cương. Nó quá trừu tượng và một phần nào đó vượt quá khả năng tư duy của các em. Vậy làm thế nào để các em có thể nhanh chóng nắm được các khái niệm, hiểu được một cách sâu sắc bản chất các sự vật và hiện tượng địa lí trong chương trình mà các em phải hoàn thành? Để trả lời cho câu hỏi này, mỗi thầy giáo, ngoài những định hướng của sách giáo viên phải vận dụng kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của bản thân tìm hướng đi riêng để giúp học sinh hiểu được bài học và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống một cách hiệu quả nhất. Các nhà nghiên cứu phương pháp giảng dạy địa lí đã đúc kết rằng con đường tốt nhất và ngắn nhất để nhận thức các khái niệm và biểu tượng địa lí là con đường đi “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Từ đó chúng ta có thể hiểu rằng trong dạy học địa lí, đồ dùng trực quan đóng một vai trò cực kì quan trọng. Đồ dùng trực quan làm cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú cho học sinh, nó làm cho các khái niệm và biểu tượng địa lí gần gũi dễ hiểu hơn. Trong hoàn cảnh của chúng ta hiện nay, khi mà kinh tế chưa cho phép chúng ta trang bị những phương tiện dạy học hiện đại như projector chẳng hạn, đặc biệt là đối với khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa thì ngay cả những đồ dùng trực quan truyền thống như biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh, vật mẫu... cũng còn rất hạn chế thì việc giáo viên chuẩn bị thêm những hình vẽ để minh họa cho từng bài giảng là rất quan trọng và hết sức ý nghĩa, thể hiện được tâm huyết của người thầy đối với học sinh. III. Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn hiện nay, ở các trường trung học cơ sở nhất là các trường ở vùng nông thôn, thường không có phòng bộ môn, phương tiện dạy học vừa thiếu vừa không đảm bảo về mặt chất lượng nên việc sử dụng chúng không đem lại hiệu quả cao. Mặc khác, do không có phòng bộ môn nên đồ dùng dạy học của tất cả các môn đều được để chung vào một phòng, lại không có cán bộ chuyên trách nên việc sắp xếp rất thiếu khoa học gây khó khăn cho bảo quản, sử dụng, gây tâm lý ngại mượn đồ dùng dạy học ( vì phải tự vào kho để lục tìm). Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy - học địa lý nói riêng và các môn học khác nói chung. Bộ môn địa lý là một bộ môn khoa học tự nhiên đồng thời cũng vừa là bộ môn khoa học xã hội, kiến thức rộng lớn và luôn thay đổi theo sự phát triển của xã hội loài người, do đó yêu cầu đồ dùng dạy học cũng luôn phải đổi mới không ngừng để phù hợp với những thay đổi đó. Ví dụ Hệ Mặt Trời hiện nay chỉ còn 8 hành tinh, các quốc gia trên thế giới, các đơn vị hành chính ở Việt Nam luôn biến động nhưng đồ dùng dạy học thì không hề có sự thay đổi T¸c gi¶: Huúnh Kim L©n - Trêng THCS Phan Béi Ch©u, Th¨ng B×nh, Qu¶ng Nam. 5 cho phù hợp với sự thay đó. Thực tế cho thấy rằng ở các trường phổ thông ở nông thôn, đồ dùng dạy học của bộ môn địa lý ngày nay không khác gì mấy so với cách đây vài ba chục năm ! Một thực tế nữa là kỹ năng địa lý của học sinh bậc phổ thông, nhất là học sinh lớp 6 còn rất hạn chế do đó các em thường làm mất rất nhiều thời gian khi làm việc với các phương tiện dạy học, điều này làm nảy sinh tâm lý “ngại” sử dụng đồ dùng dạy học ở giáo viên (sợ “cháy giáo án”), nhất là khi giáo viên còn bị gò bó bởi chương trình, bởi quy trình lên lớp ( thực ra đây là một lỗi nhận thức của giáo viên, nếu học sinh được rèn luyện nhuần nhuyễn các kĩ năng địa lý, nếu giáo viên nghiên cứu và chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học trước khi lên lớp thì chính đồ dùng dạy học sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được rất nhiều thời gian, đỡ tốn sức, tránh được lối dạy thuyết giảng và mô tả. Để khắc phục được những tồn tại trên ngoài biện pháp lâu dài là việc rèn luyện kĩ năng địa lý cho học sinh để các em dễ dàng khai thác được kiến thức từ kênh hình trong sách giáo khoa và từ các nguồn trực quan khác, giáo viên còn có thể vẽ thêm nhiều tranh đơn giản để giúp các em lĩnh hội kiến thức nhanh chóng. Trong quá trình dự giờ thao giảng ở tổ bộ môn trong nhà trường cũng như qua nhiều lần sinh hoạt chuyên môn cụm tôi nhận thấy ít có giáo viên đề cập đến vấn đề này hoặc chỉ sử dụng không thường xuyên vì nhiều lí do: ngại khó, sợ tốn thời gian (tư tưởng có gì dùng nấy), tốn kinh phí hoặc không có năng khiếu mĩ thuật...thực ra trong quá trình triển khai đề tài tôi cũng không gặp nhiều khó khăn lắm, chúng ta có thể tận dụng các tập lịch treo tường cũ để vẽ hình rất tốt, sau khi vẽ xong chúng ta có thể gia công thêm để có thể bảo quản sử dụng được nhiều năm bằng cách dùng băng keo trong khổ lớn dán mép để chống rách khi gấp nhỏ cho vừa cặp sách, rất tiện lợi và gọn nhẹ khi sử dụng. Về mặt thời gian, trong quá trình nghiên cứu bài giảng trước khi lên lớp chúng ta phát họa kịch bản bài giảng và hình vẽ cần sử dụng (đã có trong sách giáo khoa) và hình vẽ cần vẽ thêm (không có trong sách giáo khoa) sau đó chúng ta có thể vẽ rất nhanh, không tốn nhiều thời gian lắm. Đây là một đề tài dạng mở, xuất phát từ thực tiễn dạy - học, có tính khả thi cao, bất kì một giáo viên nào cũng có thể thực hiện được một cách hiệu quả nếu người đó biết yêu nghề, nhiệt huyết với nghề và có tinh thần cầu tiến. IV. Nội dung nghiên cứu: Việc sử dụng tranh vẽ minh họa cho từng nội dung bài học đã giúp cho giáo viên giải quyết được những vướng mắc nêu trên và thực hiện được một tiết dạy như mong muốn theo hướng tích cực. Đồng thời những hình vẽ minh họa thêm có thể làm “mềm” hóa kiến thức giúp học sinh phát hiện và tiếp thu dễ dàng, thông qua hình vẽ, còn có thể huy động được nhiều đối tượng học sinh tham gia vào bài học một cách tích cực, đặc biệt là các em yếu và trung bình, tạo ra hứng thú trong tiết học, kích thích tư duy của học sinh, đồng thời giáo viên còn có thể động viên, hướng dẫn các em tham gia làm đồ dùng dạy học, đây cũng là cách để các em chiếm lĩnh tri thức khoa học. T¸c gi¶: Huúnh Kim L©n - Trêng THCS Phan Béi Ch©u, Th¨ng B×nh, Qu¶ng Nam. 6 Sau đây là một số hình được vẽ thêm để minh họa cho từng bài học cụ thể trong chương trình địa lí lớp 6: 1. BÀI 10: CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT Trong bài này ở mục 1: Cấu tạo bên trong của Trái Đất chỉ có 1 hình 26 như bên dưới. Hình này tương đối trừu tượng, học sinh khó hình dung nhất là đối với học sinh trung bình và yếu, kém, vậy ta có thể vẽ thêm hình như sau: (hình 26b) Đại dương Lục địa Hình 26b: Lát cắt Trái Đất Lớp vỏ, độ dày từ 5-70km Lớp trung gian, độ dày gần 3000km Lõi Trái Đất, độ dày trên 3000km Giáo viên, sau khi treo hình vẽ lên bảng có thể hỏi: Quan sát hình vẽ, hãy cho biết cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm có mấy lớp, thứ tự sắp xếp và độ dày mỗi lớp? 2. BÀI 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ 4 - 7 C 3500m Ở bài này, trong mục 3.b: Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao cũng chỉ có 1 7 - 10 C -------- 3000m hình vẽ đó là hình 48, hình này không được rõ ràng, học sinh khó tư duy do đó ngoài 13 - 15 C ------------------ 2000m việc sử dụng hình vẽ này, giáo viên có thể vẽ nhanh bằng phấn màu trên bảng hình vẽ như bên cạnh để học sinh dễ hình dung hơn: 19 - 20 C ----------------------------- 1000m Có thể minh họa như sau: Theo quy luật càng lên cao nhiệt độ 0 0 0 0 250C ---------------------------------------- 0m càng giảm , cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm từ 0,50 - 0,60C. Hỏi: Quan sát hình vẽ, cho biết: + Nhiệt độ thay đổi như thế nào theo độ cao? + Cho biết nhiệt độ tương ứng với từng độ cao? Hình vẽ này có thể sử dụng để dạy bài khí hậu núi cao. 3. BÀI 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ. T¸c gi¶: Huúnh Kim L©n - Trêng THCS Phan Béi Ch©u, Th¨ng B×nh, Qu¶ng Nam. 7 Ở phần củng cố bài học, giáo viên vẽ thêm sơ đồ sau để củng cố bài học rất nhanh và hiệu quả: Sau khi cho học sinh quan sát hình vẽ, giáo viên đặt câu hỏi: Đọc kĩ sơ đồ, suy nghĩ và điền dấu mũi tên vào sơ đồ sao cho đúng. Các loại đất đá: mau nóng, mau nguội Nhiệt độ không khí khác nhau giữa miền gần biển và miền nằm sâu trong lục địa Sự khác biệt về nhiệt độ không khí giữa bề mặt đất và bề mặt nước Nước: Nóng chậm nhưng lâu nguội 4. BÀI 19: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT Bài này ở phần 2: Gió và các hoàn lưu khí quyển, không có hình vẽ minh họa nguyên nhân hình thành các loại gió nên học sinh khó tiếp thu được trọn vẹn kiến thức thầy truyền đạt, do đó khi dạy xong bài có thể vẽ nhanh lên bảng các hình vẽ đơn giản sau để củng cố kiến thức đồng thời phát triển khả năng tư duy, khả năng suy luận cho học sinh: A B Khí áp cao Khí áp thấp Hỏi: Gió sẽ thổi từ nơi nào đến nơi nào? A B Nhiệt độ cao Nhiệt độ thấp Hỏi Gió sẽ thổi từ nơi nào đến nơi nào? A B Khí áp thấp Khí áp cao Hỏi Gió sẽ thổi từ nơi nào đến nơi nào? T¸c gi¶: Huúnh Kim L©n - Trêng THCS Phan Béi Ch©u, Th¨ng B×nh, Qu¶ng Nam. 8 (Cho học sinh điền mũi tên chỉ hướng gió vào ô trống ở giữa) Ở cuối bài này, giáo viên có thể vẽ thêm hình sau để các em làm bài tập vận dụng phát triển ở mục củng cố bài học: Giáo viên treo hình vẽ sẵn ( hoặc có thể vẽ bằng phấn màu trên bảng) rồi đặt câu hỏi: Quan sát hình vẽ dưới đây, em hãy cho biết: ban ngày nơi nào có nhiệt độ cao hơn ? Gió sẽ thổi từ đâu đến đâu? Điền mũi tên hướng gió vào hình vẽ. Hướng gió Đất liền Biển Đất liền Hình vẽ minh họa nguyên nhân hình thành gió đất, gió biển.ư Sau đó giáo viên đặt câu hỏi ngược lại cho ban đêm để học sinh trả lời và bổ sung : Hai loại gió này gọi là gió biển và gió đất, ngày xưa ngư dân thường vận dụng chúng để đi đánh cá bằng thuyền buồm. 5. BÀI 20: HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ, MƯA Ở bài này trong mục 1, để chứng minh trong không khí có chứa hơi nước giáo viên có thể vẽ hình sau (hoặc nếu có điều kiện thì làm thí nghiệm tại chỗ): Giọt nước bám vào thành ly. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Cục nước đá. Hỏi: Vì sao thành ly có bám những giọt nước? Nước bám trên thành ly chứng tỏ trong không khí có chứa gì? Ở mục 2 sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất sau khi cho học sinh nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới, giáo viên có thể vẽ hình sau để mở rộng kiến thức cho học sinh: T¸c gi¶: Huúnh Kim L©n - Trêng THCS Phan Béi Ch©u, Th¨ng B×nh, Qu¶ng Nam. 9 Gió // Mưa / / / / / //// Sườn A Gió Núi Sườn B Hỏi: Vì sao sườn A mưa nhiều? Trên thực tế , sườn hướng về phía đại dương và sườn hướng về lục địa sườn nào có nhiều mưa? Vì sao? 6. BÀI 20: CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT Ở bài này, mục 2 “ Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ” . Sau khi học sinh nắm được nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu là vĩ độ , giáo viên vẽ hình sau để khắc sâu kiến thức cho học sinh. ( Cũng như ở các tiết trên, giáo viên có thể vẽ sẵn hoặc vẽ nhanh bằng phấn trên bảng) Sau khi học sinh quan sát và suy nghĩ, giáo viên yêu cầu các em điền vào ô trống nội dung cần thiết để hoàn thành sơ đồ. Vĩ độ càng thấp (1) ………………...….. …………………… ……………………. Lượng nhiệt và ánh sáng nhận được càng nhiều (2) (3) ……………….. ….. ……………… …………….. ….. (4) Ghi chú: Ô số 2: Góc chiếu sáng càng lớn. Ô số 4: Đới nóng. V. Kết quả nghiên cứu: Trong những năm gần đây, trong quá trình giảng dạy tôi luôn cố gắng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để giúp cho tiết học ngày càng sinh động, giúp học sinh tiếp thu bài một cách tốt nhất, hiệu quả nhất đồng thời bản thân cũng kiên trì chịu khó tìm tòi vẽ thêm nhiều tranh, sơ đồ, bảng biểu đồ, sưu tầm tranh ảnh để phục vụ cho các tiết dạy với khẩu hiệu “ Phải luôn tự làm mới tiết dạy của mình” để hấp dẫn học sinh. Trên tinh thần đó, kết quả học tập của học sinh ngày một tốt dần lên đã khích lệ tôi rất nhiều trong công việc, trong quá trình tìm tòi sáng tạo để đạt đến hiệu quả dạy học cao nhất. Kết quả sau ba năm thực nghiệm gần đây nhất đạt được như sau: T¸c gi¶: Huúnh Kim L©n - Trêng THCS Phan Béi Ch©u, Th¨ng B×nh, Qu¶ng Nam. 10 1. Thực nghiệm lần thứ nhất(Năm học 2005 - 2006): lớp Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm giỏi % Khá % TBình SL % Yếu % Kém SL % >TBình SL % TS HS SL 49 15 30,6 13 26,5 17 34,7 5 10,2 0 0 44 89.8 48 25 52,1 19 40,0 3 6,3 1 2,1 0 0 47 97,9. SL SL 2. Thực nghiệm lần thứ 2(Năm học 2006 - 2007): lớp Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm TS HS giỏi SL % Khá SL % TBình SL % Yếu SL % Kém SL % >TBình SL % 40 15 37,5 13 32,5 17 42,5 5 7,5 0 0 35 92,5 40 25 57,5 19 47,5 3 7,5 1 2,5 0 0 39 97,5 3. Thực nghiệm lần thứ 3(Năm học 2007 - 2008): lớp Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm TS HS giỏi SL % Khá SL % TBình SL % Yếu SL % Kém SL % >TBình SL % 46 16 34,8 20 43,5 8 17,4 2 4,3 0 0 44 95,7 48 30 62,5 15 31,3 3 6,3 0 0 0 0 48 100.0 VI. Kết luận: Qua việc sử dụng thêm hình vẽ trong quá trình dạy học, tôi đã phần nào khắc phục được tình trạng thiếu kênh hình trong sách giáo khoa, giúp giải quyết bài học một cách tốt nhất. Qua quá trình thực nghiệm tôi theo dõi và nhận thấy học sinh tỏ ra hứng thú với giờ học, tạo được sự chuyển biến tích cực trong giờ học. Tuy nhiên tùy từng nội dung cụ thể mà giáo viên có những hình vẽ minh họa sao cho phù hợp nhằm tạo không khí nhẹ nhàng trong lớp học, tránh tình trạng làm rối rắm thêm bài giảng, . Việc áp dụng sáng kiến này giúp cho giáo viên giảm việc thuyết giảng. VII. Đề nghị: Đề nghị giáo viên địa lí trong trường phối hợp nghiên cứu thêm ở các khối lớp 7,8,9 để dần tiến tới xây dựng được một bộ ĐDDH tự làm đơn giản để mọi người có thể khai thác, sử dụng. Lãnh đạo nhà trường cần có nguồn kinh phí cần thiết để mua thêm màu, giấy vẽ. Đây là những kinh nghiệm dễ thực hiện, không chỉ áp dụng cho bộ môn Địa lí mà còn có thể áp dụng cho nhiều bộ môn khác, do đó nhà trường cần có sự kiểm chứng đề tài và nhân rộng ra các bộ môn. T¸c gi¶: Huúnh Kim L©n - Trêng THCS Phan Béi Ch©u, Th¨ng B×nh, Qu¶ng Nam. 11 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cơ sở khoa học môi trường. Lưu Đức Hải -NXB Đại học Quốc gia Hà Nội-2001 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu địa lý kinh tế-xã hội.. Nguyễn Duy Hoà, .Đại học sư phạm-Đại học Đà Nẵng, 2004 Giáo trình các vùng kinh tế. Nguyễn Duy Hoà, Đại học sư phạmĐại học Đà Nẵng, 2004 Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy địa lý địa phương. Nguyễn Duy Hoà, Đại học sư phạm-Đại học Đà Nẵng, 2004 Giáo trình giáo dục môi trường. Đậu Thị Hoà, Đại học sư phạm-Đại học Đà Nẵng, 2004 Giáo trình địa lý du lịch. Trương Phước Minh,Đại học sư phạm-Đại học Đà Nẵng, 2004 10.Niên giám thống kê 2006 - tỉnh Quảng Nam . Cục thống kê Quảng Nam xuất bản- 4/2007 Công báo số 178+179/VPCP xuất bản ngày 01 tháng 03 năm 2007. T¸c gi¶: Huúnh Kim L©n - Trêng THCS Phan Béi Ch©u, Th¨ng B×nh, Qu¶ng Nam. 12 TT 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 MỤC LỤC: Tiêu đề mục I. Đặt vấn đề II. Cơ sở lý luận III. Cơ sở thực tiễn IV. Nội dung nghiên cứu V.Kết quả nghiên cứu VI.Kết luận VII.Đề nghị VIII.Tài liệu tham khảo IX. Mục lục X. Phiếu đánh giá xếp loại SKKN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự Do Hạnh Phúc T¸c gi¶: Huúnh Kim L©n - Trêng THCS Phan Béi Ch©u, Th¨ng B×nh, Qu¶ng Nam. Trang 3 4 4 5 9 10 10 11 12 13 Mẫu SK1 13  PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2008 - 2009 I Đánh giá xếp loại của HĐKH trường 1. Tên đề tài:........................................................................................................ ............................................................................................................................. 2. Họ và tên tác giả:............................................................................................. 3. Chức vụ:........................................Tổ:............................................................. 4. Nhận xét của chủ tịch HĐKH về đề tài: a. Ưu điểm:................................................................................................ ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. b. Hạn chế :............................................................................................... ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 5. Đánh giá xếp loại: Sau khi thẩm định đánh giá đề tài trên, HĐKH trường THCS Phan Bội Châu thống nhất xếp loại :................... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH II. Đánh giá xếp loại của HĐKH phòng GD&ĐT Thăng Bình: Sau khi thẩm định đánh giá đề tài trên, HĐKH phòng GD&ĐT Thăng Bình thống nhất xếp loại :................... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH II. Đánh giá xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam: Sau khi thẩm định đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại :................... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH T¸c gi¶: Huúnh Kim L©n - Trêng THCS Phan Béi Ch©u, Th¨ng B×nh, Qu¶ng Nam.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan