Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Skkn vấn đề liên hệ thực tế trong giảng dạy môn địa lý trung học phổ thông....

Tài liệu Skkn vấn đề liên hệ thực tế trong giảng dạy môn địa lý trung học phổ thông.

.DOC
11
2410
53

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT TRẤN BIÊN --------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẤN ĐỀ LIÊN HỆ THỰC TẾ TRONG GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÝ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG GIÁO VIÊN : VY THỊ DUNG TỔ : SỬ - ĐỊA NĂM HỌC : 2011 - 2012 1 LỜI NÓI ĐẦU Khác với nhiều môn học, việc cập nhật thông tin hay bổ sung tư liệu liên quan đến nội dụng bài giảng và liện hệ thực tế tại địa phương….là yêu cầu cần thiết đối với môn Địa lý ở trường phổ thông trung học. Để thực hiện chuẩn kiến thức và kỹ năng môn Địa lý đòi hỏi người giáo viên không chỉ bám sát kiến thức chuẩn và kỹ năng để thiết kế bài giảng sao cho đạt được các yêu cầu cơ bản cung cấp tối thiểu lượng thông tin cần thiết mà còn phải hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Từ việc liên hệ thực tế những vấn đề kinh tế - xã hội, những biến đổi của tự nhiên liên quan đến nội dung bài giảng, giáo viên vừa khắc sâu kiến thức cho học sinh vừa tạo cơ hội và điều kiện cho các em được tham gia một cách tích cực, chủ động vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức, tự trình bày vốn hiểu biết đã có của mình để xây dựng bài học với tinh thần và thái độ học tập tốt. Khi đánh giá kết quả và thành tích học tập của học sinh, khâu liên hệ thực tiễn những vấn đề tự nhiên và kinh tế - xã hội tuy chưa phải là khâu tối ưu trong phương pháp giảng dạy, những lại là khâu rất cần thiết giúp giáo viên đánh giá chính xác hơn ưu điểm của từng học sinh, khắc phục lối học tủ, học vẹt làm giảm vai trò tích cực, chủ động và tự luận của học sinh trong quá trình học tập. Từ đó giúp giáo viên nắm được mức độ phân hóa về trình độ học lực của học sinh trong lớp giúp giáo viên tự điều chỉnh và hoàn thiện phương pháp truyền giảng sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh nhằm nâng cao khả năng tái hiện và vận dụng kiến thức của các em học sinh sau mỗi bài học. Nhận thấy vấn đề mang tính cần thiết và thực tiễn nhưng không dễ thực hiện, vì còn phải cân nhắc thời lượng và nội dung cần liên hệ phải sâu sắc và thuyết phục, nên người viết không tránh khỏi nhiều thiếu sót và rất mong được sự đóng góp chân thành của Quý Thầy cô. 2 Ý NGHĨA VẤN ĐỀ Bài giảng môn Địa lý không chỉ là một bài học về kiến thức cơ bản về rèn luyện kỹ năng, về giáo dục tư tưởng mà còn là một bài học về đời sống nữa. Một bài giảng Địa lý chứa đựng một thực tế nhất định của đời sống. Để giúp học sinh khắc sâu kiến thức, phát huy tính chủ động tích cực tư duy của từng em, phải lồng vào mỗi bài học chất nóng của thực tế sinh động và từ đó giúp học sinh hiểu ra chân lý cuộc sống. Việc liên hệ thực tế giúp học sinh có cái nhìn khách quan và nhận thức đúng đắn về những diễn biến của hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội đang diễn ra, bài giảng không xa rời thực tế và người giáo viên không né tránh sự thật của vấn đề, cùng học sinh mổ xẻ phân tích đi đến thống nhất cách giải quyết đúng đắn vấn đề, cùng có nhận định chung về hướng phát triển đi lên trong tương lai và nhờ đó bài giảng mang tính thời sự sâu sắc. Qua việc gắn kết thực tế học sinh hiểu được quá trình phát triển kinh tế xã hội của một nước từ trong quá khứ, hiện tại, tương lai, những thuận lợi cần phát huy, những khó khăn cần khắc phục. Từ thực tế sinh động, bài học ó thể truyền vào tâm hồn học sinh những tình cảm sâu đậm như lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc và tính kiên trì vượt khó. Đối tượng tiếp thu bài học Địa lý là lớp học sinh trung học phổ thông, đang lớn lên và hiếu động. Các em đã có nhiều cảm nhận và am hiểu những vấn đề thời sự trong nước và trên thế giới. Tuy hàng ngày truy cập thông tin trên mạng nhưng rất có thể những thôn tin cần thiết và mức độ chính xác của nhiều luồng thông tin được lưu giữ trong bộ nhớ của từng học sinh không nhiều. Vì vậy khi giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ thực tế cũng là khâu kiểm tra quá trình thu nhập thông tin, đánh giá tính chuyên cần và thái độ học tập của học sinh. 3 BIỆN PHÁP VÀ CÁCH THỰC HIỆN I - BIỆN PHÁP 1 - Dựa vào kiến thức cơ bản của mỗi bài học để cập nhật thông tin thực tế vào bài giảng, lượng thông tin đưa vào có tính chọn lọc, điển hình và cần ngắn gọn, tránh lan man. 2 - Sử dụng ngôn ngữ diễn giảng bằng những từ dễ hiểu, lôi cuốn, khắc họa được bức tranh thực tiễn cuộc sống. 3 – Giáo viên và học sinh sưu tầm tư liệu thực tế qua sách báo, tranh ảnh để sơ bộ cảm thụ bài học trước khi vào bài giảng. 4 - Kết thúc bài giảng, hướng dẫn học sinh vận dụng kỹ năng Địa lý vào đời sống để củng cố thêm nhận thức cho học sinh. 5 - Chọn lọc thông tin qua mạng. II – CÁCH THỰC HIỆN. Việc liên hệ thực tế trong một bài học Địa lý có thể chia làm ba giai đoạn. 1. Chuẩn bị : Cả thầy và trò đều phải chuận bị một số vốn sống nhất định, vốn sống này do bản thân thầy trò có được khi tham gia lao động, học tập, giao tiếp hoặc do thu lượm được từ sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. 2. Trong khi giảng Để phần liên hệ thực tế sinh động giáo viên cần phải có : - Thái độ liên hệ chân thành. - Chất liệu liên hệ phù hợp. - Nghệ thuật liên hệ tinh tế. a) Thái độ liện hệ chân thành. Liên hệ thực tế vừa giúp ta tái hiện tốt bài học, vừa giúp học sinh hiểu cuộc sống thực. Liên hệ chỉ đạt yêu cầu khi các em tin ở Thầy giáo. Thầy phải xúc cẩm trước khi liên hệ, có thế lời Thầy mới thấm vào lòng học sinh. Một giọng nói rời rạc không rõ ràng và thiếu nhiệt tình, một cử chỉ lạc lõng đều có tác hại đến sự truyền cảm. Tóm lại, khi liên hệ học sinh đòi ở giáo viên một thái độ chân thật. b) Chất liệu liên hệ phù hợp. 4 Liên hệ nhằm mục đích mở rộng và khắc họa kiến thức. Chất liệu đem ra liên hệ lấy chủ yếu trong đời sống thực của từng địa phương, từng nước, từng vùng lãnh thổ, trên toàn thế giới và cả trong vũ trụ bao la (những phát hiện mới về Hệ mặt trời). Ở lớp 10, trong quá trình tiếp thu những kiến thức có tính đại cương trên thế giới, một yêu cầu đặt ra cho thầy và trò là phần liên hệ thực tế ở Việt Nam. Nếu thiếu phần này thì người thầy chưa làm tốt yêu cầu của môn học. Ở lớp 11, giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tài liệu liên quan đến đặc điểm tự nhiên, dân cư kinh tế của các châu lục, các nước tiêu biểu hoặc trả lời câu hỏi liên hệ trên phiếu học tập, học nhóm. Ở lớp 12, học sinh đã lớn thêm về nhận thức và am hiểu nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội đất nước, nên giáo viên yêu cầu cao hơn một bước so với lớp 10,11 là học nhóm và thuyết trình nhanh về một vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương. Qua việc truy tìm nắm bắt tư liệu, học sinh bộc lộ ý thức học tập và sự cộng tác nhiệt tình với giáo viên. Đó là chưa kể vê rèn luyện kỹ năng nói trước lớp của học sinh. - Để liên hệ nhằm mục đích mở rộng kiến thức : giáo viên cập nhật thông tin từ Sách báo, sự dụng tư liệu bổ sung theo sách giáo viên hoặc sách tham khảo để giải thích rõ hơn một nội dung bài học. Ví dụ : Trong bài Liên minh EU (tiết 1). Khi đề cặp đến mục II giáo viên bổ sung thông tin nhằm giải thích ý : “EU đã không tuân thủ đầy đủ những quy định của tổ chức thương mại thế giới (WTO)… “Mặc dù các nước phát triển, trong đó có EU, luôn khuyến khích các nước đang phát triển mở cửa nền kinh tế, nhưng chính các nước phát triển lại không thực sự mở cửa và không có các chính sách thương mại công bằng. Với lý do bảo vệ nền nông nghiệp của mình, các nước phát triển đặt ra nhiều hàng rào thuế quan và đặc biệt là hàng rào kỹ thuật để ngăn cản hàng nhập khẩu. EU đã dành 2/3 ngân sách cho trợ cấp nông nghiệp qua chính sách nông nghiệp chung… Ngoài việc phải đối phó với hàng rào thuế, trợ cấp nông nghiệp và hàng rào kỹ thuật, hàng hóa của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam còn phải đối phó với các vụ kiện bán phái giá của EU và các nước phát triển khác. Kinh nghiệm hội nhập của Việt Nam cho thấy, các vụ kiện mà Việt Nam phải đối mặt tỷ lệ thuận với mức độ mở cửa và hội nhập của Việt Nam…” 5 ( Tư liệu Địa lý 11 – Nhát xuất bản Giáo Dục) - Để liện hệ nhằm khắc họa kiến thức : Giáo viên có thể yêu cầu học sinh về mặt kỹ năng như vẽ biểu đồ, lập bảng số liệu và phân tích, làm bài tập ở nhà..trả lời câu đố, sử dụng Át lát Địa lý, làm việc với lược đồ trống, sử dụng tranh ảnh, thơ văn. Ví dụ 1 : Sử dụng tranh ảnh trong bài “Thiên nhiên phân hóa đa dạng” (lớp 12). - Để minh họa sự phân hóa theo Bắc – Nam, giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh về hoa mai, hoa đào trong dịp Tết âm lịch (mùa xuân) ở nước ta. - Để minh họa sự phân hóa theo Đông – Tây, giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh về cảnh quan miền núi (Sapa, Đà Lạt cảnh quan vùng ven biển (Vịnh Hạ Long, Vũng Tàu, Nha Trang…). Ví dụ 2 : Giáo viên có thể liên hệ thực tế bằng cách viện dẫn thơ văn trong bài “Miền núi và Trung du phía Bắc” đề cập tới mạng lưới , giao thông - vận tải còn khó khăn, phương tiện giao thông thuần túy và nghề chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, ngựa), giáo viên đọc một đoạn thơ của nhà thơ Tố Hữu “…Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lưng đèo Người đi rừng núi trông theo bóng Người…” Ví dụ 3 : Trong liên hệ thực tế, giáo viên còn có thể dùng hiện vật hoặc mô hình minh họa như : Sa bàn về mô hình VAC, VACR, khu công nghiệp, nhà máy thủy điện, hệ mặt trời… Ví dụ 4 : Giáo viên sử dụng câu đố khi liên hệ thực tế nhằm giúp học sinh dễ nhớ bài và giờ học thêm sôi nổi. Trong bài : “Vấn đề phát triển nông nghiệp” (Lớp 12), giáo viên nêu 2 câu đó vui : 1 – Mình vàng mà mặc áo xanh Một khoanh sợi chỉ xỏ quanh mình vàng. (Là cây gì ? ) 2 – Con gì giục giã canh năm ? Con gì kén tủa, tơ giăng cho đời ? (Là con gì ? ) c) Nghệ thuật liên hệ tinh tế. 6 Có thái độ chân thành, có chất liệu thực tế tốt nhưng còn phải biết xử lý nó như thế nào để việc liên hệ thật hài hòa và học sinh tỏ ra tâm đắc. Liện hệ cuộc sống là một nghệ thuật khá phức tạp. Tranh minh họa sự phân hóa thiên nhiên theo Bắc – Nam ở nước ta Hoa đào Hoa mai Tranh minh họa sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở nước ta Vịnh Hạ Long SaPa 7 Giáo viên không nên cứ để cuối bài mới liên hệ. Liên hệ lúc mở bài, lúc tiểu kết, lúc tổng kết. Ở mỗi bài, giáo viên phải chọn thời điểm liên hệ khác nhau, không dập khuôn máy móc. Kinh nghiệm cho thấy rằng : Chỉ nên liên hệ khi học sinh đã hiểu bài đang học, chú ý nghe và ghi chép, lúc đó liên hệ là tốt nhất. Khi liên hệ nên bám vào những chi tiết đột xuất, tiêu biểu, khắc họa kiến thức trọng tâm của bài. Ví dụ 1 : Trong bài “Lao động và việc làm ” (Lớp 12) giáo viên liên hệ bài viết “Sinh viên và việc làm” trên các báo (Đồng Nai), ngày Hội Việc Làm được tổ chức hàng năm ở tỉnh Đồng Nai, đây là cơ hội tìm việc của rất đông Sinh viên trong và ngoài tỉnh. Việc đòi hỏi phải có 2 năm kinh nghiệm là một trở ngại cho lớp lao động trẻ. Giáo viên kết luận : Việc làm là vấn đề xã hội rất gay gắt ở nước ta hiện nay. Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh đề xuất phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta. Ví dụ 2 : Trong bài “Đất nước nhiều đồi núi” (lớp 12) ở “Thế mạnh khu vực đồi núi ”giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam nêu tên các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh và nội sinh ở nước ta. Các nhà máy thủy điển lớn, các điểm du lịch nổi tiếng… ở nước ta. Ví dụ 3 : Trong bài “Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập” ở mục 2 (Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực) Giáo viên cho học sinh liên hệ thực tế để thấy rõ cơ hội to lớn và những thách thức cũng hết sức to lớn khi nước ta đẩy mạnh hội nhập quốc tế và khu vực nhằm giúp học sinh có các định hướng trong thực tiễn cuộc sống. Bằng cách kết nối Internet, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về những hoạt động liên kết khu vực của nước ta trong khuôn khổ ASEAN, về tác động của việc thực hiện các cam kết AFTA, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kì, đặc biệt là tác động của việc tự do kinh tế, liên quán đến việc nước ta tham gia WTO… 3. Sau khi giảng Giáo viên có thể gắn phần liên hệ thực tế ở các khâu sau đây : a) Củng cố bài : Ví dụ : Qua bà “Một số loại gió chính” (lớp 10) Dựa vào hình 15.2 và 15.3 SGK trang 46. Em hãy cho biết hoạt động của gió mùa trên lãnh thổ nước ta ? Học sinh trả lời : 8 Hình 15.2 : Vào tháng 7 gió mùa thổi từ Ấn Độ Dương vào nước ta theo hướng Tây Nam nên còn được gọi là gió mùa Tây Nam hay gió mùa mùa Hạ, mang theo nhiều hơi ẩm và mưa. Hình 15.3 : Vào tháng (mùa Đông) gió thổi từ áp cao Xibia vào lãnh thổ nước ta theo hướng Đông Bắc nên còn được gọi là gió mùa Đông Bắc hay gió mùa Đông, lạnh và khô. b) Kiểm tra bài cũ : Ví dụ : Trong bài : Châu Phi (lớp 11) Khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác mạnh ở Châu Phi. Em hãy liên hệ việc khai thác các tài nguyên này ở nước ta hiện nay ? Học sinh trả lời : - Rừng nước ta đang bị khai thác quá mức để lấy gỗ, chất đốt, làm cho diện tích rừng giàu giảm, diện tích đồi trọc và đất hoang hóa tăng, thiên tai do phá rừng gây thiệt hại quá lớn cho đất nước. - Việc khai thác khoáng sản chưa hợp lý gây lãng phí, cạn kiệt tài nguyên và làm cho môi trường bị tàn phá. Giáo viên liên hệ thêm : Rừng Tây Nguyên xơ xác, nạn cháy rừng hàng năm, đội ngũ quản lý rừng còn mỏng, nạn lâm tặc hoành hành, nạn đào đãi vàng, khai thác thiếc, titan trái phép ở nhiều nơi (vàng ở Bồng Miêu - Quảng Nam, thiếc ở Lâm Đồng, Titan ở Duyên hải Nam Trung Bộ…). c) Làm bài tập ở nhà : Đây là khâu rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong quá trình thực hiện chuẩn kiến thức và kỹ năng Địa lý nên rất cần được giáo viên thường xuyên tiến hành. Ví dụ 1 : Ở lớp 10 Tại vĩ độ 100B (Cần Thơ) trong 1 năm có bao nhiêu lần mặt trời lên thiên đỉnh ? Và các lần đó, mặt trời lên thiên đỉnh vào ngày, tháng nào ? Cách tính : Tại vĩ độ 100B trong một năm có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh vì nằm trong khu vực nội chí tuyến. Ngày, tháng 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh : Như chúng ta biết, ngày 21 – 3 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại xích đạo, ngày 22 – 6 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc. 9 - Ngày 21 – 3, từ xích đạo Mặt Trời di chuyển lên chí tuyến Bắc (ngày 22 – 6 ) mất 93 ngày. Như vậy, trong một ngày Mặt Trời chuyển động biểu kiến một góc 0015’12’’= 908” - Vậy Mặt trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo lên 100B là 100B = 600’ = 36.000’’ : 908’’ = 40 ngày (làm tròn số) - Suy ra Mặt Trời lên thiên đỉnh ở 100B lần thứ nhất là : Ngày 21 – 3 + 40 ngày = ngày 30 – 4 - Mặt Trời lên thiên đỉnh ở 100B lần thứ hai là : Ngày 23 – 9 – 40 ngày = ngày 14 – 8 Ví dụ 2 : (Lớp 12AB) - Dựa vào bảng 14.2. trang 59 SGK vẽ biểu đồ cột chồng biểu hiện sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật, động vật ở nước ta hiện nay ? Qua đó cho biết Nhà nước đã thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta ? - Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam – trang 30 : + Nêu trên các tỉnh và thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam + Cho biết qui mô và tên các ngành công nghiệp trọng điểm thuộc trung tâm Công nghiệp Biên Hòa ? Ví dụ 3 : Sưu tầm tư liệu kinh tế, các thông tin mới nhất trên báo, đài và Internet viết báo cáo ngắn gọn về quá trình hình thành và phát triển của ngành công nghiệp dầu khí của vùng Đông Nam Bộ theo dàn ý : - Tiềm năng dầu khí của vùng. - Sự phát triển của công nghiệp khai thác dầu khí. - Tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đồng Nam Bộ. d) Liên hệ thực tế ở địa phương và tổ chức cho học sinh đi tham quan Nếu có điều kiện, Đoàn Trường nên tổ chức cho học sinh đi tham quan các di tích lịch sử, các nhà máy khu công nghiệp, các công trình lớn tầm cỡ quốc gia, các trường đại học quốc tế….có trên địa bàn Đồng Nai và lân cận để học sinh có điều kiện tiếp xúc, giao lưu, học hỏi nhằm bổ sung và đối chiếu kiến thức đã học, hướng nghiệp cho học sinh 10 KẾT LUẬN Trong quá trình thực hiện chuẩn kiến thức và kỹ năng Địa lý ở trung học phổ thông, việc liên hệ thực tế trong giảng dạy là một yêu cầu cần thiết và thường xuyên. Để làm tốt yêu cầu này, giáo viên phải tích lũy kiến thức về nhiều lĩnh vực và phải biết học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. Rất mong được sự góp ý chân thành của Quý Thầy cô và Ban Lãnh đạo Nhà Trường. Trấn Biên, ngày 19 tháng 05 năm 2012 Người viết VY THỊ DUNG 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan