Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống tổ chức các trò chơi lị...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống tổ chức các trò chơi lịch sử trong sinh hoạt tập thể ở trường thcs kiêu kỵ để giúp học sinh hiểu và thêm yêu lịch sử việt nam

.DOC
15
1368
140

Mô tả:

I.TÊN TÌNH HUỐNG: "TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI LỊCH SỬ TRONG SINH HOẠT TẬP THỂ Ở TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ ĐỂ GIÚP HỌC SINH HIỂU VÀ THÊM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM " II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Tạo điều kiện hiểu thêm và nâng cao kiến thức về lịch sử Việt Nam cho học sinh trong phạm vi nhà trường và ngoài xã hội thông qua các giờ sinh hoạt tập thể. Bằng những trò chơi , những câu hỏi xoay quanh các kiến thức về lịch sử Việt Nam để truyền tải tới học sinh một cách đơn giản nhất giúp ta có thể hiểu và ghi nhớ các sự liện lịch sử nhanh và hiệu quả nhất. Khi học sinh hiểu biết sâu về lịch sử Việt Nam thì bản thân mỗi học sinh sẽ yêu những lịch sử đó đồng thời yêu đất nước Việt Nam hơn. Như vậy , truyền thống yêu nước ngàn năm của dân tộc ta tự nhiên sẽ được giữ gìn và phát huy lâu dài III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: - Lịch sử là một môn học không còn xa lạ với học sinh Việt Nam chúng ta. Nó có một vai trò vô cùng quan trọng với con người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nước ta nói riêng. Thế hệ trẻ ngày nay được sống trong hòa bình , hạnh phúc , "ăn no mặc ấm" ,... đâu biết thế nào là "chiến tranh" , thế nào là đau thương mất mát. Chính môn Lịch sử này sẽ giúp thế hệ trẻ Việt Nam hiểu biết hơn Lịch sử hào hùng của dân tộc_ một quá khứ tràn đầy sự đau thương mất mát nhưng cũng vô cùng oanh liệt . Đặc biệt khi học môn học này, ta sẽ có câu trả lời cho câu hỏi : " Ai là người cho ta cuộc sống hạnh phúc này và ai là người cho ta sống đến ngày hôm nay?" . Không có lịch sử thì chúng ta làm sao có thể biết được nguồn gốc của bản thân. “Học sử không chỉ là học để có kiến thức thuần tuý mà là một phần quan trọng của “học làm người”, làm người Việt Nam”. Vậy nên không một ai có thể phủ nhận vai trò vô cùng to lớn này của môn Lịch sử. - Hiện nay chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển toàn diện , Việt Nam ta lại là một trong những nước đã và đang đi lên ngày một phồn vinh , cường thịnh , sánh vai với các cường quốc năm châu . Đất nước phát triển đồng thời các ngành nghề , các lĩnh vực càng nhiều hơn càng phát triển , mở rộng hơn. Và để những ngành nghề đó phát triển thì Việt Nam đưa các môn học liên quan trực tiếp tới các ngành nghề vào hệ thống nhà trường với một ý muốn là học sinh Việt Nam tiếp xúc làm quen với các ngành nghề từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ thành thạo hơn , hiểu biết nhiều hơn . Như vậy mai sau , khi đi làm ta sẽ không bỡ ngỡ mà ta làm việc hiệu quả , đạt được những thành tựu to lớn cho bản thân và đất nước. Như mọi người đã biết , Ngoại ngữ , Toán và Ngữ văn là ba môn học chính và cũng được học sinh chú trọng học tập nhất. Với ý nghĩ của học sinh và được tác động từ phụ huynh học sinh như : " Học giỏi Ngoại ngữ để mai sau ra làm những ngành nghề liên quan đến Ngoại ngữ " hay " Mai sau muốn giàu thì cứ học giỏi ba môn chính là được , không cần quan tâm tới các môn khác" . Còn một số nhà làm ngành điện thì bắt buộc con nhà mình học thật giỏi môn Vật lí để mai sau làm ngành giống cha giống mẹ. Và cứ như vậy các môn khác bị học sinh coi là môn "phụ" không cần thiết. Tình trạng đó cũng chính là tình trạng của môn Lịch sử . Các môn khác có thể áp dụng cho các ngành nghề nhưng còn môn Lịch sử thì không thể áp dụng cho các ngành nghề mai sau. Vì vậy mà tâm lí học sinh Việt Nam ta là : " Môn này phụ không cần học nhiều ". Những cái suy nghĩ ấy và những hành động ấy càng ngày càng làm môn lịch sử xa với thế hệ học sinh và những sự kiện Lịch sử hào hùng đáng tự hào của dân tộc cũng bị lớp trẻ dần dần quên đi. Nhưng ít ai biết được rằng lịch sử là một môn khoa học đứng ở vị trí then chốt bởi khi nghiên cứu bất kỳ môn học, lĩnh vực học thuật nào thì các nhà nghiên cứu đều đặt vấn đề, sự vật... trong tiến trình vận động của lịch sử, xem xét nó trong bối cảnh lịch sử cụ thể và sẽ đối chiếu nó cũng trong lịch sử. Và quan trọng hơn nữa, môn học Lịch sử giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của những công dân Việt Nam đích thực. Ta có thể học Toán, Lý, Tin học cơ bản không mấy khó khăn ở Mỹ, Anh, hoặc Trung Quốc và có thể nói độ chênh so với học ở Việt Nam không nhiều. Nhưng đó sẽ là một khoảng cách vô tận nếu đó là môn Lịch sử (cũng xin nói thêm cả Ngữ Văn, Địa Lý cũng thế). Lịch sử quan trọng là vậy, nhưng dường như tầm quan trọng của môn Lịch sử trong thời gian dài ở nước ta chưa được đặt đúng vị trí mà nó vốn có. Hậu quả, cứ sau mỗi mùa thi đại học, người ta lại thấy được sự thiếu hụt kiến thức sử học của thế hệ trẻ hiện nay. Xin ví dụ: tại Trường Đại học KHXH-NV Hà Nội - một trong những trung tâm đào tạo lịch sử uy tín, sau khi chấm hơn 5.000 bài thi môn Lịch sử của kỳ thi đại học năm nay đã công bố một tỷ lệ đáng báo động: điểm trung bình môn lịch sử là 3 điểm/bài. Mà đề thi môn Lịch sử năm nay theo nhận định thì không quá khó, thậm chí có những câu hỏi rất cơ bản để thí sinh kiếm điểm ! Đó mới chỉ là một trong những nguyên nhân. Nguyên nhân thực trạng của vấn đề này , chúng ta phải nói đến người dạy và người học . Đặc biệt hơn nữa là các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược giáo dục, và nhận thức của các cấp của ngành giáo dục.Có không ít học sinh đang "sợ" môn Lịch sử. Không sợ sao được khi những tiết học Lịch sử được các cô thầy đọc và dạy theo cách liệt kê theo sự kiện, buộc các em học sinh phải nhồi nhét những "ngày, tháng, năm", những "con số" mà chưa chú trọng đến khả năng suy luận, phân tích và đánh giá các sự kiện lịch sử. Trừ những em có định hướng ngay từ đầu thi đại học liên quan đến môn này, còn các học sinh lại chủ yếu dồn vào những môn "chính" như Toán, Văn, Ngoại ngữ.Trong khi đó, nhiều giáo viên đứng lớp lại có cách truyền thụ kiến thức lịch sử đơn điệu qua tiếp nhận của sách giáo khoa với những con số, thời gian, địa danh, nhân vật,…mà chưa quan tâm lắm đến phương thức dạy trực quan như cho học sinh đi điền dã, đi thực tế ở các Bảo tàng, các di tích lịch sử, và một số cách tiếp cận khác như phim ảnh tư liệu, phóng sự về các cuộc cách mạng, về nhân vật lịch sử… Đó là chỉ nói đến lịch sử Việt Nam chứ chưa nói đến lịch sử địa phương. Vì vậy tìm cách khắc phục vấn đề này là một việc làm khẩn trương và vô càng cần thiết. Như ở trên đã nói , Lịch sử đóng góp một vai trò to lớn không chỉ với con người mà còn đối với toàn dân tộc Việt Nam .Nếu ta không kịp thời khắc phục thì Việt Nam ta chỉ cần sau vài năm dần dần sẽ bị mất đi lịch sử và nguồn gốc con người . Có Lịch sử thì Việt Nam ta sẽ có tự tin , hãnh diện để sánh ngang với các nước trên Thế giới. - Liên môn kiến thức là một phương pháp rất hiệu quả giúp học sinh củng cố kiến thức về lịch sử . Học sinh sẽ: 1. Hiểu rõ , biết đưuọc nhiều kiến thức lịch sử Việt Nam về quá trình dựng nước , giữ nước , hiểu được bề dày lịch sử nước nhà . Khi đó học sinh thấy .Khi đó học sinh sẽ thấy được những trang sử vẻ vang hào hùng của cha ông trong công cuộc chống giặc ngoại xâm và học sinh sẽ thấy tự hào về chính dân tộc của mình , tự hào minh là " Người Việt Nam" 2. Hứng thú học tập , ham thích học bộ môn lịch sử. 3. Được rèn kĩ năng giao tiếp , giao lưu với bạn bè trên một sân chơi bổ ích " học mà vui , vui mà học " . Điều đó cũng giúp học sinh cảm thấy tự tin , bản lĩnh hơn khi đứng trước nhiều người. Một khi học sinh yêu thích môn lịch sử , thích khám phá lịch sử Việt Nam thì học sinh sẽ tự yêu đất nước mình hơn , yêu dân tộc mình hơn. Lúc đó với tinh thần yêu nước ấy thì thế hệ trẻ Việt Nam sẽ giúp đất nước ngày càng đi lên ,ngày càng phát triển để sánh ngang bằng các cường quốc năm Châu. IV. CÁC GIÁI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: 1. Nghiên cứu các hình thức sinh hoạt tập thể để tổ chức các trò chơi lịch sử : a)Tuyên truyền , giáo dục truyền thống : * Mục đích : + Giáo dục lòng tự hào dân tộc , lòng biết ơn các vị anh hùng , những người có công với đất nước. + Giáo dục lòng biết ơn , lính trọng tổ tiên cha mẹ , thầy cô. + Giáo dục lòng yêu nước , yêu quê hương đất nước , yêu trường lớp ... + Giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc : Chia sẻ khó khăn , lá lành đùm lá rách , tình đoàn kết , hữu nghị ... + Có những suy nghĩ và hành động đúng đắn để xứng đáng là những học sinh văn minh , thanh lịch , biết giữ gìn và phát huy nhwunxg truyền thống tốt đẹp của cha ông ... * Hình thức : + Thông qua tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn : 10/10 , 20/11 , 22/12 , 3/2 , 8/3 , 26/3 , 30/4 , 15/5 , 19/5 , ... * Ví dụ: Tổ chức liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện Biên nhân dịp 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. b) Bồi dưỡng kiến thức * Mục đích : Bổ sung , hoàn thiện những tri thức đã học ở trên lớp , cùng trao kinh nghiệm và phương pháp học tập tốt . Gây hứng thú học tập cho học sinh cũng như học tập tác phong chững chạc , tư duy mạch lạc , sáng tạo , rèn luyện khả năng phản ứng nhanh nhạy , trí thông minh ... * Hình thức tổ chức : + Hội vui học tập + Đường lên đỉnh Olympia + Hội thi học hay tay khéo + Rung chuông vàng. 2. Nghiên cứu các cách thức và hình thức tổ chức trò chơi : a) Cách thức tổ chức : - Tổ chức tại các lớp trong các giờ sinh hoạt lớp hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Tổ chức trước toàn trường ( các hoạt động lớn , hoặc trong các tiết sinh hoạt dưới cờ , hoạt động ngoài giờ lên lớp tập trung) b) Hình thức tổ chức : - Theo các đội thi : + thành lập hai đội thi (mỗi đội từ 10 đến 15 học sinh) tùy theo hình thức thi. - Thi theo cá nhân : + Thi hái hoa dân chủ + Trò chơi dành cho khán giả + Lựa chọn kiến thức ngẫu nhiên 3. Nghiên cứu các phương pháp tổ chức các trò chơi lịch sử trong sinh hoạt tập thể Muốn tổ chức tốt các trò chơi lịch sử trong sinh hoạt tập thể , người tổ chức phải thực hiện tốt các bước sau : - Xác định được mục đích , yêu cầu của trò chơi - Xác định nội dung phù hợp với mục đích , đối tượng , chủ đề , thời gian ... - Lên kế hoạch cụ thể , dưới sự chỉ đạo của GVCN hoặc GVTPT: + Thời gian , địa điểm tổ chức + Đối tượng tham gia + Thể lệ trò chơi + Biểu điểm + Phần thưởng , trang bị , đạo cụ ... + Phân công : dẫn chương trình , phụ trách nội dung , BGK - Triển khai thực hiện : + Dưới sự chỉ đạo của GVCN , GVCN sẽ phân công học sinh chuẩn bị + Ban chỉ huy chi đội phân công công việc tới các bạn trong lớp + Lên kế hoạch xin ý kiến GVCN + Tổ chức luyện tập (đặc biệt đối với các thành phần thi dưới hình thức sân khấu hóa) 4. Một số trò chơi lịch sử : a) Ghép nối năm tháng , sự kiện , nhân vật , địa điểm ... lịch sử. b) Ai nhanh hơn c) Thi đóng kịch lịch sử d) Thi kể chuyện lịch sử e) Tập làm hướng dẫn viên du lịch f) Trò chơi " ô cửa bí mật" g) Trò chơi " Du lịch Hà Nội" 5. Mô hình hội thi tuyên truyền về 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ a) Mục đích: - Tuyên truyền chào mừng 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. - Củng cố các kiến thức về lịch sử dân tộc có liên quan đến sự kiện. - Phát huy tích cực , chủ động , sáng tạo của học sinh , biết dàn dựng , đóng kịch , hát múa , đóng các hình tượng. b) Yêu cầu : Trang trọng , sâu sắc , ấn tượng. c) Hình thức : Thi giữa hai đội dưới hình thức sân khấu hóa với hai phần : Chào hỏi và Tuyên truyền d) Đối tượng : Đội tuyên truyền của 4 khối e) Thời gian : - Chào hỏi : 7 đến 10 phút - Hiểu biết - Tuyên truyền V. THUYẾT MINH TIỀN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG : Liên môn là một trong những cách khắc phục tình trạng hiện nay hiệu quả và nhanh nhất. Liên môn kiến thức không những giúp học sinh hiểu thêm về lịch sử Việt Nam mà biện pháp này còn giúp thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và học sinh nói riêng yêu lịch sử nước mình , yêu mảnh đất hình chữ S này hơn. Vì vậy , ta có thể khẳng định được cái vai trò quan trọng và vô cùng ý nghĩa của Liên môn kiến thức với xã hội và con người Việt Nam hiện nay 1. Phần thi hiểu biết ( Thi tìm hiểu về lịch sử Việt Nam ) a) Hệ thống câu hỏi và đáp án : Câu 1: “Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Bạn hãy cho biết hai câu thơ trên là của ai. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ đó. Theo anh (chị), cần phải làm gì để người học yêu thích môn Lịch sử? Trả lời: *Hai câu thơ trên là của Bác Hồ. *Ý nghĩa là: Bác Hồ dạy chúng ta phải học, phải hiểu, phải biết cho tường tận, cụ thể gốc tích lịch sử nước nhà Việt Nam. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà còn là yêu cầu của Bác với toàn thể nhân dân Việt Nam mà cốt lõi là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phải có quyết định rõ ràng làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam mà đặc biệt là thế hệ học sinh phải hiểu rõ được lịch sử Việt Nam, bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ nếu không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai. “Biết” quá khứ để rút kinh nghiệm mà vận dụng cho hiện tại và tương lai. *Để người học yêu thích môn lịch sử thì trước hết: - Người dạy phải là người yêu thích lịch sử. - Dạy lịch sử cần phải liên hệ với thực tế những địa danh trong lịch sử đó bây giờ ở đâu? Tên gọi đã thay đổi như thế nào? Những vật dụng thời xa xưa thay đổi như thế nào qua thời gian? Nếu có hình ảnh minh hoạ trực quan thì càng tốt. - Người dạy phải hướng người học vào câu chuyện lịch sử, dẫn giải từng bước giống như một đoạn phim ngắn trong một tập phim dài, luôn làm cho người học háo hức chờ đợi đến hồi kế tiếp. - Và cuối cùng là đưa môn lịch sử vào môn thi chính. Câu 2 : Bạn hãy kể một số bài hát được sáng tác vào thời kì kháng chiến chống Mĩ và kháng chiến chống Pháp ? Đồng thời kể tên người sáng tác các bài hát đó? Trả lời : *Một số bài hát được sáng tác vào thời kì kháng chiến chống Mĩ và kháng chiến chống Pháp là: - Kháng chiến chống Pháp : + Trên Đồi Him Lam - Đỗ Nhuận + Hành Quân Xa - Đỗ Nhuận + Hò Kéo Pháo - Hoàng Vân + Tiến về Hà Nội - Văn Cao + Lên ngàn - Hoàng Việt + Trường ca sông Lô - Văn Cao - Kháng chiến chống Mỹ: + Từ một ngã tư đường phố - Phạm Tuyên + Trường Sơn đông , Trường Sơn tây - Phạm Tiến Duật + Em là cô gái Trường Sơn - Phạm Tiến Duật + Ba lô ta buộc cho chặt - Thuận Yến + Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc - Thuận Yến + Màu hoa đỏ - Thuận Yến Câu 3 : Ngày 6-12-2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Bạn hãy cho biết đó là tín ngưỡng gì ? Nêu những điều mà bạn tâm đắc nhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó. Trả lời: - Ngày 6/12/2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. - Tín ngưỡng này thể hiện những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng. Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc tổ. Đây là hiện tượng văn hóa không phải dân tộc nào cũng có. Câu 4: Trong kháng chiến chống Pháp , kế hoạch tấn công đầu tiên của Pháp nhằm vào nước ta là ở đâu? Vào thời gian nào? Trả lời : Trong kháng chiến chống Pháp , kế hoạch tấn công đầu tiên của Pháp nhằm vào nước ta là khu tam giác Bắc Cạn - Chợ Đồn - Chợ Mới . Thời gian trong 3 ngày đó là ngày mùng 7 , mùng 8 , mùng 9 tháng 10 năm 1947 Câu 5 : Em hãy cho biết , thời gian và địa điểm mà chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập? Trả lời : -Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn quần chúng, tại quảng trường Ba Đình , Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.. b) Phần vận dụng kiến thức liên môn để thuyết minh : Phần thi này chúng em vận dụng kiến thức các môn : Sử , Ngữ văn , Âm nhạc , Địa lí , GDCD để tìm hiểu kiến thức và trả lời các câu hỏi. Ví dụ : - Câu hỏi 1 và 3 , chúng em vận dụng kiến thức môn Ngữ Văn để trả lời câu hỏi. Chúng em đã lấy kĩ năng viết để viết thành đoạn và bài văn , nêu ý nghĩa của câu thơ ( câu hỏi 1) và nêu cảm nhận của bản thân về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ. - Ở câu hỏi 2 , chúng em vận dụng kiến thức môn Âm nhạc để kể tên bài hát , tên nhạc sĩ trong 2 thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. - Câu hỏi 4 chúng em đã áp dụng kiến thức của môn Địa lí để tìm ra địa điểm trong kế hoạch tấn công đầu tiên của Pháp. - Ở câu hỏi 5 , chúng em còn kết hợp kiến thức môn Địa lí để tìm ra địa điểm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn. 2. Phần thi " Ai nhanh hơn" a) Thực hiện : - Hình thức chơi : Thi theo đội , mỗi đội 5 bạn - Thời gian : 3 phút - Hình thức trả lời câu hỏi : Đội nào có tín hiệu phất cờ trước đội đó có quyền trả lời - Hình thức câu hỏi : + Câu 1 : Đúng Sai + Câu 2 : Trả lời câu hỏi + Câu 3 : Giải một mật mã lịch sử + Câu 4 : Đọc một bài thơ liên quan đến một sự kiện lịch sử + Câu 5 : Nghe nhạc đoán bài hát và cho biết nội dung - Biểu điểm : Mỗi câu đúng 5 điểm b) Thuyết minh : Chúng em vận dụng kiến thức môn : Sử , Âm nhạc , Ngữ văn để tổ chức trò chơi . Cụ thể như sau : Với câu hỏi đọc một bài thơ liên quan đến một sự kiện lịch sử , chúng em đã vận dụng kiến thức môn Ngữ văn. Câu : Nghe nhạc đoán bài hát và cho biết nội dung , chúng em vận dụng kiến thức môn Âm nhạc. Qua phần thi này chúng em không những được vui chơi mà còn được tìm hiểu rất nhiều kiến thức lịch sử . Bên cạnh đó trò chơi này còn giúp chúng em củng cố kiến thức về môn Văn và Âm nhạc. Thông qua những vần thơ , câu hát chúng em thấy hiểu và yêu lịch sử Việt Nam. 3. Phần thi đóng kịch lịch sử : a) Màn chào hỏi và kịch bản tuyên truyền về 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ KỊCH BẢN TUYÊN TRUYỀN VỀ CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ Hoạt cảnh trên nền nhạc bài “Hò kéo pháo” Cố lên các đồng chí ơi! Bám chắc tay quyết tâm bảo vệ pháo! Hò dô ta nào… kéo pháo ta vượt qua đèo… Hò dô ta nào… kéo pháo ta vượt qua núi… Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi. Vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù. Kéo pháo ta lên trận địa đây vùi xác quân thù. Hò dô ta nào… kéo pháo ta vượt qua đèo… Hò dô ta nào… kéo pháo ta vượt qua núi… (Nền nhạc bài “Hò kéo pháo” + Dựng hoạt cảnh pháo bị lao dốc ) Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, quê ở thôn Dược Khê, xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Ngày 26 tháng 1 năm 1954 Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp quyết định đổi phương án tác chiến từ “Đánh nhanh thắng nhanh” sang “Đánh chắc tiến chắc”. Đơn vị của Tô Vĩnh Diện được lệnh kéo pháo ra điểm tập kết. Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm. Tô Vĩnh Diện cùng đồng chí Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô anh em “Thà hi sinh, quyết bảo vệ pháo” và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại. (Kết thúc dựng hình tượng Tô Vĩnh Diện sau đó 1 bạn đội trưởng đọc) Ơi những người chiến sĩ đã anh dũng hi sinh quên mình cho Tổ quốc. Những hình ảnh hào hùng của các anh đã tô thắm trang sử vàng của dân tộc. Thứ nhất là bạn………… Học hành chăm chỉ dịu dàng vui tươi ………….là bạn hay cười Môn văn môn toán điểm mười thường xuyên …………….có nụ cười duyên Đi học đầy đủ chẳng quên lần nào ……………đang vẫy tay chào Nhiệt tình vui vẻ thể thao tuyệt vời Tiếp đến là bạn………………. Yêu thích lịch sử cha ông ngàn đời …………….đội trưởng là tôi Kính xin quý vị một hồi pháo tay Thông điệp chúng em hôm nay: “Cùng nhau rèn luyện hăng say học hành Tiếp bước truyền thống cha anh Xây dựng Tổ Quốc xứng danh Tiên, Rồng” (Mang biển thông điệp ra sân khấu) Chúc Liên hoan: Thành công rực rỡ! Kính thưa ban giám khảo! Kính thưa quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo! Các bạn đội viên thân mến! Mỗi người dân Việt Nam khi nhắc tới chiến thắng vĩ đại của dân tộc đều không thể quên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với niềm tự hào, kiêu hãnh về một kỳ tích “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Và hôm nay đến với Liên hoan chiến sĩ nhỏ Điên Biên, đội Tô Vĩnh Diện thể hiện phần tài năng của mình qua tiểu phẩm “Bắt sống Tướng Đờ Catsxtơri”. Tiểu phẩm tái hiện cuộc chiến đấu anh dũng của cha anh trong cuộc chiến quyết định thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua tiểu phẩm muốn gửi tới thế hệ học sinh hôm nay thông điệp: “Chiến sĩ Điện Biên tiếp nối truyền thống anh hùng”. Tiểu phẩm của đội Tô Vĩnh Diện xin được phép bắt đầu: I.Màn 1: Cảnh 1 : Các chiến sĩ bộ đội bên chiến hào . Trong một không gian tĩnh lặng giữa hai tiếng súng , một đồng chí bộ đội tranh thủ viết thư về thăm nhà. Đồng chí A: ( Diễn cảnh ngồi viết thư cho người yêu nơi quê nhà) ( Các đồng chí bộ đội chạy lại cướp lá thư) Đồng chí B : Ái chà! Em yêu quý! ( Nói và đọc thư) SÁng mai là trận chiến Quyết định sự thắng lợi Em ơi hay chờ đợi Tin vui về bản làng Chúng mình cùng hân hoan... Đồng chí A: Các cậu trả lại thư cho tớ đây. Thư riêng của tớ mà các cậu đọc oang oang thế à? Xấu hổ chết đi được . Đồng chí B : Có gì phải xấu hổ Chúng mình cùng tiểu đổi Chiến đấu cùng mặt trận Có chung một kẻ thù Thì .... đương nhiên thư phải đọc chung chứ! ( Tất cả cùng cười) Đồng chí A: Thôi thôi cho tớ xin Các cậu đừng đùa tớ Nghỉ sớm một chút đi Ngày mai chiến trận rồi Biết sống còn ra sao Ai hi sinh thế nào Nếu chẳng may là tớ Các cậu nhớ chuyển dùm Lá thư thay lời nói Tới gia đình thân yêu! Đồng chí C : Cậu đừng nói thế. Chiến dịch nhất điịnh thành công! Đồng thanh : " Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi. Vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù. Hai ba ... Chiến dịch nhất định thắng lợi , anh em ơi ... chúng ta cùng đi thôi!" II.Màn 2 Cảnh 2 : Cảnh quân và dân tham gia chiến dịch chiến đấu trong chiến dịch Điện Biên Phủ ( Diễn cảnh quân và dân phục vụ chiến dịch) Sau một loạt tiếng bom đạn đồng chí A bị thương nặng. Hai đồng chí còn lại dìu đồng chí A bị thương vào nơi an toàn. (Diễn cảnh chiến đấu hi sinh của bộ đội) Đồng chí A : Đừng lo cho tớ , các cậu hãy chiến đấu và quyết tâm giành thắng lợi. Đồng chí B và C : Nhưng cậu bị thương nặng nề thế này ... Đồng chí A : Chúng ta phải hoàn thành nhiệm vụ được giao . Tiếp tục chiến đấu đi Cảnh 3 : Dưới sự chỉ huy của tướng Võ Nguyên Giáp , sau 55 ngày đêm chiến đấu quân đội ta đã toàn thắng và bắt sống tướng Đờ Cát , chỉ huy cao nhất của quân Pháp ( Dẫn kịch) Tướng ĐC : Aloo ! A lô! Từng đọan hầm , quân Việt đã tràn đến rồi . Thế là hết rồi! Vĩnh biệt! Quân Việt Minh : ( Hô to) Đầu hàng sẽ được bảo toàn tính mạng ( Diễn cảnh quân Việt Minh cắm cờ trắng và xộc vào bắt Tường Đờ Cát) Tướng Đờ Cát : ( Bình tĩnh . Bắt trước tiếng người nước ngoài nói Tiếng Việt) Các ông đừng bắn tôi , trước khi bị bắt tôi có một câu hỏi : " Chúng tôi đã từng nghĩ , chỉ cần mất 10 phút pháo Việt Minh câm họng và thêm 2 ngày sau sẽ nghiền nát tất cả. Nhưng tại sao kết quả lại lật ngược thế cờ? Đồng chí B: Vì chúng tôi có một người chỉ huy tài ba và sự yêu nước , đoàn kết đồng lòng của toàn dân tộc. Tướng Đờ Cát : Điều làm tôi hết sức ngạc nhiên là không biết tướng Vũ Nguyên Giáp đã tốt nghiệp từ những trường , học viện võ bị cao cấp nào? Tôi hân hạnh được làm đối thủ của tướng Giáp . được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như tướng Giáp. Tôi ngưỡng mộ và kính phục ông. ( Làm động tác ngưỡng mộ và kính phục. Quên Pháp rút vào sân khấu. Nhạc nền nổi lên sau đó người dẫn kịch đọc thơ , bộ đội và dân quân cùng múa hát.) Múa hát theo nhạc bài : " Sòn sòn sòn đô sòn" : " Chào mừng mùa xuân về , tràn ngập rừng hoa ban , hoan hô chiến sĩ Điện Biên , hăng say đánh tan quân thù , đất nước ta khắp nơi mừng vui , chiến thắng này vẻ vang lừng lẫy , đón mừng Bác Hồ về thăm, Điện Biên vẻ vang năm châu". Kính thưa quý vị đại biểu! Kính thưa các thầy giáo , cô giáo! Các bạn thân mến! Qua câu chuyện " Bắt sống Tướng Đờ Catsxtori" này chúng em đã tái hiện được những chiến công lừng lẫy và những tấm gương chiến đấu dũng cảm , sự hi sinh to lớn của cha ông ta trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Bằng những tình cảm , niềm tự hào , lòng biết ơn các thế hệ cha anh đã ngã xuống , lớp lớp học sinh chúng em hôm nay quyết tâm phấn đấu học tập , rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi xứng đáng với truyền thống lịch sử của dân tộc b) Thuyết minh : Đây là kịch bản chúng em đã biểu diễn tuyên truyền vào dịp 26/3 tổ chức tuyên truyền về 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ _ một hoạt động tuyên truyền có quy mô lớn trước toàn trường . Khi dàn dựng kịch bản này chúng em đã kết hợp kiến thức của nhiều môn học để tuyên truyền . Đó là môn : Ngữ văn , Lịch sử , Âm nhạc , Thể dục , Mĩ thuật ,... Có thể nói đây là một hình thức tuyên truyền rất hay và có ý nghĩa . Trong kịch bản tuyên truyền có sự kết hợp liên môn kiến thức các môn : Ngữ văn , Lịch sử , Mĩ thuật , Âm nhạc . Giáo dục công dân . Qua đó đã tái hiện cuộc chiến đấu anh dũng của cha anh trong cuộc chiến quyết định thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ _ một sự kiện lừng lẫy năm châu , chấn động địa cầu . Trên nền nhạc bài hát " Hò kéo pháo " , chúng em không chỉ hình dung được tinh thần vượt khó , quyết tâm và lòng dũng cảm của các chiến sĩ bộ đội , đặc biệt là anh hùng Tô Vĩnh Diện mà còn được thưởng thức những giai điệu hào hùng . Và những giai điệu bài hát " Chiến sĩ nhỏ Điện Biên " vui tươi , đầy tự hào . Thế mới biết âm nhạc có sức lôi cuốn vô cùng mạnh mẽ , có khả năng đi vào lòng người làm ta hiểu , làm ta nhớ mãi. Trong kịch bản tuyên truyền có rất nhiều phần được tuyên truyền dưới hình thức thơ . Đó chính là liên môn Ngữ văn . Những câu thơ tạo nhịp điệu lại vừa để nhớ , giàu sức biểu cảm. Mặt khác , sân khấu trở nên sống động hơn nhờ những tranh vẽ dựng cảnh , làm đạo cụ . Đó chính là liên môn Mĩ thuật . Và cứ thế cứ thế từng sự kiện lịch sử , từng trang sử hào hùng của cha ông cứ lần lượt hiện ra , từng trang sử hào hùng của cha ông cứ lần lượt hiện ra , từng trận đánh đi vào lịch sử với những chiến thắng lừng lẫy làm ta càng thêm hiểu càng thêm yêu , càng thêm tự hào về truyền thống yêu nước của cha anh. qua kịch bản tuyên truyền này chúng em còn được giáo dục về lòng biết ơn , tự hào đối với công lao của thế hệ đi trước đã hi sinh xương máu để cho chúng em được sống trong hòa bình . Từ đó quyết tâm phấn đấu học tập và rèn luyện tốt , phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông. 4. Phần thi : Tập làm hướng dẫn viên du lịch - Nội dung : Giới thiệu về một công trình kiến trúc hoặc một di tích lịch sử mà em yêu thích nhất. - Hình thức : Học sinh sẽ đóng vai là hướng dẫn viên du lịch - Phần minh họa và thuyết minh Sau đây , với vai trò là một hướng dẫn viên du lịch , tôi sẽ đưa các bạn đến thăm một ngôi trường học nổi tiếng nhất Việt Nam hàng nghìn năm . Đó chính là văn miếu Quốc Tử Giám. Nếu kể tên những danh thắng bậc nhất của đất “ Hà Thành ” xưa và nay có lẽ ai cũng nghĩ đến: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đây là một quần thể kiến trúc văn hoá hàng đầu và mãi là niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Được khởi công xây dừng từ năm 1070 ( Văn Miếu ) và 1076 ( Quốc Tử Giám – đào tạo nho sinh ) nơi đây luôn giữ vai trò thờ tự, giáo dục, nho học lớn nhất, nơi đào tạo ra hàng nghìn bậc đại khoa, hiền tài cho đất nước trong suốt thời kì phong kiến độc lập. Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An, người thầy đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta. Văn Miếu nằm phía Nam thành Thăng Long (nay là Hà Nội), quay mặt về hướng Nam với tổng diện tích 55.027m2 gồm Hồ Văn, vườn Giám và Nội tự. Nội tự được chia làm năm khu vực: Khu thứ nhất từ cổng Văn Miếu tới cổng Đại Trung; khu thứ hai nổi bật với Khuê Văn Các, một công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng năm 1805 với kiến trúc gỗ, bốn mặt có cửa sổ tròn và những con tiện tỏa ra tứ phía tượng trưng cho hình ảnh sao Khuê tỏa sáng; khu thứ ba là nơi lưu giữ bia tiến sĩ được dựng từ năm 1484; khu thứ tư thờ Khổng tử và bài vị của 72 vị học trò xuất sắc của Khổng Tử và thờ Chu Văn An, Tư nghiệp Quốc Tử Giám; khu thứ năm là nhà Thái Học, vốn là Quốc Tử Giám xưa, trường đại học quốc gia đầu tiên ở nước ta. Các công trình kiến trúc của Văn Miếu được dựng bằng gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hài theo phong cách nghệ thuật của các triều đại Lê, Nguyễn và những hàng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa giáo dục của Việt Nam, công trình Thái Học được xây dựng vào năm 2000 trên nền của QTG xưa (Thái Học đường) với diện tích mặt bằng hơn 6000m2 Trong gần một ngàn năm qua, Văn Miếu – Quốc Tử Giám được coi là một biểu tượng của sự trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục, truyền thống tôn sư trọng đạo, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc Việt , bởi thế việc đón nhận di tích văn hóa quốc gia đặc biệt càng làm tôn lên và khẳng định những nét đẹp văn hóa, giáo dục trường tồn của dân tộc ta. Đặc biệt hơn, khi UNESCO, một tổ chức uy tín về: Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận 82 bia đá tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám là Di sản tư liệu thế giới. Đây là những tấm bia tiến sĩ duy nhất trên thế giới có bài ký (văn bia) không chỉ lưu danh những tiến sĩ đã thi đỗ trong các kỳ thi trải dài suốt gần 300 năm (từ 1442 đến 1779) mà còn ghi lại lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài, do đó có tác động to lớn đối với xã hội đương thời và hậu thế. Các bài văn bia còn ghi rõ ngày tháng dựng bia, tên của người soạn văn bia, người dựng bia. 82 tấm bia Tiến sĩ, ghi họ tên, quê quán của 1307 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi từ 1442- 1779 gồm 81 khoa triều Lê và 1 khoa triều Mạc. Bia Tiến sĩ khắc trên loại đá màu xanh, kích thước không đều nhau được trạm khắc hoa văn tinh xảo. Bia Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) nêu rõ tầm quan trọng của việc đào tạo nhân tài và khuyến khích kẻ sĩ: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp. Vì thế, các bậc đế vương, thánh minh chẳng ai không coi việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần kíp... Vì vậy, lại cho khắc đá để dựng ở cửa Thái Học cho kẻ sĩ bốn phương chiêm ngưỡng, hâm mộ mà phấn chấn, rèn luyện danh tiết, hăng hái tiến lên giúp rập Hoàng gia. Há phải chỉ là chuộng hư danh, sính hư văn mà thôi đâu”. Bia được đặt trên lưng rùa. Rùa là một trong bốn linh vật: Long, Ly, Qui, Phượng. Rùa sống lâu, có sức khỏe nên việc đặt bia Tiến sĩ trên lưng rùa đá thể hiện sự tôn trọng hiền tài và trường tồn mãi mãi. Từ những giá trị lịch sử, văn hoá to lớn đó mà ngày nay: Văn Miếu – Quốc Tử Giám luôn là một địa chỉ du lịch văn hóa nổi tiếng của Thủ đô, hàng năm thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan, cũng là điểm văn hóa du lịch được đón các đoàn khách quốc tế và Nguyên thủ quốc gia các nước đến tham quan nhiều nhất…. Quả không ngoa khi nói: “Đi tham quan Hà Nội mà chưa vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám thì coi như bạn chưa đến Hà Nội”… Để hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ này chúng em đã vận dụng các kiến thức liên môn như : Ngữ Văn , Lịch sử , Địa lí,GDCD, Văn minh thanh lịch . Nhờ đó , học sinh chúng em hiểu thêm được văn hóa lịch sử , từ đó mà chúng em có ý thức giữ gìn bảo tồn di sản văn hóa. Vì vậy , một lần nữa ta có thẩy thấy rõ được vai trò vô cùng to lớn của liên môn kiến thức không những trong viết mà quan trọng khi nói , khi giao tiếp. Đây là một biện pháp tốt và chúng ta nên áp dụng ngay khi cần thiết. VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Tổ chức các trò chơi trong giờ sinh hoạt tập thể vận dụng kiến thức liên môn bổ sung và nâng cao kiến thức lịch sử Việt Nam cho học sinh là một hoạt động vô cùng thiết thực . Đến nay hoạt động này được tổ chúc thường xuyên tại trường THCS Kiêu Kỵ , không chỉ bó hẹp trong phạm vi một lớp mà đã nhân rộng ra toàn trường và đem lại hiệu quả một các rõ rệt. Đối với việc học tập : Thông qua hình thức " học mà chơi , chơi mà học " này thì học sinh được cung cấp những kiến thức về lịch sử Việt Nam . Học sinh sẽ hiểu lịch sử Việt Nam hơn và hiểu rõ được tầm quan trọng của lịch sử nước nhà . Từ đó , học sinh sẽ chỉnh sửa được ý thức trong việc học môn lịch sử của bản thân , hiểu được nhiệm vụ của một thế hệ trẻ đối với đất nước của mình. Ngoài ra , khi học sinh học môn lịch sử theo cách vận dụng kiến thức liên môn như này thì cũng đồng nghĩa với việc học sinh đang được củng cố , nâng cao kiến thức của các bộ môn mà mình đã và đang vận dụng trong quá trình học, như những kiến thức của môn : Âm nhạc , địa lí , GDCD , ngữ văn ,... . Nhờ đó mà chất lượng hiệu quả học tập của học sinh tốt hơn rất nhiều. Học với hình thức này , học sinh còn được giải trí mà vẫn không ảnh hướng đến việc học tập . Đặc biệt học sinh sẽ được thư giãn , tránh các bệnh về não , thần kinh mà có thể gặp ở học sinh vì học quá sức hay quá áp lực. Chính vì vậy SHTT đã tạo sự hứng thú cho học sinh , tạo cho học sinh một môi trường học tập bổ ích và lí thú. Đến nay trường THCS Kiêu Kỵ đã gặt hái không ít thành thành tựu của kết quả hoạt động này. Điển hình như năm vừa rồi có 5 bạn thi học sinh giỏi môn lịch sử cấp huyện thì có 4 bạn đươc vào vòng tiếp . Trong đó có 1 bạn đạt giải nhất môn Lịch sử Đối với công tác giáo dục đạo đức và truyền thống: Việc tổ chức các buổi SHTT bổ sung và nâng cao kiến thức về lịch sử VN đã góp phần không nhỏ đến việc giáo dục nhân cách học sinh , giúp cho thế hệ tương lai của đất nước được phát triển một cách toàn diện tri , đức , thể , mĩ. Điều đó làm cho xã hội tốt hơn , đất nước phát triển có thể sánh với các cường quốc năm châu. Thế hệ trẻ sẽ giữ và phát huy truyền thống yêu nước mà ngàn đời nay ông cha ta đã truyền dạy lại. Chỉ cần một thế hệ giữ và phát huy được thì thế hệ khác cũng sẽ nhìn mà học tập để rồi tiếp tục phát huy truyền thống ấy. Tổ chức các buổi SHTT tại trường THCS Kiêu Kỵ là một hoạt động tập thể vô cùng ý nghĩa. Hoạt động này được học sinh toàn trường ủng hộ. Quả thực hoạt động tổ chức các buổi SHTT này là một hoạt động cần cho tất cả các trường không chỉ riêng một trường nào cả, Vì đây là một hoạt động hay , ý nghĩa và hiệu quả cao cho việc giúp học sinh hiểu thêm và yêu lịch sử Việt Nam hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan