Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống (sinh học 9) biện pháp ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống (sinh học 9) biện pháp cách trồng và chăm sóc cây bạch đàn cho một đợt phát động trồng cây xanh để bảo vệ môi trường

.PDF
9
1608
140

Mô tả:

BÀI DỰ THI: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC ******************************************************************************************* I. TÊN TÌNH HUỐNG: “Biện pháp - cách trồng và chăm sóc cây bạch đàn cho một đợt phát động trồng cây xanh để bảo vệ môi trường” II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Vận dụng các kiến thức liên môn và kiến thức thực tiễn vào việc trồng và chăm sóc cây bạch đàn để hưởng ứng phong trào thật tốt và đạt kết quả cao. III. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Trong việc giải quyết tình huống ta cần áp dụng nhiều môn học: - Về Sinh học: + Cách chọn được giống tốt không bị sâu bệnh + Chăm bón cho cây trồng - Về Toán học: + Đo khoảng cách giữa các hố, kích thước hố. + Diện tích đất và tính mật độ cây - Về Vật lí: + Thiết kế địa điểm quang đãng, có ánh sáng mặt trời. - Về Địa lí: ******************************************* Trường THCS Viên Nội 1 ******************************************* Học sinh thực hiện: Đinh Thị Thúy Hậu BÀI DỰ THI: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC ******************************************************************************************* + Tìm các địa điểm phù hợp với các điều kiện sống và thích nghi của cây bạch đàn + Các đặc điểm khí hậu và thời tiết để kịp thời phòng tránh và xử lí các sâu bệnh hại và tưới tiêu cho phù hợp. - Về Hóa học: + Chọn các loại phân NPK + Nồng độ chua, phèn hay mặn để xử lí. - Về Công nghệ: + Cách gieo trồng và vun xới cấy trồng + Cách dựng rào để bảo vệ cây mới trồng. IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: * Vận dụng các kiến thức liên môn và kiến thức thực tiễn: - Về Sinh học: + Sinh học 9 – Bài 36: Các phương pháp chọn lọc - Về Toán học: + Toán 5 – 7: Tính diện tích - Về Vật lý: + Vật lý 7: Quang học ******************************************* Trường THCS Viên Nội 2 ******************************************* Học sinh thực hiện: Đinh Thị Thúy Hậu BÀI DỰ THI: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC ******************************************************************************************* - Về Hóa học: + Hóa học 9 - Bài 8: Một số bazơ quan trọng + Hóa học 9 - Bài 11: Phân bón hóa học - Về Công nghệ: + Công nghệ 7: Kỹ thuật trồng cây. V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Chắc hẳn rằng rất nhiều các bạn học sinh sẽ nghĩ trồng cây chỉ đơn giản là đào đất lên và cho cây xuống, tưới nước là xong. Nhưng các bạn ấy thực sự không hiểu rõ. Giả định một tình huống rằng chúng ta cần phải trồng các loại cây công nghiệp - cây bóng mát đặc biệt là cây bạch đàn để hưởng ứng phong trào do nhà trường đề ra. Vậy để hưởng ứng phong trào thật tốt, trước tiên chúng ta cần phải hiểu loại cây bạch đàn mà chúng ta sẽ đem gieo trồng, kĩ thuật trồng và chăm sóc cây trồng. Cây bạch đàn là loại cây than gỗ, nhỡ, than thẳng cao từ 15-20m. Rất dễ sống và thường được trồng ở đồi trọc. Về đặc điểm sinh thái, đối với các loại cây bạch đàn, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 18 - 320C, lượng mưa trung bình từ 1400 - 1800mm/m, độ dày tầng đất trồng từ 50 - 100cm nâu, vàng, phù sa bồi tụ là thích hợp nhất, thích hợp vừa là nhóm đất chua phèn, ít thích hợp là cát, vùng bán khô hạn; kém thích hợp là nhóm đất mặn, cát di động , mùn trên núi, xói mòn trơ đá. Độ pH thích hợp là từ 4 - 6. Đặc biệt tại những nơi có lượng mưa bình quân từ 1500-2500mm/ năm và nhiệt độ trung bình năm là 15-290C. Tùy với mục đích và điều kiện khí hậu của từng địa phương mà mật độ trồng cây sẽ khác nhau. ******************************************* 3 Trường THCS Viên Nội ******************************************* Học sinh thực hiện: Đinh Thị Thúy Hậu BÀI DỰ THI: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC ******************************************************************************************* Thông thường thì trồng với mật độ 1667 cây/ha , có kích thước 3m x 2m (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m). Về đào hố kích thước hố đào là 30 x 30cm. Hố trồng: 30 x 30 x 30 cm Để trồng cây có hiệu quả thì yếu tố đất cũng khá quan trọng. Nếu gặp phải đất tốt thì cây trồng sẽ phát triển rất nhanh. Trong trường hợp đất trồng có độ pH quá cao hoặc quá thấp thì cần có các biện pháp như khử chua đất trồng, bổ sung hàm lượng chất dinh dưỡng … Trước khi trồng khoảng 7 - 10 ngày, ta sẽ đào hố và thực hiện bón lót từ 0,1 kg -0,3kg phân NPK / hố và phủ một lớp đất mịn từ 1-2cm. Nên tưới ẩm cây con trước khi trồng 1-2 ngày. Đánh bầu sao cho không bị vỡ và biến dạng. Phải chọn cây có đủ tiêu chuẩn kĩ thuật qui định như: tuổi cây từ 2,5- 3 tháng, cao từ 20-30 cm, đường kính của rễ 2mm, hình dáng cân đối, không sâu bệnh, không cụt ngọn. ******************************************* Trường THCS Viên Nội 4 ******************************************* Học sinh thực hiện: Đinh Thị Thúy Hậu BÀI DỰ THI: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC ******************************************************************************************* Cây bạch đàn con Sau khi đào hố được 7-10 ngày thì ta bắt đầu trồng cây bạch đàn. Kỹ thuật trồng cũng khá đơn giản, khơi hố rộng hơn kích thước bầu, xé vỏ bầu sao cho bầu không bị vỡ, đặt cây thẳng đứng rồi vun đất nhỏ xung quanh gốc ½ bầu ăn chặt, lấp đất cao bằng cổ rễ hoặc cao hơn mặt hố từ 3-5cm để tránh úng nước. Tất nhiên là sau khi trồng cây phải chăm sóc, nhưng phải biết chăm sóc hợp lí thì cây mới phát triển tốt. Sau khi trồng được 1 tháng phải kiểm tra cây nào chết phải trồng rặm, sau 3 tháng kiểm tra thấy tỉ lệ cây sống khoảng 90% là đạt yêu cầu. Lưu ý là thường xuyên phát quang thực bì dọc hàng cây, kết hợp cùng với việc dãy cỏ, vun gốc cho cây (đường kính 0,8mm). Ta có thể dựng hàng rào chắn bảo vệ cho trâu bò tránh phá hỏng cây mới trồng. Bằng những vật liệu dễ kiếm như: tre, nứa … cùng với những cuộn dây thép. Ta có thể làm như sau: - Với những chiếc gậy bằng tre hoặc nứa dài khoảng 70 – 100cm để cắm xuống đất. Sau khi vót đủ số lượng cần dùng (cách khoảng 10 – 12 cm một que). Ta đóng cọc các que xuống đất khoảng 15 – 20cm. ******************************************* Trường THCS Viên Nội 5 ******************************************* Học sinh thực hiện: Đinh Thị Thúy Hậu BÀI DỰ THI: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC ******************************************************************************************* - Dùng dây thép quấn quanh các cọc cố định lại. Chú ý sao cho các dây buộc đều nhau, tránh bị xộc xệch và tuột khỏi hàng rào. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng , rất nhiều các cuộc thi tìm hiểu về biến đổi khí hậu , thi về các biện pháp xử lí thiên tai. Thì tại sao chúng ta không cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường bằng một hành động nhỏ bé như trồng cây xanh… Đối với cây bạch đàn ta đang trồng, tuy có giá trị kinh tế kém hơn một số cây lấy gỗ khác nhưng cây bạch đàn dễ tiêu thụ , đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Trong mọi chương trình trồng rừng mới thì cây bạch đàn được ưu tiên trồng làm rừng sản xuất , làm vùng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy. Có rất nhiều loại bạch đàn, có hơn bảy trăm loại bạch đàn khác nhau. Sau đây là một số loại bạch đàn thường gặp ở nước ta: - Cây bạch đàn đỏ (Eucalyptus camaldulensis) ******************************************* Trường THCS Viên Nội 6 ******************************************* Học sinh thực hiện: Đinh Thị Thúy Hậu BÀI DỰ THI: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC ******************************************************************************************* - Cây bạch đàn trắng (Eucalyptus alba) - Cây bạch đàn chanh (Eu. Citriodora) ******************************************* Trường THCS Viên Nội 7 ******************************************* Học sinh thực hiện: Đinh Thị Thúy Hậu BÀI DỰ THI: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC ******************************************************************************************* - Cây bạch đàn lá liễu (Eu. Exserta) - Cây bạch đàn ướt - Cây bạch đàn lá nhỏ - Cây bạch đàn lá to - Cây bạch đàn Mai đen VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Sinh Học, Hóa Học, Công Nghệ vào việc giải quyết tình huống thực tiễn nói chung và thực tiễn trên nói riêng giúp cho công việc diễn ra suôn sẻ hơn, làm cho chất lượng công việc đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, chúng ta còn kết hợp các kiến thức của môn Toán học, Vật lí, Địa lí vào việc cung cấp rõ tri thức. ******************************************* Trường THCS Viên Nội 8 ******************************************* Học sinh thực hiện: Đinh Thị Thúy Hậu BÀI DỰ THI: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC ******************************************************************************************* Như vậy, việc thường xuyên vận dụng các kiến thức lên môn giúp cho học sinh có thêm khả năng suy luận, thêm chủ động và sang tạo, rèn luyện các kĩ năng xử lí tình huống hằng ngày. Viên Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2014 Xác nhận của Ban giám hiệu Học sinh: Đinh Thị Thúy Hậu ******************************************* Trường THCS Viên Nội 9 ******************************************* Học sinh thực hiện: Đinh Thị Thúy Hậu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan