Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Vật lý Skkn nghiên cứu soạn thảo hệ thống trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm k...

Tài liệu Skkn nghiên cứu soạn thảo hệ thống trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh chương điện học lớp 9

.DOC
30
1741
66

Mô tả:

Mở đầu: 1- Lý do chọn đề tài: a- Lý do chủ quan: Trong quá trình giảng dạy bộ môn vật lý theo sách giáo khoa mới và đổi mới phương pháp, tôi nhận thấy thực tế học sinh đã dần quen với phương pháp kiểm tra- đánh giá mớil Hình thức kiểm tra- đánh giá này sử dụng các câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn, yêu cầu học sinh sau khi suy nghĩ chọn câu trả lời đúng nhất hoặc dùng một số kí tự đơn giản để trả lời, hoặc dùng câu ghép đôi điền vào chỗ trống những từ thích hợp. Đó là hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm. Là giáo viên giảng dạy bộ môn vật lý, tôi thấy phương pháp này rất phù hợp với đặc trưng bộ môn, phù hợp với nội dung và phương pháp đổi mới hiện nay. Phương pháp trắc nghiệm gây chú ý rất nhiều cho học sinh, kích thích khả năng tư duy, tìm tòi, tự so sánh, tự kiểm tra- đánh giá nhận thức của học sinh, từ đó phát huy tính tích cực học tập bộ môn vật lý b- Lý do khách quan: Do yêu cầu của xã hội hiện nay, mục tiêu giáo dục cũng cần phải thay đổi để đào tạo ra những con người thích ứng với xã hội, với bản thân người học. Đổi mới nội dung, chương trình,… phương pháp dạy học là một trong các yêu cầu đổi mới của mục tiêu giáo dục, Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phải đồng bộ với đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong dạy học, việc kiểm tra- đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nắm bắt được thực trạng trình độ của học sinh , phương pháp học tập của các em mà còn qua đó giáo viên có thể điều chỉnh, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Đồng thời có biện pháp tác độngđể điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện để học sinh có cơ hội tự kiểm tra, đánh giá trình độ nhận thức của chính bản thân. Trước đây, quan niệm đánh giá còn phiếm diện, giáo viên giữ độc quyền đánh giá, học sinh là đối tượng đánh giá. Trong đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá nhằm đánh giá mức độ tái hiện kiến thức cũ hoặc khả năng lặp lại các kĩ năng đã học của học sinh mà quan trọng là nhằm khuyến khích năng lực tìm tòi, phát hiện, năng lực sáng tạo, tự đánh giá của học sinh. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện trong suốt tiết học và cuối tiết học. Giáo viên cần kết hợp việc đánh giá của mình với năng lực tự đánh giá của học sinh. Chỉ khi biết tự đánh giá, học sinh mới có thể điều chỉnh được cách học của mình, từ đó rèn luyện được phương pháp tự học. Ngoài việc tự đánh giá bản thân, học sinh phải biết tự đánh giá lẫn nhau. Trong đổi mới kiểm tra đánh giá, bên cạnh việu nâng cao chất lượng của các hình thức kiểm tra đánh giá truyền thống, người giáo viên cần kết hợp sử dụng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau để nâng cao nhận thức của học sinh cũng như gây hứng thú khi làm bài kiểm tra của học sinh. Từ sự phân tích như trên, tôi mạnh dạn đưa ra ý tưởng: “Nghiên cứu soạn thảo hệ thống trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh chương Điện học lớp 9” và thể hiện trong đề tài này để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo. 2- Mục tiêu: Nghiên cứu, xây dựng hệ thống câu hỏi khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra, đánh giá độ nắm vững kiến thức chương Điện học lớp 9. 3- Giả thuyết khoa học: Nếu soạn thảo được một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đáp ứng được mục tiêu dạy học và đúng kĩ thuật soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn thì đánh giá được chính xác mức độ nắm vững kiến thức của học sinh, đồng thời góp phần làm phong phú thêm hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học vật lý ở trường phổ thông. 4- Đối tượng nghiên cứu: 2 Hoạt động kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức vật lý của học sinh trong hoạt độngdạy học ở trường phổ thông. 5- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức chương Điện học của học sinh lớp 9 ở các trường THCS 6- Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận về kĩ thuật soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Nghiên cứu chương trình vật lý THCS để xác định mục tiêu dạy học chương Điện học, từ đó xác định mục tiêu cần kiểm tra, đánh giá. Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương Điện học. 7- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phương pháp tổnh kết kinh nghiệm thực tiễn. 3 Chương I- cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 1- Lí luận về kĩ thuật soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn : 1.1- Trắc nghiệm khách quan là gì? Trắc nghiệm là công cụ dùng để đánh giá mức độ mà một cá nhân làm được so với chuẩn hoặc so với những người khác cùng làm trong một lĩnh vực cụ thể. Trong dạy họ, trác nghiệm được coi là công cụ để đánh giá kết quả học tập của học sinh. 1.2- Phân loại trắc nghiệm sử dụng trong dạy học: Trắc nghiệm Quan sát sư phạm Ghép đôi Điền khuyết TN khách quan Đúng sai Nhiều lựa chọn Trắc nghiệm tự luận Bài viết Phỏng vấn 1.3- Ưu điểm, nhược điểm của trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan: 1.3.1- Trắc nghiệm tự luận: Trắc nghiệm tự luận là loại hình câu hỏi hoặc bài tập mà học sinh phải tự viết đầy đủ các câu trả lời hoặc bài giải. Ưu điểm: + Có thể đánh giá được khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ và quá trình tư duy của học sinhđể đi đến câu trả lời. + Góp phần rèn luyện cho học dinh khả năng trình bày, diễn đạt ý kiến của mình. + Biên soạn đề không khó khăn, tốn ít thời gian. + Học sinh có điều kiện bộc lộ khả năng sáng tạo của mình một cách không hạn chế do đó có điều kiện để đánh giá khả năng sáng tạo của học sinh. Nhược điểm: + Bài kiểm tra chỉ có một số rất hạn chế các câu hỏi nên chỉ có thể kiểm tra một phần rất nhỏ kiến thức, kĩ năng của học sinh, dễ gây tình trạng học lệch, học tủ. + Chấm bài mất nhiều thời gian, khó chính xác và khách quan. + Học sinh khó tự đánh giá chính xácbài kiểm tra của mình. + Sự phân phối điểm trải trên một phổ hẹp nên khó có thể phân biệt rõ ràng trình độ của học sinh. + Không thể sử dụng các phương tiện hiện đại trong chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra. + Muốn kiểm tra trên diện rộng cần rất nhiều thời gian. 1.3.2- Trắc nghiệm khách quan: Trắc nghiệm khách quan là loại hình câu hỏi, bài tập mà các phương án trả lời hoặc lời giải đã có sẵn, học sinh phải chọn câu trả lời, bài giải bằng một kí hiệu đơn giản. Ưu điểm: 5 + Bài kiểm tra có rất nhiều câu hỏi nên có thể kiểm tra được một cách hệ thốngvà toàn diện kiến thức, kĩ năng của học sinh. Tránh tình trạng dạy tủ, học tủ. + Chấm bài nhanh, khách quan và chính xác. + Tạo điều kiện để học sinh có thể tự đánh giá kết quả của mình một cách chính xác. + Sự phân bố điểm trải trên một phổ rộng nên có thể phân biệt rõ ràng các trình độ của học sinh. + Có thể sử dụng các phương tiện hiện đại trong chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra. + Có thể kiểm tra trên diện rộng với thời gian ngắn. Nhược điểm: + Không hoặc rất khó đánh giá kĩ năng diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ và quá trình tư duy của học sinh để đi đến câu trả lời. + Không rèn được cho học sinh khả năng trình bày ý kiến của mình. + Biên soạn khó, tốn nhiều thời gian. + Chỉ giới hạn suy nghĩ của học sinh trong một phạm vi nhất định, do đó hạn chế việc đánh giá khả năng sáng tạo của học sinh. 1.4- Các quy tắc cần tuân thủ khi biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn : 1.4.1- Các quy tắc biên soạn liên quan đến việc cân đối câu hỏi với các mục dích hỏi:  Quy tắc 1: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chỉ được đem ra sử dụng khi nó có thích hợp nhất với phương pháp đánh giá mà ta đặt ra. Cần tránh các câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn khi ta cần đặt các loại câu hỏi như: + Câu hỏi mở. + Câu hỏi dành cho việc đánh giá khả năng tóm tắt và hệ thống kiến thức. + Câu hỏi dành cho việc đánh giá khả năng tập trung. 6 + Câu hỏi dành cho việc đánh giá khả năng sáng tạo.  Quy tắc 2: Câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cần phải gắn liền với mục đích kiểm tra và phủ hợp với cách đánh giá.  Quy tắc 3: Câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn không được gây trở ngại cho việc học. 1.4.2- Các quy tắc biên soạn liên quan đến giá trị chẩn đoán câu trả lời:  Quy tắc 1 : Câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cần phải hướng giáo viên đến diễn biến tư duy đã sử dụng của học sinh.  Quy tắc 2: Các yếu tố gây ra sự sao nhãng trong các câu hỏi cần phải chỉ rõ được các lỗi của kiến thức hoặc các lỗi tư duy không chính xác cho học sinh.  Quy tắc 3: Cần chỉ rõ phần đầu dẫn mà câu hỏi đề cập đến trong câu trắc nghiệm. Phần dẫn phải có nội dung rõ ràng và chỉ nên đưa vào một nội dung, tránh đưa ra nhiều nội dung nhất là những nội dung trái ngược nhau trong một câu trắc nghiệm. 1.4.3- Sáu quy tắc biên soạn cau hỏi(câu dẫn): - Câu hỏi cần phải tuân thủ đúng các quy tắc cho trước. - Cần phải đưa ra các mệnh đề chính xác về mặt cú pháp - Không được đưa ra các thuật ngữ không rõ ràng - Tránh các hình thức câu phủ định và việc đặt ra nhiều mệnh đề phủ đinh trong câu hỏi. - Cần tách biệt rõ ràng phần dữ kiện và phần hỏi trong câu. - Trứơc khi đưa ra các giải pháp trả lời, ta phải nhóm các yếu tố chung của câu trả lời. 1.4.4- Tám quy tắc trong việc biên soạn các giải pháp trả lời: - Độc lập về mặt cú pháp - Các giải pháp đưa ra phải độc lập nhau về mặt ngữ nghĩa - Tránh dùng các từ chung cho phần câu hỏi và phần giải pháp trả lời 7 - Không được đưa vào các từ không có khái niệm để đánh lạc hướng người trả lời - Không được biên soạn câu trả lời đúng với phần giải thích được mô tả chi tiết hơn so với các giải pháp trả lời khác. - Các giải pháp trả lời- phải có mức độ phức tạp như nhau. - Nếu phải đưa các từ kĩ thuật hoặc từ chuyên môn vào các giải pháp lựa chọn thì mức đọ chuyên môn phải đồng đều trong các giải pháp đó. 1.5- Quy trình soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh: - Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học. - Bước 2: Xác định mục tiêu kiểm tra đánh giá. - Bước 3: Lập bảng ma trận hai chiều về mối liên hệ giữa nội dung kiến thức và mức độ nhận thức của phần kiến thức cần đánh giá. MĐ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng ND kiến thức Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 ….. - Bước 4: Lập bảng phân bố câu hỏi dựa trên mức độ quan trọng của từng nội dung kiến thức: MĐ nhận thức Nhận biết ND kiến thức 1 Câu 1, câu 2 2 3 - Bước 5: Soạn thảo câu hỏi cụ thể: Thông hiểu Vận dụng … … … … … … 2- Mục tiêu dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy học: 8 Môn vật lý có nhiệm vụ thực hiện mục tiêu chung của chương trình giáo dục THCS là giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo viên Tiểu học, có trình độ học vần phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Những mục tiêu cụ thể sau đây đáp ứng yêu cầu của đổi mới trong dạy học: a- Về kiến thức: Chương trình vật lý THCS phải cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức vật lý phổ thông, cơ bản ở trình độ THCS trong các lĩnh vực Cơ học, Nhiệt học, Điện học,….Đó là: -Những kiến thức về các sự vật hiện tượng và quá trình vật lý quan trọng nhất trong đời sống và sản xuất. - Những khái niệm và mô hình vật lý đơn giản, cơ bản, quan trọng được sử dụng phổ biến. - Những qua luật định tính và một số định luật vật lý quan trọng. - Những hiểu biết ban đầu về một số phương pháp nhận thức đặc thù của vật lý học( phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình) - Những ứng dụng quan trọng nhất của vật lý học trong đời sống và sản xuất. b- Về kĩ năng: Việc tổ chức dạy học vật lý ở THCS cần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng và khả năng sau: - Kĩ năng quan sát các hiện tượng và quá trình vật lý để thu thạp các thông tin và dữ liệu cần thiết. - Kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo lường vật lý phổ biến, lắp ráp và tiến hành thí nghiệm vật lý đơn giản. 9 - Kĩ năng vận dụng kiến thức đẻ giải thích các hiện tượng vật lý đơn giản, để giải các bài tập vật lý chỉ đòi hỏi những suy luận logic và những phép tính cơ bản cũng như để giải quyết một vấn đề nào đó của thực tế cuộc sống. - Khả năng đề xuất các dự đoán hoặc giả thuyết đơn giản về các mối quan hệ gay về bản chất của các hiện tượng hoặc sự vật vật lý. - Khả năng diễn đạt rõ ràng, chính xác bằng ngôn ngữ vật lý. c- Về tình cảm: Chương trình vật lý phải coi trọng việc thực hiện các mục tiêu về tình cảm, thái độ sau đây ở học sinh: - Có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ, tỉ mỉ,….dần dần có hứng thú trong việc học môn vật lý. - Có thái độ trung thực, cẩn thẩn, chính xác trong việc thu thập thông tin, trong quan sát và trong thực hành thí nghiệm. - Có tinh thần hợp tác trong nhóm. - Có ý thức vận dụng những điều mình đã học vào các hoạt động của gia đình, cộng đồng và nhà trường. 3- Tình hình dạy, học và kiểm tra đánh giá chương Điện học ở một số trường THCS: Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS cũng như qua việc điều tra, thăm dò tình hình dạy, học và kiểm tra đánh giá chương Điện học lớp 9 ở các trường THCS tôi thấy có một số vấn đề sau: - Các trường đã tổ chức dạy, học chương điện học theo đúng phân phối chương trình, sách giáo khoa tuy nhiên chất lượng bộ môn chưa cao. - Sự đổi mới phương pháp giảng dạy chưa rõ rệt, nhiều thí nghiệm giáo viên chưa tổ chức cho học sinh làm theo nhóm hoặc không tổ chức làm thí nghiệm tức là còn dạy chay trong khi có đủ thiết bị đồ dùng. - Các bài thực hành tổ chức còn sơ sài, chủ yếu là thầy thực hiện do đó chưa rèn được kĩ năng thực hành mắc sơ đồ mạch điện, làm thí nghiệm cho học sinh. 10 - Học sinh còn ngại học phần kiến thức rất khó này. - Việc kiểm tra đánh giá đối với học sinh thực hiện còn khá đơn điệu với hình thức chủ yếu là tự luận, nếu có hình thức trắc nghiệm khách quan thì cũng rất ít, câu hỏi chưa thể hiện rõ nội dung cần kiểm tra. 11 Chương II- Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương điện học lớp 9 1- Mục tiêu dạy học chương Điện học: a- Kiến thức: - Phát biểu được định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. - Nêu được điện trở của một dây dẫn có giá trị hoàn toàn xác định, được tính bằng thương số giữa hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và cường độ dòng điện chạy qua nó. Nhận biết được đơn vị của điện trở. - Nêu được đặc điểm về cường độ dòng điện và điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song. - Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. - Nêu được biến trở là gì và các kí hiệu nhận biết biến trở trong kĩ thuật. - Nêu được ý nghĩa các trị số côn và oat ghi trên thiết bị tiêu thụ điện năng. - Viết được các công thức tính công suất điện và điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch. - Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là, nam châm điện, động cơ điện hoạt động. - Xây dựng được hệ thức Q= I2.R.t của định luật Jun- Lenxơ và phát biểu định luật này. b- Kĩ năng: - Xác định được điện trở của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampekế. - Nghiên cứu bằng thực nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của một đoạn mạch với các điện trở thành phần và xác lập được các công thức: Rtd R1  R 2 và 1 1 1   Rtd R1 R 2 - So sánh được điện trở tương đương của một đoạn mạch nối tiếp hoặc đoạn mạch song song với các điện trở thành phần. - Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần. - Xác định đượcbằng thực nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây. - Vận dụng được công thức R=  l để tính mỗi đại lượng khi biết các đại S lượng còn lại và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan đến điện trở của dây dẫn. - Giải thích được nguyên tắc hoạt động cuả biến trở con chạy, Sử dụng được biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. - Vận dụng được định luật Ôm và công thức R=  l để giải bài toán về S mạch điện được sử dụng với hiệu điện thế không đổi, trong đó có mắc biến trở. 2- Mục tiêu đánh giá khả năng nắm vững kiến thức của học sinh chương Điện học: a- Kiến thức: - Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của học sinh về: sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế. + Định luật Ôm + Điện trở của dây dẫn. +Tính chất các đoạn mạch mắc nối tiếp và song song. + Sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào các yếu tố: chiều dài, tiết diện, chất liệu làm dây dẫn. + Nguyên tắc, cấu tạo, hoạt động của biến trở. + Kiến thức về công suất điện, điện năng- công của dòng điện + Định luật Jul- Len xơ b- Kĩ năng: 13 + Kĩ năng mắc sơ đồ mạch điện. + Kĩ năng làm thí nghiệm + Kĩ năng đề xuất phương án TN + Kĩ năng ứng dụng các kiến thức trên vào giải bài tập và giải thích các hiện tượng đơn giản trong cuộc sống 3- Bảng ma trận hai chiều thể hiện mối liên hệ giữa nội dung ki ến th ức v à mức độ nhận thức: MĐ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng ND kiến thức - Nêu được sự phụ thuộc của CĐDĐ Sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT Định luật Ôm vào HĐT. - Nắm được các đại Vận dụng định luật - Phát biểu được lượng vật lý trong Ôm để giải các bài nội dung định luật. công thức của định tập đơn giản liên - Viết được công luật Ôm. quan thức của định luật Ôm. Viết được công - Xác định được thức tính điện trở bằng thực nghiệm Vận Đoạn dụngđược mạch song tương đương đối mối quan hệ giữa định luật Ôm để song, nối tiếp với đoạn mạch nối điện trở của dây giải bài tập với U tiếp và song song dẫn với các yếu tố không đổi. tối đa là 3 điên trở của dây. - Xác định được - Xác định được Viết được công bằng thực nghiệm điện trở của một Điện trở của dây dẫn thức tính điện trở mối quan hệ giữa dây dẫn bằng thực Biến trở theo các yếu tố của điện trở của dây nghiệm. dây dẫn. dẫn với các yếu tố - Giải bài tập về của dây. 14 biến trở Vận dụng được các - Viết được công công thức với đoạn thức tính điện năng tiêu thụ và công Công suất điện Điện năng- Công của dòng điện suất của dòng điện - Nêu được ý nghĩa số vôn và số oát mạch tiêu thụ điện - Sử dụng các dụng năng. cụ điện đúng hiệu - Sử dụng các dụng điện thế định mức. cụ điện trong thực tế. ghi trên các dụng - Tính điện năng cụ điện. - Phát biểu và viết - Chỉ ra được sự Định luật Jul- Lenxơ được công thức chuyển hoá năng của định luật Jul- lượng Lenxơ. trong các dụng cụ dùng điện. 4- Bảng phân bố câu hỏi chương Điện học: tiêu thụ ở gia đình - Vận dụng được định luật Jul- Lenxơ để giải thích các hiệntượng liên quan. MĐ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng C1, C2, C3 C14 C29, C30, C31 ND kiến thức Sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT Định luật Ôm Đoạn mạch song song, nối tiếp Điện trở của dây dẫn Biến trở Công suất điện Điện năng- Công của dòng điện Định luật Jul- Lenxơ 5- Hệ thống câu hỏi: C15, C16, C4 C17, C18 C5, C6 C7, C8, C9, C10 C11, C12, C13 15 C32, C33, C34, C35, C36, C37, C38, C39 C19, C20, C21 C40, C41, C42 C22, C23, C24, C43, C44, C45, C26, C28 C46, C47 C25, C27 C48, C49, C50 Câu 1 : Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng và điện trở của dây dẫn không thay đổi thì : A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi. B. Cường độ dòng điện có lúc tăng có lúc giảm. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm. D. Cường độ dòng điện tăng tỉ lệ thuận với hiệu điện thế. Câu 2: Đối với mỗi dây dãn thương số U có trị số : I A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế. B. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện. C. Không đổi. D. Tăng khi hiệu điện thế tăng. U R Câu 3: Chọn câu đúng khi nói về định luật Ôm: I  A. Khi U tăng thì R cũng tăng nên I không đổi. U nên U tăng thì R cũng tăng. I B. R  C. Cường độ dòng điện I tỉ lệ thuận với U và tỉ lệ nghịch với R. D. I qua R tỉ lệ nghịch với U. Câu 4: Điện trở của đoạn mạch gồm hai điện trỏ R 1 và R2 mắc song song có điện trỏ tương đương là: A. R1+R2 C. R R R .R 1 1 B. R .R R R 1 1 2 D. 1 2 1  R R 1 2 2 2 Câu 5: Công thức tính điện trở theo chiều dài, tiết diện và điện trở suất là: A. R  l  .S l C. R   .S 16 S B. R   .l D. R  . l S Câu 6. Điều nào sau đây là đúng khi nói về biến trở ? A. Biến trở dùng để điều chỉnh nhiệt độ của điện trở trong mạch. B.Biến trở dùng để điều chỉnh hiệu điện thế trong mạch. C.Biến trở dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. Câu 7. Công của dòng điện không tính theo công thức: C.A = I2.R.t. A. A = U.I.t. Câu 8: Trong các công thức tính công suất sau đây. Hãy chọn công thức sai? A. P = A.t C.P = U.I Câu 9: Điều nào sau đây là đúng khi nói về công suất của dòng điện? A. Công suất của dòng diện là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công của dòng điện. B. Công suất của dòng diện được đo bằng công của dòng điện thực hiện trong 1 giây. C.Công suất của dòng diện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch đó. D. Cả ba phát biểu đều đúng. Câu 10: Mỗi số trên công tơ điệnătơng ứng với: A.1Wh C. 1KWh B.1Ws D.1KWs Câu 11: Nhiệt lượng Q toả ra trên dây dẫn được tính theo công thức: A. Q= I.R.t C. Q= I.R2.t B. Q= I2..R.t D. Q= I.R.t2 Câu 12: Điện năng không thể biến thành: A. Cơ năng . C. Hoá năng. B.Nhiệt năng. D. Năng lượng nguyên tử. 17 Câu 13: Tình huống nào sau đây không làm người bị điện giật ? A. Tiếp xúc với dây điện bị bong lớp cách điện . B. Thay bóng đèn nhưng không ngắt cầu chì. C. Hai tay tiếp xúc với hai cực của bình ăcquy xe gắn máy. D.Đi chân đất khi sửa điện. Câu 14: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì: A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi. B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, có lúc giảm. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm. D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế . Câu 15: Hai điện trở mắc nối tiếp nhau. Hiệu điện thế ở hai đầu các điện trở lần lượt là U1 và U2. Cho biết hệ thức nào sau đay đúng? A. B. U U R R 2 1 1 2 R R U U . 1 2 2 1 C.U1.R1= U2.R2 D. U U R R 1 2 1 2 Câu 16: Câu phát biểu nào đúng khi nói về cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp và song song: A. Cường độ dòng điện bằng nhau trong các đoạn mạch. B. Hiệu điện thế tỉ lệ thuận với điệ trỏ của các đoạn mạch. C. Cách mắc thì khác nhau nhưng hiệi điện thế thì như nhau ở các đoạn mạch mắc nối tiếp và song song. D. Cường độ dòng điện bằng nhau trong các đoạn mắc nối tiếp, tỉ lệ nghịch với điện trở trong các đoạn mạch mắc song song. Câu 17: Khi nào ta cần mắc điện trở mới song song với điện trở cũ? A. Muốn giảm điện trở của mạch điện. B. Muốn tăng điện trở của mạch điện. 18 C. Muốn giảm cường dộ dòng điện qua mạch chính. D. Muốn giảm công suất tiêu thụ của mạch điện. Câu 18: Đoạn mạch gồm 2 điện trở R1= 15 W và R2 = 20 W mắc song song có điện trở tương đương là: A. 15 + 20 B. 15.20 15  20 C. 15  20 15.20 D. 1 1  15 20 Câu 19: Xét các dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu. Nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi 2 lần thì điện trở của dây dẫn : A. Tăng gấp 6 lần. B. Giảm đi 6 lần. C. Tăng gấp 1,5 lần. D. Giảm đi 1,5 lần. Câu 20: Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đay sẽ thay đổi theo? A. Tiết diện dây dẫn của biến trở. B. Điện trở suất của chất làm dây dẫn của biến trở. C. Chiều dài dây dẫn của biến trở. D. Nhiệt độ của biến trở. Câu 21: Một biến trở gồm một dây dẫn có giá trị từ 0 đến 100. Để thay đổi giá trị của biến trở , người ta thường thay đổi : A. Chiều dài dây. B. Tiết diện dây. C. Vật liệu dây. D. Nhiệt độ dây dẫn. Câu 22: Số oát ghi trên một dụng cụ cho biết: A. Điện năng mà dụng cụ này tiêu thụ trong một phút khi dụng cụ này được sử dụng đúng với hỉệu điện thế định mức. 19 B. Công suất của dụng cụ khi dụng cụ này được sử dụng đúng với hỉệu điện thế định mức. C. Công mà dòng điện thực hiện khi dụng cụ này được sử dụng đúng với hỉệu điện thế định mức. D. Công suất điện của dụng cụ này khi dụng cụ được sử dụng với những hiệu điện thế không vượt quá hiệu điện thế định mức. Câu 23: Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức 220V được mắc vào HĐT 180 V. Hỏi độ sáng của đèn như thế nào? A. đèn sáng bình thường. B. Đèn sáng yếu hơn bình thường. C.Đèn sáng macnhj hơn bình thường. D. Đèn sáng không ổn định. Câu 24: Trong các đơn vị sau đây , đơn vị nào không phải là đơn vị của Công? A. Jun (J). C. KW.h B. Ws. D. V.A Câu 25: Dòng điện đi từ dây dẫn đến bóng đèn. Bóng đèn sáng lên , toả nhiều nhiệt hơn trên dây dẫn vì: A. Cường độ dòng điện qua dây tóc bóng đèn lớn hơn qua dây dẫn. B. Điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn điện trở của dây dẫn. C. Chiều dài dây tóc bóng đèn lớn hoan chiều dài dây dẫn. D. Điện trở suất của vật liệu làm dây tóc bóng đèn nhỏ hơn điện trở suất của dây dẫn. Câu 26: Trong các loại thiết bị sau, thiết bị (linh kiện) nào có công suất nhỏ nhất? A. Đèn LED. C. Đèn pin. B. Đèn pha ô tô. D.Ti vi. Câu 27: Sở dĩ ta nói dòng điện có năng lượng vì: A. Dòng điện có thể thực hiện công cơ học, làm quay các động cơ. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan