Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn chủ đề học si...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn chủ đề học sinh với chủ quyền hoàng sa, trường sa của việt nam

.DOC
13
871
53

Mô tả:

Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - Trường : THPT Phan Đình Phùng - Địa chỉ: 67B Cửa Bắc – 30 Phan Đình Phùng - Điện thoại: 043 8.452.811 - Email: [email protected] - Tên tình huống: HỌC SINH VỚI CHỦ QUYỀN HOÀNG SA, TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM - Môn học chính được vận dụng trong giải quyết tình huống: Tin học - Các môn học tích hợp: Lịch Sử; Địa Lý; Giáo dục quốc phòng; Văn học - Thông tin về học sinh: 1. Họ và tên: Nguyễn Ngọc Linh Ngày sinh: 02/06/1997 Lớp: 12A1 2. Họ và tên Phương Mạnh Đức Ngày sinh: 24/09/1997 Lớp: 12A1 ™ ™˜ ˜ 1 1. Tên tình huống: Học sinh với chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam 2. Mục tiêu giải quyết tình huống Hiện nay, vì áp lực học tập khá căng thẳng cùng nhiều lý do khác nhau mà nhiều bạn học sinh ít quan tâm đến tình hình chính trị của đất nước, nhất là tình hình biển Đông. Qua bài thi này, chúng tôi đặt ra mục tiêu: Giúp cho các bạn học sinh dễ dàng và nhanh chóng nắm được những kiến thức cơ bản, ngắn gọn và cần thiết nhất về “ Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa”. Qua đó giáo dục tình yêu đối với biển đảo,với quê hương đất nước việt Nam. 3. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống Trên mạng internet hiện nay có rất nhiều trang website về biển Đông như: Biendong.net; hoangsa.danang.gov.vn/; nghiencuubiendong.vn/… Ngoài ra trên khắp các báo điện tử như Vietnamnet; VnExxspres; Dantri; Thanh niên online…cũng đăng nhiều bài viết về biển Đông. Lượng thông tin trên các trang web và các báo mạng này đồ sộ tới mức mà lứa tuổi teen bị choáng ngợp, rất ngại đọc. Để thông tin đến nhanh và phù hợp với học sinh, nhóm chúng tôi đã tra cứu, chọn lọc, đồng thời vận dụng kiến thức từ những môn học quen thuộc trong nhà trường để tổng hợp lại, trình bày gần gũi với học sinh hơn trên một trang Blog. 4. Biện pháp giải quyết tình huống: Để làm được việc trên, chúng tôi đã sử dụng kiến thức học được từ các môn học: + Địa lý: Trình bày Vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu ở Hoàng Sa – Trường Sa. + Lịch sử: Trình bày Lịch sử tên gọi, các sự kiện và các trận đánh ở Hoàng Sa , Trường Sa. + Văn học: Sử dụng kiến thức trong vặn nghị luận xã hội để đưa ra những dẫn chứng, luận cứ chứng minh “ chủ quyền Hoàng Sa – Hoàng Sa của Việt Nam”; cách tóm tắt văn bản,... + Giáo dục quốc phòng: Vận dụng kiến thức từ lớp 11 về Luật biển quốc tế, vị trí giới hạn lãnh thổ. 2 + Tin học: Để thu thập tư liệu, thiết lập trang blog. Trên blog này, ngoài việc các bạn dễ dàng truy cập để bồi bổ những kiến thức về biển Đông, các bạn còn có thể nêu lên những nhận xét, quan điểm của mình cũng như viết bài hưởng ứng. Blog này còn được kết nối với trang web của trường THPT Phan Đình Phùng, với mạng lưới facebook. 5. Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống: “Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc Các con nằm thao thức phía Trường Sơn Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn” thơ Nguyễn Việt Chiến Khi đọc những câu thơ này của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, trong tôi lại hiện lên thật kiêu hãnh dáng đứng của những người lính đảo xa giữa mênh mông đại dương đang canh giữ cho quê hương yên bình giấc ngủ. Sinh ra chúng ta đã sống trong thời bình, dù chiến tranh đã đi qua, đất nước đã hội nhập và phát triển, nhưng biển xa vẫn canh cánh mối lo hiểm họa xâm lăng của các thế lực thù địch. Nên nhiệm vụ của tuổi trẻ, nhiệm vụ của mỗi công dân lại được đặt lên trên hết. Như Bác Hồ đã nói: “ Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Trước tiên là học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta phải hiểu rõ tình hình đất nước hiện nay và phải ý thức được trách nghiệm của bản thân. Đặc biệt hiện nay vấn đề biển Đông ngày càng gay cấn, vì vậy việc : Giúp các bạn học sinh hiểu rõ, ý thức về chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam là việc rất quan trọng ! + Trước hết, nhóm chúng tôi đã suy nghĩ cách làm thế nào để giúp cho bất kì học sinh nào cũng có thế dễ dàng tiếp cận được với thông tin. Nhận thấy mạng internet là nơi tốt nhất để thông tin được truyền đi một cách nhanh chóng, phổ biến và gần gũi nhất với học sinh bây giờ. 3 + Thông qua tìm hiểu và nhờ sự tư vấn của thầy cô chúng tôi đã nghĩ đển việc tạo một blog để cho bất cứ ai, học sinh hay kể cả giáo viên cũng có thể truy cập đọc, theo dõi các bài viết và để lại nhận xét về vấn đề. + Sau đó, tập hợp các thông tin liên quan đến “ Hoàng Sa – Trường Sa” từ sách vở các môn học và từ mạng internet. Ở đây chúng tôi sử dụng thông tin từ các ác trang báo điện tử: Giáo dục việt Nam, Dân trí, Vnexspress, Vietnamnet, từ trang wikipedia…. Thông tin chúng tôi tìm được rất đa dạng và phong phú nhưng với một khối thông tin khổng lồ như thế cần phải chọn lọc ra những thông tin quan trọng, chính xác, ngắn gọn, phù hợp với học sinh. Việc tóm tắt thông tin cũng rất quan trọng, nếu không tóm tắt mà đưa tất cả khối thông tin đó cho học sinh thì học sẽ rất gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức. Mặt khác, một số thông tin trên mạng chưa hẳn thật sự chính xác, chúng tôi phải đối chứng với nhiều nguồn tin khác nhau để tìm ra thông tin chính xác nhất . + Qua một thời gian tìm hiểu và tóm tắt lượng thông tin trên, chúng tôi đã nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô để thẩm định xem thông tin đó có cần chỉnh sửa bổ sung, hay bỏ đi phần nào không cần thiết. + Bên cạnh thông tin là bài viết, nhóm đã sưu tầm thêm nhiều hình ảnh minh họa vì thông qua hình ảnh sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt thông tin và tạo sự lôi cuốn. Nhóm còn tìm nhiều video, clip tư liệu nói về “ chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam”, clip về những trận chiến ở Hoàng Sa, Trường Sa…cùng những trang web, bài báo hay nói về vấn đề này. Với mục đính giúp học sinh cảm thấy thoải mái, thích thú khi tìm hiểu thông tin và phát triển tình yêu quê hương đất nước cũng như hiểu sâu, có ý thức hơn về “chủ quyền biển Đông” chúng tôi đã sưu tầm thêm nhiều bài hát, những sáng tác văn thơ, những vài văn hay viết về biển Đông, đăc biệt có cả những sáng tác của học sinh các cấp về chủ đề này. + Sau khi sử lý xong các vấn đề về thông tin, nhóm chúng tôi đã bắt tay vào việc tạo một trang blog. Với những kiến thức môn Tin học được học ở trường và tự nghiên cứu, chúng tôi đã tạo được ra trang web mình mong muốn với địa chỉ trang là : http://hsatsa.blogspot.com/ và tên trang là “Hoàng Sa, Trường Sa” + Blog gồm có 7 mục chính: HOME; Hoàng Sa, Trường Sa, Học sinh với biển đảo, Video, Giải trí, Liên hệ 4 + Tiếp đó đưa thông tin đã tìm được lên trang web. Chúng tôi đã dành thời gian để bàn với nhau cách sắp xếp thông tin sao cho hợp lý, logic, mỹ thuật giúp người đọc dễ dàng theo dõi nhất. Web được chia thành những mảng riêng biệt, cụ thể với từng nội dung: - Trong mỗi mục này nhóm chúng tôi chia làm nhiều mục nhỏ khác nhau, giúp người đọc đễ dàng tìm hiểu thông tin theo một trật từ logic. Trong mỗi mục trên lại được chia thành nhiều mục nhỏ khác nhau HOME Giới thiệu về blog Các bài báo, thông tin mới về tình hình Hoàng Sa trường Sa - Phần giới thiệu của blog: chúng tôi có nêu mục đích thành lập blog, người làm blog - Các bài báo, thông tin nóng hổi nhất về tình hình biển Đông sẽ được cập nhật ở phần “HOME”. Các bài báo, thông tin đưa lên được lấy từ những nguồn tin cậy như: Dân Trí, Tin tức 24h, Vnexspress …Vì các bài viết được 5 hiển thị ngày đăng nên người theo dõi dễ dàng nắm được nhứng thông tin mới nhất. Hình ảnh một bài trong mục “HOM” Nhìn chung mục “ Trường Sa” và Hoàng Sa” được phân chia bố cục giống nhau. Trong 2 mục này phần quan trọng nhất là “chứng minh Trường Sa Hoàng Sa của Việt Nam” với bố cục như trong ảnh: 6 Hình ảnh của mục “Trường Sa” - Mục Học sinh với biển đảo: Đây là nơi tập hợp những bài viết về hoạt động tập thể, các phong trào, các sáng tác thơ văn của học sinh các cấp trên toàn cả nước. Một hình ảnh trong mục “ Học sinh với biển đảo” 7 - Mục video : là nơi tập hợp những đoạn video, clip bằng chứng lịch sử chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa - Hoàng Sa, cùng một số thông tin dưới dạng video khác. Nhờ vào hình ảnh video sẽ giúp học sinh nắm bắt thông tin nhanh và nhớ lâu hơn. Hình ảnh của mục “Video” - Mục giải trí gồm “Thử thách yêu Việt Nam” là một ứng dụng trắc nghiệm kiến thức, để “ đo mức độ yêu Việt Nam” của học sinh. Ứng dụng sẽ đưa ra nhứng câu hỏi trắc nghiệm kiến thức về những địa danh, tỉnh, thành phố trong đất nước Việt Nam. Việc của bạn là dùng con trỏ chột click vào vị trí tương ứng của nơi đó trên bản đồ Việt Nam, máy tính sẽ tự động chấm điểm cho bạn. 8 Hình ảnh: Thử thách yêu Việt Nam - Dưới mỗi bài viết người đọc có thể để lại nhận xét, thắc mắc và ý kiến của mình. Đối với những câu hỏi của bạn đọc nhóm sẽ nhanh chóng trả lời hoặc nhờ sự giúp đỡ của thầy cô có chuyên môn, hoặc những chuyên gia đưa ra cho bạn đáp án nhất và chính xác nhất. Hình ảnh phần comment dưới mỗi bài viết 9 - Để tạo sự hấp dẫn cho blog và đem đến cho học sinh những giây phút thoải mái, trong blog có mục “ music” nơi tập hợp những bài hát hay về Hoàng Sa – Trường Sa. Mục hiển thị dưới dạng một list nhạc và nằm ở vị trí dễ nhìn phía bên phải trang Mục “Music” nằm ngay bện phải của trang + Sau khi hoàn thành trang web, bước cuối cùng là việc đưa trang web trở nên phổ biến. Trước hết nhóm đã nhờ sự giúp đỡ của thầy cô đăng được một bài viết cùng đường link web “hoangsatruongsa” lên trang web của trường Phan Đình Phùng. Đồng thời thông qua trang facebook cá nhân và bạn bè để phổ biến trang blog của mình. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Với thực trạng hiện nay, tình hình gay cấn ngoài biển Đông và sự thiếu kiến thức cần thiết về “ chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa” của học sinh, việc tuyên truyền những thông tin, kiến thức này là rất cần thiết và quan trọng. Ở thời điểm này, nếu không có những định hướng đúng đắn cùng những kiến thức thì dễ dàng bị kẻ xấu lợi dụng, dẫn đến những suy nghĩ hành động trái với đạo đức, nghĩa vụ công dân. Phải hiểu rõ lịch sử, tình trạng đất nứơc thì mới xây dựng được đất nứơc trở nên tươi đẹp hơn! Như đã nhắc đến ở trên với phương pháp 10 truyền tải thông tin này sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt dễ dàng những kiến thức quan trọng nhất, tạo sự hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về đất nứơc mình. Với biện pháp giáo dục thông thường, để học sinh nắm rõ thông tin về Hoàng Sa – Trường Sa ở trên lớp là rất khó vì như vậy sẽ tốn rất nhiều thời gian và làm cho học sinh nhanh chán. Việc tạo ra blog này giúp cho học sinh cảm thấy thú vị khi được tự tìm hiểu thông tin . Bên cạnh đó đây là một cách dễ dàng, đơn giản để thực hiện mà không tốn nhiều kinh phí. Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã đọc bài viết này. PHỤ LỤC Những luận chứng chứng minh “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” "Bản đồ biển Đông do người Hà Lan vẽ vào năm 1754 đã ghi nhận quần đảo Hoàng Sa dưới tên gọi “De Paracelles”. 11 Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa dựa trên các luận cứ về hành động chiếm hữu thực tế, quản lí liên tục và hòa bình dưới các triều đại phong kiến đối với địa danh Hoàng Sa (nghĩa bao hàm Trường Sa). - Thứ nhất, các sử liệu cổ của Việt Nam ghi chép rằng các địa danh như Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn Lí Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn Lí Trường Sa thuộc lãnh thổ của Việt Nam, ít nhất là từ thế kỉ 17. Ví dụ: + Sách Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn xác định Bãi Cát Vàng thuộc về địa phận tỉnh Quảng Ngãi. Vạn Lí Trường Sa được thể hiện trong Đại Nam nhất thống toàn đồ (năm 18341840). + Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838) thể hiện địa danh Vạn Lí Trường Sa và địa danh Hoàng Sa là bộ phận của lãnh thổ nước Đại Nam, dù rằng bản đồ vẫn vẽ cả hai vào chung một quần thể đảo. - Thứ hai, Việt Nam cho rằng sau Hòa ước Giáp Thân (1884) do nhà Nguyễn kí kết với Pháp thì nước Pháp đã đại diện cho Việt Nam về mặt ngoại giao và đã thi hành chủ quyền trên cả hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa thay cho Việt Nam. - Thứ ba, Việt Nam xem việc năm mươi phái đoàn nước khác tham dự Hội nghị San Francisco về hiệp ước hòa bình với Nhật Bản diễn ra ngày 7 tháng 7 năm 1951 (Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không dự) không 12 bác bỏ hay bảo lưu ý kiến đối với lời phát biểu của Trần Văn Hữu-chủ tịch phái đoàn chính phủ Quốc gia Việt Nam-là một sự công nhận mang tính quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa: “ Và để tận dụng không ngần ngại mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống bất hòa, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam. ” - Thứ tư, sau khi quân đội Pháp rút đi, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở phía nam vĩ tuyến 17 đã tiếp tục tuyên bố chủ quyền và thực hiện công tác quản lí hành chính đối với quần đảo Trường Sa liên tục cho đến khi chấm dứt sự tồn tại vào tháng 4 năm 1975. Sau đó, nước Việt Nam thống nhất tiếp tục tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này. - Thứ năm, Trường Sa cách lục địa Trung Hoa khoảng 750 hải lí nên không nằm trong thềm lục địa của Trung Hoa. Hoàng Sa cũng cách Hoa Lục tới 270 hải lí. Năm 1925, nhà địa chất học quốc tế, Tiến sĩ Khoa học A. Krempf, Giám Đốc Viện Hải học Đông Dương, sau hai năm nghiên cứu và đo đạc đã lập phúc trình và kết luận: "Về mặt địa chất, những đảo Hoàng Sa là thành phần của Việt Nam" Bãi Tứ Chính cách bờ biển Việt Nam khoảng 190 hải lí và cách lục địa Trung Hoa tới 780 hải lí. Trường Sa cách Việt Nam 220 hải lí và cách Hoa Lục 750 hải lí. Từ Trường Sa về bờ biển Trung Hoa có rãnh biển sâu hơn 4600 m. Tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu. Nguyễn Ngọc Linh Phương Mạnh Đức 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan