Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Skkn rèn kỹ năng nhận biết các môi trường địa lý qua phân tích biểu đồ nhiệt độ ...

Tài liệu Skkn rèn kỹ năng nhận biết các môi trường địa lý qua phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở môn địa lý lớp 7

.PDF
18
2437
148

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỜNG THCS & THPT BÀU HÀM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG NHẬN BIẾT CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÝ QUA PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7 Người thực hiện: Phạm Thị Ngoạt Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lí giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: Địa lý - Lĩnh vực khác Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Năm học: 2012 – 2013 Hiện vật khác SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I/ Thông tin chung về cá nhân: 1. Họ và tên: PHẠM THỊ NGOẠT 2. Ngày tháng năm sinh: 05/03/1969 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Ấp Thuận An, Xã Sông Thao, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: 0612246169 6. Fax: ……………. E- mail :………………. 7. Chức vụ: giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THCS & THPT Bàu Hàm II/ Trình độ đào tạo: - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học sư phạm - Năm nhận bằng: 1990 - Chuyên ngành đào tạo: Địa lý III/ Kinh nghiệm khoa học: - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn Địa Lý - Số năm có kinh nghiệm: 22 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1/ Một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả một tiết thực hành địa lý lớp 6 2/ Tầm quan trong trong giảng dạy và học tập địa lý địa phương tỉnh Đồng Nai 3/ Rèn luyên kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ địa lý lớp 9 4/ Phát triển tư duy, sáng tạo cho học sinh trong việc hướng dẫn sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Địa lý tự nhiên Việt Nam lớp 8 5/ Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích bản đồ địa lí tự nhiên lớp 8 6/ Các phương pháp dạy tiết ôn tập đạt hiệu quả trong môn địa lý THCS SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG NHẬN BIẾT CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÝ QUA PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong xu hướng đổi mới phương pháp giáo dục nói chung, môn Địa lí nói riêng, việc áp dụng các phương pháp dạy và học sao cho hiệu quả, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, đây là một vấn đề hết sức bức thiết. Những năm gần đây định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên thì học sinh đã chủ động, ý thức, vận dụng linh hoạt sáng tạo kiến thức, kĩ năng đã thu nhận được. Đặc biệt đối với tầm nhận thức của học sinh THCS thì những hệ thống kiến thức từ địa lí đại cương đến địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội các châu lục rất đa dạng, đôi khi quá trừu tượng. Trong chương trình địa lí THCS nói chung và môn địa lí lớp 7 nói riêng, phần các môi trường địa lí được tiếp nối và nâng cao hơn một bước so với chương trình địa lí đại cương lớp 6 mà các em được tìm hiểu ở năm học trước. Muốn học sinh nắm vững kiến thức thì đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng là “Rèn kĩ năng nhận biết các môi trường địa lí qua phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa”. Nếu học sinh đạt được kĩ năng tốt, trong mỗi bài học hay đến bất kì tiết thực hành nào của mỗi chương về các môi trường địa lí, các em sẽ hứng thú, tự tin, sáng tạo và nhanh chóng tìm được kết quả theo yêu cầu của câu hỏi trong sách giáo khoa hoặc bài thực hành. Đó chính là điều tôi trăn trở nhất và rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp và sự chỉ đạo của cấp trên. II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Theo định hướng chung, việc đổi mới phương pháp dạy học mà Nghị Quyết Trung Ương 2 (khóa VIII) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Dựa trên quan điểm chỉ đạo của chương trình địa lí THCS yêu cầu giáo viên vận dụng mọi hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm giúp học sinh có được những kiến thức, kĩ năng cần thiết vừa phù hợp với khả năng nhận thức của mình vừa rèn luyện được năng lực hoạt động. Qua môn địa lí, học sinh nắm và vận dụng các phương pháp học tập bộ môn để có thể tự bổ sung kiến thức và năng động, sáng tạo, có khả năng thu thập xử lí thông tin và hòa nhập với xã hội ngày nay “Trích theo chương trình THCS môn địa lí của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo”. Từ thực tiễn của giáo viên trong quá trình dạy ở phần các môi trường địa lí còn xem nhẹ việc hướng dẫn cho học sinh từng bước đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. Ở mỗi bài chỉ dạy lướt qua và có tính áp đặt các đối tượng trên biểu đồ. Kết quả được thể hiện rõ nhất là vào tiết thực hành học sinh rất lúng túng, không xác định được trình tự các yếu tố trong biểu đồ cần đọc và phân tích, đặc biết là học sinh có nhận xét kết quả cho biểu đồ còn có sự nhầm lẫn giữa các kiểu trong một môi trường chứ chưa nói ở các môi trường địa lí khác nhau. Từ thực tế của học sinh có lối học để đối phó, ít đầu tư tìm hiểu và đặc biệt trong nội dung kiểm tra, giáo viên không yêu cầu học sinh phân tích biểu đồ để xác định các môi trường mà các em đã học qua trong chương trình. Do đó có những kiến thức mang tính khoa học cơ bản dần bị lãng quên. Ví dụ: Yêu cầu học sinh tính chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất là 100C (Mùa hạ) với tháng thấp nhất là – 280C (Mùa đông) ở kiểu môi trường ôn đới lục địa vùng gần cực, các em không có một đáp án chính xác. Tóm lại: Từ những khó khăn chủ quan lẫn khách quan, nhưng đây là một môn học chính khóa xuyên suốt chương trình ở bậc trung học, vì vậy tôi đã tham khảo một số tài liệu thuộc bộ môn, hướng dẫn giảng dạy biểu đồ, sách giáo khoa các lớp, dự giờ giáo viên cùng chuyên môn, dạy và đánh giá kết quả thử nghiệm theo mục tiêu đã đề ra…Để rút ra được bài học kinh nghiệm trong quá trình dạy và học phần II “các môi trường địa lí” ở lớp 7 này. 2. NỘI DUNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: - Chương trình địa lí lớp 7 được chia làm 3 phần: + Phần I: Tìm hiểu thành phần nhân văn của môi trường. + Phần II: Tìm hiểu các môi trường địa lí. + Phần III: Tìm hiểu thiên nhiên và con người ở các châu lục. - Phần II: Các môi trường địa lí gồm năm chương, mỗi chương là một môi trường như: Đới nóng, đới ôn hòa, hoang mạc, đới lạnh và núi cao và chiếm 1/3 thời lượng trong chương trình với tổng số là 20 tiết. Đối tượng mà giáo viên đề cập đến trong chuyên đề này chính là các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa với số lượng có trong bài học lẫn thực hành là 20 biểu đồ, như vậy giáo viên chuẩn bị kĩ năng cho học sinh như thế nào thì các em nắm vững từng biểu đổ đại diện cho từng kiểu, hay từng môi trường địa lí trên bề mặt Trái Đất. Trọng tâm của phần các môi trường địa lí sẽ là tiền đề để tìm hiểu kiến thức về thiên nhiên và con người ở các châu lục ở cuối chương trình địa lí lớp 7 và đầu chương trình địa lí lớp 8 ở học kì I. - Nhận biết các môi trường địa lí thường thể hiện ở dạng kết hợp giữa biểu đồ đường và biểu đồ hình cột cùng nằm trong hệ trục tọa độ. Vậy biểu đồ đường luôn thể hiện rõ quá trình thay đổi nhiệt độ trung bình trong năm, còn biểu đồ hình cột biểu hiện số lượng đặc biệt là lượng mưa trung bình giữa các tháng trong năm. Để thực hiện được điều này giáo viên hướng dần học sinh đi theo trình tự như sau: 2.1. Xác định các đối tượng địa lí được thể hiện trên biểu đồ: Ở chương trình lớp 6 học sinh đã làm quen với biểu đồ đầu tiên qua bài thưc hành cơ bản như đọc các trị số chỉ ở trục dọc về lượng mưa trung bình, trục ngang biểu hiện các tháng trong năm, đến lớp 7 các em sẽ vận dụng và nâng cao hơn một bước nữa. Vì vậy ngay bài đầu tiên giáo viên phải nghiên cứu thật tỉ mỉ và khéo léo sử dụng phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, bởi vì biểu đồ là một công cụ để giáo viên khai thác và truyền thụ tri thức, là một phương tiện để hướng dẫn học sinh tìm ra những nội dung chủ yếu của bài học. Có như thế sẽ giúp học sinh bồi dưỡng khả năng tư duy địa lí một cách sáng tạo và khoa học. Ví dụ: Bài 5 “Môi trường xích đạo ẩm” Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và đọc tên tên biểu đồ rồi sau đó đưa ra hệ thống câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp như sau: Câu hỏi 1: Dựa vào hình 5.2 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xin-ga-po. Em hãy xác định các đại lượng, trị số và đơn vị ở trục dọc bên phải, bên trái và trục ngang của biểu đồ. Học sinh nhận ra hai đại lượng ở trục dọc nhiệt độ và lượng mưa, được ghi đơn vị là 0 C và mm. Trị số ở trục ngang từ 1 đến 12 là biểu hiện các tháng trong một năm. Câu hỏi 2: Em hãy cho biết hai đối tượng nhiệt độ và lượng mưa được biểu hiện bằng biểu đồ gì? Màu sắc thể hiện ra sao? Học sinh trả lời: + Biểu đồ đường màu đỏ thể hiện nhiệt độ trung bình các tháng trong năm. + Biểu đồ hình cột màu xanh dương thể hiện lượng mưa trung bình các tháng trong năm. Tuy nhiên, trong các bài môi trường địa lí lại không nhất thiết theo qui ước về hai dạng biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở trên. Ví dụ: Bài 18 - Thực hành “Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa” Cả ba biểu đồ A,B,C lại thể hiện hai đối tượng nhiệt độ và lượng mưa chỉ bằng một biểu đồ đường nhưng màu sắc không thay đổi. Vậy giáo viên phải giới thiệu trước, đến khi bước vào tiết thực hành này các em không gặp khó khăn khi đọc và phân tích biểu đồ để nhận biết được từng biểu đồ thuộc kiểu môi trường nào ở đới ôn hòa. 2.2. Tìm mối liên hệ giữa các yếu tố được thể hiện trên biểu đồ: Sau khi các em xác định các đối tượng trên biểu đồ, giáo viến tiếp tục hướng dẫn tìm các mối liên hệ thể hiện qua nhiệt độ và lượng mưa nhưng ở mức độ cao hơn. Để thực hiện có hiệu quả, giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, nhiệm vụ quan trọng của giáo viên là phải có sự chuẩn bị chu đáo hệ thống câu hỏi ngắn, gọn, dễ hiểu, thể hiện được mối liên hệ giữa các yếu tố trong biểu đồ và có tính xuyên suốt ở các bài thuộc các môi trường địa lí. Nếu ở bài đầu tiên học sinh tích cực làm việc theo đúng yêu cầu của giáo viên, sáng tạo trong quá trình tìm tòi kiến thức thì các em sẽ thấy được ý nghĩa của của biểu đồ trong mỗi bài học nó là những con số biết nói. Ví dụ: Bài 7 “Môi trường nhiệt đới gió mùa” - Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và phân tích nhiệt độ và lượng mưa ở hình 7.3 và 7.4 sách giáo khoa trang 24. - Bước 2: Giáo viên chia lớp làm hai nhóm lớn. + Nhóm 1: thực hiện biểu đồ bên tay phải là phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Mum-bai (Ấn Độ) + Nhóm 2: thực hiện biểu đồ bên tay trái là phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội (Việt Nam) - Bước 3: Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi được ghi tóm tắt trên phần bảng động để học sinh tiện theo dõi trong quá trình hoạt động của mình như sau: + Về nhiệt độ: cao nhất, thấp nhất là bao nhiêu độ C? Vào tháng mấy? Biên độ dao động nhiệt trong năm bao nhiêu độ C? + Về lượng mưa: Các tháng mưa nhiều trong năm là tháng nào, lượng mưa trung bình tháng cao nhất là bao nhiêu mm? - Bước 4: giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trị số tìm được trên biểu đồ bằng cách dùng thước kẻ đặt nơi có đường biểu diễn nhiệt độ trung bình cao nhất vuông góc với trục tung để lấy trị số ở cột nhiệt độ, sau đó đặt thước vuông góc với trục hoành để biết tháng có nhiệt độ cao nhất. Tháng có nhiệt độ thấp nhất thì lấy đường biểu diễn xuống thấp nhất và cũng đo tương tự như trên. Còn tính biên độ nhiệt chỉ cần lấy trị số cao nhất trừ cho trị số thấp nhất mà thôi, cách đo tính lượng mưa thì các em chỉ cần tìm được các tháng mưa nhiều trong năm, lượng mưa cao nhất cũng như đo tính nhiệt độ. - Bước 5: Khi các em hoàn tất công việc của mình trong thời gian qui định của giáo viên thì các em trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn lại kiến thức như sau: + Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Mum-bai (Ấn Độ) * Nhiệt độ: Trung bình cao nhất (Mùa hạ) là 300C, trung bình thấp nhất (Mùa đông) là 230C. Biên độ nhiệt trung bình là 70C. * Lượng mưa: Mưa nhiều từ tháng 6,7,8,9. Nhiều nhất là 700mm vào tháng 7 + Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội (Việt Nam) * Nhiệt độ: Trung bình cao nhất (Mùa hạ) là 300C, trung bình thấp nhất (Mùa đông) là 170C. Biên độ nhiệt trung bình là 130C. * Lượng mưa: Mưa nhiều từ tháng 5,6,7,8,9,10. Nhiều nhất là 350mm vào tháng 8. Ví dụ: Bài 19 “Môi trường hoang mạc” Giáo viên yêu cầu hai nhóm hoạt động dựa vào hình 19.2 và hình 19.3 sách giáo khoa trang 62 để tìm được đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc và so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa. Kết quả học sinh trình bày được như sau: + Nhóm 1: phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tại Đa-lan Giađagat (Mông Cổ) của hoang mạc Gô-bi (châu Á) * Nhiệt độ: Trung bình cao nhất (Mùa hạ) là 200C, trung bình thấp nhất (Mùa đông) là - 240C. Biên độ nhiệt trung bình là 440C. * Lượng mưa: Mưa nhiều từ tháng 6,7,8,9. Nhiều nhất là 60mm vào tháng 7 + Nhóm 2: phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tại Bin-ma (Ni-giê) của hoang mạc Xa-ha-ra (châu Phi). * Nhiệt độ: Trung bình cao nhất (Mùa hạ) là 400C, trung bình thấp nhất (Mùa đông) là 160C. Biên độ nhiệt trung bình là 240C. * Lượng mưa: Mưa chỉ xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10. Nhiều nhất là 5mm vào tháng 8. Lưu ý: Đối với 2 biểu đồ này đường 00C nằm tương đương với nhau để học dễ tính biên độ nhiệt đặc biệt đối với biểu đồ của hoang mạc Gô-bi (châu Á). Như vậy hình thức hoạt động trong một nhóm lớn các em lại có từ 5 đến 6 nhóm nhỏ tùy theo số bàn ở mỗi dãy, mỗi nhóm nhỏ từ 3 đến 4 học sinh. Tôi nhận thấy các em rất tích cực và tự giác khi nhận nhiệm vụ và để khuyến khích tinh thần tự học sau khi kết thúc thời gian, giáo viên sẽ gọi bất kì một học sinh đại diện cho mỗi dãy, nếu học sinh trình bày kết quả tốt sẽ được ghi điểm trong tiết học đó. Ngược lại nếu để học sinh hoạt động theo nhóm lớn với số lượng từ 4 đến 8 em thì không hiệu quả bởi một số em không làm việc mà chỉ dựa vào kết quả của bạn đại diện báo cáo, vậy khi làm bài các em lúng túng không xác định được các mối liên hệ giữa các đối tượng với nhau. 2.3. Nhận xét các yếu tố thể hiện trên biểu đồ: Dựa trên kết quả xác định mối liên hệ giữa nhiệt độ và lượng mưa của từng địa điểm. Giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh bước vào giai đoạn nhận xét kết quả, Ở đây thường sử dụng phương pháp trình bày vấn đề để hướng học sinh biết cách lập luận một vấn đề lô gich, khoa học dựa trên cơ sở của biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. Để thực hiện được thì các em phải nắm vững kiến thức từ các bài học trước. Như ở môi trường đới nóng thì nhiệt độ trung bình tháng là cao, mưa nhiều vào mùa hạ nếu ở bán cầu Bắc. Ví dụ: Bài 7 “Môi trường nhiệt đới gió mùa”. Các em có nhận xét như sau: * Đặc điểm chung: - Biên độ nhiệt trung bình ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao khoảng 80C. - Nhiệt độ trung bình năm trên 200C (chung cho cả môi trường nhiệt đới). - Lương mưa trung bình năm trên 1700mm. - Một năm có hai mùa rõ rệt. * So sánh: Địa điểm Hà Nội (Việt Nam) - Biên độ nhiệt TB cao hơn. - Mùa đông thời tiết lạnh hơn. - Mùa hạ thời tiết nóng hơn. Địa điểm Mum - bai (Ấn Độ) - Biên độ nhiệt TB thấp hơn. - Mùa đông thời tiết không lạnh. - Mùa hạ thời tiết nóng . Chắc chắn học sinh sẽ thắc mắc rằng tại sao cùng nằm trong một môi trường, cùng ảnh hưởng của hai mùa gió như nhau nhưng ở Hà Nội và Mum - bai lại có khí hậu không giống nhau, bằng kiến thức cơ bản ở lớp 6 giáo viên sẽ dùng phương pháp gợi mở để học sinh tìm kết quả thật chính xác và khoa học, đó là do ảnh hưởng của địa hình, vị trí gần hay xa biển…Muốn giải thích được điều đó giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lược đồ hình 7.1 và 7.2 sách giáo khoa trang 23 sẽ thấy rất rõ. Ví dụ: Bài 19 “Môi trường hoang mạc” Trước tiên giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 19.1 sách giáo khoa trang 61 để xác định vị trí của hai hoang mạc đại diện cho hai đới trên bề mặt trái Đất. Cả hai cùng nằm ở bán cầu Bắc. Tuy nhiên Xa-ha-ra nằm ở môi trường đới nóng còn Gôbi nằm ở môi trường đới ôn hòa. Các em có nhận xét như sau: * Đặc điểm chung: Các hoang mạc có khí hậu vô cùng khô hạn và khắc nghiệt vì lượng mưa trong năm rất thấp, biên độ nhiệt trong năm cao nên thực động vất ở môi trường này rất nghèo nàn. * So sánh: Hoang mạc Xa-ha-ra (châu Phi) Hoang mạc Gô-bi (châu Á) - Biên độ nhiệt cao TB (240C) - Mùa đông: thời tiết ấm áp(160C) - Mùa hạ: rất nóng (400C) - Biên độ nhiệt TB rất cao (440C) - Mùa đông: thời tiết rất lạnh (- 240C) - Mùa hạ: không quá nóng (200C) Lưu ý: Giáo viên có thể mở rộng cho học sinh về hoang mạc ở đới ôn hòa tuy có mùa đông rất lạnh nhưng do không khí khô khan nên rất hiếm khi có tuyết rơi và lượng mưa tuy ít nhưng ổn định, không biến động nhiều giữa các năm như ở hoang mạc đới nóng. 2.4. Sắp xếp biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa vào vị trí thích hợp từng môi trường địa lí: Sau mỗi môi trường địa lí thì có một tiết thực hành để nhận biết đặc điểm môi trường địa lí thông qua phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. Giáo viên đã rèn cho học sinh từng bước rất tỉ mỉ dựa trên cơ sở phân tích, giải thích mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí về nhiệt độ, lượng mưa. Tuy nhiên ở bài thực hành được nâng cao hơn một bước nữa là kết hợp quan sát ảnh địa lí để xác định được môi trường. Ví dụ: Bài 12 Thực hành “Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng” Có 3 ảnh về các kiểu môi trường đới nóng, xác định từng ảnh thuộc kiểu môi trường nào? B. Công viên quốc gia Se- ran- gát A. Xa-ha-ra C. Bắc Công-gô Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm học sinh quan sát từng ảnh theo các bước sau: + Mô tả quang cảnh trong bức ảnh. + Chủ đề của ảnh phù hợp với đặc điểm của môi trường nào ở đới nóng. + Xác định tên của môi trường trong ảnh. Giáo viên gọi đại diện nhóm trình bày kết quả như sau: * Ảnh A: Xa-ha-ra. Quang cảnh chỉ có cát, không có cây cối, thời tiết khô nóng → Kết luận: Đây chính là môi trường hoang mạc của đới nóng. * Ảnh B: Công viên quốc gia Se-ran-gat (Tan-da-ni-a) Quang cảnh chủ yếu là đồng cỏ cao, xa xa mới xen một vài cây to, biểu hiện thời tiết ở đây nóng nhưng lại có mưa, tuy lượng mưa không nhiều trong năm. → Kết luận: Đây chính là môi trường nhiệt đới. * Ảnh C: Bắc Công-gô Quang cảnh rừng rậm rạp, cây mọc nhiều tầng, sông có nhiều nước, thời tiết nóng nhưng mưa nhiều, và mưa quanh năm. → Kết luận: Đây chính là môi trường xích đạo ẩm. Ví dụ: Bài 18 Thực hành “Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa” Quan sát 3 biểu đồ tương quan nhiệt - ẩm dưới đây thuộc các môi trường nào của đới ôn hòa. Hãy đặt từng biểu đồ vào đúng vị trí của từng môi trường thuộc đới ôn hòa. Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả bằng lược đồ phóng to thể hiện ba môi trường trên bề mặt Trái Đất dựa vào màu sắc thể hiện của các kiểu môi trường đới ôn hòa. + Biều đồ A: * Nhiệt độ: Trung bình cao nhất (Mùa hạ) không quá 100C, thấp nhất trung bình (Mùa đông) là - 300C, có tới 9 tháng nhiệt độ xuống dưới 00C. Biên độ nhiệt trung bình rất cao 400C. * Lượng mưa: Mưa ít, có tới 9 tháng mưa dưới dạng tuyết rơi. Nhiều nhất không quá 50mm vào tháng 7. → Kết luận: Đây chính là môi trường ôn đới lục địa gần cực . + Biều đồ B: * Nhiệt độ: Trung bình mùa hạ nóng (250C), có thời kì khô hạn kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông ấm áp nhiệt độ trung bình 100C,. Biên độ nhiệt trung bình 150C. * Lượng mưa: Mưa nhiều vào mùa thu – đông, mùa hạ khô nóng, bầu trời trong xanh và không mưa. → Kết luận: Đây chính là môi trường Địa trung hải ven bờ Địa Trung Hải. + Biều đồ C: * Nhiệt độ: Trung bình mùa hạ mát dưới 150C, trung bình mùa đông ấm áp nhiệt độ không quá 50C,. Biên độ nhiệt trung bình 100C. * Lượng mưa: Mưa nhiều và mưa quanh năm, tháng 12,1 có lượng mưa cao nhất là 175mm. → Kết luận: Đây chính là môi trường ôn đới hải dương ở ven biển Tây Âu. Sau khi học sinh hoàn tất công việc của mình, yêu cầu cả lớp nhận xét kết quả, giáo viên chuẩn lại kiến thức nhằm khắc sâu một lần nữa về kiến thức và kĩ năng nhận biết biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở bất cứ một môi trường nào. Ở mức độ cao của quá trình nhận biết là khả năng trình bày khi quan sát ảnh, kết hợp lược đồ các em đặt các biểu đồ vào đúng vị trí khi các em lên đọc và phân tích. Trong quá trình dạy và học giáo viên không chỉ đánh giá kết quả tại lớp mà còn đánh giá kết quả trong bài kiểm tra một tiết, học kì bằng kênh hình để học sinh độc lập kiểm định kĩ năng của mình. Song song đó giáo viên nên dành thời gian của tiết thực hành để cho học sinh xác định biểu đồ khí hậu địa phương mình thuộc loại khí hậu nào ở đới nóng. Việc phân tích biểu đồ khí hậu của tỉnh (hoặc của huyện mà giáo viên có thể sưu tầm hoặc do Sở, Phòng Giáo dục Đào tạo cung cấp) sẽ tạo hứng thú cho học sinh vì các em đã tự khám phá được đặc điểm khí hậu của địa phương mình đang sống. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Như vậy đổi mới phương pháp dạy và học được thể hiện cả một quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa người dạy và người học thì hiệu quả giáo dục đạt kết quả cao. Trong qúa trình dạy giáo viên phải nhiệt tình, nắm vững kiến thức, kết hợp các phương pháp một cách hài hòa nhằm hướng cho học sinh từng bước nắm vững tri thức một cách chủ động, sáng tạo, tự tin khám phá các vấn đề các em còn vướng mắc…Thật vậy qua các môi trường mà giáo viên đã thực nghiệm nhận thấy các em rất tích cực, mạnh dạn xây dựng kết quả hoạt động theo nhóm của mình và đặc biệt khi có sự góp ý của các nhóm thì các em đã lắng nghe và nhận ra được những lỗi nhỏ mình bị mắc phải, ở các bài thực hành thì các em tự làm được ở nhà chỉ cần hướng dẫn nhỏ của giáo viên sau tiết học, vậy tiết thực hành là bước đánh giá toàn diện về kĩ năng nhận biết các môi trường địa lí thông qua đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. So với thời gian trước đây khi tôi chưa thực hiện đề tài này thì kết quả như sau: - Học sinh chưa nắm vững yêu cầu đề bài. - Học sinh còn lúng túng khi gặp những biểu đồ phức tạp. - Chưa biết trình tự các bước đọc và phân tích biểu đồ. - Chưa xác định được các mối liên hệ giữa các đối tượng trên biểu đồ, đặc biệt là các em còn tính sai sót về biên độ nhiệt trung bình giữa tháng có nhiệt độ nóng nhất và tháng có nhiệt độ lạnh nhất. - Các em vẫn còn nhầm lẫn giữa các kiểu trong một môi trường địa lí. - Đặc biệt các em rất ngại khi yêu cầu trình bày kết quả của mình. Số liệu trước khi áp dụng: Lớp Giỏi SL % 7A1 36 6 16.6 7A2 33 3 9.1 7A3 34 4 11.8 7A4 35 3 8.6 Số liệu sau khi áp dụng: Lớp 7A1 7A2 7A3 7A4 Sỉ số Sỉ số 36 33 34 35 Giỏi SL % 12 33.3 7 21.2 8 23.5 9 25.7 Khá SL 15 6 7 7 % 41.7 18.2 20.6 20.0 Khá SL 19 10 11 12 % 52.8 30.3 32.4 34.3 Trung bình SL % 15 41.7 17 51.5 17 50.0 17 48.6 Trung bình SL % 5 13.9 14 42.4 12 35.3 11 31.4 Yếu SL / 7 6 8 % / 21.2 17.6 22.8 Yếu SL / 2 3 3 % / 6.1 8.8 8.6 IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Căn cứ vào sự đổi mới phương pháp dạy học ở môn Địa lí có tầm quan trọng đối với mỗi giáo viên và học sinh, mỗi giáo viên cần phải giảm thiểu tối đa lối giảng dạy thuyết giảng một chiều. Cần phải chuyển quá trình thuyết giảng của giáo viên thành cuộc trao đổi, đàm thoại giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh một cách thận trọng, nhẹ nhàng hơn. Thông qua đó, giáo viên sẽ đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh qua các dạng bài kiểm tra trực tiếp sau mỗi bài học hoặc kiểm tra giữa kì , cuối học kì ... Để có kết quả giảng dạy tốt, giáo viên phải có sự lựa chọn những phương pháp dạy học thích hợp, có thể vận dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng là rèn luyện cho học sinh thói quen tự học, tự tìm tòi tri thức mới, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho học sinh. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa Địa lí lớp 7 (Bộ giáo dục) - Sách giáo viên Địa lí lớp 7 (Bộ giáo dục) - Đổi mới dạy học địa lí THCS (Nhà xuất bản giáo dục) - Địa lí tự nhiên (Lê Bá Thảo) Người thực hiện Phạm Thị Ngoạt THỰC TẾ MỘT BÀI SOẠN MINH HỌA CHO TIẾT RÈN KỸ NĂNG NHẬN BIẾT CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ Tuần: 6 – Tiết: 11 BÀI 12: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: HS cần phải 1. Về kiến thức: Qua các bài tập học sinh cần có các kiến thức: - Về các kiểu khí hậu xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa. - Về đặc điểm của các kiểu môi trường ở đới nóng. 2. Về kĩ năng: - Kĩ năng nhận biết các môi trường của đới nóng qua ảnh địa lí, qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. - Kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa khí hậu với môi trường. - Rèn kĩ năng sống: Làm việc theo nhóm, trình bày ý kiến, tranh luận, giải thích. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Giáo viên: Chuẩn bị ảnh, các biểu đồ phóng to SGK. Sưu tầm thêm một vài biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của huyện hoặc tỉnh cho HS đọc, phân tích thêm tại lớp. - Học sinh: Chuẩn bị bài thực hành ở nhà theo sự hướng dẫn của GV ở tiết trước. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) a. Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự di dân ở đới nóng. Liên hệ thực tế ở nước ta. b. Nêu những tác động xấu tới môi trường do đô thị hóa tự phát ở đới nóng. 3. Bài mới: (35 phút) Giáo viên giới thiệu bài thực hành và những kĩ năng cần rèn luyện. Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: (Cá nhân, nhóm) 15 phút. 1. Có ba ảnh về các kiểu môi GV yêu cầu cả lớp quan sát bài tập 1 và trường đới nóng, xác định từng gọi 2 HS đọc kỹ yêu cầu đề bài. ảnh thuộc kiểu môi trường nào? GV yêu cầu HS nhận dạng ba môi trường đới nóng qua ảnh A,B,C trang 39 SGK địa lí lớp 7. Sau đó, HS sẽ xác định tên của ba môi trường bằng kiến thức đã học theo trình tự các bước sau: * Ảnh A: (Xa-ha-ra) - Những cồn cát lượn sóng mênh mông dưới nắng chói chan, không có thực, động vật. - Xa-ha-ra là hoang mạc nhiệt đới lớn nhất Trái Đất. Có đường chí - Hãy mô tả quang cảnh trong từng bức tuyến Bắc ngang qua nên cực kì khô hạn, khí hậu khắc nghiệt. ảnh. - Chủ đề ảnh phù hợp với đặc điểm của → Môi trường hoang mạc. môi trường nào ở đới nóng? - Tên của từng môi trường trong ảnh là * Ảnh B (Công viên Se-ran-gat) - Đồng cỏ, cây cao xen lẫn, phía xa gì? là rừng hành lang. GV: Chia lớp làm 3 nhóm lớn. - Thời tiết nắng nóng, mưa theo - Mỗi nhóm xác định một ảnh. mùa, xavan là thảm thực vật tiêu biểu của môi trường nhiệt đới. → Môi trường nhiệt đới. Nhóm 1: Ảnh A (Xa-ha-ra) Nhóm 2: Ảnh B (Công viên Se-ran-gat) * Ảnh C (Bắc Công-gô) Nhóm 3: Ảnh C (Bắc Công-gô) - Rừng rậm nhiều tầng xanh tốt bên - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả bờ sông, sông ngòi đầy nước. GV bổ sung và chuẩn lại kiến thức - Nắng nóng và mưa nhiều quanh năm ở vùng xích đạo. → Môi trường xích đạo ẩm. GV: Chuyển ý sang bài tập 2 Hoạt động 2: ( Cá nhân, nhóm) 25 phút. 2.Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa dưới đây để chọn ra GV yêu cầu cả lớp quan sát bài tập 2 và một biểu đồ thuộc đới nóng. Cho gọi 2 HS đọc kỹ yêu cầu đề bài. biết lí do. GV chia lớp làm 5 nhóm nhỏ GV: Để chọn ra một biểu đồ đới nóng cần phải nhớ thật vững đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa của 3 kiểu khí hậu đới nóng. Câu hỏi: Em hãy cho biết đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa với trị số đặc trưng của các kiểu khí hậu đới nóng? ( Nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình > 200C, có 2 lần nhiệt độ tăng cao. Mưa quanh năm chỉ có ở xích đạo ẩm, mưa theo mùa là môi trường nhiệt đới) GV: Hướng dẫn, đối chiếu các trị số của nhiệt độ và lượng mưa từng biểu đồ, bằng * Biểu đồ A: phương pháp loại trừ các biểu đồ không phù - Nhiều tháng nhiệt độ < 150C vào hợp sau khi học sinh báo cáo kết quả hoạt mùa hè. động của nhóm mình. - Mưa nhiều vào mùa hè. - Nhiệt độ cao nhất, thấp nhất là bao nhiêu → Kết luận: không đúng. vào mùa nào? Biên độ nhiệt trung bình? * Biểu đồ B: - Lượng mưa: Mưa nhiều vào mùa nào? - Nóng quanh năm, nhiệt độ > 200C, Tổng lượng mưa trung bình năm là bao và có 2 lần nhiệt độ tăng cao. nhiêu? - Mưa nhiều vào mùa hè. → Kết luận: Đúng khí hậu của đới nóng, thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. * Biểu đồ C: - Tháng cao nhất mùa hè < 200C, mùa đông nhiệt độ < 50C. - Mưa quanh năm. → Kết luận: không đúng. Biểu đồ D: - Mùa đông nhiệt độ < - 50C. - Mưa rất ít, lượng mưa rất nhỏ. → Kết luận: không đúng. * Biểu đồ E: - Mùa hạ nhiệt độ trên 250C, mùa đông nhiệt độ < 150C. - Mưa rất ít, mưa vào mùa thu và đông. → Kết luận: không đúng. GV kết luận: Biểu đồ khí hậu B là biểu đồ khí hậu nhiệt đới gió mùa của môi trường đới nóng. GV: Có thể dành ít thời gian để liên hệ thực tế về khí hậu địa phương Tỉnh Đồng Nai nơi các em đang sống. 4. Đánh giá: (5 phút) Sự chuẩn bị của học sinh ở nhà và tại lớp. 5. Hoạt động nối tiếp: - Ôn lại ranh giới và đặc điểm các đới khí hậu trên Trái Đất. - Đới ôn hòa (ôn đới) có diện tích ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu như thế nào? IV. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS & THPT BÀU HÀM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Trảng Bom , ngày 15 tháng 05 năm 2013 PHIẾU NHÂN XÉT , ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012 – 2013 RÈN KỸ NĂNG NHẬN BIẾT CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÝ QUA PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7 Họ và tên tác giả: Phạm Thị Ngoạt Đơn vị: tổ Sử - Địa - Anh Lĩnh vực: Địa lý Quản lý giáo dục Phương Pháp dạy học bộ môn: Địa lý Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác: ……………………… 1. Tính mới: - Các giải pháp hoàn toàn mới - Các giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp cũ 2. Hiệu quả: - Hoàn toàn mới và đã triễn khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Có cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và triễn khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Hoàn toàn mới và đã triễn khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao - Có cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và triễn khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 3. Khả năng áp dụng: - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách Tốt Khá Đạt - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống Tốt Khá Đạt - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng Tốt Khá Đạt XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ ( Ký tên và ghi rõ họ tên ) ( Ký tên và ghi rõ họ tê
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan