Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống tìm hiểu về biên giới b...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống tìm hiểu về biên giới biển đảo

.DOC
11
1001
113

Mô tả:

Tên: Nguyễn Phương Nhi Trường: THCS Quang Trung 1) Tên tình huống Trong một lần tham quan viện bảo tàng biển đảo quốc gia, em thấy một ông khách nước ngoài đang rất lúng túng, bỡ ngỡ với tất cả những bức tranh ảnh được trưng bày trong bảo tàng. -Em: Bác có cần giúp đỡ không ạ? -Người nước ngoài: À, có. Bác nghe nói biển đảo Việt Nam rất đẹp nhưng bác chưa biết nhiều về nó. Vậy cháu có thể giới thiệu đôi chút về biển đảo nước cháu cho bác được không? -Em: Khi đó em rất lúng túng không biết giới thiệu như thế nào cho đầy đủ vì kiến thức về biển của em rất hạn chế. Hiện nay vấn đề biển đảo đang trở nên rất “nóng” nên em quyết định tìm hiểu tường tận vấn đề này. “ Tìm hiểu về biên giới biển đảo”. 2) Mục tiêu giải quyết tình huống - Giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức về biển đảo, nơi linh thiêng nhất của đất nước Việt Nam - Nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, góp phần bảo vệ bờ biển của nhân dân ta khỏi sự xâm lược bành trướng, vô ý thức của Trung Quốc - Giúp mọi người hiểu thêm về sự kiên cường, ý chí bất khuất, bám biển của nhân dân Việt Nam 3) Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống Biển Đông trải dài từ bờ biển phía Tây của Singapore ở Đông Nam Á từ eo biển Đài Loan, với diện tích khoảng 3.500.000 km2, ước tính có trữ lượng hơn 20.000 tỉ km3 khí. Trong đó vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1.000.000 km2, hơn 2.000 đảo lớn nhỏ với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Biển Đông có vị trí địa lí, kinh tế, chính trị rất quan trọng. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh rõ vị trí, vai trò đó. Với nguồn khoáng sản lớn và tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, các đảo và quần đảo có phong cảnh đẹp. Ngày nay biển Đông càng có vai trò to lớn đối với sự phát triển đất nước. 1 “ Tìm hiểu về biển đảo” Tên: Nguyễn Phương Nhi Trường: THCS Quang Trung ( Bản đồ vùng biển Việt Nam) Việt Nam là một quốc gia biển với diện tích vùng biển gấp ba lần diện tích đất liền. Biển của Việt Nam nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, trải rộng từ phía Đông đến phía Tây đất nước với nhiều tên gọi khác nhau: biển Đông, Giao Chỉ Dương, biển Nam Hải… Biển Đông là biển lớn nhất trong sáu biển lớn của thế giới có diện tích khoảng 3.447.000 km2 tiếp giáp với các nước trong khu vực: Malaysia, Indonesia, Philipines, Brunei, Singapore, Thái Lan, Campuchia, đảo Đài Loan và lục địa Trung Quốc. Ở Việt Nam có nhiều bãi biển nổi tiếng đẹp và thơ mộng: biển Trà Cổ, vịnh 2 “ Tìm hiểu về biển đảo” Tên: Nguyễn Phương Nhi Trường: THCS Quang Trung Hạ Long, biển Đồ Sơn, Sầm Sơn, biển Thiên Cầm… Các bãi biển đều có nét đẹp riêng. Biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, là nơi nương tựa của hàng chục triệu người dân đất Việt, là không gian sinh tồn của dân tộc, là địa bàn chiến lược trong bảo vệ và phát triển đất nước. Do vậy bảo vệ chủ quyền và phát huy tiềm năng biển đảo là mệnh lệnh của Tổ quốc cho mỗi người Việt Nam. Hàng năm các bãi biển nước ta đón tiếp rất nhiều khách du lịch. Đối với các loại khoáng sản như cá ngừ, tôm… đem về cho nhân dân ta nguồn thu kinh tế lớn. 4) Giải pháp giải quyết tình huống - Vận dụng kiến thức của các môn học như: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, … để giải quyết tình huống - Tuyên truyền mọi người hãy cùng nhau có ý thức bảo vệ một biển đảo tươi đẹp hơn, gắn kết lịch sử với hiện tại để người dân thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của biển đảo - Tích cực trong các phong trào, hoạt động xã hội như văn nghệ, viết bài luận về tình hình biển đảo… - Tham gia cổ vũ, vẽ tranh cổ động các chú lính hải quân ngoài biển đảo -Quyên góp, ủng hộ, từ thiện quần áo, vật dụng cho các em nhỏ ngoài hải đảo. (Học sinh thể hiện tình yêu đối với biển đảo) 3 “ Tìm hiểu về biển đảo” Tên: Nguyễn Phương Nhi Trường: THCS Quang Trung 5) Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống Sau khi nghe câu hỏi của người nước ngoài, em đã vận dụng tất cả những kiến thức mình có để có thể giải quyết tình huống một cách chân thực và đầy đủ nhất. -Biển Đông: + Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm giữa Biển Đông. Từ lâu Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã thuộc lãnh thổ Việt Nam với tên Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa. + Quần đảo Hoàng Sa nằm trong kinh độ 111 0 đến 1130 Đông, vĩ độ 15045’; đến 17015’, ngang với vĩ độ Huế và Đà Nẵng. Hoàng Sa nằm ở phía Bắc Biển Đông, trên đường biển quốc tế từ Châu Âu đến các nước phía Đông và Đông Bắc Á và giữa các nước Châu Á với nhau. + Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo trong vùng biển rộng khoảng 15.000 km2 chia ra làm 2 nhóm: Nhóm phía Đông có tên là An Vĩnh, gồm khoảng 12 đảo nhỏ và một số đảo san hô, Trong đó có 2 đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng 1,5km2 ; nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp vòng cung nên gọi là nhóm lưỡi liềm, trong đó có các đảo Hoàng Sa (diện tích 1km 2) Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hoà, Duy Mộng, Chim Yến, Tri Tôn…Riêng đảo Hoàng Sa có trạm khí tượng của Việt Nam hoạt động từ năm 1938 đến 1947, được tổ chức khí tượng quốc tế đặt số hiệu 48-860 (số 48 chỉ khu vực Việt Nam) + Dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam. Năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên. Năm 1961 gọi là xã Định Hải, quận Hoà Vang tỉnh Quảng Nam. Năm 1982 chính phủ ta quyết định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Nay trở thành huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng. + Năm 1956 Trung Quốc chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Tháng 1/1974, trong lúc quân và dân ta đang tập trung sức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Quốc đã đem quân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 4 “ Tìm hiểu về biển đảo” Tên: Nguyễn Phương Nhi Trường: THCS Quang Trung + Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía Nam. Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 đảo nhỏ, bãi ngầm, bãi san hô nằm trải rộng trong một vùng biển khoảng 180.000 km 2 với chiều Đông Tây là 325 hải lý, chiều Bắc Nam là 274 hải lý, từ vĩ độ 6 030’ Bắc đến 120 Bắc và từ kinh độ 111030’ Đông đến 117020’ Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 595 hải lý. + Quần đảo Trường Sa được chia làm 10 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bãi Vũng Mây, Bãi Hải Sâm, Bãi Lim, Song Tử Tây là đảo cao nhất (cao 4 đến 6 mét lúc triều xuống); Ba Đình là đảo rộng nhất (0,6km2) trong quần đảo. Điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng này rất khắc nghiệt: nắng gió, giông bão thường xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo không có cây. Quần đảo Trường Sa không chỉ là vị trí quân sự chiến lược án ngữ phía Đông Nam nước ta, bảo vệ vùng biển và hải đảo ven bờ, mà còn là một vùng có trữ lượng lớn phốt phát khá lớn, có nhiều loại động thực vật và có thể có nhiều dầu.Việt Nam đang có mặt và bảo vệ 21 đảo và bãi đá ngầm trên quần đảo Trường Sa. Ngày 2 tháng 5 năm 2014, giàn khoan HD 981 được Trung Quốc đưa đến vùng biển cách đảo Tri Tôn ( Trung Quốc gọi là đảo Trung Kiến, thuộc quần đảo Hoàng Sa và đang là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc) 17 hải lí (khoảng 30 km) về phía nam, cách đảo Hải Nam 180 hải lí về phía nam, cách đảo Lý sơn ( tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lí về phía đông. Đảo Tri Tôn cũng như toàn bộ quần đảo Hoàng Sa hiện đang do Trung Quốc kiểm soát từ sau trận hải chiến Hoàng Sa 1974 với Việt Nam Cộng hòa. 5 “ Tìm hiểu về biển đảo” Tên: Nguyễn Phương Nhi Trường: THCS Quang Trung ( Giàn khoan hải dương 981) Theo Việt Nam, giàn khoan HD 981 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hải Dương 981 hoặc gọi tắt là HD-981 là giàn khoan biển sâu di động có kích cỡ lớn đầu tiên do Trung Quốc sản xuất và do Tổng công ty dầu khí Trung Quốc sở hữu. Hải Dương 981 dài 114 m, rộng 90 m, cao 137,8 m và nặng 31.000 tấn; diện tích boong của giàn khoan có kích thước bằng một sân bóng đá chuẩn. Giàn khoan này có thể khoan sâu tối đa 12.000 m. TheoTân Hoa Xã, giàn khoan chính thức được Trung Quốc đưa vào hoạt động vào ngày 9 tháng 5 năm 2012, tiến hành khoan trên biển lần đầu tiên tại một khu vực trên biển Đông, cách Hồng Kông 320 km về phía đông nam, ở độ sâu 1.500 m. Trung Quốc đã đầu tư 6 tỉ nhân dân tệ cho Hải Dương 981. Tập đoàn đóng tàu quốc gia Trung Quốc đã mất trên ba năm mới hoàn tất giàn khoan Hải Dương 981. Sau đó, ngày 27 tháng 5, Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về hướng đông bắc đến vị trị mới. Vào 10 sáng ngày 27 tháng 5, giàn khoan được đặt cách đảo Tri Tôn 25 hải lý về phía đông đông nam, cách vị trí cũ 23 6 “ Tìm hiểu về biển đảo” Tên: Nguyễn Phương Nhi Trường: THCS Quang Trung hải lý về phía đông đông bắc và cách đảo Sau đó, Việt Nam đã cử 29 tàu tới các khu vực gần giàn khoan, mục đích là để bảo vệ bờ biển và thăm dò khi thấy Trung Quốc thiết lập vị trí cố định. Tàu Trung Quốc đã dùng vòi phun nước, đâm tàu để đuổi đánh các tàu cá, cảnh sát Việt Nam một cách vô ý thức. ( Tàu cá Trung Quốc phun nước vào tàu Việt Nam) Trên bản đồ của Trung Quốc năm 1947, “ đường lưỡi bò” đầu tiên xuất hiện, trước khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Bản đồ “đường lưỡi bò” năm 2009 của Trung Quốc có nhiều điểm không thống nhất với các bản đồ khác, trong đó có bản đồ 11 đoạn xuất bản năm 1947. Chẳng hạn như đoạn đứt khúc thứ 2 nằm gần bờ biển Việt Nam hơn 45 hải lý so với đoạn gần nhất trên bản đồ năm 1947 trong khi đoạn 1 gần hơn 15 hải lý. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa làm rõ những đòi hỏi về biểu liên quan đến đường 9 đoạn theo cách thức phù hợp với luật pháp quốc tế. 7 “ Tìm hiểu về biển đảo” Tên: Nguyễn Phương Nhi Trường: THCS Quang Trung ( Đường lưỡi bò của Trung Quốc) Những hành động phi nghĩa, trắng trợn của Trung Quốc đã lan truyền, tạo ra một làn sóng phẫn nộ, phản ánh, lên án mãnh liệt từ nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Ở Việt Nam, tiềm ẩn sâu trong dân tộc, từng con người là lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng, sự căm ghét mọi sự gây hấn, xâm lăng, xúc phạm tới dân tộc. Truyền thống đó đã được hun đúc từ thuở Lạc Long Quân, Âu Cơ và nó sẽ được tiếp nối lớp lớp các thế hệ con dân Việt Nam. Với truyền thống yêu nước đó mà lịch sử đã chứng minh một Việt Nam nhỏ bé đã đánh đuổi bao kẻ thù xâm lăng. Kẻ thù có mạnh tới đâu cũng không thể khuất phục, đè bẹp lòng yêu nước của nhân dân ta. Lịch sử Việt Nam đã khặng định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Công ước Luật Biển năm 1982 cho phép các quốc gia ven biển được hưởng quy chế thềm lục địa để thăm dò và khai thác tài nguyên. Đây là chủ quyền chuyên biệt, không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay tuyên bố minh thị. Mọi sự tùy tiện chiếm cứ của nước ngoài dù có bằng vũ lực hay không đều bất hợp pháp và vô hiệu lực. Về mặt địa lý, đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý và đảo Hoàng Sa 8 “ Tìm hiểu về biển đảo” Tên: Nguyễn Phương Nhi Trường: THCS Quang Trung (Pattle) chỉ cách lục địa Việt Nam 160 hải lý. Vì vậy, quần đảo Hoàng Sa nằm trong thềm lục địa của Việt Nam được quy định bởi Công ước về Luật Biển năm 1982. Về mặt địa chất, các nghiên cứu khoa học đều cho thấy quần đảo Hoàng Sa là một thành phần của Việt Nam. Về địa hình, đáy biển vùng quần đảo Hoàng Sa là một cao nguyên chìm dưới đáy biển nối tiếp liên tục lục địa Việt Nam. Tại quần đảo Trường Sa cũng vậy, về mặt địa chất và địa hình đáy biển các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Hơn nữa, bãi Tư Chính và đảo Trường Sa (Spratly) chỉ cách đất liền Việt Nam từ 150 đến 200 hải lý, nằm trong thềm lục địa của Việt Nam. Các chính sách nhà nước luôn quan tâm đến người lính, cư dân ngoài biển đảo. Các cơ quan báo chí của tỉnh đã không ngừng đổi mới nội dung, tăng cường các tác phẩm tuyên truyền về quan điểm và chính sách ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta trong giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo. Báo Phú Thọ, Đài PT-TH tỉnh, Cổng giao tiếp điện tử tỉnh đã xây dựng, duy trì nhiều chuyên trang, chuyên mục “Giữ vững chủ quyền an ninh biên giới, hải đảo” và “Tổ quốc người lính biển”, “Chủ quyền biển, đảo Việt Nam” giúp cho độc giả trong tỉnh cập nhật thông tin về tình hình biển, đảo của nước ta; thường xuyên đăng tải nhiều bài viết, phóng sự phản ánh tình hình đời sống, sản xuất, tinh thần anh dũng hy sinh của các chiến sỹ và nhân dân vùng biển, đảo; phản ánh không khí của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh với nhiều hoạt động hướng về biển, đảo quê hương; tuyên truyền, nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, gắn với đảm bảo giữ vững quốc phòng – an ninh và chủ quyền các vùng biển, đảo của Tổ quốc. 6) Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Nhờ kết hợp kiến thức của nhiều môn học nên em đã ứng dụng giải quyết tình huống một cách đầy đủ nhất. Qua đó em đã tổng hợp các kiến thức để áp dụng, củng cố các kiến thức đã học. Theo xã hội ngày nay là “học đi đôi với hành” thì việc giải quyết tình huống đã giúp em vừa vận dụng kiến thức đã 9 “ Tìm hiểu về biển đảo” Tên: Nguyễn Phương Nhi Trường: THCS Quang Trung học vừa củng cố một cách khoa học về mặt lí thuyết lẫn thực hành. Việc vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề thực tiễn giúp em hình thành một tư duy năng động, hoạt bát các kiến thức đã học. Vấn đề biển đảo đang được rất nhiều người quan tâm nên việc giải quyết tình huống đã giúp em và cả người nước ngoài hiểu thêm phần nào lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng, ý chí, tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam ta. Các anh lính hải đảo đã và đang ngày ngày bảo vệ từng tấc đất máu thịt của dân tộc ta bằng cả tình yêu thương và lòng dũng cảm. Em nghĩ việc vận dụng kiến thức rất quan trọng, góp phần phục vụ con người ngày càng tốt hơn. Việc tìm hiểu biển đảo rất cần thiết nhất là đối với các bạn học sinh, nâng cao ý thức học hỏi. 10 “ Tìm hiểu về biển đảo” Phụ lục Nội dung 1. Tên tình huống 1 2. Mục tiêu giải quyết tình huống 1 3. Tổng quan về nghiên cứu giải quyết tình huống 1 4. Giải pháp giải quyết tình huống 3 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống 4 6. Ý nghĩa việc giải quyết tình huống 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan