Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Tìm hiểu một số vấn đề về chế độ nhiệt của khí hậu việt nam...

Tài liệu Tìm hiểu một số vấn đề về chế độ nhiệt của khí hậu việt nam

.DOC
14
1274
115

Mô tả:

TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM A. ĐẶT VẤN ĐỀ Khí hậu có 3 yếu tố cơ bản là: nhiệt, gió, mưa trong đó nhiệt là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc quy định đặc điểm khí hậu, thiên nhiên nước ta. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến các thành phần tự nhiên khác như đất, sinh vật, địa hình, thủy văn...cũng như đời sống kinh tế - xã hội. Đây là một trong những nội dung khó, có tính chất chuyên sâu của phần khí hậu Việt Nam, nằm trong cấu trúc đề thi HSG quốc gia môn Địa lý lớp 12 THPT hằng năm. Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi luôn trăn trở để tìm cách hướng dẫn học sinh tiếp cận kiến thức 1 cách có hệ thống và bản chất nhất để việc học tập đạt kết quả cao nhất. Sau đây là 1 vài kinh nghiệm của chúng tôi trong quá trình dạy phần đặc điểm chế độ nhiệt trong khí hậu của Việt Nam để xin được trao đổi cùng các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. B. NỘI DUNG I. Những kiến thức, kĩ năng, phương tiện cần thiết đối với giáo viên và học sinh 1. Về phía học sinh cần đạt được những mục tiêu sau: + Phân tích và giải thích được đặc điểm chung của chế độ nhiệt nước ta. + Học sinh phải thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt nước ta, mối quan hệ của chế độ nhiệt với các yếu tố khác của khí hậu: gió, mưa...; với các thành phần tự nhiên khác cũng như ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng lãnh thổ và cả nước. + Biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết từng bài, từng vấn đề cụ thể liên quan đến chế độ nhiệt. Để đạt được những mục tiêu trên, học sinh cần phải có đủ phương tiện, thiết bị học tập, nắm vững kĩ năng đọc và phân tích bản đồ khí hậu Việt Nam treo tường, bản đồ trong Atlat địa lí Việt Nam; biết thu thập, khai thác các thông tin có liên quan đến chế độ nhiệt của Việt Nam. Trong đó, học sinh phải biết triệt để khai thác kiến thức từ Atlat địa lí Việt Nam. 2. Về phía giáo viên cần: + Nắm chắc những kiến thức liên quan đến chế độ nhiệt của Việt Nam theo chương trình phổ thông, chương trình nâng cao, chương trình chuyên sâu và đặc biệt là những kiến thức liên quan đến mục tiêu cần đạt như trên. 1 + Biết cách hướng dẫn học sinh tích cực, chủ động khai thác các phương tiện, thiết bị dạy học nhất là Atlat địa lí Việt Nam để hiểu kiến thức và vận dụng những kiến thức vào giải quyết những vấn đề tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể. + Biết cách rèn kĩ năng tối thiểu mà học sinh cần phải có như khai thác bản đồ trang 9 trong Atlat địa lí Việt Nam, phân tích đặc điểm chế độ nhiệt của cả nước, từng vùng khí hậu, từng miền khí hậu, phân tích các mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố tự nhiên, các thành phần tự nhiên với nhau, tự nhiên với kinh tế xã hội, thành lập dàn ý đối với từng vấn đề cụ thể, kĩ năng làm bài thi, kiểm tra… II. Nội dung chính 1. Đặc điểm chung của chế độ nhiệt nước ta 1.1 Chế độ nhiệt nước ta mang tính chất đặc trưng của vùng nhiệt đới a. Biểu hiện – Tổng bức xạ lớn khoảng 110 – 160 kcal/cm2/năm. - Cân bằng bức xạ quanh năm dương và đạt đến 75 – 100 kcal/cm 2/năm (trừ vùng núi cao) - Nhiệt độ trung bình năm + Phần lớn lãnh thổ nước ta có nhiệt độ trung bình năm cao trên 20 0C, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới (trừ vùng núi cao) + Ở đa số các trạm khí hậu, hầu hết là các tháng nhiệt độ trên 20 0C . Ở phần lãnh thổ phía Bắc: có 7 – 8 tháng nhiệt độ trên 200C . Ở phần lãnh thổ phía Nam không có tháng nào nhiệt độ dưới 20 0C(trừ vùng núi cao) + Nhìn chung trên lãnh thổ nước ta, không có 1 tháng nào lại không có thời tiết nóng trên 200C. Ví dụ tháng lạnh nhất của Hà Nội là tháng 1, tần suất thời tiết nóng trên 200C là 13% và tăng nhanh vào mùa xuân để đến mùa hè là thống trị hoàn toàn - Tổng nhiệt hoạt động lớn: 8000 – 100000C – Tổng bức xạ lớn khoảng 110 – 160 kcal/cm2/năm; cân bằng bức xạ quanh năm dương và đạt đến 75 – 100 kcal/cm2/năm (trừ vùng núi cao) - Số giờ nắng nhiều: 1400 – 3000 giờ / năm. Trong 1 tháng, nước ta có đến 200 giờ nắng trong mùa hè; còn mùa đông thì vẫn không kém 70 giờ - Trong biến trình nhiệt của 1 năm: miền bắc rõ 1 cực tiểu – 1 cực đại; miền Nam có 2 cực đại, 2 cực tiểu = > tất cả mọi địa điểm trên lãnh thổ nước ta trong năm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh - Biên độ nhiệt nhỏ 2 + Biên độ nhiệt ngày: Hầu hết các địa điểm trên lãnh thổ nước ta có biên độ nhiệt ngày đều đạt chỉ tiêu khí hậu nhiệt đới, nghĩa là không dưới 6 0C, chỉ trừ vùng duyên hải và các đảo ở phía Bắc + Biên độ nhiệt năm: Phần lớn các địa điểm trên lãnh thổ nước ta có biên độ nhiệt năm đảm bảo tiêu chuẩn biên độ nhiệt năm của khí hậu nhiệt đới (Trừ các vùng lãnh thổ ở Bắc Bộ do tác động của hoàn lưu gió mùa, nhất là gió mùa Đông Bắc) b. Nguyên nhân: - Vị trí địa lý nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của Bắc bán cầu (8 034’B => 23023’ B) nên góc nhập xạ lớn quanh năm, tất cả mọi địa điểm trên lãnh thổ nước ta trong năm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nên hàng năm lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn - Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi nhưng phần lớn là đồi núi thấp ( 85% diện tích có độ cao dưới 1000m) nên tính nhiệt đới được bảo toàn 1.2 Chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa đa dạng Tính chất phân hóa của nền nhiê êt trên lãnh thổ nước ta được biểu hiê ên theo cả thời gian và không gian. a.Theo thời gian trong năm * Biểu hiện - Theo mùa + Rất dễ có thể nhận ra được sự tương phản về nền nhiệt độ trong năm trên lãnh thổ nước ta giữa các tháng mùa đông và các tháng mùa hạ, điển hình ở phần lãnh thổ phía bắc(từ bắc dãy Bạch Mã trở ra). Mùa đông, nền nhiệt độ các tháng thường thấp hơn so với mùa hạ. Ở phía bắc, mùa đông, trung bình có khoảng 3 tháng nhiê êt đô ê < 200c, khu vực đồng bằng bắc bô ê và miền núi phía bắc là < 180c. Phía nam nền nhiê êt có giảm nhưng không nhiều, về cơ bản vẫn ở mức cao trên 20 0 C. Sự chênh lê cê h nền nhiê tê đô ê giữa mùa đông và mùa hạ có lẽ biểu hiê nê rõ nhất là nhiê êt độ giữa tháng 1 và tháng 7 hàng năm. Tháng 1, hầu hết phần lãnh thổ phía bắc nhiệt độ ở mức < 18 0c, phía nam, khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long nền nhiệt vẫn duy trì ở mức cao >24 0c, còn khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nhiệt độ giảm so với tháng 7 và chỉ ở mức < 240c. Ngược lại vào tháng 7, trên toàn bộ lãnh thổ nước ta nhiệt độ đều ở mức cao, phổ biến > 240c. + Sự phân hóa nền nhiệt theo thời gian trong năm còn được biểu hiện ở biến trình thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm. Nhiệt độ trung bình tháng trên lãnh thổ bắt đầu có chiều hướng tăng dần từ tháng 2,3,4…và thường đạt cực đại vào tháng 7, sau đó giảm dần và xuống cự tiểu thường vào tháng 1. Riêng mô tê số 3 khu vực thuô êc lãnh thổ phía nam, nhiê êt đô ê cực đại sớm hơn là vào tháng 4 do chuyển đô nê g biểu kiến mặt trời trong năm, tác động của mưa( vào tháng tư lượng mưa rất ít ) - Trong 1 ngày đêm: nhiệt độ ban ngày luôn cao hơn nhiệt độ ban đêm do chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong 1 ngày đêm. * Nguyên nhân Nguyên nhân về sự phân hóa nền nhiê êt theo thời gian trong năm nói trên là do mô êt phần là tác động của chuyển động biểu kiến mặt trời, nhưng phần chủ yếu là hoạt động của cơ chế gió mùa, đă êc biê êt gió mùa đông bắc lạnh. - Về mùa đông mặt trời di chuyển biểu kiến xuống nam bán cầu, lượng bức xạ mặt trời theo xu hướng chung trên lãnh thổ nước ta giảm, riêng các tỉnh phía bắc chịu ảnh hưởng sâu sắc của cơ chế gió mùa đông bắc lạnh nên nền nhiệt giảm mạnh, phá vỡ nền chung của nền nhiê êt nhiê êt đới. - Ngược lại mùa hạ, mặt trời di chuyển biểu kiến lên bắc bán cầu, lượng bức xạ mặt trời và nhiê êt trên lãnh thổ nước ta nhận được lớn, cơ chế gió mùa đông bắc không còn ảnh hưởng nên nhiệt độ tăng trở lại và ở mức cao như vốn có. b. Theo không gian lãnh thổ *. Theo chiều bắc- nam. - Biểu hiện: Càng vào phía Nam, nhiệt độ trung bình năm càng cao, tổng nhiệt hoạt động càng lớn, biên độ nhiệt càng nhỏ + Từ phía bắc của dãy Bạch Mã trở ra, nền nhiệt độ trung bình năm nhìn chung thấp hơn so với phần lãnh thổ từ phía nam của dãy Bạch Mã trở vào. Phía bắc nhiệt độ trung bình năm phổ biến là ở mức 20 0c – 240c, trong khi phía nam nhiê êt độ trung bình năm phổ biến là > 240c. Tổng nhiê êt đô ê hoạt đô nê g trong năm ở phần lãnh thổ phía bắc chỉ khoảng 8.000 0c- 9.5000c, trong khi phần lãnh thổ phía nam có thể lên đến 9.5000c - 10.0000c. Do phía nam nằm lui về phía xích đạo luôn có góc nhâ pê xạ mă tê trời lớn, và không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh. + Sự phân hóa nền nhiê êt đô ê theo hướng bắc nam được biểu hiện rõ nhất là vào mùa đông.Phía Bắc nhiê êt đô ê các tháng mùa đông đều thấp, khoảng từ 3-4 tháng nhiê êt đô ê < 200c. Trong khi đó phía nam nhiê êt đô ê vẫn hầu hết ở mức cao > 240c. Biến trình thay đổi nhiê êt đô ê theo hướng tăng dần từ bắc vào nam. Nhiệt độ trung bình tháng 1 của mô ôt số địa điểm trên lãnh thổ nước ta( 0c) Lạng Sơn 13,3 Hà Nội 16,4 Vinh 17,6 Huế 19,7 Đà Nẵng 21,3 TPHCM 25,8 Rach Giá 26,0 + Biên độ nhiệt năm có sự thay đổi theo sát với tác động của gió mùa đông bắc lạnh. Biên độ nhiệt năm giảm dần từ bắc vào nam. 4 Biên độ nhiệt năm của mô ôt số địa điểm trên lãnh thổ nước ta( oc ) Lạng Sơn Hà Nội Vinh Huế TPHCM Rạch Giá 13,7 12,5 12,0 9,7 3,1 3,1 - Nguyên nhân của sự phân hóa nền nhiệt độ theo chiều bắc nam nói trên là do lãnh thổ nước ta kéo dài trên nhiều vĩ độ, từ chí tuyến về xích đạo, kết hợp với tác động của gió mùa đông bắc lạnh. Các tỉnh phía bắc nằm gần chí tuyến, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc lạnh. Càng vào phía nam càng gần xích đạo, mức độ ảnh hưởng của gió mùa đông bắc càng giảm. *. Theo độ cao - Biểu hiện + Nhiệt độ trung bình năm giảm theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Ở các khu vực núi cao, hay trên các cao nguyên, nền nhiê êt thấp hơn so với các vùng đồi núi thấp và đồng bằng, nhiều nơi mang sắc thái của nền nhiê êt á nhiê êt và ôn đới, thời tiết mát mẻ. + Biên độ nhiệt năm cũng thay đổi theo hương tương tự, giảm dẩn từ thấp lên cao. Nhiệt độ TB năm(0c) Địa điểm Độ cao(m) Biên đô ê nhiê êt năm(0c) Hà Nội <50 > 20 12,5 Sa Pa >1.500 <18 11,1 Nha Trang <50 >24 4,3 Đà Lạt >1500 <18 3,3 - Nguyên nhân của sự phân hóa nhiệt độ theo độ cao là do tác động của địa hình đồi núi. Nước ta địa hình ¾ là đồi núi, với nhiều khu vực núi và cao nguyên độ cao> 1500m và > 2000m thâ êm chí là > 3000m. Vì càng lên cao không khí càng loãng, càng hấp thụ được ít bức xạ nhiệt từ mặt đất truyền lên nên nhiê êt đô ê giảm. *. Theo chiều đông- tây - Hướng phân hóa nền nhiệt theo chiều đông tây trên lãnh thổ không thực sự tiêu biểu. Do lãnh thổ nước ta hẹp ngang. Tuy vâ êy sự phân hóa này cũng có thể thấy ở mô êt số khu vực, chẳng hạn sự phân hóa nền nhiê êt giữa khu vực Đông Bắc và Tây Bắc, tiêu biểu là Quảng Ninh và Điện Biên, Lai Châu. Với mức độ ảnh hưởng của biển khác nhau, về mùa đông, tuy Quảng Ninh chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc nhưng sự lạnh giá bớt khắc nghiệt hơn Điện Biên và Lai Châu. Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Quảng Ninh là > 18 0c trong khi một số khu vực của Điện Biên Lai Châu là < 14 0c . Ngược lại vào mùa hạ, cùng thời điểm thường nhiê êt đô ê ở Quảng Ninh mát mẻ hơn so với Điê ên Biên Lai Châu. Do Quảng Ninh gần biển còn Lai Châu và Điê ên Biên nằm sâu trong nô iê địa. 5 - Ngoài ra sự phân hóa nhiê êt đô ê theo chiều đông tây cũng có thể thấy ở sự phân hóa nền nhiê êt đô ê trong tháng 7 giữa các đồng bằng ven biển biển Miền Trung và khu vực đồi núi Trường Sơn, giữa Đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi Tây Bắc. Sự phân hóa này chủ yếu là dưới hình thái phân hóa theo hướng sườn ảnh hưởng của hiê êu ứng phơn do dãy Trường Sơn và hê ê thống núi Tây Bắc chắn gió tây nam. Các đồng bằng ở sườn khuất gió nên có nhiệt độ cao hơn so với các sườn đón gió. Nhiê êt đô ê ở các đồng bằng thời điểm này hầu hết ở mức > 280c, trong khi đó khu vực núi Trường Sơn và vùng núi Tây Bắc chỉ ở mức > 240c, hoă êc >200c 1.3. Chế độ nhiệt nước ta biến động thất thường a. Biểu hiện Khí hậu có 3 yếu tố chính: nhiệt, gió, mưa. Tính thất thường của khí hậu thể hiện ở tất cả các yếu tố của khí hậu, trong đó thể hiện khá rõ qua chế độ nhiệt. Đối với chế độ nhiệt, đặc tính này thể hiện ở thời gian bắt đầu và kết thúc của các thời kỳ nóng, lạnh ( thời gian thay đổi mùa), biên độ nhiệt ngày, biên độ nhiệt năm, nhiệt độ tối đa và tối thiểu trong các thời kỳ nóng, lạnh, mức độ nóng lạnh của mỗi mùa. Cụ thể như sau: - Sự thất thường của chế độ nhiệt thể hiện ở thời gian bắt đầu và kết thúc của các thời kỳ nóng, lạnh (thời gian thay đổi mùa) ở nước ta. Nguyên nhân là do sự hoạt động thất thường của gió mùa cùng với hướng địa hình và hướng núi, các nhiễu động khác trong khí quyển: + Theo quy ước giai đoạn nhiệt độ dưới 200C được xem là mùa lạnh ở miền Bắc (mùa đông). Qua thống kê nhiều năm của các nhà khoa học thời kỳ này thường từ tháng XI – IV năm sau, và ngày bắt đầu, kết thúc thời kỳ lạnh dao động từ 15 đến 30 ngày (rét sớm, rét muộn). Sự dao động này ngoài khác nhau giữa các năm còn khác nhau giữa các vùng, vùng có mùa đông ngắn càng dao động nhiều: Ở Hà Nội năm 1946 mùa đông đến sớm 29 ngày, năm 1948 đến sớm 18 ngày, năm 1957 đến muộn mất 17 ngày so với trung bình. Mùa đông năm 1927 đã kết thúc muộn 17 ngày so với trung bình Ở Đồng Hới năm 1949, mùa đông đến sớm 45 ngày, năm 1948, mùa đông đến muộn mất 31 ngày. Năm 1944 mùa đông kết thúc sớm 55 ngày, năm 1932 mùa đông kết thúc muộn 27 ngày so với trung bình. + Mùa nóng với quy ước là thời kỳ nhiệt độ trên 250C, thời gian bắt đầu và kết thúc của thời kỳ mùa nóng ít dao động hơn (không quá 15 ngày) và biến động mạnh nhất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - nơi chịu ảnh hưởng mạnh của gió phơn Tây Nam. - Sự thất thường thể hiện ở nhiệt độ cực tiểu, cực đại ở các địa phương. Ví dụ: 6 Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Vinh Tháng 1 – (năm) Nhiệt độ cực đại 31.60C(1931) 32.40C (1937) 34.90C (1911) Nhiệt độ cực tiểu -2.10C (1963) 2.70C (1955) 4.00C (1914) Tháng 6 – (năm) Nhiệt độ cực đại 37.60C (1949) 40.40C (1949) 42.10C (1912) Nhiệt độ cực tiểu 60C (1922) 20.00C (1964) 19.70C (1964) - Ngoài ra sự thất thường của chế độ nhiệt còn thể hiện ở sự thay đổi nhiệt độ trong 1 ngày của các địa phương, nhất là vào mùa đông: + Ở miền Bắc và Đông bắc Bắc Bộ, nhiệt độ trong 1 ngày đêm ( biên độ nhiệt ngày đêm) chênh lệch nhau tới gần 20 0C, do sự luôn phiên hoạt động của gió mùa Đông Bắc và gió Tín Phong Bắc bán cầu (chủ yếu vào mùa xuân), cùng với những nhiễu động khác. + Ngược lại với hiện tượng trên cũng có những ngày đêm nhiệt độ hầu như không thay đổi (thể hiện rõ trong mùa hạ ở Đồng bằng bắc Bộ và Bắc Trung Bộ những ngày có gió phơn Tây Nam khô nóng hoạt động) - Sự bất thường trong chế độ nhiệt còn thể hiện ở nhiều hiện tượng khác: Ví dụ về mùa đông ở miền Bắc, xen kẽ các đợt lạnh kéo dài lại có những ngày nắng nóng lạ thường với thời tiết như mùa hạ; ngược lại, giữa mùa hạ nóng bức; đôi khi trời trở gió heo may, se lạnh, có mưa; bầu trời ảm đạm như ngày cuối đông (Ví như ngày 9, 10, 11 tháng 6 năm 2013 vẫn còn có không khí lạnh tràn về) - Theo không gian lãnh thổ, ngay trong nội một vùng nền nhiệt không có sự đồng nhất. Ở các tỉnh miền núi phía bắc, ở các huyện vùng cao về mùa đông có thời tiết lạnh giá hơn có khi xuồng < 0 0c. Cùng mô êt dãy núi nhưng sườn bên này có thể nhiê êt đô ê thấp hơn hoă êc cao hơn sườn bên kia. b. Nguyên nhân Tính thất thường của khí hậu nói chung và chế độ nhiệt nói riêng liên quan mật thiết với hoạt động của gió mùa, nhất là gió mùa mùa đông. Trong từng năm, gió mùa có thể hoạt động mạnh, yếu, nhiều, ít khác nhau; sự tranh chấp giữa các khối khí gây ra những biến động của nhiệt độ trung bình tháng, năm, dao động nhiệt độ trong ngày đêm cũng như thời gian thay đổi mùa 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ nước ta. 2.1. Vị trí địa lí. - Nước ta nằm từ vĩ độ 8034'B đến 23023'B, trong khu vực nội tuyến Bắc bán cầu nên quanh năm có góc nhập xạ lớn,có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh, lượng ánh sáng và nhiệt nhận được luôn cao, cân bằng bức xạ nhiệt luôn dương. - Nằm trải dài trên 15 độ vĩ nên góc nhập xạ có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam. - Nước ta nằm phía Đông bán đảo Đông Dương, giáp biển Đông rộng lớn, là một vùng biển nhiệt đới nên khi các khối khí qua biển đã được làm biến tính nhiệt 7 độ điều hoà hơn. Mặt khác, tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ theo lục địa và đại dương theo mùa nên là nơi nằm ở khu vực hợp lưu của nhiều khối khí có tính chất khác nhau. 2.2.Gió. * Gió mùa: là 1 trong những nhân tố quan trọng hàng đầu tạo sự phân hoá trong nhiệt độ nước ta -Gió mùa mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau: lạnh khô nên nhiệt độ mùa đông xuống thấp hơn (từ Bạch Mã trở ra Bắc). Vào phía Nam hoạt động của gió mùa mùa đông yếu dần, gió tín phong BBC chiếm ưu thế nên nền nhiệt cao hơn. Đây là nguyên nhân chính tạo nên phân hoá nhiệt độ theo Bắc Nam. - Gió mùa mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10: nóng ẩm nên nhiệt độ mùa hạ cao hơn. Đó là nhân tố tạo nên tính phân mùa trong chế độ nhiệt nước ta. * Gió địa phương: + Gió Fơn: hoạt động chủ yếu ở Nam Tây Bắc, Duyên hải miền Trung gây thời tiết khô nóng. + Gió núi và gió thung lũng. gió đất và gió biển ảnh hưởng đến nhiệt độ của 1 khu vực nhỏ, thay đổi trong ngày. 2.3. Địa hình. - Nước ta có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp chiếm 60% diện tích, nếu tính cả đồng bằng thì 85% diện tích thấp dưới 1000m nên đã bảo toàn tính nhiệt đới nên phần lớn nước ta có nhiệt độ trung bình trên 200C (trừ vùng núi cao). - Địa hình nước ta có tính phân bậc nên nhiệt độ có sự phân hoá đai cao: khi lên cao trung bình nhiệt độ giảm 0,60C( nêu dẫn chứng) - Hướng địa hình miền núi cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ nước ta khi có sự kết hợp với gió mùa: + Dãy núi hướng vòng cung ở Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa mùa Đông xâm nhập mạnh xuống nước ta nên nền nhiệt mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ thấp nhất cả nước. + Dãy núi hướng Tây Bắc Đông Nam (Hoàng Liên Sơn, Tam Điệp, Hoành Sơn, Bạch Mã) làm giảm tác động của gió mùa mùa đông xuống phía nam làm nhiệt độ mùa đông tăng dần khi vào nam + Các dãy núi ở biên giới Việt - Lào chặn gió mùa mùa hạ theo hướng Tây Nam tạo nên hiệu ứng Fơn làm tăng nhiệt độ mùa hạ ở đồng bằng duyên hải miền trung ( là khu vực có nhiệt độ mùa hạ cao nhất cả nước 2.4. Front. 8 Nước ta chịu tác động của fron cực vào mùa đông. Khi fron cực đi đến đâu thì phạm vi tác động của gió mùa đông bắc đến đó thường dừng lại ở vĩ độ 160B, khi fron cực tràn qua nhiệt độ nơi đó giảm nhanh. 3. Bài tập ứng dụng. 3.1 Các dạng bài tập a. Dạng tái hiê ên và giải thích đă êc điểm phân bố nền nhiêtê trên lãnh thổ nước ta dựa vào Atlat. * Tái hiê ên thực trạng - Trong phần bài tâ pê này người học ngoài nắm chắc các kĩ năng về khai thác Altat, cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản, xây dựng được định hướng về các khía cạnh trong khai thác kiến thức để khai thác kiến thức được đầy đủ và có tính hê ê thống. + Trước hết phải bao quát về nền nhiê êt trung bình cả nước để đánh giá về chỉ tiêu nhiê êt của vùng nhiê êt đới. + Tiếp theo là sự phân hóa nền nhiê êt theo không gian và thời gian trong năm trên lãnh thổ: >Theo mùa, các tháng trong năm >Theo không gian lãnh thổ . Bắc – nam . Đông Tây . Chiều cao . Hướng sườn… *Giải thích. Để giải thích tốt được các đă êc điểm về phân bố nền nhiê êt trên lãnh thổ cần: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố nhiê êt - Từng hướng phân hóa, xác định các nhân tố “trô êi”chi phối - Sự kết hợp các nhân tố trong chi phối phân bố nhiê tê trên lãnh thổ b. Dạng phân tích bảng số liê êu và các biểu đồ khí hâ êu Phần bài tâ pê này, thường gắn với các dạng bài tâ êp rèn kĩ năng phân tích bảng số liê êu và biểu đồ. - Các bảng số liê êu, biểu đồ có tính đă êc trưng phản ánh về chế đô ê nhiê êt trên bình diê ên chung của nước ta cũng như từng khu vực, địa phương nói riêng theo từng khía cạnh khác nhau. - Người học cần có kĩ năng về phân tích dữ liê êu thông tin dựa vào các bảng, biểu cũng như khả năng vâ ên dụng làm rõ các hiê ên tượng . Vídụ: Cho bảng số liê êu Nhiêtô đô ô trung bình tháng tại mô ôt số địa điểm trên lãnh thổ nước ta(00c) 9 Trạm Lạng Sơn Hà Nô ôi Sa Pa Đà Nẵng TPHCM I 13,3 16,4 8,5 21,3 25,8 II 14,3 17,0 9,9 22,4 26,7 III 18,2 20,2 13,9 24,1 27,9 IV 22,1 23,7 17,0 26,2 28,9 V 25,5 27,3 18,3 28,2 28,3 VI 26,9 28,8 19,6 29,2 27,5 VII 27,0 28,9 19,8 29,1 27,1 VIII 26,6 28,2 19,5 28,8 27,1 IX 25,2 27,2 18,1 27,3 26,8 X 22,2 24,6 15,6 25,7 26,7 XI 18,3 21,4 13,4 24,0 26,4 XII 14,8 18,2 9,5 21,9 25,7 * Dựa vào bảng số liêu, ê hãy phân tích về chế đô ê nhiêtê của của các trạm, tư đó rút ra nhâ ên xét cần thiết về đă êc điểm chế độ nhiê êt trên lãnh thổ nước ta. - Nhìn chung hầu hết nhiê êt đô ê chung bình năm của các trạm đều cao ở mức trên 200c( trừ Sa Pa). Do nằm trong vùng nô êi chí tuyến nên quanh năm nhâ nê được lượng nhiê tê lớn. Riêng Sa Pa hầu hết các tháng < 200c. Do chi phối bởi yếu tố địa hình núi cao. - Biến trình nhiê êt đô ê trong năm các trạm đều có hướng tăng dần từ tháng 1 và đạt cực đại vào tháng 7. Sau đó giảm dần và thấp nhất vào tháng 1. Sự thay đổi nhiê êt đô ê nói trên trùng với diễn biến của chuyển đô nê g biểu kiến mă êt trời. Riêng TPHCM cực đại vào tháng 4, cực tiểu tháng 12. Do nằm lui về phía xích đạo, - Nhiê êt đô ê trung bình các tháng mùa đông ở các trạm đều thấp hơn các tháng mùa hè. - Nền nhiê êt trung bình năm có sự phân hóa giữa các trạm. Cao nhất là trạm TPHCM, tiếp đến là trạm Đà nẵng và giảm dần đến trạm Hà Nô êi, Lạng Sơn(d/c). Như vâ êy nhiê êt đô ê trung bình năm giảm dần từ nam ra bắc. Sự thay đổi này biểu hiê ên rõ nhất trong tháng 1( d/c). Nguyên nhân là do ngoài yếu tố vĩ đô ê địa lí còn do mức đô ê ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh theo hướng giảm dần từ bắc vào nam. - Ở các trạm phía bắc thì so với trạm Hà Nô êi, trạm Lạng Sơn có số tháng nhiê êt đô ê < 20 nhiều hơn( 4 tháng) trong khi Hà Nô êi chỉ có 3 tháng. Vì Lạng Sơn chịu ảnh hưởng gió mùa đô nê g bắc mạnh nhất, đón gió mùa đông bắc sớm nhất nước ta. - Nền nhiê êt theo các trạm còn phản ảnh phân hóa theo đô ê cao. Rõ nhất là trạm Hà Nô êi với trạm Sa Pa( d/c) - Biên đô ê nhiê êt năm cũng có sự phân hóa giữa các trạm. Cao nhất là trạm Lạng Sơn( khoảng 110c - 120c), sau đó giảm dần đến các trạm Hà Nô êi( 90c – 100c), Nha Trang( 30c - 40c) TPHCM( 20c -30c)…Nguyên nhân chủ yếu là do mức đô ê chịu tác đô nê g của gió mùa đông bắc lạnh và vĩ đô ê địa lí. - Sa Pa mă êc dù nằm ở khu vực núi cao, nhưng biên đô ê nhiê êt năm cũng khá lớn > 11 0c. Vì đây là khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc. - Nhìn chung nền nhiê êt trong năm ở các trạm phía nam ổn định hơn các trạm phía bắc. 10 c. Dạng xây dựng biểu đồ nhiê êt ẩm - Nhiê êt ẩm là hai đại lượng đă êc trưng của khí hâ êu có mối liên hê ê tương tác với nhau. - Các dạng biểu đồ về nhiê tê ẩm thường ở các dạng kết hợp giữa cô tê và đường, hai đường biểu diễn. - Biểu đồ đường d.Dạng so sánh và giải thích nền nhiêtê của các khu vực và các trạm - Đây là dạng bài tâ pê đòi hỏi người học phải có cái nhìn vừa bao quát, vừa chi tiết về nền nhiê êt trên lãnh thổ, hiểu bản chất về đă êc thù địa lí từng khu vực và địa phương để cắt nghĩa và giải thích. Ví dụ: Dựa vào Atlat Địa lí Viêtê Nam kết hợp với kiến thức đã học hãy so sánh và giải thích về đă êc điểm nền nhiêtê của hai trạm Nha Trang và Lạng Sơn. * Giống nhau + Nhiê êt đô ê trung bình năm của hai trạm đều cao > 200c. Do hai trạm đều nằm trong khu vực nô êi chí tuyến nên góc nhâ pê xạ lớn, nhiê êt cao. + Biến trình nhiê êt thay đổi các tháng trong năm theo hướng tăng dần từ tháng 2 và đạt cực đại vào tháng 7 sau đó giảm dần và cực tiểu vào tháng 1. Biến trình thay đổi theo sát chuyển đô nê g biểu kiến mă tê trời. * Khác nhau + Nhiê êt đô ê trung bình năm trạm Lạng Sơn thấp hơn so với trạm Nha Trang. Lạng Sơn > 200c, còn trạm Nha Trang > 24 0c . Tính phân hóa nhiê êt theo thời gian trong năm ở trạm Lạng Sơn rõ hơn. Lạng sơn có tới 4 tháng nhiê êt đô ê < 180c, trong khi đó Nha Trang không tháng nào nhiê êt đô ê dưới 200c. Nguyên nhân do Lạng Sơn ở gần chí tuyến, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc lạnh, còn Nha Trang nằm lui về phía xích đạo, không chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc lạnh, nóng quanh năm. + Nhiê tê đô ê trung bình tháng ở Lạng Sơn tăng dần từ tháng 2 và đạt cực đại vào tháng 7. Nhưng trạm Nha Trang cũng tăng dần từ tháng 2 nhưng nhanh chóng đạt cực đại vào tháng 4 và duy trì nhiê êt cao kéo dài đến tháng 7. Nguyên nhân do Nha Trang gần xích đạo, khoảng cách 2 lần mă êt trời lên thiên đỉnh giãn ra về thời gian hơn so với Lạng Sơn + Biên đô ê nhiê êt trạm Lạng Sơn cao hơn nhiều so với Nha Trang. Lạng Sơn khoảng 110c - 120c, còn Nha Trang chỉ khoảng 2 oc - 30c. Vì Lạng Sơn chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc sâu sắc hơn. + Các tháng có nhiê êt đô ê cao nhất của Nha Trang lớn hơn trạm Lạng Sơn và nền nhiê êt trạm Nha Trang cũng ổn định hơn so với trạm Lạng Sơn. Do trạm Nha Trang gần xích đạo. 11 e.Dạng phân tích mối quan hê ê giữa chế đô ê nhiêtê với các thành phần tự nhiên khác. - Đây là phần kiến thức rèn về kĩ năng phân tích mối quan hê ê nhân quả. - Người học cần phải thấy được những ảnh hưởng qua lại giữa yếu tố nhiê tê với các thành phần tự nhiên khác để cắt nghĩa giải thích cho các đă êc điểm về nền nhiê êt. Ví dụ. Dựa vào Atlat Địa Lí Viêtê Nam, hãy chứng minh địa hình có ảnh hưởng sâu sắc đến phân bố nền nhiêtê trên lãnh thổ nước ta. + Địa hình nước ta tuy chủ yếu là đồi núi nhưng lại phần lớn là đồi núi thấp nên không phá vỡ tính chất chung của nền nhiê êt nhiê êt đới. Nền nhiê êt trên lãnh thổ nước ta phổ biến vẫn ở mức > 200c( trừ các khu vực núi cao) + Địa hình có cấu trúc đa dạng đă êc điểm này đã tạo nên sự phân hóa nền nhiê êt theo không gian lãnh thổ nước ta. . Tính phân bâ êc địa hình núi đã tạo nên các vành đai nhiê êt, đường bình đô ê nhiê êt đô ê có sự thay đổi từ thấp lên cao theo hướng giảm dần. Về cơ bản trên lãnh thổ nước ta hình thành 3 vành đai nhiê êt theo các đới khí hâ êu : nhiê êt đới, câ ên nhiê êt, ôn đới…(d/c) . Các hướng núi gắn với các dãy núi nằm án ngữ các hướng gió chính thổi vào nước ta, góp phần tạo ra sự phân hóa nền nhiê êt theo hướng sườn. Tiêu biểu là các cánh cung và các dãy núi chạy theo hướng tây bắc đông nam. Như dãy Trường Sơn tạo sự phân hóa nền nhiê êt theo hướng đông - tây, dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa đông bắc lạnh về mùa đông làm cho khu vực Tây Bắc chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc yếu hơn Đông Bắc tạo sự khác nhau về nhiê êt đô ê giữa Đông Bắc và Tây Bắc. Nhưng mùa hạ các dãy núi này lại là các bức tường gây hiê ên tượng phơn. . Mô êt số các nhánh núi đâm ngang ra biển, còn góp phần làm sâu sắc thêm sự phân hóa nền nhiê tê theo chiều bắc – nam. Ví dụ dãy Bạch Mã + Tính phân hóa đa dạng phức tạp của địa hình cũng đã tạo nên tính phức tạp trong phân hóa nhiê êt đô ê trên lãnh thổ nước ta. Ngay trong mô êt khu vực, nền nhiê êt ở nơi này khác với nơi kia( dc). 3.2. Một số ví dụ Câu 1. Gió mùa mùa hạ ảnh hưởng đến nhiệt độ nước ta như thế nào? - Nêu thời gian hoạt động, tính chất của gió mùa mùa hạ. - Làm cho nhiệt độ mùa hạ đều cao trên 250C (trừ vùng núi cao) - Khi vượt qua núi thuộc biên giới Việt Lào, gió trở nên khô nóng làm cho duyên hải Miền Trung có nhiệt độ cao nhất cả nước. Câu 2. Gió mùa đông ảnh hưởng đến nhiệt độ nước ta như thế nào? 12 - Nêu thời gian hoạt động, tính chất, nguồn gốc, phạm vi hoạt động. - Đây là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phân hoá nhiệt độ nước ta theo Bắc Nam, khi kết hợp với địa hình tạo nên phân hoá nhiệt độ theo khu vực: + nhiệt độ trung bình + nhiệt độ trung bình tháng 1 + Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình năm giữa miền Bắc và miền Nam so với chênh lệch nhiệt độ tháng lạnh nhất ở 2 miền. + Biên độ nhiệt + Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất, biên độ nhiệt giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Câu 3. Tại sao chế độ nhiệt nước ta ở miền Bắc có 1 cực đại và 1 cực tiểu, ở miền Nam có 2 cực đại và 2 cực tiểu? - Do nước ta nằm trong vùng nội tuyến Bắc bán cầu nên trong năm có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh. - Nằm trải dài trên 150 vĩ tuyến. Ở phía Nam gần xích đạo 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh xa nhau nên chế độ nhiệt có 2 cực đại và 2 cực tiểu (kiểu xích đạo). Ở miền Bắc nằm gần chí tuyến nên 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh gần nhaunên chế độ nhiệt có 1 cực đại và 1 cực tiểu. Câu 4.Tại sao ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, trong mùa đông xen các đợt nhiệt độ thấp, thời tiết rét buốt có một vài ngày nhiệt độ khá ấm áp? - Vào mùa đông nước ta chịu tác động của khối khí NPc tính chất lạnh từ vùng áp cao Xibia thổi về theo từng đợt gây thời tiết lạnh nhiệt độ xuống thấp. - Nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió tín phong Bắc Bán Cầu hoạt động quanh năm theo hướng Đông Bắc nên khi gió mùa mùa đông suy yếu thì miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có hoạt động của tín phong thì tiết ấm áp hơn. Câu 5. Địa hình vùng núi Trường Sơn Nam ảnh hưởng như thế nào đến nhiệt độ của miền? - Đặc điểm địa hình của vùng ( nêu rõ) - Ảnh hưởng: + Tạo nên phân hoá đai cao (dẫn chứng) + Phân hoá đông tây (d/c) C. TIỂU KẾT Trên đây là một số kinh nghiệm trong giảng dạy phần “ Chế độ nhiệt trong khí hậu Việt Nam” của nhóm Địa lý trường THPT Chuyên XYZ. Trong thời gian có hạn, tài liệu ít ỏi, vốn kiến thức còn hạn chế nên trong nội dung của chuyên đề chúng tôi nghĩ sẽ không tránh khỏi những thiều sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để 13 chuyên đề của chúng tôi được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan