Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu về quy trình sản xuất rượu etylic...

Tài liệu Tìm hiểu về quy trình sản xuất rượu etylic

.PDF
19
1
62

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ HÓA TIỂU LUẬN Tìm hiểu về quy trình sản xuất rượu etylic Sinh viên thực hiện: Đỗ Tất Dương Giảng viên: Phan Thị Quyên Học phần: Máy và thiết bị chế biến thực phẩm Lớp: CNTP 01 – K14 Khoa: Công nghệ Hóa Hà Nội, 2021 MỤC LỤC Mục lục......................................................................................................1 Danh mục hình ảnh...................................................................................3 Danh mục bảng ........................................................................................3 Lời mở đầu................................................................................................4 Chương 1: Giới thiệu.................................................................................5 1.1. Tổng quan về rượu công nghiệp.....................................................5 1.2. Nguyên liệu....................................................................................6 1.3. Nấm men........................................................................................6 1.4. Sơ đồ quy trình sản xuất.................................................................7 1.4.1. Nghiền bột...............................................................................7 1.4.2. Hồ hóa.....................................................................................8 1.4.3. Đường hóa - lên men...............................................................8 1.4.4. Chưng cất - tinh chế................................................................8 1.4.5. Đóng chai - bảo quản..............................................................8 Chương 2: Thuyết minh quy trình sản xuất..............................................9 2.1. Nghiền bột......................................................................................9 2.1.1. Mục đích..................................................................................9 2.1.2. Thiết bị sử dụng.......................................................................9 2.2. Hồ hóa..........................................................................................10 2.2.1. Mục đích................................................................................10 2.2.2. Thiết bị sử dụng.....................................................................10 2.3. Đường hóa – Lên men..................................................................12 2.3.1. Mục đích................................................................................12 2.3.2. Thiết bị sử dụng.....................................................................12 1 2.4. Chưng cất – tinh chế.....................................................................14 2.4.1. Mục đích................................................................................14 2.4.2. Thiết bị sử dụng.....................................................................14 2.5. Đóng chai – bảo quản...................................................................15 2.5.1. Mục đích................................................................................15 2.5.2. Thiết bị sử dụng.....................................................................16 Kết luận...................................................................................................18 Tài liệu tham khảo...................................................................................19 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1Sơ đồ quy trình sản xuất rượu etylic...........................................7 Hình 2.1Cấu tạo của máy nghiền búa.......................................................9 Hình 2.2Cấu tạo của băng tải..................................................................10 Hình 2.3Cấu tạo nồi gián đoạn................................................................11 Hình 2.4 Cấu tạo thùng ủ men................................................................13 Hình 2.5Sơ đồ hệ thống chưng luyện......................................................14 Hình 2.6 Thiết bị chiết rót chai tự động 3 in 1........................................16 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng trong một số loại gạo..........................6 2 LỜI MỞ ĐẦU Từ xa xưa, rượu là một phần không thể thiếu trong văn hóa của người dân Việt Nam. Rượu có mặt trong những buổi lễ, những nghi thức linh thiêng, có trên bàn tiệc linh đình hay những bữa cơm gia đình, điều đó cho thấy sự gắn bó sâu sắc của rượu với đời sống con người Việt Nam. Ngoài ra, rượu còn được xem như thuốc khi ngâm với các cây thuốc quý để uống trực tiếp hay xoa đều lên những nơi đau mỏi xương khớp để chữa bệnh. Đất nước ta là dải đất hình chữ S trải dài từ Bắc và Nam mỗi một địa phương lại có phong tục, thói quen sử dụng rượu khác nhau tạo thành giá trị văn hóa của rượu. Ngày nay, khái niệm rượu ở Việt Nam đã được mở rộng ra rất nhiều. Sự hội nhập có thể bắt gặp trên rất nhiều mặt trong đời sống xã hội, trong đó có rượu. Bên cạnh các mặt hàng rượu truyền thống rải rác khắp từ Bắc vào Nam thì chúng ta còn bắt gặp rất nhiều cửa hàng rượu ngoại trên các con phố. Sự du nhập đó làm cho văn hóa uống rượu của người Việt cũng có nhiều đổi khác. Bây giờ vô các nhà hàng lớn, các quan bar bất kỳ chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều các nhãn hiệu rượu ngoại từ rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Một trào lưu mới cho cách thưởng thức rượu của người Việt. Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng rượu của người dân, nhiều doanh nghiệp đã đứng ra mở các xưởng rượu với quy mô lớn với năng suất cao, chất lượng tốt và an toàn. Vì vậy em đã tìm hiểu về đề tài ‘‘Quy trình sản xuất rượu etylic’’ để có được cái nhìn rõ hơn về sản xuất rượu trong ngày nay. 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Tổng quan về rượu công nghiệp Rượu trắng, rượu đế, rượu gang, rượu gạo, rượu trưng hay rượu quốc lủi. Đều là cách gọi của loại rượu trưng cất từ ngũ cốc lên men được làm một cách thủ công trong dân gian ,rất thịnh hành trong làng ẩm thực Việt Nam. Cùng với sự phát triển của đất nước, rượu đã trở thành sản phẩm phổ biến trong công nghiệp Việt Nam. Đang được sản xuất với quy mô lớn cùng với thiết bị máy móc dây truyền hiện đại. Từ xa xưa trước khi người Pháp đến Việt Nam trong cuộc xâm lăng và đô hộ các thuộc địa, thì sản xuất rượu ở Việt Nam ta đã có lịch sử từ rất lâu đời vì người Việt rất phổ biến chung tập quán uống rượu, đặc biệt trong các ngày lễ tết, vốn vô tửu bất thành lễ. Nhưng chỉ sản xuất với quy mô rất nhỏ, nhưng từ khi người Pháp đầu tiên đặt chân tới Việt Nam(1858) vẫn chưa sản xuất rượu ở quy mô công nghiệp. Chính phủ bảo hộ khuyến khích người Việt nấu rượu, uống rượu để thu thuế, cấp đăng kí sản xuất rượu. Nhưng không có các biện pháp thu thuế triệt để. Hiện tượng trốn thuê khai thuế tràn lan không kiểm soát được. Kể từ khi sản xuất rượu công nghiệp ra đời chính quyền ra sắc lệnh cấm người dân tự nấu rượu, ngừng cấp giấy phép kinh doanh rượu, chỉ duy trì một làng nghề tập trung để dễ thu thuế, đẩy mạnh sản xuất rượu công nghiệp. Từ đó sản xuất rượu công nghiệp được ra đời và được các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất với mục đích phân phối ra thị trường theo một quy mô lớn. Hơn thế nữa sản xuất rượu công nghiệp được sử dụng thiết bị sản xuất vô cùng hiện đại, quy trình sản xuất rượu công nghiệp được thực hiện trên dây truyền máy móc: nồi nấu rượu bằng điện công nghiệp, tủ nấu cơm công nghiệp, máy trộn men, tủ ủ men rượu.... và một số dụng cụ cần thiết khác. Được cấp phép từ điều 8,9 nghị định 94/2012/NĐ-CP. Tại Việt Nam, theo Nguyễn Nam Vinh và Đỗ Viết Tịnh (VINASTATS), trong GABA Bangkok Consultation: Alcohol in Asia, vào năm 1997, với 75 triệu dân, chúng ta đã tiêu thụ khoảng 264.192 lít rượu, trong đó có 242.412 lít rượu được pha chế tại nhà. Tính theo đầu người, mỗi năm một người Việt Nam uống 3,52 lít rượu. Số ngoại tệ để nhập khẩu rượu vào thời điểm này là 12.285.091$ . Vì thế, rượu là một trong ba nguyên nhân thường gây bệnh gan 4 (gồm viêm gan siêu vi B, C và rượu) cho người Việt Nam chúng ta. Trong nghiên cứu của DW Lachenmeier và cộng sự một số nhỏ mẫu rượu tại Việt Nam chứa ethanol với nồng đồ thay đổi từ 30 đến 40%. Ngoài ethanol, các mẫu rượu này còn chứa methanol, acetaldehyde, esters, kim loại nặng và một số anions. Tuy nhiên, tác giả cho biết với mẫu nghiên cứu còn nhỏ, nồng độ các chất này chưa đủ sức gây nguy hiểm đến sức khỏe cộng đồng. Riêng đối với rượu rắn và bò cạp, nồng độ rượu chiếm khoảng 77%, kế đến là một số thuốc y dược cổ truyền Trung Quốc. Không những thế để có thể tạo ra những chai rượu công nghiệp không thể không kể đến những nguyên liệu của nó. 1.2. Nguyên liệu Lúa gạo là lương thực chính của khoảng ½ dân số thế giới, trong đó có chứa 3 loại chất quan trọng là tinh bột, protein và vitamin B1. Trong sản xuất rượu, gạo nếp cho chất lượng cao: hiệu suất cao, ít tạp chất, vị ngọt và hương thơm dậy mùi. Cùng với đó là lượng vitamin B1 có trong cám gạo giúp nấm men sinh trưởng thuận lợi và nâng cao hoạt tính của enzyme zimaza. Thành phần trong một số loại gạo nếp thường có trong 100g sản phẩm (Bangthanhphanthucphamvn – 2007): Loại Nước Protein Chất béo Gluxit Xenlulozơ Gạo nếp cái 14 8,6 1,5 74,5 0,6 Gạo nếp máy 13,9 8,4 1,6 74,9 0,5 Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng trong một số loại gạo. 1.3. Nấm men Hệ vi sinh vật trong men rượu giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất rượu, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Nấm mốc thực hiện quá trình đường hoá và nấm men thực hiện quá trình lên men rượu, là hai nhóm vi sinh vật chủ yếu có trong men làm rượu. Một số dòng nấm mốc phổ biến như Amylomyces rouxii, Rhizopus spp., Mucor spp, Aspergillus spp. Một số nấm men chính gồm có Saccharomyces cerevisiae, Hansenula spp., Endomycopsis spp. (Steinkraus, 1997; Nout & Aidoo, 2002). Việc cải tiến chất lượng và hoạt tính của men làm rượu góp phần quan trọng trong sự hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất rượu và cải tiến chất lượng rượu thành phẩm. Kết quả nghiên cứu sản xuất men làm rượu với dạng hạt gồm tổ hợp nấm mốc 5 Amylomyces rouxii và nấm men Saccharomyces cerevisiae được xác định có hoạt tính cao (Dung et al., 2005) và bước đầu thử nghiệm cho thấy khả năng ứng dụng trong quá trình lên men rượu từ một số loại nông sản (gạo, nếp) khác nhau (Dung & Phong, 2011). Ngoài ra, gần đây hướng ứng dụng enzyme amylase từ mầm lúa để thay thế cho nguồn enzyme từ nấm mốc cũng là một vấn đề cần được khảo sát với mục đích góp phần rút ngắn thời gian sản xuất rượu và vẫn đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng. 1.4. Sơ đồ quy trình sản xuất Hình 1.1Sơ đồ quy trình sản xuất rượu etylic 1.4.1. Nghiền bột Gạonếp sẽ được đem đi nghiền thành dạng bột mịn trước khi đem đi nấu. 6 1.4.2. Hồ hóa Gạo nếp sau khi được nghiền thành dạng bột sẽ được chuyển lên nồi nấu nhờ băng tải để thực hiện quá trình hồ hóa tinh bột. Bột và nước được phối trộn theo một tỷ lệ thích hợpbằng hệ thống cánh khuấy của nối nấu, áp lực nấu trong nồi từ 3,5-4,2 kg/cm2, thời giannấu từ 60’ – 90’. 1.4.3. Đường hóa - lên men Sau khi nấu cháo chín, cháo được chuyển quathùng ủ (đường hóa và lên men). Dùng nước dội nguội thùng ủ để hạnhiệt độ cháo từ 100°C xuống khoảng 39°C. Đưa giống mốc vào thùng ủ tiến hành đường hóa từ 35-40h, đồng thời liên tục mở khí nén và duy trì nhiệt độ ổn định. Kiểm tra khi độ đường đạt 50-60 g/1thì tiếp tục đưa một bình cầu 1l nấm men giống vào, mở mạnh vannén khí để hạ nhiệt độ xu ống kho ảng 32°C, nén khí liên tục trong 24hđể phát triển sinh khôi nấm men, đồng th ời ti ếp t ục quá trình đườnghóa. Khi kiểm tra thấy độ đường đạt 90- 100g/1 thì dừng khí nén, thựchiện quá trình lên men kỵ khí để sinh etanol. Sau 72-96h ti ến hànhkiềm tra độ rượu, đường sót, axit, nhiệt độ và soi kính quan sát tế bàonấm men... đề quyết định thời điểm kết thúc lên men. 1.4.4. Chưng cất - tinh chế Khi quá trình lên men kết thúc, ta tiến hành chuyển sản phẩm đã lên men qua tháp chưng cất để thu được rượu. Sau đó đem đi tinh chế để loại bỏ các tạp chất và các độc tố. 1.4.5. Đóng chai - bảo quản Thành phẩm sau khi tinh chế xong thì sẽ được đem đi ủ trong vòng 72h, sau đó kiểm tra nồng độ ethanol, methanol, andehyt và các rượu cao phân tử.Sau khi đạt yêu cầu về thành phẩm sẽ được đem đi đóng chai và chuyển vào kho để bảo quản. Bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ 10 - 20ºC, độ ẩm từ 50 – 80% và để ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp. 7 CHƯƠNG 2: THUYẾT MINH QUY TRÌNH SẢN XUẤT 2.1. Nghiền bột 2.1.1. Mục đích Nghiền gạo thành dạng bột trước khi đem đi nấu để đẩy nhanh quá trình hồ hóa và lên men. 2.1.2. Thiết bị sử dụng  Máy nghiền búa - Cấu tạo: Hình 2.2Cấu tạo của máy nghiền búa - Nguyên lý hoạt động: Động cơ tác động làm trục đĩa có gắn quả búa đập quay  nhanh trong khoang nghiền. Vật liệu được đưa vào thông qua cửa vào liệu sau đó búa nghiền sẽ làm cho vật liệu đập nghiền vỡ ra. Tấm sàng nằm trong máy búa sẽ lọc vật liệu nhỏ tròn và đi ra ngoài, những hạt có kích thước to còn lại sẽ được tiếp tục bị búa đập nghiền liên tục cho đến khi đạt yêu cầu ra ngoài. Kích thước của sản phẩm cuối cùng có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi các tấm lưới sàng lọc. Khoảng cách giữa các rô to và tấm lưới sàng lọc cũng có thể được điều chỉnh theo yêu cầu. - Ưu nhược điểm: 8 + Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, sản phẩm mịn đều; Thiết kế nhỏ gọn dễ vận hành. + Nhược điểm: Mòn búa nhanh; Khi vật liệu có độ ẩm > 15% thì búa bị dính; Khi vật liệu có độ cứng cao thì hiệu quả nghiền không cao. - Ứng dụng: + Trong công nghiệp thực phẩm: Dùng để nghiền các loại ngũ cốc thành dạng bột mịn. Dùng để nghiền rau củ sấy khô để tạo màu thực phẩm. Nhiền đường thành bột mịn để trộn. + Trong công nghiệp sản xuất xi măng: Sử dụng để nghiền nhỏ đá vôi, thạch cao. 2.2. Hồ hóa 2.2.1. Mục đích Phá vỡ các liên kết phân tử giữa các phân tử tinh bột, hòa tàn chúng vào trong nước để để thực hiện quá trình đường hóa. 2.2.2. Thiết bị sử dụng  Băng tải: - Cấu tạo: 1 - Cửa nạp liệu 6 - Trục bị động 2 - Băng dẫn 7 - Động cơ 3 - Con lăn 8 - Bộ truyền động 4 - Trục dẫn 9 - Cơ cấu làm căng băng 5 - Cửa dỡ liệu 10 - Khung Hình 2.3Cấu tạo của băng tải - Nguyên lý hoạt động: 9 Động cơ truyền chuyển động và làm puli truyền động quay dẫn khiến puli căng băng quay theo và băng dẫn hoạt động mang theo nguyên liệu từ phễu nạp liệu đến cuối băng tải. Ưu nhược điểm: + Ưu điểm: Đơn giản, bền; Năng suất cao, giá thành rẻ, dễ sửa chữa; Hệ thống an toàn, dễ sử dụng, không gây quá nhiều tiếng ồn, không làm hư vật liệu. + Nhược điểm: Tốn diện tích, không vận chuyển với độ dốc cao;Tiêu tốn năng lượng trên mô ̣t đơn vị khối lượng vâ ̣n chuyển tương đối cao. - Ứng dụng: + Sử dụng để vận chuyển các vật liệu trong ác ngành công ngiệp như: công nghiệp thực phẩm, công nghiệp mĩ phẩm, khai thác mỏ... + Sử dụng trong phân loại hàng hóa. + Ứng dụng trong dây chuyền sản xuất khép kín.  Nồi nấu gián đoạn - Cấu tạo: - Hình 2.4Cấu tạo nồi gián đoạn - Nguyên lý hoạt động: 10 Nguyên liệu sẽ được đưa vào phễu ngâm 1, sau đó nước được thêm vào phễu bằng ống 14 và được điều chỉnh pH trong phễu từ bình chứa 13. Sau khi ngâm trong khoảng 50 - 90 phút ở nhiệt độ 40 - 45ºC, Nguyên liệu sẽ được nạp vào nồi 3 qua cửa nạp 2 và thực hiện quá trình nấu tinh bột. Trong quá trình nấu, hệ thống truyền động 4 sẽ khuyấy trộn nguyên liệu và hơi nóng sẽ được đưa vào nồi qua ống hơi 9 –10, hơi thừa sẽ được đưa ra ngoài qua ống 8.Nhờ có áp kế 7 và van an toàn 5 người ta có thể điều chỉnh được áp suất trong nồi. Trong giai đoạn cuối của quá trình nấu, thỉnh thoảng mẫu sẽ được đem ra qua ống 11 đểkiểm tra độ chín của tinh bột. Sau khi nấu xong, ngườ ta sẽ mở khóa van ở ống 12 để chuyển cháo sang thùng ủ. Ưu nhược điểm: + Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo, dễ vận hành;Nấu được tát cả các loại nguyên liệu. + Nhược điểm: Năng suất thấp; Tiêu hao nhiều hơi thứ không tận dụng được hơi thứ; Gây tổn thất đường. - Ứng dụng: + Sử dụng trong công nghiệp sản xuất đồ uống. + Sử dụng trong công nghiệp sản xuất cháo ăn liền. - 2.3. Đường hóa – Lên men 2.3.1. Mục đích  Đường hóa Chuyển hóa tinh bột thành đường glucose nhờ giống mốc enzyme amylase.  Lên men Đưa chủng vi khẩn lên men vào để thực hiện quá trình chuyển hóa đường glucose thành rượu etylic. 2.3.2. Thiết bị sử dụng  Thùng ủ men 2 lớp - Cấu tạo: 11 Hình 2.5Cấu tạo thùng ủ men 1. Cửu nạp liệu 2. Cửa thoát khí 3. Vỏ 2 lớp 4. Cửa dẫn nước ra 5. Cửa tháo cặn, bã - Nguyên lý hoạt động: 6. Chân đỡ 7. Cửa tháo sản phẩm 8. Cửa nạp khí 9. Cửa quan sát, tiếp mốc - men 10. Cửa dẫn nước vào Nguyên liệu sẽ được đưa vào thiết bị qua cửa nạp liệu 1. Nước sẽ được đưa vào thiết bị để làm lạnh cũng như ổn định nhiệt trong thiết bị thông qua cửa dẫn nước vào 10 và được đưa ra qua cửa dẫn nước ra 4. Giống mốc và nấm men được đưa vào thiết bị thông qua cửa 9. Trong quá trình đường hóa, khí được thêm vào qua cửa nạp khí 8 và thoát ra tại cửa thoát khí 2. Quan sát quá trình đường hóa – lên men bằng cửa 9. Kết thúc quá trình lên men, dịch lên men sẽ được tháo ra qua cửa 7 còn cặn, bã sẽ được tháo ra khỏi thiết bị qua cửa 5. - Ưu nhược điểm + Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản, dễ vận hành + Nhược điểm: Chi phí lắp đặt cao. 12 - Ứng dụng: Sử dụng trong công nghiệp sản xuất đồ uống. 2.4. Chưng cất – tinh chế 2.4.1. Mục đích Tách ethanol ra khỏi hỗn hợp dịch lên men, loại bỏ các tạp chất và độc tố có trong dịch men. 2.4.2. Thiết bị sử dụng - Cấu tạo: Hình 2.6Sơ đồ hệ thống chưng luyện 1. Thùng chưng cất cồn thô 2. Thùng ngưng tụ cồn thô 5. Bình ngưng tụ 6. Bình ngưng tụ 13 3. Thùng tạm chưa cồn thô 4. Tháp tinh chế - Nguyên lý hoạt động: 7. Bình làm lạnh 8. Bình làm lạnh Lên men xong dịch lên men được bơm vào thùng chứa 1 (ở hệ thống này làm việc kiểu chưng gián đoạn, luyện liên tục). Vì ở phần này làm việc gián đoạn nên phải bố trí hai thùng làm việc song song nhưng làm việc so le để ổn định phần nào nồng độ cồn thô trước khi vào tháp tinh chế. Ở đây thùng chưng cất được đun trực tiếp bằng hơi nước có áp suất 0,8 đến 1kg/cm2. Hơi rượu bay lên được ngưng tụ ở 2 rồi vào thùng chứa 3, tiếp đó liên tục đi vào tháp tinh chế 4. Ở 4 cũng được đun bằng hơi nước trực tiếp. Cồn thô đi vào tháp tinh chế ở đĩa tiếp liệu (đĩa 16 đến 18 tính từ dưới lên) rồi chảy xuống đáy nồng độ cồn giảm dần đến đáy tháp còn khoảng 0,015 đến 0,03% rồi đi ra ngoài. Nhiệt độ đáy tháp phải ở 103 đến 105 độ C. Hơi rượu bay lên được tăng dần nồng độ phần lớn được ngưng tụ ở 5 rồi hồi lưu trở lại tháp. Một phần nhỏ chưa ngưng tụ còn chứa nhiều tạp chất đầu được tiếp tục được đưa sang ngưng tụ tiếp ở 6 và lấy ra ở cồn đầu. Cồn đầu chỉ dùng để đốt, sát trùng, làm dung môi để pha vecni hoặc đem cất lại. Cồn sản phẩm lấy ra ở dạng lỏng cách đĩa hồi lưu (từ trên xuống) khoảng 3 đến 6 đĩa, được làm lạnh ở 7, rồi vào thùng chứa và vào kho. Cồn lấy ra ở đây tuy có nồng độ thấp hơn (0,3 đến 0,5% V) so với hơi ở đỉnh nhưng chứa ít este và aldehyt. - Ưu nhược điểm: + Ưu điểm: Dễ vận hành, chế tạo đơn giản, năng suất lớn, sản phẩm đihr có độ tinh khiết cao + Nhược điểm: Tốn nhiều năng lượng để vận hành - Ứng dụng: + Ứng dụng nhiều trong sản xuất rượu + Ứng dụng trong công nghiệp hóa chất + Sử dụng trong công nghệ lọc dầu 2.5. Đóng chai – bảo quản 2.5.1. Mục đích  Đóng chai Đem sản phẩm rượu thu được đi tiêu thụ ngoài thị trường.  Bảo quản Bảo quản sản phẩm rượu để chờ đem đi tiêu thụ ngoài thị trường. 14 2.5.2. Thiết bị sử dụng  Dây chuyền chiết rót chai tự động 3 trong 1 Hình 2.7Thiết bị chiết rót chai tự động 3 in 1 - Cấu tạo: Dây chuyền tích hợp 3 giai đoạn trong cùng một hệ thống bao gồm: Giai đoạn xúc rửa tiệt trùng chai, giai đoạn chiết rót tự động và giai đoạn đóng nắp chai tự động. - Nguyên lý làm việc: + Giai đoạn xúc rửa tiệt trùng chai: Chai sẽ được đưa vào thiết bị nhờ hệ thống băng tải. Trong giaiđoạn này chai sẽ được bơm nước nóng và xúc rửa ở nhiệt độ thích hợp và áp suất cao để tiệt trùng (số đầu rửa chai là 8). Sau đó chai sẽ được sấy khô trước khi được đưa vào giai đoạn chiết rót. + Giai đoạn chiết rót tự động: Chai sẽ được cố định tại vị trí chiết rót, nhờ hệ thống tự động nên chất lỏng sẽ được rót vào chai với dung tích đã cài đặt sẵn (số đầu rót chiết là 8). Sau đó chai sẽ được chuyển đến giai đoạn đóng nắp. + Giai đoạn đóng nắp chai tự động: Đầu xoắn nắp sử dụng lực từ, thực hiện chức năng lấy nắp, xoắn nắp, lực đẩy xoắn nắp vô cực có thể điều chỉnh, không làm hỏng nắp chai và xiết chắc chắn (số đầu 15 xoắn nắp là 3). Chai sau khi đóng nắp sẽ được đưa ra ngoài dán nhãn sản phẩm. - Ưu nhược điểm + Ưu điểm: Tiết kiệm diện tích hơn so với các loại máy khác, tự động hóa, năng suất lớn và đảm bảo vô trùng. + Nhược điểm: Chi phí đầu tư lớn. - Ứng dụng: + Sử dụng trong chiết rót các sản phẩm thực phẩm dạng lỏng: sữa, rượu, nước hoa quả... + Sử dụng công nghiệp hóa chất: dầu nhớt, nước giặt ... 16 KẾT LUẬN Tóm lại, qua bài tiểu luận về “Công nghệ sản xuất rượu công nghiệp” em đã giới thiệu khái quát về rượu và trình bày quy trình công nghệ sản xuất rượu công nghiệp từ khâu nguyên liệu đến bước tạo ra thành phẩm cuối cùng đưa đến tay người tiêu dùng. Trong quá trình hoàn thiện bài tiểu luận này, em đã cố gắng vận dụng kiến thức mà giảng viên đã hướng dẫn trong quá trình giảng dạy, đồng thời tìm kiếm thông tin từ nhiều tài liệu chuyên ngành và trên mạng Internet để có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất. Tuy nhiên, vì thiếu vốn hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn nên không thể tránh khỏi những sai sót, em hy vọng sẽ nhận được những nhận xét và đánh giá để có thể cải thiện và hoàn thành bài tiểu luận này tốt hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Công nghệ lên men ứng dụng trong công nghệ thực phẩm – Bùi Ái Giáo trình Công nghệ lên men – PGS.TS. Lương Đức Phẩm,NXB Giáo dục Việt Nam Giáo trình máy chế biến thực phẩm – Trường Đại học Cần Thơ – Văn Minh Nhựt Đề tài sản xuất men rượu từ saccharomyces cerevisae và enzyme amylase trong mầm lúa – Ngô Thị Phương Dung – Trường Đại học Cần Thơ. https://www.youtube.com/watch?v=A0RLVUhKx6s https://maymienbac.com/day-chuyen-chiet-rot-tu-dong-3-trong-1 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan