Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Skkn rèn luyện kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ cho học sinh...

Tài liệu Skkn rèn luyện kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ cho học sinh trung học phổ thông.

.DOC
23
1346
147

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÁT HIỆN CÁC MỐI LIÊN HỆ ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ********** I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Tính cấp thiết của đề tài: Kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ là một kĩ năng rất quan trọng, vì bản chất của khoa học địa lí là gắn với bản đồ và gắn với các mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí. Kỹ năng này không phải chỉ dựa vào sự hiểu biết về bản đồ học, mà còn phải dựa vào kiến thức địa lí. Chính vì vậy, kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ cần được rèn luyện dần dần, từ đơn giản đến phức tạp. Nhưng trong thực tế hiện nay, đa số học sinh chưa biết phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ trong quá trình học và kiểm tra môn địa lí. Phần lớn các em cho đây là môn học thuộc lòng, do đó việc học và nhớ kiến thức của các em gặp rất nhiều khó khăn. Chủ yếu các em “ học vẹt” để đối phó với các bài kiểm tra, bài thi. Là một giáo viên giảng dạy môn địa lí, tôi luôn suy nghĩ làm sao để các em học tập môn địa lí dễ dàng hơn, nhớ lâu hơn và làm bài thi, bài kiểm tra đạt kết quả cao hơn. Các em không chỉ học thuộc lòng mà phải hiểu biết về các kiến thức địa lí để giải thích các hiện tượng địa lí khác nhau. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng phát hiện các mối liên hệ đỊa lí trên bản đồ”. * Mục đích của đề tài: Giúp cho học sinh tự rèn luyện kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ, trong các giờ học trên lớp, học tập ở nhà và làm bài thi, bài kiểm tra môn địa lí. * Đối tượng và phạm vi áp dụng: Đề tài này được thực hiện cho đối tượng là học sinh trong học tập môn địa lí và có thể áp dụng cho hầu hết các bài học địa lí thuộc chương trình địa lí trung học phổ thông. Với đề tài này tôi hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực cho các em học sinh trong học tập môn địa lí. Bản thân tôi rất mong được sự góp ý chân thành của quý thấy cô và đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn. Giáo viên: Hoàng Thị Thoa T rang 1 Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí 2.Tính mới của đề tài: Trên thực tế đã có rất nhiều tài liệu đề cập đến kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ, nhưng chưa đi sâu vào việc hướng dẫn cụ thể để học sinh biết cách khai thác, tìm ra các mối liên hệ địa lí trong từng bài học. Chuyên đề của tôi không chỉ hướng dẫn học sinh phát hiện các mối liên hệ địa lí, mà còn chỉ cho học sinh biết cách giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội trên bản đồ. Đây cũng là một kĩ năng mà nhiều học sinh còn rất lúng túng trong quá trình học và làm bài thi, bài kiểm tra môn địa lí. II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1.Thuận lợi: - Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ, có phòng máy nối mạng Internet, máy chiếu, phòng thiết bị dạy học, thư viện ... để đáp ứng cho việc dạy và học được thuận lợi hơn. -Về phía học sinh: Hầu hết các em đều có sách giáo khoa và Atlat địa lí (đối với học sinh khối 12). 2 . Khó khăn: - Bản đồ cung cấp cho việc dạy học của giáo viên và học sinh chưa đồng bộ, để áp dụng cho từng bài học thì còn thiếu nhiều. Điều đó gây rất nhiều khó khăn cho việc giảng dạy của giáo viên và tiếp thu kiến thức của học sinh. - Đối với học sinh khối 10 và khối 11, hầu hết các em chưa có tập bản đồ địa lí, cũng có thể là do giá của một tập bản đồ địa lí hơi cao, nên giáo viên cũng không bắt buộc các em phải trang bị cho mình một tập bản đồ địa lí trong quá trình học tập. Điều này cũng không thuận tiện cho việc dạy - học môn địa lí của giáo viên và học sinh. 3. Số liệu thống kê: Số liệu thống kê ở một số lớp: 11a3, 11a7, 11a13, 12a5, 12a6…trước khi hướng dẫn học sinh “ rèn luyện kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ “ như sau : Giáo viên: Hoàng Thị Thoa T rang 2 Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí Lớp Sĩ số (HS) 11a3 11a7 11a13 12a5 12a6 43 42 43 45 45 Chưa biết (%) 70 63 59 61 66 Biết (%) 20 32 31 25 30 Thành thạo (%) 10 5 10 14 4 Qua số liệu thống kê thực tế đầu năm học 2011-2012, tôi nhận thấy đa số các em chưa biết cách phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ ( chiếm khoảng 64 % tổng số học sinh các lớp), khoảng 27 % số học sinh biết cách làm nhưng còn chưa thành thạo, không tự tin. Những học sinh được coi là thành thạo hơn các bạn trong lớp chỉ khoảng 9 %. Đây là điều đáng để tôi suy nghĩ và phải nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết. III. NỘI DUNG: 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN : - Tất cả các hiện tượng địa lí đều có tính quy luật, đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Học sinh không phải chỉ học thuộc lòng mà phải hiểu rõ và giải thích được các vấn đề, các hiện tượng địa lí, kể cả địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội. Chính vì vậy phải rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy. - Để rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh thì bản đồ địa lí là một phương tiện thiết thực nhất, không chỉ đối với học sinh mà còn rất cần thiết đối với việc giảng dạy bộ môn địa lí của giáo viên. - Để góp phần vào việc rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh thì việc “ rèn luyện kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ “ là một kỹ năng không thể thiếu đối với việc học tập môn địa lí ở trường THPT. 2.NỘI DUNG : 2.1.Khái quát về bản đồ : Giáo viên: Hoàng Thị Thoa T rang 3 Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí - Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học nhất định, nhằm thể hiện các hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế-xã hội và mối quan hệ giữa chúng. Thông qua khái quát hóa nội dung và được trình bày bằng hệ thống kí hiệu bản đồ. - Bản đồ là một phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kỹ năng địa lí ở lớp, về nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí . 2.2.Một số kinh nghiệm trong quá trình rèn luyện kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ : - Rèn luyện kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ, là một phương tiện đặc biệt quan trọng để phát triển năng lực tư duy nói chung và năng lực tư duy địa lí nói riêng.Trong khi khai thác các nội dung, kiến thức trên bản đồ, học sinh phải luôn luôn quan sát, tưởng tượng, phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, xác lập các mối liên hệ địa lí ... Do đó tư duy của các em luôn hoạt động và phát triển. 2.2.1. Đối với học sinh : Rèn luyện kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ phải qua nhiều bước, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp lên cao, có thể theo các bước sau đây : - Bước 1: Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu. - Bước 2: Nhận biết, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ. - Bước 3: Xác định phương hướng, đo đạc, tính toán trên bản đồ . - Bước 4: Xác định vị trí địa lí, mô tả từng yếu tố, thành phần của tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính trị được biểu hiện trên bản đồ. - Bước 5 : Xác định các mối liên hệ địa lí trên bản đồ - Bước 6: Mô tả tổng hợp địa lí một khu vực về nhiều mặt: vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thủy văn, động thực vật, dân cư, kinh tế... VD : Dựa vào bản đồ kinh tế của một số nước ( khu vực ) đánh giá trình độ phát triển kinh tế của các nước ( hoặc khu vực ) đó. Giáo viên: Hoàng Thị Thoa T rang 4 Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí 2.2.2.Đối với giáo viên : - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Giáo viên nên cung cấp cho các em một số kiến thức địa lí cơ bản, mang tính quy luật, để các em dễ nhận biết trong quá trình khai thác bản đồ. - Tạo hứng thú học tập môn địa lí cho học sinh, đặt những câu hỏi liên quan đến bản đồ và các câu hỏi mang tính chất khám phá để kích thích khả năng tư duy của học sinh. - Trong những giờ học, giáo viên nên chuẩn bị một số bản đồ treo tường phù hợp với nội dung bài học, yêu cầu một số học sinh lên bảng quan sát và chỉ trên bản đồ các đối tượng địa lí liên quan đến nội dung bài học, đồng thời hướng dẫn các em phát hiện và phân tích các mối liên hệ địa lí trên bản đồ . - Đối với việc kiểm tra, đánh giá, giáo viên cũng nên sử dụng hệ thống câu hỏi liên quan đến bản đồ, kể cả kiểm tra bài cũ. giúp các em khai thác bản đồ, Atlat được tốt hơn đồng thời giúp các em dễ dàng vượt qua các kì kiểm tra, kì thi tốt nghiệp, cao đẳng, đại học ... Các em không bị lúng túng khi gặp phải các câu hỏi liên quan đến bản đồ, Atlat. 2.3.Cách thức tiến hành: Trước hết,cần làm cho học sinh phân biệt rõ các loại liên hệ sau đây : 2.3.1. Những mối liên hệ đơn giản nhất là những mối liên hệ địa lí về vị trí trong không gian giữa các đối tượng địa lí, những mối liên hệ này thể hiện trực tiếp, rõ ràng trên bản đồ. Đọc bản đồ không phải chỉ đọc các dấu hiệu riêng lẻ của bản đồ đây là núi gì, sông nào, trung tâm công nghiệp nào,..mà cần phải đọc được mối quan hệ giữa các dấu hiệu (đối tượng) địa lí trên bản đồ. VD: Khi miêu tả một con sông, các em phải tìm ra các mối liên hệ của nó với nơi bắt nguồn, với những miền địa hình mà nó chảy qua, với những phụ lưu mà nó tiếp nhận với vịnh biển hoặc hồ nơi nó đổ vào ... Giáo viên: Hoàng Thị Thoa T rang 5 Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí Áp dụng vào mục III, “một số sông lớn trên Trái Đất”, bài 15 ” Thủy quyển, một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông, một số sông lớn trên Trái Đất” SGK địa lí lớp 10, các em tìm hiểu về sông Nin theo các bước sau: -Bước 1: Chọn bản đồ cần khai thác là bản đồ địa lí tự nhiên Châu Phi. -Bước 2:Tìm hiểu kĩ phần chú thích và các kí hiệu trên bản đồ. -Bước 3: Xác định vị trí, đặc điểm của sông Nin. -Bước 4: Nhận xét về chiều dài, hướng chảy của sông. -Bước 5:Tìm ra các mối liên hệ địa lí của sông Nin trên bản đồ như mối quan hệ với nơi bắt nguồn, với khí hậu, với địa hình nơi sông chảy qua, với phụ lưu mà sông tiếp nhận được… -Bước 6: Vận dụng các kiến thức đã tích lũy được để giải thích về chế độ nước của sông Nin. Giáo viên: Hoàng Thị Thoa T rang 6 Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí Thực hiên theo các bước ở trên các em sẽ nêu được như sau: Sông Nin dài nhất thế giới (chiều dài: 6685km ), phân bố ở lục địa châu Phi, chảy theo hướng từ Nam lên Bắc qua 3 miền khí hậu khác nhau. Sông bắt nguồn từ hồ Vic-to-ri-a ở khu vực xích đạo có mưa quanh năm nên lưu lượngnước khá lớn. Chảy giữa miền hoang mạc Xahara và không được nhận thêm phụ lưu nào, nước sông vừa ngấm xuống đất, vừa bốc hơi mạnh do nhiệt độ cao, nhưng lưu lượng nước vẫn rất lớn, về mùa cạn ở Ai Cập vẫn đạt 700 m 3/ s, cuối cùng sông đổ ra Địa Trung Hải. Giáo viên: Hoàng Thị Thoa T rang 7 Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí 2.3.2. Những mối liên hệ địa lí không thể hiện trực tiếp, rõ ràng trên bản đồ. Để phát hiện ra chúng, học sinh phải dựa vào vốn kiến thức địa lí đã tích lũy được, nhất là những hiểu biết về các quy luật địa lí. Những mối liên hệ địa lí này có thể phân thành 3 loại: a. Những mối liên hệ giữa các hiện tượng tự nhiên với tự nhiên : VD: Khí hậu một nơi nào đó phụ thuộc vào : - Vĩ độ địa lí: càng xa xích đạo, càng ở vĩ độ cao khí hậu càng lạnh ( như ở vùng hai cực quanh năm băng tuyết bao phủ ). Ở vùng nhiệt đới như Việt Nam quanh năm có nhiệt độ cao trung bình trên 20 oC. - Địa hình: càng lên cao nhiệt độ và khí áp càng giảm, các sườn núi đón gió từ biển thổi vào thì nhận được nhiều hơi ẩm nên mưa nhiều, các sườn núi khuất gió thì mưa ít. - Dòng biển: dòng biển nóng chảy ven bờ đại dương gây mưa nhiều, dòng biển lạnh không gây mưa cho vùng ven bờ nên hình thành các vùng hoang mạc ở ngay ven biển như hoang mạc Xahara ( Châu Phi )... - Thực vật: nơi có rừng bao phủ thì khí hậu dịu mát hơn so với nơi đất trống, đồi trọc . Áp dụng vào bài 5, tiết 1: “ Một số vấn đề của Châu Phi “ SGK địa lí lớp 11. Câu hỏi: Giải thích tại sao phần lớn lãnh thổ Châu Phi có khí hậu khô nóng với cảnh quan chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc ( Xahara ) ? -Bước 1:Chọn bản đồ cần khai thác là bản đồ địa lí tự nhiên Châu Phi. -Bước 2:Tìm hiểu kĩ phần chú thích và các kí hiệu trên bản đồ. -Bước 3 :Xác định vị trí, đặc điểm của Châu Phi. -Bước 4:Nhận xét về lục địa châu Phi, diện tích của hoang mạc Xahara. -Bước 5:Tìm ra các mối liên hệ địa lí của hoang mạc Xahara trên bản đồ như mối quan hệ với dòng biển, diên tích lãnh thổ, vị trí địa lí… -Bước 6: Vận dụng các kiến thức đã tích lũy được để giải thích về tính khô hạn ở Châu Phi. Giáo viên: Hoàng Thị Thoa T rang 8 Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí Thực hiện theo các bước trên các em sẽ tìm ra các kiến thức sau: Vùng Tây Bắc của Châu Phi, mặc dù nằm ở ven bờ đại dương nhưng vẫn hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới hiện nay là hoang mạc Xahara. Nguyên nhân chủ yếu là do có dòng biển lạnh chảy ở vùng ven bờ, ngoài ra còn do diện tích lục địa của Châu Phi quá lớn nên ảnh hưởng của biển càng vào sâu trong Hình 1: BẢN ĐỒ TỰ NHIÊN CHÂU PHI nội địa càng giảm, hơn thế nữa càng gần chí tuyến nhiệt độ càng cao… tất cả những nguyên nhân này làm cho châu Phi là lục địa khô nóng nhất địa cầu. Giáo viên: Hoàng Thị Thoa T rang 9 Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí b.Những mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí kinh tế với nhau : * Liên hệ giữa các ngành kinh tế : VD: Giữa nông nghiệp và công nghiệp: nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp. Công nghiệp cung cấp cho nông nghiệp các thiết bị máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho cây trồng vật nuôi. * Liên hệ trong phân bố sản xuất : - Công nghiệp khai khoáng gắn liền với các vùng mỏ, khai thác gỗ gắn liền với rừng, công nghiệp luyện kim thường đặt ở những vùng khai thác than và các quặng kim loại, gần nguồn nước, điện . - Các nhà máy nhiệt điện thường phân bố ở những vùng khai thác than , khai thác dầu khí.Vd: nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ ở Bà Rịa – Vũng Tàu nằm gần nguồn dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa phía Nam. - Các nhà máy thủy điện gắn liền với các dòng sông, thác nước … VD : Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La trên sông Đà, Trị An trên sông Đồng Nai -Các nhà máy sản xuất máy nông nghiệp: máy gặt đập, máy cày, máy kéo... phân bố gần các vùng nông nghiệp. -Sản xuất các máy móc thiết bị chính xác: phân bố ở những nơi có nhiều nhân công kĩ thuật lành nghề, các thành phố lớn. - Công nghiệp hóa chất: gắn liền với vùng nguyên liệu như than, dầu mỏ, khí tự nhiên - Nhà máy đường: phân bố ở vùng trồng mía. - Nhà máy chè: phân bố ở vùng trồng chè. - Các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu nhập từ nước ngoài vào thường được phân bố ở các hải cảng hoặc ở giáp biên giới các nước cung cấp nguyên liệu hoặc ven đường giao thông chính để giảm chi phí vận chuyển. VD: Nhà máy chế biến gỗ, bột giấy... xây dựng ở cửa sông có liên quan đến việc khai thác gỗ ở vùng đầu nguồn, vận chuyển bằng đường sông và xuất khẩu qua đường biển. Giáo viên: Hoàng Thị Thoa T rang 10 Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí c.Những mối liên hệ giữa tự nhiên và kinh tế : * Địa hình và kinh tế : Địa hình đồng bằng thuận lợi xây dựng các công trình giao thông vận tải, tốn ít kinh phí, là vùng trồng cây lương thực thưc phẩm, chăn nuôi trù phú và là nơi dân cư tập trung đông đúc . Địa hình núi non hiểm trở gây trở ngại cho việc đi lại, xây dựng các công trình giao thông, công trình kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, tốn kém, trồng trọt, chăn nuôi cũng không thuận lợi. Áp dụng vào bài 28: “ Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp” SGK địa lí lớp 12. Giải thích tại sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng ? -Bước 1:Chọn bản đồ cần khai thác là bản đồ công nghiệp chung Việt Nam. -Bước 2:Tìm hiểu kĩ phần chú thích và các kí hiệu trên bản đồ. -Bước 3 :Xác định vị trí, quy mô của các khu công nghiệp tập trung. -Bước 4:Nhận xét về số lượng, sự phân bố các nhà máy, xí nghiệp… -Bước 5:Tìm ra mối liên hệ địa lí của các khu công nghiệp trên bản đồ như mối quan hệ với diên tích lãnh thổ, địa hình, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí, dân cư, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, cơ sở hạ tầng, vốn, lịch sử khai thác lãnh thổ,… -Bước 6: Vận dụng các kiến thức đã tích lũy được để giải thích về quy mô của các khu công nghiệp. VD: Đồng bằng Sông Hồng là nơi có địa hình thấp và bằng phẳng thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, là vùng sản xuất nông nghiệp lớn của nước ta. Đồng thời cũng là nơi có lịch sử khai thác lâu đời, dân cư tập trung với mật độ cao nhất cả nước, với nguồn lao động dồi dào có chuyên môn kĩ thuật cao… Ngược lại vùng trung du miền núi Bắc Bộ của nước ta có địa hình chủ yếu là núi non hiểm trở, khó khăn cho việc xây dựng các công trình giao thông , khai thác tài Giáo viên: Hoàng Thị Thoa T rang 11 Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí nguyên khoáng sản, nền nông nghiệp cũng bị hạn chế,… cho nên đây là vùng thưa dân nhất nước ta , hoạt động công nghiệp mới đang trong giai đoạn hình thành. * Khoáng sản và kinh tế: nhiều khoáng sản cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Vd: Hoa Kì là nước giàu tài nguyên khoáng sản, tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc, vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương. Khoáng sản cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. Chính vì vậy các ngành công nghiệp ở Hoa Kì cũng phân bố phù hợp với sự phân bố nguồn tài nguyên khoáng sản. * Khí hậu và kinh tế :sự phân bố cây trồng phụ thuộc vào khí hậu: - Cây trồng của miền ôn đới: lúa mì, lúa mạch, củ cải đường, khoai tây ... phân bố chủ yếu ở Hoa Kì, Canada, các nước Tây Âu…( do ở đây có nhiệt độ thấp ) - Cây trồng của miền nhiệt đới: lúa gạo, ngô, chè, cà phê, mía, cao su, dừa... phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á, Nam Mỹ, Châu Phi…( do ở những vùng này quanh năm có nhiệt độ cao ) * Rừng và kinh tế: nhiều rừng thì ngành khai thác gỗ và lâm sản phát triển, thúc đẩy công nghiệp sản xuất giấy phát triển. + Đồng cỏ và kinh tế: chăn nuôi bò ở những đồng cỏ tươi tốt, chăn nuôi dê, cừu, lạc đà, ngựa,...ở những vùng đồng cỏ khô cằn. + Biển và kinh tế: gần biển phát triển ngành đánh bắt cá, hàng hải, khai thác muối, dầu mỏ ... + Sông ngòi và kinh tế: nhiều sông lớn phát triển thủy lợi, thủy điện, giao thông vận tải .. Giáo viên: Hoàng Thị Thoa T rang 12 Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí VD : + Sử dụng thác nước làm thủy điện + Rừng: phát triển công nghiệp khai thác gỗ , sản xuất giấy Hình 3 : BẢN ĐỒ CÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN + Quốc gia là hải đảo: ngành hàng hải và đánh bắt cá phát triển Nhưng không nhất thiết là có rừng thì công nghiệp gỗ và sản xuất giấy phát triển, có khoáng sản thì công nghiệp luyện kim, cơ khí phát triển. Việc khai thác, sử dụng tự nhiên, xây dựng và phát triển kinh tế còn tùy thuộc phần lớn vào trí tuệ con người, trình độ khoa học kĩ thuật, trình độ phát triển kinh tế, đặc điểm của mỗi dân tộc. Ví dụ như Nhật Bản: là một nước nghèo tài nguyên khoáng sản nhưng là môt nước có nền công nghiệp phát triển mạnh với đầy đủ các ngành công nghiệp, là nước thuộc nhóm G7. Nền kinh tế của Nhật Bản phát triển mạnh phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố con người. Giáo viên: Hoàng Thị Thoa T rang 13 Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí Do đó giáo viên luôn phải đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ, phân tích, trả lời Có phải cứ ở gần biển thì bao giờ khí hậu cũng ôn hòa không ? Có phải cứ ở gần biển là ngành hàng hải và đánh bắt cá phát triển không ? Trên thực tế không phải cứ có cái này thì tất yếu phải có cái kia (vì đây không phải là mối liên hệ nhân - quả ) Hình 4: BẢN ĐỒ TỰ NHIÊN CHÂU PHI * Vận dụng : Có thể Áp dụng vào các bài cụ thể trong sách giáo khoa địa lí lớp 10 như: bài 11 ”khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất”; bài 12 “sự phân bố khí áp, một số loại gió chính”; bài 13 “ngưng đọng hơi nước trong khí quyển, mưa”; bài 15 “thủy quyển, một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông, một số sông lớn trên Trái Đất”; bài 16 ”sóng, thủy triều, dòng biển”; bài 18 “ sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật”; bài 19 “sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất”; bài 28 “địa lí ngành trồng trọt”; bài 29 “ địa lí ngành chăn nuôi”; bài 32 “địa lí các ngành công nghiệp”… Áp dụng cho một số bài trong sách giáo khoa địa lí lớp 11 như: bài 5 , tiết 1 “ một số vấn đề của Châu Phi”; bài 5 tiết 2 “một số vấn đề của Mĩ La Tinh “; bài 5 tiết 3 “một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á” bài 6 “ Hoa Kì”( tiết 2:kinh tế ) ; bài 8 “Liên Bang Nga”(tiết 1:tự nhiên ,dân cư và xã hội ); bài 8 “Liên Bang Nga” ( tiết 2: kinh tế ); bài 9” Nhật Bản” ( tiết 1:tự nhiên,dân cư và tình hình phát triển kinh tế ); bài 9” Nhật Bản” ( tiết 2: các ngành kinh tế và các Giáo viên: Hoàng Thị Thoa T rang 14 Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí vùng kinh tế ); bài 10 “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” ( tiết 1, tiết 2 ); bài 11 “ khu vực Đông Nam Á” ( tiết 1, tiết 2 ); bài 12 “Ôxtraylia” (tiết 2: thực hành tìm hiểu về dân cư Ôxtralia ). Áp dụng cho một số bài trong sách giáo khoa địa lí lớp12 như: bài 2 “vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ”; bài 8 “ thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển”; bài 9 “thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa”; bài 11”thiên nhiên phân hóa đa dạng”; bài 15 “bảo vệ môi trường và phòng chống thiên ta”; bài 16 “đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta”; bài 22 “vấn đề phát triển nông nghiệp”; bài 24 “vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp” bài 27 “vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm”; các bài thuộc chương địa lí các vùng kinh tế… VD1 : Áp dụng cho bài 6 “Hoa Kì” (tiết 2: kinh tế ) SGK địa lí lớp 11. Câu hỏi: Dựa vào bản đồ các trung tâm công nghiệp chính của Hoa Kì hãy nhân xét và giải thích về sự phân bố công nghiệp của Hoa Kì ? Để trả lời câu hỏi này các em phải làm theo các bước sau: -Bước1: Chọn bản đồ cần khai thác là bản đồ các trung tâm công nghiệp chính của Hoa Kì. -Bước 2: Tìm hiểu kĩ phần chú thích và các kí hiệu trên bản đồ. -Bước 3: Xác định vị trí các ngành công nghiệp của Hoa Kì -Bước 4: Nhận xét về sự phân bố của các ngành, các trung tâm công nghiệp trên lãnh thổ Hoa Kì. -Bước 5: Tìm ra mối liên hệ địa lí của của các ngành công nghiêp với địa hình, sự phân bố tài nguyên khoáng sản, dân cư, nguồn lao động, thị trường, cơ sở hạ tầng, lịch sử khai thác lãnh thổ,… -Bước 6: Vận dụng các kiến thức đã tích lũy được để giải thích về sự phân bố của các trung tâm công nghiệp trên lãnh thổ Hoa Kì. Kết quả các em sẽ tìm ra được các nôi dung sau: Các trung tâm công nghiệp của Hoa Kì tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc do ở đây có điều kiên thuận lợi như: giàu tài nguyên khoáng sản, địa hình thấp, vị trí địa lí thuận lợi để giao lưu kinh tế với nhiều nước trên thế giới, có cơ sở hạ tầng phát triển hiện đại, dân cư tập trung đông, với nguồn lao động đông đảo, thị trường tiệu thụ lớn,có lịch sử khai thác lâu đời nhất… Giáo viên: Hoàng Thị Thoa T rang 15 Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí Dựa vào các mối liên hệ địa lí và bản đồ kinh tế của một nước có thể đánh giá trình độ phát triển kinh tế của nước đó . Ngành điện lực cung cấp năng lượng và ngành cơ khí chế tạo trang bị máy móc đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì vậy chỉ cần xem xét tình hình phát triển của hai ngành này của một nước cũng đã có thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế của nước đó. Hình 13: BẢN ĐỒ CÔNG NGHIỆP HOA KÌ Dựa vào bản đồ công nghiệp Hoa Kì ta thấy có nhiều trung tâm thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử, trung tâm cơ khí chế tạo... phân bố hầu như trên toàn lãnh thổ. Ngoài ra còn có nhiều ngành công nghiệp khác như: luyện kim đen, luyên kim màu, hóa chất, lọc dầu, các ngành công nghiệp nhẹ, thực phẩm...đây là dấu hiệu của một nền công nghiệp hùng mạnh, của một nền kinh tế phát triển toàn diện dựa trên nền tảng kĩ thuật cao. Giáo viên: Hoàng Thị Thoa T rang 16 Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí VD2: Áp dụng cho bài 5 “một số vấn đề của châu lục và khu vực” (tiết 1: một số vấn đề của Châu Phi ) SGK địa lí lớp 11 Nhìn vào bản đồ công nghiệp Châu Phi: chỉ có vài cơ sở chế biến lương thực, dệt, cơ sở cơ khí sửa chữa...ta thấy công nghiệp mới đang trong giai đoạn hình thành, còn là các nước nông nghiệp lạc hậu. Các em có thể vận dụng các kiến thức đã học để giải thích nguyên nhân của sự phát triển kinh tế ở Châu Phi. Sự phát triển kinh tế phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: nhân tố tự nhiên (khí hậu, đất đai, tài nguyên khoáng sản,…) nhân tố kinh tế - xã hội (dân cư, nguồn lao động, trình độ dân trí, KHKT, vốn, lịch sử, chính sách,… ). Hình 14: BẢN ĐỒ CÔNG NGHIỆP CHÂU PHI Giáo viên: Hoàng Thị Thoa T rang 17 Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí VD3: Áp dụng cho bài 5 “ một số vấn đề của châu lục và khu vực” (tiết 1: một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á ) SGK địa lí lớp 11. Những nước có nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu sử dụng năng lượng cao nên thúc đẩy ngành công nghiệp năng lượng phát triển. Còn những nước có tiềm năng lớn về nguồn dầu mỏ nhưng nền kinh tế chưa phát triển mạnh, nhu cầu về năng lượng thấp nên chủ yếu khai thác nguồn dầu thô để xuất khẩu như các nước ở khu vực Trung Đông( Ả Rập Xê –ut, Iran, Irac...) nhưng lại có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới đạt 92.5 tỉ tấn. Giáo viên: Hoàng Thị Thoa T rang 18 Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí Nhìn vào bản đồ phân bố sản lượng điện năng trên thế giới (2000-2003) chúng ta có thể thấy được trình độ phát triển kinh tế của các khu vực trên thế giới. Nhìn chung sản lượng điện lớn tập trung chủ yếu ở các khu vực như: Bắc Mỹ, Tây Âu, Liên Bang Nga, các nước như :Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ… Giáo Thị Thoa rang 19 Đây viên: chínhHoàng là những nước có nền kinh tế phát triển mạnh trên thế giới,T khoa học công nghệ hiện đại, nguồn lao động có chuyên môn kĩ thuật cao, nhu cầu sử dụng năng lượng lớn. Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí IV. KẾT QUẢ : Thông qua việc “ rèn luyện kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa địa lí trên bản đồ”, học sinh không chỉ biết xác định các đối tượng địa lí trên bản mà còn biết cách giải thích các hiện tượng địa lí trên bản đồ. Từ đó các em cảm thấy thích thú học tập môn địa lí, càng tìm hiểu các em càng khám phá được nhiều điều thú vị của khoa học địa lí. Chính nhờ điều này đã xóa đi những giây phút căng thẳng sau mỗi tiết học, các em không học vẹt như trước đây nữa. Số liệu thống kê ở một số lớp: 11a3 ,11a7, 11a13, 12a5, 12a6… sau khi đã hướng dẫn học sinh “ rèn luyện kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ” như sau : Lớp Sĩ số Chưa 11a3 11a7 11a13 12a5 12a6 (HS) 43 42 43 45 45 biết Biết (%) 3 1 2 1 3 (%) 52 54 53 67 64 Thành thạo (%) 45 45 45 32 33 Bảng số liệu thống kê ở các lớp khi chưa triển khai hướng dẫn áp dụng: Lớp Sĩ số (HS) Chưa biết (%) Biết (%) Thành thạo (%) 11a3 11a7 11a13 12a5 12a6 Qua số liệu thống kê ở 43 70 20 42 63 32 43 59 31 45 61 25 45 66 30 trên, nhìn chung đa số các em đã biết cách 10 5 10 14 4 phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ, chiếm khoảng 98 % so với trước đây, chỉ có khoảng 36 % kể cả các em biết và thành thạo. Hiện nay số còn lại chỉ khoảng 2 % chưa biết cách khai thác bản đồ trong quá trình học tập môn địa lí. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Giáo viên: Hoàng Thị Thoa T rang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan