Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Tích hợp liên môn văn học, sinh học, vật lý và công nghệ trong dạy học hóa học 1...

Tài liệu Tích hợp liên môn văn học, sinh học, vật lý và công nghệ trong dạy học hóa học 11 bài 16 phân bón hóa học

.DOC
33
1369
89

Mô tả:

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC 1. Tên hồ sơ dạy học: TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC, SINH HỌC, VẬT LÝ VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 11 Bài 16. PHÂN BÓN HÓA HỌC 2. Mục tiêu dạy học 2.1. Kiến thức 2.1.1. Môn Ngữ văn - Biết được: + Các câu ca dao tục ngữ nói về vai trò của phân bón đối với cây trồng. + Kinh nghiệm thời tiết thích hợp cho sinh trưởng cây lúa chiêm trong ca dao, tục ngữ. 2.1.2. Môn Sinh học - Biết được: + Tác dụng của phân bón hóa học với cây trồng; + Nguyên tố dinh dưỡng nào cần thiết cho cây trồng; + Một số kỹ thuật sử dụng phân bón hóa học cơ bản; + Bảo vệ môi trường trong trồng trọt. 2.1.3. Môn Công nghệ - Biết được: + Phương pháp công nghệ sản xuất một số phân bón hóa học. + Khái niệm thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính 2.1.4. Môn Vật lý - Biết được: + Hiện tượng phóng điện trong tự nhiên giữa các đám mây; giải thích được hiện tượng sấm sét. 2.1.5. Môn Hóa học - Biết được: + Thành phần một số loại phân bón hoá học thường dùng; - Hiểu được: + Bảo quản và sử dụng một số loại phân bón hoá học an toàn, hiệu quả; + Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, tác hại của phân bón hóa học đến môi trường đất, nước, không khí và con người 2.2. Kỹ năng 2.2.1. Môn Ngữ văn - Liên hệ và giải thích được các hiện tượng thiên nhiên đang xẩy ra trong ca dao, tục ngữ thuận lợi với cây trồng. 2.2.2. Môn Sinh học - Có khả năng thực hiện một số kỹ thuật cơ bản trong trồng trọt; sử dụng được một số loại phân bón hóa học để chăm sóc cây trồng; - Giải thích được khi đất thoáng, rễ cây rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và hút khoáng chất mạnh mẽ; - Bảo vệ được môi trường trong trồng trọt. 2.2.3. Môn Hóa học - Nhận biết, phân biệt được một số loại phân bón hoá học. - Có khả năng đánh giá chất lượng của từng loại phân bón hoá học. - Bằng kiến thức vật lý, hóa học giải thích được câu ca dao: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ thấy sấm dậy phất cờ mà lên” 2.3. Thái độ - Yêu thích thiên nhiên, tự giải thích được các hiện tượng xẩy ra trong tự nhiên. - Yêu quê hương đất nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, tuyên truyền người thân và cộng đồng cùng có ý thức bảo vệ môi trường; sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, có ý thức tìm tòi sáng tạo tận dụng những nguyên liệu sẵn có. - Yêu thích các môn học và biết vận dụng kiến thức liên môn vào học tập môn Hóa học làm cho môn học trở nên hấp dẫn hơn. 2.4. Phát triển năng lực - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: đọc tên, viết công thức hóa học của các loại phân bón hóa học. - Năng lực thực hành hóa học: làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng giải thích được các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất của một số phân bón hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: biết sự hình thành hợp chất chứa nitơ trong tự nhiên; biết các các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng; có ý thức sử dụng hợp lí, an toàn phân bón hóa học . - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực tính toán: + Biết suy luận tính chất dựa vào cấu tạo . + Biết phân biệt một số loại phân bón hóa học. + Biết dùng các biểu thức tính toán, dựa vào phương trình hóa học, vận dụng các định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng , bảo toàn electron để giải bài tập. *) Các năng lực khác: - Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân; năng lực giao tiếp; năng lực tự quản lý, làm việc độc lập, tích cực, hợp tác và sáng tạo; năng lực giải quyết vấn đề thực hiện tốt các nhiệm vụ cá nhân và nhóm. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (tìm những thông tin về ứng dụng trạng thái tự nhiên, các quá trình sản xuất các hợp chất nitơ , quá trình sản xuất các phân bón hóa học trên mạng) 3. Đối tượng dạy học - Học sinh trường THPT Chương Mỹ A + Số lượng: 44 học sinh + Số lớp: 01 lớp ( 11A5) + Khối lớp: 11 4. Ý nghĩa của bài học 4.1. Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn dạy học - Qua việc dạy học theo dự án giúp cho học sinh phát triển được tư duy, biết vận dụng những kiến thức đã học của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một chủ đề. - Phát triển được kỹ năng: khai thác thông tin tên các nguồn khác nhau; làm việc độc lập; làm việc nhóm; phân tích; diễn đạt, trình bày ý kiến. 4.2. Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn đời sống Qua bài học thấy được: - Ý nghĩa khoa học của ca dao, tục ngữ trong kho tàng văn học Việt Nam với thực tiễn trồng trọt. - Ý nghĩa thực tiễn của các hiện tượng mưa, sấm, chớp với việc hình thành các dưỡng chất có ích cho cây trồng trong tự nhiên. - Vai trò của việc sử dụng đúng, hợp lý các loại phân bón hóa học trong nông nghiệp. - Vai trò quan trọng của việc phòng tránh tác hại của phân bón hóa học đến môi trường. - Thêm yêu, gắn bó và có trách nhiệm hơn đối với quê hương đất nước. 5. Thiết bị dạy học, học liệu 5.1. Thiết bị dạy học a) Phần chuẩn bị của giáo viên - Giáo án Word và Power Point, hồ sơ giảng dạy - Máy tính, máy chiếu, máy quay camera, loa ngoài. - Các hình ảnh, video liên quan đến dự án có trong sách giáo khoa và thu thập được. Video về dạy học truyền thống và dạy học tích cực cho học sinh xem. - Ứng dụng công nghệ thông tin: + Sử dụng phần mềm làm phim Pinnacle studio để dựng video ghi lại hoạt động thực hiện dự án và dạy học. - Các thiết bị để sử dụng phần mềm trắc nghiệm Hiteach để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi thực hiện dự án. - In phiếu học tập (số 1, 2, 3, 4 trên tờ A4 đủ để phát cho học sinh); bảng câm (số 1 và 2 trên bạt trắng khổ A0). - Giấy A0: 04 tờ - Nam châm treo tranh: 40 cục - Các dụng cụ thí nghiệm: + Ống nghiệm: 60 chiếc + Kẹp ống nghiệm: 08 chiếc + Khay chứa: 04 chiếc + Giá để ống nghiệm: 04 chiếc + Đũa thủy tinh: 04 chiếc + Ống hút : 16 chiếc + Cốc thủy tinh: 08 chiếc + Panh kẹp bông: 04 chiếc + Bông thấm nước: 04 gói + Bật lửa: 04 chiếc + Đèn cồn: 04 chiếc - Hóa chất thí nghiệm: + Dung dịch Ba(OH)2: 04 lọ (mỗi lọ chứa 100 ml) + Dung dịch NaOH: 04 lọ (mỗi lọ chứa 60 ml) + Dung dịch AgNO: 04 lọ (mỗi lọ chứa 100 ml) + Chất chỉ thị pH: 03 hộp + Nước cất: 400 ml + Tinh thể KCl: 04 lọ (mỗi hộp chứa 50 gam) + Tinh thể KNO3: 04 lọ (mỗi hộp chứa 50 gam) + Tinh thể NH4Cl: 04 lọ (mỗi hộp chứa 50 gam) + Tinh thể (NH4)2SO4: 04 lọ (mỗi hộp chứa 50 gam) - Liên hệ địa điểm đi thực tế tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. b) Phần chuẩn bị của học sinh - Hoàn thành nội dung các phiếu học tập được giao. - Lựa chọn nhóm, họp bàn, phân công công việc thực hiện dự án theo nhiệm vụ của giáo viên giao. - Thực hiện dự án, hoàn thành các sản phẩm: sơ đồ tư duy, bảng phân công nhiệm vụ trong nhóm, biên bản họp nhóm, báo cáo kết quả đi thực tế, biên bản đánh giá điểm từng thành viên trong nhóm, video giới thiệu các thành viên của nhóm, bản thuyết trình Power Point trước lớp. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học 6.1. Nội dung bài học - Phân đạm - Phân lân - Phân kali - Một số loại phân bón khác 6.2. Những kiến thức tích hợp liên quan a) Môn Ngữ văn - Lớp 7: Bài 3: Tục ngữ - ca dao b) Môn Sinh học - Lớp 6: Sự hút muối khoáng của rễ lên thân lá, phân bón làm cho cây sinh trưởng mạnh. - Lớp 9: Chương III. Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường, phân bón làm ô nhiễm môi trường. - Lớp 11: Bài 4: Vai trò các nguyên tố khoáng; Bài 5. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật c) Môn Vật lý - Lớp 11: Dòng điện trong không khí d) Môn công nghệ - Lớp 7: Chương I. Đại cương về kỹ thuật trồng trọt Bài 6: Biện pháp, sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất. Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt. Bài 9: Cách sử dụng và bảo vệ các loại phân bón thông thường Bài 15, 16: Làm đất, bón phân gieo trồng cây công nghiệp - Lớp 10: Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón hóa học thông thường. e) Môn Hóa học - Lớp 9: Bài16. Phân bón hóa học - Lớp 11: Bài 16. Phân bón hóa học. 6.3. Tổ chức dạy học: Theo nhóm và lớp 6.4. Phương pháp dạy học: Dạy học theo dự án. - Trong quá trình thực hiện kết hợp các phương pháp dạy học tích cực khác như: vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thí nghiệm, tổ chức cho học sinh đi thực tế, sử dụng các phương tiên dạy học như máy tính, máy chiếu, thiết bị trắc nghiệm Hiteach để đánh giá kết quả học tập của học sinh. 6.5. Hoạt động của giáo viên và học sinh a) Ổn định tình hình lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số và tình hình chuẩn bị bài của lớp [1’] b) Tổ chức các hoạt động dạy học [134’] HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (8’) HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH *) Tích hợp kiến thức môn văn học, sinh học: - Tổ chức trò chơi: Thi - Xung phong lên thi viết được nhiều câu ca và trả lời các câu hỏi dao, tục ngữ về vai trò của phân bón với cây trồng trong thời gian 2 phút. - Yêu cầu HS dựa vào kiến thức vật lý và hóa học giải thích cơ sở khoa học của câu tục ngữ: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ thấy tiếng sấm phất cờ mà lên. - Nhận xét và đánh giá kết quả phần khởi động HOẠT ĐỘNG 2: Mở bài (3’) - Sử dụng phần mềm NỘI DUNG 1) Nhất nước, nhì phân, tam cần tứ giống. 2) Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. 3). Có phân thì lúa mới xanh, Có bộ quần áo mới ra anh học trò. 4) Ruộng không phân như thân không của. 5) Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ thấy tiếng sấm phất cờ mà lên. - Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cho cây HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN Power Point chiếu bức tranh và yêu cầu HS bằng kiến thức văn học, sinh học và hóa học để cảm nhận, giải thích ý nghĩa bức tranh. - Nhận xét và đặt vấn đề vào bài. Nêu nhiệm vụ cần giải quyết của các nhóm. HOẠT ĐỘNG 3: Nhóm 1 báo cáo (17’) - Yêu cầu nhóm 1 cử đại diện lên trình bày. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG - Cảm nhận bức tranh trồng. và xung phong trả lời - Cây đồng hóa được C, O, H từ không khí câu hỏi. và nước, còn đối với các nguyên tố khác thì cây hấp thụ từ đất. Đất trồng trọt bị nghèo dần các nguyên tố dinh dưỡng vì vậy cần bón phân để bổ sung cho đất những nguyên tố đó. - Nghe và ghi nhận. - Có 3 loại phân bón hóa học chính: phân đạm, lân, kali. I. Phân đạm - Cung cấp nguyên tố N cho cây trồng dưới dạng ion NH4+ và NO3-; - Vai trò của nguyên tố N đối với cây trồng: kích thích quá trình sinh trưởng của cây, làm tăng tỷ lệ của protein thực vật; cây trồng phát triển nhanh cho năng suất cao. - Đại diện nhóm 1 lên trình bày. Các nhóm khác nghe và chuẩn bị ý kiến nhận xét. - Yêu cầu các nhóm cho ý - Cho ý kiến nhận - Đánh giá độ dinh dưỡng của phân đạm dựa vào xét. kiến. %mN. - Nhận xét sự làm việc - Ghi nhận Đạm Đạm của nhóm 1 và những Urê amoni nitrat kiến thức của nhóm đã Thành Các muối Các muối (NH2)2CO báo cáo trước lớp. phần amoni: nitrat: *) Chuẩn kiến thức, NH4Cl, NaNO3, NH4NO3, Ca(NO3)2.. điền kiến thức vào bảng (NH ) SO 4 2 4 câm số 1: Tan tốt Tan tốt - Chất rắn - Tổ chức cho HS hệ - Theo dõi và hoàn Tính chất trong nước, trong nước, màu trắng, thống hóa kiến thức về thiện kiến thức vào bị thủy dễ hút ẩm, tan tốt tác dụng, cách đánh giá phiếu học tập số 1 và phân tạo chảy rữa trong nước. độ dinh dưỡng, thành 2 trên tờ A4 đã được môi trường - Dưới tác axit dụng của vi phần, tính chất, cách điều phát. sinh vật bị chế và phạm vi sử dụng phân hủy của phân đạm, tác hại của thoát ra NH3 phân đạm đến môi trường hoặc chuyển và con người. dần thành - Yêu cầu 01 nhóm (03 - Lựa chọn các các (NH4)2CO3 Điều NH tác Muối Cho NH3 tác 3 HS) lên bảng lựa chọn khối kiến thức thích dụng với cacbonat dụng với kiến thức thích hợp gắn hợp gắn vào bảng chế axit tác dụng CO 2 ở (180câm số 1. Cả lớp theo vào bảng câm số 1. với HNO3 200)0C, 200 dõi và chuẩn bị ý atm kiến nhận xét. Phạm - Bón cho - Có tác - Bón được - Nhận xét sự làm việc - Hoàn thiện kiến vi sử đất ít chua dụng cải tạo cho các loại dụng hoặc đất đã đất chua, đất của 03 HS và chuẩn kiến thức vào bảng câm. được khử không bón thức HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG chua trước bằng vôi. - Dùng để bón thúc cho lúa với lượng nhỏ. - Bón cho cây CN (bông, chè, cà phê, mía). cho mặn. đất - Dễ bị rửa trôi do đó không dùng để bón lót. - Bón cho cây ăn quả, cây có củ. - Bón từng lượng nhỏ, đều, tránh tập trung do tỷ lệ %N cao gây hại cây. - Đối với đất chua nên trộn với photphorit. - Bón thúc ngoài rễ, phun trên lá - Tác hại của phân đạm đến môi trường: + Nước: Gây phì hóa nước (phú dưỡng); tăng nồng độ nitrat trong nước. + Không khí: Gây ô nhiễm không khí; gây mưa axit; phá vỡ tầng ozon. - Tác hại đối với con người: Ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm khả năng chuyên chở oxi của máu. Hàm lượng nitrat quá cao trong nông sản có thể gây ung thư. HOẠT ĐỘNG 4: Nhóm 2 báo cáo (13’) - Yêu cầu nhóm 2 cử đại - Đại diện nhóm 2 lên trình bày. Các nhóm diện lên trình bày. khác nghe và chuẩn bị ý kiến nhận xét. - Yêu cầu các nhóm cho ý - Cho ý kiến nhận xét. kiến. - Nhận xét sự làm việc - Ghi nhận của nhóm 2 và những kiến thức của nhóm đã báo cáo trước lớp. *) Chuẩn kiến thức, điền kiến thức vào bảng câm số 2: - Tổ chức cho HS hệ thống hóa kiến thức về tác dụng, cách đánh giá độ dinh dưỡng, thành phần, tính chất, cách điều II. Phân lân - Cung cấp nguyên tố P cho cây trồng dưới dạng ion photphat. - Vai trò của nguyên tố P đối với cây trồng: cần thiết cho phân chia tế bào, sự sinh trưởng của mô phân sinh, kích thích phát triển của rễ, ra hoa, quả và hạt. Tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, hô hấp, điều chỉnh sinh trưởng. - Đánh giá độ dinh dưỡng của phân đạm dựa vào %mP2O5. Supephotphat Đơn Kép Thành phần Ca(H2PO4)2 và CaSO4 Ca(H2PO4)2 Tính chất CaSO4 cây không đồng hóa làm rắn đất Phân lân nung chảy Photphat và silicat của canxi và magie HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH chế và phạm vi sử dụng của phân lân; tác hại của phân lân đến môi trường và con người. - Yêu cầu 01 nhóm (03 HS) lên bảng lựa chọn kiến thức thích hợp gắn vào bảng câm số 2. NỘI DUNG Điều chế Quặng photphorit hoặc apatit tác dụng H2SO4 đặc - Sản xuất axit H3PO4 -Cho quặng photphorit hoặc apatit tácdụng H3PO4 - Dùng tốt cho cây họ đậu, khoai tây. -Nung hỗn hợp bột apatit hoặc photphorit với đá xà vân (CaSiO3) - Bón cho đất chua, nhiều mùn, không thoát nước (đất lúa) - 03 HS lựa chọn các các khối kiến thức - Dùng cho thích hợp gắn vào Phạm vi sử đất phù xa, bảng câm số 2. Cả dụng ít chua, lớp theo dõi và chuẩn nghèo lân. bị ý kiến nhận xét. - Nhận xét sự làm việc - Hoàn thiện kiến của 03 HS và chuẩn kiến thức vào bảng câm. thức - Tác hại của phân lân đến môi trường đất: Làm tăng hàm lượng Flo trong đất; gây ô nhiễm đất, kìm hãm hoạt động của một số enzim, ngăn quá trình quang hợp và tổng hợp protein của thực vật. - Tác hại của phân lân đến con người: dư thừa photpho trong sản phẩm trồng trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng hấp thu caxi, gây ra nguy cơ loãng xương. HOẠT ĐỘNG 5: Nhóm 3 báo cáo (10’) - Yêu cầu nhóm 3 cử đại - Đại diện nhóm 3 lên diện lên trình bày. trình bày. Các nhóm khác nghe và chuẩn bị ý kiến nhận xét. - Yêu cầu các nhóm cho - Cho ý kiến nhận ý kiến. xét. - Tổ chức cho HS hệ thống hóa kiến thức về tác dụng, cách đánh giá độ dinh dưỡng, thành phần, tính chất, cách điều chế và phạm vi sử dụng của phân kali; tác hại của phân kali đến môi trường và con người. - Nhận xét sự làm việc của nhóm 3 và những kiến thức của nhóm đã báo cáo trước lớp. III. Phân kali - Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng ion K+. - Đánh giá độ dinh dưỡng của phân kali dựa vào % mK2O. - Vai trò của nguyên tố K đối với cây trồng: giúp cho cây trồng hấp thụ được nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất sơ và chất dầu, tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây. - Các muối kali được sử dụng nhiều: KCl, K2SO4, K2CO3. Lưu ý: phân KCl có tính sinh lý chua. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - Chuẩn kiến thức HOẠT ĐỘNG 6: Tăng tốc (Thí nghiệm) (23’) - Chia lớp ngồi theo nhóm, sắp xếp các hóa chất và dụng cụ đã chuẩn bị theo nhóm. + Hướng dẫn quy tắc an toàn, theo dõi, nhắc nhở HS khi làm thí nghiệm. - Sau khi các nhóm đã rung chuông thì yêu cầu đại diện nhóm ra kết quả nhanh nhất báo cáo cách làm thí nghiệm và hiện tượng quan sát được. - Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng giải thích cơ sở nhận biết. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG - Ghi nhận - Ngồi theo nhóm và tiến hành thí nghiệm để tìm ra các mẫu thử mất nhãn. Nhóm nào làm xong thì rung chuông báo hiệu. - Báo cáo kết quả. Cả lớp nghe và chuẩn bị ý kiến nhận xét. - Lên bảng viết phương trình và giải thích, cả lớp nghe và cho ý kiến nhận xét. - Công bố đáp án; chuẩn - Nghe, ghi kiến thức; nhận xét sự làm việc của các nhóm. HOẠT ĐỘNG 7: Nhóm 4 báo cáo (10’) - Yêu cầu nhóm 4 cử đại - Đại diện nhóm 4 lên diện lên trình bày. trình bày. Các nhóm khác nghe và chuẩn bị ý kiến nhận xét. - Yêu cầu các nhóm cho ý - Cho ý kiến nhận kiến. xét. - Chiếu phiếu học tập số 4, yêu cầu cả lớp hoàn thiện. - Chuẩn kiến thức - Hoàn thiện kiến thức vào trong phiếu học tập số 4. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các hóa chất dùng làm phân bón hóa học mất nhãn sau: KNO3, KCl, (NH4)2SO4, NH4Cl - Thuốc thử: dd Ba(OH)2 , dd AgNO3 - Cách tiền hành: + Trích mẫu thử + Cho Ba(OH)2 vào 4 mẫu thử: Nếu mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng thì mẫu đó chứa (NH4)2SO4 vì: (NH4)2SO4 + Ba(OH)2  BaSO4 + 2NH3 + 2H2O + Đun 3 mẫu còn lại thấy mẫu nào có khí làm xanh giấy chỉ thị pH thì mẫu đó chứa NH4Cl t0 NH4Cl + Ba(OH)2  BaCl2+ 2NH3 +2H2O + Trích 2 mẫu thử còn lại: cho AgNO 3 thì ở mẫu nào có kết tủa trắng là KCl, mẫu không có hiện tượng gì là KNO3 IV. Một số loại phân bón khác 1. Phân hỗn hợp và phân phức hợp - Phân hỗn hợp: Chứa cả 3 nguyên tố: N, P, K (còn gọi là phân NPK). - Phân phức hợp: là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hóa học của các chất. Ví dụ: Amophot là hỗn hợp NH4HPO4, và (NH4)2HPO4 thu được khi cho amoniac (NH3) tác dụng với axit photphoric (H3PO4). 2. Phân vi lượng - Phân vi lượng cung cấp cho cây các nguyên tố như B, Zn, Mn, Cu, Mo...ở dạng hợp chất. - Cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ phân vi lượng để tăng khả năng kích thích quá trình sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp. - Phân được đưa vào đất cùng với phân bón HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG hữu cơ và chỉ có hiệu quả cho từng loại cây, từng loại đất. Dùng quá liều lượng sẽ có hại cho cây. HOẠT ĐỘNG 8: Về đích (20’) *) Nhận biết phân hóa học - Mời 01 HS lên giới thiệu - 01 HS Giới thiệu mẫu phân hóa học thu thập trước lớp, cả lớp theo được, nêu cách nhận biết. dõi chuẩn bị ý kiến bổ sung. - Chuẩn kiến thức - Ghi nhận *) Sử dụng phần mềm trắc nghiệm Hiteach để kiểm tra kiến thức của học sinh qua nghiên cứu dự án - Hướng dẫn học sinh sử - Theo dõi và ghi dụng thẻ: nhận để thực hiện. + Phím số 1: ứng với đáp án A. + Phím số 2: ứng với đáp án B. + Phím số 3: ứng với đáp án C. + Phím số 4: ứng với đáp án D. - Chiếu và đọc nội dung - Lựa chọn các các câu hỏi (từ 1-10). phương án và bấm phím để xác nhận kết quả. - Chốt đáp án và vấn đáp - Trả lời học sinh tại sao lựa chọn đáp án đúng của mỗi câu hỏi. 10 câu hỏi trắc nghiệm đã soạn trên phần mềm Hiteach: Câu 1: Công thức hóa học của đạm 2 lá là: A. NH4Cl B. (NH4)2SO4 C. Ca(NO3)2 D. NH4NO3 Câu 2: Công thức hóa học của supephotphat kép là: A. Ca3(PO4)2 B. Ca(H2PO4)2 C. CaHPO4 D. Ca(H2PO4)2 và CaSO4 Câu 3: Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất: A. NH4NO3 B. NH4Cl C. (NH4)2SO4 D. NaNO3 Câu 4: Cho các mẫu phân đạm sau đây: (NH4)2SO4, NH4Cl, NaNO3 . Dùng thuốc thử thích hợp để nhận biết các mẫu đạm trên là : A. dd HCl B. dd NaOH C. dd H2SO4 D. dd Ba(OH)2 Câu 5: Trong các hợp chất sau có trong tự nhiên, hợp chất nào được dùng làm phân bón hóa học A. CaCO3 B. Ca 3(PO4)2 C. Ca(OH)2 D. CaCl2 Câu 6: Quặng photphorit không phải là nguyên liệu để điều chế loại phân bón nào sau đây: A. supephotphat B. phân lân nung chảy C. ure D. nitro photka HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG Câu 7: Đất chua là đất có trị số pH là: A. pH < 6,5 B. pH > 7,5 C. pH > 6,5 D. 6,5 < pH < 7,5 Câu 8: Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% Ca(H2PO4)2 còn lại là các chất không tan không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là: A. 48,52% B. 42,25% C. 39,76% D. 45,75% Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng A. Phân lân cung cấp nguyên tố nitơ cho cây dưới dạng ion (NO3-) và ion(NH4+) B. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3 C. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho,kali được gọi chung là phân NPK D. Phân urê có công thức là (NH4)2CO3 Câu 10: Để sản xuất một lượng phân bón amophot đã nung hết 0,6 mol H 3PO4. Biết rằng loại amophot này có tỉ lệ về số mol NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 là 1: 1. Khối lượng amophot (gam) thu được là: A.75,9 B. 74,1 C.57,9 D. 69 Đáp án Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 D B A D B Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 C A B C B Thư giãn – củng cố kiến thức (20’) *) Trò chơi ô chữ: Chọn từ khóa và giải thích ý nghĩa từ khóa. - Nêu thể lệ trò chơi và - Tham gia trò chơi. yêu cầu HS tham gia và điều khiển trò chơi. - Gọi học sinh xung - Trả lời phong lựa chọn câu hỏi để trả lời. Nếu HS trả lời sai thì gọi HS khác trả lời. - Đối với câu hỏi liên - Giải thích HOẠT ĐỘNG 9: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 A L B A T Ă M Â C N S N I T B A R C O N N G Ư Ơ I A M A U N I I T R A T N Ă N G S U Â T C K H O E H I Đ R O X I T Câu 1: Ô chữ gồm 5 chữ cái, đây là tên một nhà máy sản xuất phân đạm ? Câu 2: Ô chữ gồm 5 chữ cái, đây là tên một loại phân đạm mà chỉ nên bón nó cho các loại đất ít chua, hoặc đất đã được khử chua trước bằng vôi (CaO) ? Câu 3: Ô chữ gồm 3 chữ cái, đây là tên của phân bón hóa học mà cung cấp nguyên HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH quan đến kiến thức khó, GV yêu cầu HS giải thích. - Yêu cầu HS giải thích ý - Giải thích nghĩa của từ khóa NỘI DUNG tố photpho cho cây trồng ? Câu 4: Ô chữ gồm 9 chữ cái, đây là tên của thuốc thử dùng để phân biệt 2 loại phân đạm: amoni clorua (NH4Cl) và amoni nitrat (NH4NO3) ? Câu 5: Ô chữ gồm 12 chữ cái, cho biết mục đích của việc bón phân hóa học cho cây trồng ? Câu 6: Ô chữ gồm 7 chữ cái, cho biết vốn quý nhất của con người ? Câu 7: Ô chữ gồm 4 chữ cái, tên nguyên tố hóa học mà phân đạm cung cấp cho cây trồng ? Câu 8: Ô chữ gồm 12 chữ cái, đây là tên của thuốc thử dùng để phân biệt 3 loại phân đạm: amoni clorua (NH4Cl), amoni sunfat (NH4)2SO4 và natri nitrat (NaNO3)? HOẠT ĐỘNG 10: Tổng kết dự án (10’) - Phát phiếu (Phụ lục 14) - Hoàn thiện phiếu cho HS, hướng dẫn cách nhìn lại quá trình trả lời trong phiếu. thực hiện dự án (Phụ lục 14) nộp cho GV. - Nhận xét quá trình thực - Lắng nghe, ghi nhận hiện dự án của 4 nhóm và công bố đánh giá điểm vào giờ học sau. - Giao nhiệm vụ về nhà cho HS học bài cũ, đọc trước bài mới chuẩn bị cho giờ học sau 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập 7.1. Mục đích kiểm tra đánh giá - Đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của việc vận dụng kiến thức Văn học, Sinh học, Vật lý và Công nghệ, trong dạy học Hóa học bài “Phân bón hóa học” lớp 11 7.2. Kiểm tra, đánh giá 7.2.1. Cách thức đánh giá - Lập phiếu ghi chép nhận xét khi dự giờ dạy của giáo viên, ghi chép tiến trình giờ học và quan sát biểu hiện thái độ của học sinh trong giờ học. - Căn cứ vào khả năng vận dụng của học sinh khi trả lời câu hỏi của giáo viên hay làm bài tập để xác định mức độ nhận thức của học sinh: biết, hiểu, vận dụng. - Đánh giá ý thức, thái độ, kiến thức, kỹ năng, năng lực sáng tạo của học sinh trước, trong và sau khi thực hiện dự án bằng việc quan sát, bằng thực hiện các bảng hỏi. - Sau khi kết thúc quá trình dạy học dự án, giáo viên thu thập toàn bộ thông tin và kết quả thực hiện dự án. Tiến hành kiểm tra, đánh giá lớp thực nghiệm và 01 lớp dạy theo phương pháp cũ có kết quả cao nhất với cùng một đề và cùng một tiêu chí đánh giá. + Đề kiểm tra trắc nghiệm Hiteach được trình bày trong Phụ lục A1. + Đề kiểm tra 15 phút được trình bày trong Phụ lục A2. + Đề kiểm tra phần trò chơi (Phụ lục A3). - Thống kê, xử lý các kết quả thu được từ thực nghiệm trên các phương diện định tính và định lượng. + Định tính: phân tích bài kiểm tra của học sinh nhằm so sánh, đánh giá chất lượng làm bài ở các lớp thực nghiệm. + Định lượng: đánh giá qua số liệu thống kê về điểm số bài kiểm tra (Bảng 1 và 2). 7.2.2.Tiêu chí đánh giá (xem phụ lục từ 1 – 14 trong Kế hoạch thực hiện dự án), bao gồm: a) Phụ lục dành cho hoạt động của giáo viên - Phụ lục 1: Phiếu thăm dò học sinh về các kỹ năng, thái độ, năng lực sáng tạo của học sinh. - Phụ lục 2: Phiếu hỏi học sinh về lựa chọn chủ đề dự án. - Phụ lục 3: Phiếu hỏi học sinh về mức độ hứng thú với các hoạt động của dự án - Phụ lục 4: Bảng phân loại các tiêu chí đánh giá năng lực học sinh trong bảng kiểm tra đánh giá sản phẩm dự án - Phụ lục 5: Phiếu đánh giá kết quả dự án nhóm học sinh - Phụ lục 6: Bảng kiểm quan sát quy trình hoạt động nhóm - Phụ lục 7: Bảng kiểm quan sát quá trình thực hiện dự án nhóm - Phụ lục 8: Bảng kiểm đánh giá bài trình bày đa phương tiện - Phụ lục 9: Bảng kiểm đánh giá bài tự giới thiệu về nhóm - Phụ lục 10: Bảng kiểm đánh giá sổ theo dõi dự án. b) Phụ lục giành cho hoạt động của học sinh - Phụ lục 11: Sổ theo dõi dự án - Phụ lục 12: Biên bản nhóm - Phụ lục 13: Phiếu đánh giá điểm cho từng thành viên - Phụ lục 14: Phiếu nhìn lại quá trình hoạt động dự án. 7.3. Phương tiện đánh giá - Phiếu trắc nghiệm, phiếu thăm dò, phiếu kiểm tra: là cơ sở đánh giá khả năng hiểu biết và vận dụng dạy học tích hợp của giáo viên và học sinh. - Ứng dụng công nghệ thông tin: + Xây dựng trò chơi với các câu hỏi đánh giá + Dùng phần mềm Hiteach để đánh giá. - Đánh giá thông qua bài kiểm tra 15 phút - Đánh giá thông qua việc chấm các sản phẩm của học sinh theo những tiêu chí đánh giá. 7.4. Xử lý kết quả định lượng Sau khi dạy học, giáo viên tiến hành kiểm tra, và xử lý số liệu thu được theo phương pháp thống kê toán học. 7.5. Kết quả kiểm tra đánh giá 7.5.1. Phân tích định tính: Thông qua việc giảng dạy, giáo viên nhận thấy rằng học sinh lớp thực nghiệm có thái độ học tập tốt, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài; chủ động, tích cực hoạt động nhóm, tìm hiểu thông tin trên các nguồn khác nhau. Khi giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức Văn học, Sinh học, Vật lý, Công nghệ và Hóa học để giải quyết nhiệm vụ của bài học thì học sinh hăng hái, sôi nổi thảo luận và trình bày ý kiến. 7.5.2. Phân tích chất lượng bài kiểm tra của HS - Về mức độ hiểu bài ngay sau bài học: đa số học sinh đều vận dụng được kiến thức trả lời câu hỏi phần củng cố, giải quyết các tình huống trong đời sống thực tế. - Về độ bền kiến thức sau thực nghiệm: lớp dạy học theo dự án có độ bền kiến thức tốt hơn. 7.5.3. Nhận xét chung 1) Các nhóm đều thực hiện Sổ theo dõi dự án nghiêm túc. Trong đó có phân công nhiệm vụ trong nhóm chi tiết, tương đối phù hợp khả năng và sự hứng thú của cá nhân (đúng người đúng việc). - Sơ đồ tư duy hợp lí, đầy đủ, đẹp và sáng tạo là cơ sở để tiến hành nghiên cứu dự án hợp lí. - Báo cáo đi thực tế tại xã Thụy Hương, Huyện Chương Mỹ tốt, nêu được ý nghĩa của đi thực tế với dự án và tình cảm đan xen rất cảm động. - Biên bản thảo luận còn sơ sài (chưa biết ghi biên bản). - Sản phẩm nói chung là tốt, GV có thể chỉnh sửa để làm tư liệu dạy học rất bổ ích cho chính GV và các lớp HS sau. 2) Trong quá trình làm dự án, thông qua trao đổi trực tiếp với GV, qua các clip ghi lại các buổi họp nhóm, qua phiếu điều tra về quá trình thực hiện dự án,… chứng tỏ tinh thần làm việc của các nhóm, của từng cá nhân là rất nghiêm túc, rất học hỏi, rất cầu tiến. HS đa số điều tiết được ý kiến cá nhân và tập thể, nhưng cũng rất biết bảo vệ chính kiến (cái tôi kiên định). HS biết điều tiết thời gian và đầu tư thời gian thích đáng cho phần việc của bản thân và công việc chung của nhóm. HS biết giải quyết những khó khăn về chuyên môn hợp lí bằng nhiều cách (hỏi GV, bạn bè, người thân, tìm kiếm trên Internet, các nguồn tài liệu khác). Nhiều kĩ năng được phát triển theo hướng rất tốt như: kĩ năng làm việc nhóm; tìm kiếm, chọn lọc, sắp xếp dữ liệu, thông tin; kĩ năng ứng dụng CNTT vào trình bày sản phẩm, kĩ năng làm việc độc lập,… Những thái độ tích cực cũng được thể hiện, hình thành và phát triển (mong là phát triển bền vững và lâu dài) gồm: vui vẻ hoà đồng, hăng say tích cực làm việc, cẩn thận, kiên nhẫn, đoàn kết, tôn trọng ý kiến khác, tự tin, tự giác hoàn thành công việc, tích cực học hỏi, có tinh thần đóng góp, phối hợp cộng tác, chia sẻ ý kiến và thảo luận, có trách nhiệm. Do vậy các em đã hình thành được những phẩm chất cần có của HS trung học phổ thông là: yêu gia đình quê hương đất nước; nhân ái khoan dung; trung thực chí công vô tư; tự lập tự tin tự chủ và có tinh thần vượt khó; có tránh nhiệm với cộng đồng nhân loại đất nước và môi trường tự nhiên. Bước đầu các em đã phát triển được các năng lực chung và năng lực chuyên biệt: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông,năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành. Đó chính là những năng lực và phẩm chất rất cần thiết cho con người mới thế kỉ XXI- là thế kỉ đánh giá con người dựa trên năng lực và phẩm chất. 3) Sản phẩm của dự án: Các dự án đều có chất lượng tốt cả về hình thức lẫn nội dung. HS biết tích hợp cả tính sáng tạo, biết tạo các hiệu ứng hợp lí của CNTT vào trình bày sản phẩm để thể hiện nội dung dự án của nhóm mình thực hiện. Các nhóm đều chọn cách dùng file trình chiếu PowerPoint tích hợp tranh ảnh, video và cả mẫu vật thật trong trình bày, các nhóm đều có sơ đồ tư duy. Các nhóm cử 1 MC thuyết trình, HS rất hào hứng khi trình bày sản phẩm. Như vậy, qua thực hiện dự án học tập, GV và HS đã đạt được các mục đích của giáo dục về nội dung trí dục, đức dục, phát huy được tính tích cực và năng lực sáng tạo của HS trong học tập và cộng tác hoạt động, thể hiện cả ở biểu hiện bên trong và bên ngoài của mỗi HS. Và đặc biệt, việc tích hợp các môn học trong dự án do HS thực hiện thể hiện rất tự nhiên, tạo nên sự hứng thú cho HS đối với dự án và môn học. Cụ thể như sau; Nhóm 1: Nghiên cứu về phân đạm - Có bản phân công nhiệm vụ trong nhóm rất rõ ràng. - Sơ đồ tư duy đầy đủ, rõ ràng, đẹp trình bày thành tờ A0. - Biên bản thảo luận khá chi tiết. - Là nhóm có tỉ lệ HS thể hiện mức độ hứng thú với PPDHTDA có tỉ lệ rất thích (6/12) và thích (5/12) cao nhất lớp và bình thường (1/12) chứng tỏ HS trong nhóm, đặc biệt Trưởng nhóm đã biết cách tổ chức, điều hành làm việc, phối hợp với các thành viên rất hiệu quả; mọi thành viên đoàn kết, xây dựng nhiệt tình để đạt kết quả tốt nhất có thể. - Về ưu điểm: + Đưa được các thông tin bên ngoài, không đưa toàn bộ nội dung vào slide. + Có clip giới thiệu nhóm và quá trình thực hiện dự án. + Có bản phân phối thời gian hợp lí cho từng nội dung trình chiếu. + Nền slide đẹp. Kết nối video tốt. Sử dụng CNTT tốt. + Video giới thiệu nhóm và quá trình thực hiện dự án độc đáo đầy đủ + Hồ sơ nhóm rất đầy đủ. + Tạo được không khí phấn khởi cho cả lớp. + Nội dung kiến thức tương đối chính xác, rộng và sâu vừa đủ. + Thuyết trình rõ ràng, lưu loát - Về nhược điểm: + Chưa biết cách dùng bảng so sánh giữa các loại phân đạm về thành phần, tính chất, phạm vi ứng dụng. + Chưa dùng chuẩn ngôn ngữ hoá học. (có 01 công thức chiếu trên slides còn nhầm) Nhóm 2: Nghiên cứu về phân lân - Có bản phân công nhiệm vụ trong nhóm rất rõ ràng. - Sơ đồ tư duy đầy đủ, rõ ràng trình bày đẹp, ý tưởng hay. - Phiếu tổng hợp dữ liệu và Biên bản thảo luận đầy đủ. - Là nhóm có tỉ lệ HS thể hiện mức độ hứng thú với PPDHTDA có tỉ lệ rất thích (4/11) và thích (6/11) và bình thường (1/11) tương đối cao chứng tỏ mọi thành viên đoàn kết, xây dựng nhiệt tình để đạt kết quả tốt nhất có thể. - Về ưu điểm: + Sản phẩm đưa được nhiều hình ảnh phong phú. + Thuyết minh tốt, lưu loát + Sơ đồ tư duy đẹp, đủ. + Video giới thiệu nhóm và quá trình thực hiện dự án đầy đủ. + Nội dung rất tốt, phong phú. - Về nhược điểm: + Chưa biết cách dùng bảng so sánh giữa các loại phân lân về thành phần, tính chất, phạm vi ứng dụng. +Ảnh hưởng của phân lân đối với môi trường nên chỉnh lại một chút chưa thật chính xác. + Chọn phông nền hoa nên chữ trên slides hơi khó nhìn, chưa hợp lí lắm. Nhóm 3: Nghiên cứu về phân Kali - Có bản phân công nhiệm vụ trong nhóm rất rõ ràng. - Sơ đồ tư duy đầy đủ, rõ ràng trình bày đẹp, ý tưởng hay. - Phiếu tổng hợp dữ liệu và Biên bản thảo luận đầy đủ. - Là nhóm có tỉ lệ HS thể hiện mức độ hứng thú với PPDHTDA có tỉ lệ rất thích (6/11) và thích (4/11) cao nhất lớp và bình thường (1/11) chứng tỏ mọi thành viên đoàn kết, xây dựng nhiệt tình để đạt kết quả tốt nhất có thể. - Về ưu điểm: + Sản phẩm đưa được nhiều hình ảnh phong phú. + Thuyết minh tốt, lưu loát. + Sơ đồ tư duy đẹp, đủ. + Nội dung rất tốt, phong phú. + Video giới thiệu nhóm và quá trình thực hiện dự án đầy đủ. - Về nhược điểm: + Thời gian phân phối giữa các phần còn chưa hợp lí lắm. Nhóm 4: Nghiên cứu về phân hỗn hợp, phân phức hợp, phân vi lượng - Có bản phân công nhiệm vụ trong nhóm rất rõ ràng. - Sơ đồ tư duy đầy đủ, rõ ràng trình bày đẹp, ý tưởng hay. - Phiếu tổng hợp dữ liệu và Biên bản thảo luận đầy đủ. - Là nhóm có tỉ lệ HS thể hiện mức độ hứng thú với PPDHTDA có tỉ lệ rất thích (4/10) và thích (5/10) khá cao và bình thường chỉ có (1/10) chứng tỏ mọi thành viên đoàn kết, xây dựng nhiệt tình để đạt kết quả tốt nhất có thể. - Về ưu điểm: + Sản phẩm đưa được nhiều hình ảnh phong phú. + Nền slide đẹp, hợp lý, sử dụng CNTT tốt + Thuyết minh tương đối tốt, lưu loát. + Sơ đồ tư duy đẹp, đủ. + Video giới thiệu nhóm và quá trình thực hiện dự án đầy đủ. + Nội dung rất tốt, phong phú. - Về nhược điểm: + Nên giải thích thêm về ý nghĩa của các chỉ số trên bao bì phân NPK là gì? + Thời gian phân phối giữa các phần còn chưa hợp lí lắm. 7.5.4. Phiếu đánh giá điểm cho lớp thực nghiệm 11A5 (Phụ lục B1 đến B4) 7.5.5. Phân tích định lượng - So sánh kết quả học tập của học sinh ở lớp dạy thực nghiệm theo phương pháp dự án và lớp đối chứng không dạy theo phương pháp dự án thì thấy kết quả như sau: Bảng 1. Bảng so sánh kết quả kiểm tra bằng 10 câu hỏi trắc nghiệm với phần mềm Hiteach Câu % tỉ lệ đúng % tỉ lệ sai Lớp 11A5 Lớp 11A6 Lớp 11A5 Lớp 11A6 (Lớp đối chứng) (Lớp đối chứng) (Lớp thực (Lớp thực nghiệm) nghiệm) 1 95,24 87,5 4,76 12,5 2 77,27 62,5 22,73 37,5 3 86,36 70,0 13,64 30,0 4 100 85,0 0,0 15,0 5 95,45 80,0 4,55 20,0 6 93,18 70,0 6,82 30,0 7 95,45 77,5 4,55 22,5 8 90,91 82,5 9,09 17,5 9 75,45 62,5 29,55 37,5 10 95,45 57,5 4,55 42,5 Lớp 11A5 11A6 Bảng 2. Bảng so sánh kết quả kiểm tra 15 phút Kết quả (tỉ lệ %) Giỏi (9,10) Khá (7,8) TB ( 5,6) 40,9 50,0 9,1 20,0 37,5 42,5 8. Sản phẩm của học sinh 8.1. Nội dung sản phẩm - Sơ đồ tư duy; - Bảng phân công nhiệm vụ trong nhóm; Yếu (<5) 0,0 0,0 - Biên bản họp nhóm; - Báo cáo kết quả đi thực tế; - Biên bản đánh giá điểm từng thành viên trong nhóm; - Video giới thiệu các thành viên của nhóm; - Bản thuyết trình Power Point trước lớp. 8.2. Minh chứng sản phẩm của HS (được trình bày trong thư mục sản phẩm học sinh). 5.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan