Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Vật lý Skkn-tăng cường tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trong tiết học vật lí...

Tài liệu Skkn-tăng cường tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trong tiết học vật lí

.DOC
3
1626
138

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ TĂNG CƯỜNG TỔ CHỨC CHO HỌC SINH LÀM THÍ NGHIỆM TRONG TIẾT HỌC VẬT LÝ I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Trong giai đoạn thực hiện chương trình thay SGK mới , GV phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn , nhằm giúp HS “ có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỷ thuật và hướng nghiệp …” . Để cho tiết học đạt hiệu quả tốt , GV phải nghiên cứu kỹ bài dạy , nắm chắc những yêu cầu về kĩ năng , kiến thức của bài sử dụng các phương pháp dạy học hợp lý , tổ chức các hoạt động trong tiết học , trong đó tổ chức cho HS làm thí nghiệm là một trong những hoạt động quan trọng của tiết học vật lý . Hoạt động thí nghiệm trong tiết học vật lý kích thích được hứng thú học tập của HS , HS tích cực hơn trong việc nghiên cứu phát hiện ra những kiến thức mới , những qui luật của tự nhiên . Tự HS làm thí nghiệm phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra của bài học , kiểm chứng bằng thực nghiệm những điều đã biết , giúp HS nắm vững kiến thức lí thuyết có kĩ năng thực hành thí nghiệm . Do đó GV cần phải chuẩn bị các đồ dùng dạy học , phương tiện dạy học một cách chu đáo tạo điều kiện thuận lợi cho HS làm những thí nghiệm trong giờ học. 2. Tình hình thực tế - Thiết bị dạy học tương đối đủ về số lượng cho các lớp , nhưng mức độ chính xác ở một dụng cụ TN chưa đảm bảo. - Phần lớn các tiết học vật lý đều có TN, do đó thời gian dành cho HS làm TN phải được bố trí một cách hợp lí. - HS đã có thói quen thảo luận nhóm , biét cách tổ chức phân công làm TN trong nhóm… - Khi học bài mới ,còn nhiều HS chưa nắm vững kiến thức , kĩ năng đã học như : sử dụng giá TN, sử dụng lực kế , cân , lắp mạch điện đơn giản , sử dụng ampe kế , vôn kế…. - Một số đồ dùng TN trong thực tế không phù hợp với hình vẽ mô tả trong SGK. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Tổ chức cho HS làm TN trong tiết học sao cho đảm bảo được mục tiêu của bài học phân bố được thời gian hợp lý cho hoạt động này. GV thực hiện những việc sau. 1. Xác định các ĐDTN càn chuẩn bị cho HS . Nghiên cứu nội bài dạy trong SGK , xác định mục tiêu bài học từ đó định ra các đồ dùng TN cho mỗi nhóm . - Đầy đủ từng loại dụng cụ , kể cả các dụng cụ dùng thường xuyên như giá TN, bảng lắp mạch điện , dây dẫn , bộ biến nguồn … - Số lượng dụng cụ cho mỗi nhóm , thực hiện được bao nhiêu nhóm , có thể thêm một vài dụng cụ dự phòng ( bóng đèn , dây dẫn , công tắc..) 2 . Tìm hiểu các đồ dùng hiện có ở phòng thiét bị của trường . - Các đồ dùng có đầy đủ để thực hiện các TN cho bài dạy không ?. Xem xét thực tế biết được đồ dùng , số lượng từng loại … - Tìm hiểu các đặc tính , thông số kĩ thuật cụ thể của từng loại đồ dùng TN. 3 . Kiểm tra mức độ sử dụng của các dụng cụ . + Trước khi thực hiện tiết dạy ,GV phải kiểm tra tất cả các dụng cụ TN. - Có dụng cụ nào hư hỏng . - Các dụng TN có tương ứng với các dụng cụ được mô tả , giới thiệu trong SGK không ? - Lắp ráp các TN để biết kết quả đo được trong TN , trong các bộ TN cho mỗi nhóm bộ dụng cụ nào chưa chính xác,… - Điều chỉnh , thay thế dụng cụ tương ứng ,… 4 . Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. * Hướng dẫn cho HS cách sử dụng các thiết bị dùng trong TN. - Trước khi HS làm TN ,GV giới thiệu các dụng cụ TN hoặc cho HS nêu tên các dụng cụ cần làm TN ( dựa vào SGK, vào các dụng cụ dã bố trí sẵn ) - GV hướng dẫn cách sử dụng một vài dụng cụ cần thiết để kết quả được chính xác, hạn chế được việc hư hỏng các dụng cụ . - Đối với dụng cụ dùng thường xuyên trong nhiều tiết học , GV hướng dẫn kĩ cho HS biết cách sử dụng ngay từ tiết học đầu tiên có sử dụng cụ đó. Ví dụ : Lắp giá TN, sử dụng rắc co để điều chỉnh , sử dụng lực kế để đo trọng lượng của vật, đo lực kéo…( lớp 6,8…) - Bộ biến nguồn : hướng dẫn HS biết cách điều chỉnh giá trị HĐT của nguồn cần sử sử dụng ( 0 V, 3V, 6 V, 9 V, 12 V), sử dụng nguồn AC hay DC, tránh được hư hỏng dụng cụ do sử dụng HĐT vượt quả định mức . - Vôn kế , ampe kế : hướng dẫn HS xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo , để HS đọc được các giá trị cần đo chính xác… * Cho HS biết được các bước tiến hành TN. - Dựa vào yêu cầ TN ( nghiên cứu gì?, kiểm tra gì ? ) cho HS đối chiếu với các đồ dùng hiện có để lắp ráp TN. - Yêu cầu HS nêu tóm tắt các bước tiến hành TN dựa vào SGK hoặc theo gợi ý của GV. Ví dụ : TN kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn ( lớp 9)  Múôn kiểm tra dự doán ( như C 1-SGK/ tr 19) ta phải dùng ba dây dẫn có đặc điểm như thế nào?  Ba điện trở đã cho có đáp ứng với yêu cầu không?  Dựa vào số ghi trên các điện trở mẫu , hãy so sánh chiều dài của 3 dây dẫn đó.? 5 . Chuẩn bị các phương tiện dạy học khác. Ngoài các dụng cụ để HS làm TN , GV có thể chuẩn bị thêm các phương tiện dạy học khác ( tuỳ theo yêu cầu của từng bài ) hổ trợ cho HS tiến hành TN đạt kết quả như tranh vẽ , bảng phụ , phiếu học tập … Tuy nhiên để chuẩn bị một chu đáo cho HS có điều kiện làm TN trong tiết học thì GV phải tốn thời gian, công sức cho việc này : *Thông qua cán bộ phụ trách phòng bộ môn , GV phải có kế hoạch bố trí thời gian tại phòng bộ môn để tìm hiểu các thiết bị , lắp ráp dụng cụ , làm thử các TN kiểm tra kết quả … * Việc thay thế các thiệt bị hư hỏng hoặc thiếu còn khó khăn , có khi không kịp thời cho bài dạy . III. KẾT LUẬN - Việc tăng cường tổ chức , hướng dẫn HS làm TN được thực hiện trong nhiều tiết học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học cho nên cần phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm đạt yêu cầu mục tiêu của tiết dạy . Trên đây là một vài biện pháp định hướng những việc làm trước và trong khi thực hiện tiết dạy . + Đối với GV: -Chuẩn bị bài dạy kỹ : nội dung cần hướng dẫn cho HS, đồ dùng TN cần thiết cho tiết học … - Phân bố thời gian hợp lý để hướng dẫn HS sử dụng đồ dùng , làm TN. - Tổ chức cho HS có thói quen làm TN theo nhóm ( nhất là lớp 6,7) + Đối với HS : -chuẩn bị đầy đủ các phương tiện học tập theo yêu cầu của GV ở tiết học trước -tham gia hoạt động nhóm một cách tích cực . Đây chỉ là một trong những phương pháp dạy học của môn vật lý , nên GV cần phối hợp các phương pháp dạy học khác để tiết học đạt hiệu quả hơn. Đại Lộc . Ngày 07/10 / 2014
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan